Đồchơi vật lý là công cụcực kì hữu ích, kinh tế đểminh họa các nguyên lý
vật lý một cách tinh tế, đơn giản và dễhiểu. Do đó, tác dụng của đồchơi vật lý
trong giảng dạy Vật lý và cuộc sống là không thểphủnhận. Cụthể:
- Dùng đồchơi vật lý đểmở đầu 1 bài học – phần học. Đặt học sinh vào 1
tình huống có vấn đề
- Dùng đồchơi vật lý đểminh họa một hay nhiều nguyên lý, quy luật, định
luật Vật lý
- Dùng đồchơi vật lý đểcủng cốbài học
- Dùng đồchơi vật lý đơn thuần kích thích lòng ham hiểu biết, trí tò mò của
học sinh đểkhơi dậy lòng yêu khoa học
- Dùng đồchơi vật lý nhưvật trang trí, giải trí – thưgiãn
- Làm đồchơi vật lý đểtăng cường khảnăng thực hành của Giáo viên –
Học sinh: đểchỉrõ cách thức và kinh nghiệm áp dụng các kiến thức vật lý vào thực
tế
Chúng tôi chưa tìm thấy một tài liệu chính qui cũng nhưwebsite nào của
Việt Nam nói về đồchơi vật lý một cách chi tiết, cụthểtrong khi ởmột sốnước, đồ
chơi vật lý đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, có hàng loạt trang web chuyên
vềphổbiến đồchơi vật lý như:
Với mong muốn đóng góp phần nào vào tình hình giáo dục nước nhà, chúng
tôi thực hiện đềtài này với các mục đích chínhsau:
- Luyện tập khảnăng áp dụng kiến thức vật lý vào thực tế, từmô hình hóa
đến vật thực
- Tích lũy và chia sẻkinh nghiệm trong việc:
+ Chếtạo đồchơi vật lý
+ Cách thức tính toán, xửlý kĩthuật để đồchơi hoạt động đúng nhưthiết kế
3
- Sửdụng đồchơi vật lý vào các hoạt động giáo dục ởViệt Nam
Với mục đích đó, chúng tôi đã, đang và sẽthực hiện một sốmục tiêu ban
đầu nhưsau:
- Định nghĩa “đồchơi vật lý phổthông” và cũng là tiêu chí đểthiết kếcác
đồchơi cũng nhưáp dụng chúng trong suốt đềtài
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của một số đồchơi phổbiến đểchúng ta
có cái nhìn tổng quan về đồchơi vật lý hiện nay
- Thiết kế, chếtạo 1 đồchơi tiêu biểu được chúng tôi chọn lọc làm cơsở để
chia sẻkinh nghiệm, kĩthuật tính toán và một số ứng dụng sưphạm
Do đặc thù nhưtrên, phương pháp nghiên cứu chúng tôi sửdụng chủyếu là:
- Thu thập tài liệu đểtìm hiểu nguyên tắc hoạt động của các đồchơi vật lý
từ đó đềxuất phương pháp chếtạo thích hợp ởqui mô thủcông
- Trao đổi với những người chuyên làm đồchơi vật lý nói chung và những
người đã từng làm một số đồchơi xác định nói riêng đểhọc hỏi kinh nghiệm. Trên
cơsở đó, chúng tôi phát triển kĩthuật chếtạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội
và nguồn nguyên vật liệu ởViệt Nam
Đểtruyền tải nội dung hợp lý, tiểu luận này được chia thành 4 chương:
Phần 1: Thếnào là một đồchơi vật lý phổthông
Phần 2: Sơlược một số đồchơi vật lý phổthông
Phần 3: Sản phẩm thủcông từnhóm nghiên cứu
Phần 4: Kết luận và hướng phát triển
26 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồ chơi vật lý phổ thông tà giải trí đến giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ – LỚP 3B
BÀI THI MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Hoàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 19
Phạm Tiến Phát (Nhóm trưởng)
Huỳnh Thị Ngọc Bích
Đồng Thị Diễm Phương
Nguyễn Thị Phương Thảo
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................... 1
Mở đầu ........................................................................................................... 2
1. Thế nào là một đồ chơi vật lý phổ thông ................................................... 5
1.1. Đồ chơi trong vật lý .......................................................................... 5
1.2. Đồ chơi vật lý phổ thông .................................................................. 5
2. Sơ lược một số đồ chơi vật lý phổ thông ................................................... 6
3. Sản phẩm từ nhóm nghiên cứu ................................................................ 14
Máy tạo lốc xoáy .......................................................................................... 15
3.1. Cách làm ......................................................................................... 15
3.2. Vận hành ......................................................................................... 21
3.3. Nguyên lý hoạt động ...................................................................... 22
3.4. Những khó khăn ............................................................................. 22
3.5. Hướng khắc phục ............................................................................ 23
4. Kết luận và hướng phát triển .................................................................... 24
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 25
2
Mở đầu
Đồ chơi vật lý là công cụ cực kì hữu ích, kinh tế để minh họa các nguyên lý
vật lý một cách tinh tế, đơn giản và dễ hiểu. Do đó, tác dụng của đồ chơi vật lý
trong giảng dạy Vật lý và cuộc sống là không thể phủ nhận. Cụ thể:
- Dùng đồ chơi vật lý để mở đầu 1 bài học – phần học. Đặt học sinh vào 1
tình huống có vấn đề
- Dùng đồ chơi vật lý để minh họa một hay nhiều nguyên lý, quy luật, định
luật Vật lý
- Dùng đồ chơi vật lý để củng cố bài học
- Dùng đồ chơi vật lý đơn thuần kích thích lòng ham hiểu biết, trí tò mò của
học sinh để khơi dậy lòng yêu khoa học
- Dùng đồ chơi vật lý như vật trang trí, giải trí – thư giãn
- Làm đồ chơi vật lý để tăng cường khả năng thực hành của Giáo viên –
Học sinh: để chỉ rõ cách thức và kinh nghiệm áp dụng các kiến thức vật lý vào thực
tế
Chúng tôi chưa tìm thấy một tài liệu chính qui cũng như website nào của
Việt Nam nói về đồ chơi vật lý một cách chi tiết, cụ thể trong khi ở một số nước, đồ
chơi vật lý đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, có hàng loạt trang web chuyên
về phổ biến đồ chơi vật lý như:
………………………………………………………………………
Với mong muốn đóng góp phần nào vào tình hình giáo dục nước nhà, chúng
tôi thực hiện đề tài này với các mục đích chính sau:
- Luyện tập khả năng áp dụng kiến thức vật lý vào thực tế, từ mô hình hóa
đến vật thực
- Tích lũy và chia sẻ kinh nghiệm trong việc:
+ Chế tạo đồ chơi vật lý
+ Cách thức tính toán, xử lý kĩ thuật để đồ chơi hoạt động đúng như thiết kế
3
- Sử dụng đồ chơi vật lý vào các hoạt động giáo dục ở Việt Nam
Với mục đích đó, chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện một số mục tiêu ban
đầu như sau:
- Định nghĩa “đồ chơi vật lý phổ thông” và cũng là tiêu chí để thiết kế các
đồ chơi cũng như áp dụng chúng trong suốt đề tài
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của một số đồ chơi phổ biến để chúng ta
có cái nhìn tổng quan về đồ chơi vật lý hiện nay
- Thiết kế, chế tạo 1 đồ chơi tiêu biểu được chúng tôi chọn lọc làm cơ sở để
chia sẻ kinh nghiệm, kĩ thuật tính toán và một số ứng dụng sư phạm
Do đặc thù như trên, phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu là:
- Thu thập tài liệu để tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của các đồ chơi vật lý
từ đó đề xuất phương pháp chế tạo thích hợp ở qui mô thủ công
- Trao đổi với những người chuyên làm đồ chơi vật lý nói chung và những
người đã từng làm một số đồ chơi xác định nói riêng để học hỏi kinh nghiệm. Trên
cơ sở đó, chúng tôi phát triển kĩ thuật chế tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội
và nguồn nguyên vật liệu ở Việt Nam
Để truyền tải nội dung hợp lý, tiểu luận này được chia thành 4 chương:
Phần 1: Thế nào là một đồ chơi vật lý phổ thông
Phần 2: Sơ lược một số đồ chơi vật lý phổ thông
Phần 3: Sản phẩm thủ công từ nhóm nghiên cứu
Phần 4: Kết luận và hướng phát triển
Trong chương 1, chúng tôi trình bày những tiêu chuẩn của một đồ chơi vật
lý và đồ chơi vật lý thủ công để chúng ta có cái nhìn chuẩn hơn về đồ chơi vật lý,
làm cơ sở để đánh giá các sản phẩm. Chương 2 giới thiệu hàng loạt các đồ chơi vật
lý và tính muôn hình vạn trạng của chúng về hình dáng, nguyên tắc hoạt động và
các quy luật vật lý chi phối chúng để chúng ta có cái nhìn tổng quan về đồ chơi vật
lý hiện nay cũng như ứng dụng của chúng trong cuộc sống và giáo dục. Chương 3 là
trọng tâm khi giới thiệu 1 sản phẩm từ chúng tôi: Máy tạo lốc xoáy. Chương này
cũng trình bày chi tiết nguyên tắc hoạt động, cách chế tạo và giải pháp kĩ thuật mà
chúng tôi đã áp dụng. Trong chương cuối cùng, chúng tôi tổng kết những thành
4
công bước đầu cũng như những thất bại và khó khăn gặp phải cùng với đề xuất khắc
phục và hướng phát triển sắp tới của nghiên cứu.
Thiết nghĩ, chúng ta là những nhà giáo tương lai, hy vọng đề tài của chúng
tôi củng cố thêm lòng yêu nghề, sự tận tâm vì học trò và sự tự tin của các bạn khi
đứng trên giảng đường
Xin chân thành cám ơn:
- Thầy Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tận tình, cho nhiều góp ý quý báu
- Các thành viên trong lớp SP Vật Lý K34 đã giúp đỡ về mặt kĩ thuật, chia
sẻ nhiều kinh nghiệm và khích lệ về mặt tinh thần
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2011
Nhóm tác giả
5
1. Thế nào là một đồ chơi vật lý phổ thông
1.1. Đồ chơi trong vật lý
Thực ra, không thể nói chính xác một vật có phải là một đồ chơi vật lý hay
không. Một vật có trở thành một đồ chơi vật lý hay không còn tùy vào cách thức và
đối tượng nó được giới thiệu đến. Chẳng hạn như chiếc đèn kéo quân, nếu chỉ được
trưng bày trong nhà thì nó chỉ là một vật trang trí, nếu các em nhỏ xách nó tung tăng
dạo phố trong Tết Trung Thu thì nó là một đồ chơi, nhưng nếu nó được một cô giáo
mang lên giới thiệu trên lớp học thì nó trở thành một ví dụ để minh họa hiện tượng
đối lưu, định luật 3 Newton hoặc là một thí nghiệm định tính, thậm chí là một thí
nghiệm định lượng
Nói chung, dựa trên thực tiễn áp dụng, một đồ chơi vật lý phải thỏa mãn các
yêu cầu sau:
- Là sản phẩm mà hoạt động của nó dựa trên một hoặc một số nguyên lý
Vật lý
- Có tính hấp dẫn nhất định đối với người quan sát
- Khi dùng đồ chơi vật lý để minh họa một nguyên lý nào đó thì nguyên lý
đó phải được thể hiện rõ ràng, trọng tâm, nổi bật
1.2. Đồ chơi vật lý phổ thông
Trong số các đồ chơi vật lý, phổ biến nhất là nhóm đồ chơi vật lý phổ
thông, đây là nhóm đồ chơi được áp dụng rộng rãi nhất, bạn có thể dễ dàng nhìn
thấy một đồ chơi vật lý phổ thông trong cửa hàng bán đồ chơi, trong bộ dụng cụ thí
nghiệm phổ thông hay trong nhà một ai đó với tư cách là một vật trang trí. Điều đó
rất dễ hiểu vì một số đặc thù sau của đồ chơi vật lý phổ thông:
- Hoạt động dựa trên một hoặc một số nguyên lý vật lý được trình bày ở bậc
phổ thông
- Kích cỡ không quá lớn, có thể vận chuyển, đóng gói dễ dàng
- Không quá khó chế tạo
- Giá thành không quá đắt
6
2. Sơ lược một số đồ chơi vật lý phổ thông [3]
Cổ nhất có thể nói tới bông vụ hay con quay [Hình 1].
Bông vụ là một khối hình chóp, phần nhọn hướng xuống đất.
Khi bông vụ quay, trục quay của nó giữ phương cố định thẳng
đứng theo định luật bảo toàn momen động lượng. Ma sát sẽ làm
hãm chuyển động của con quay làm nó quay chậm dần cho đến
khi khối tâm của nó mất ổn định, lệch ra khỏi trục quay, khi đó,
con quay sẽ tuế sai quanh trục ban đầu cho đến khi đổ xuống.
Một số biến thể hiện đại của con quay
là con quay hồi chuyển [Hình 2], trục quay của
con quay loại này có thể định hướng tự do
trong không gian. Khi đó, nếu kích thích con
quay định hướng theo một trục thì nó sẽ hướng
theo trục đó mãi mãi bất kể ta có quay các ổ
trục theo hướng nào đi chăng nữa. Việc giải
thích tính ổn định của trục quay có thể dễ dàng đối với học sinh phổ thông nhưng
khi đi vào chi tiết mô tả chuyển
động tuế sai của con quay thì nên
dành cho sinh viên đại học.
Nói đến tính hấp dẫn của
con quay, phải kể đến Đĩa bay bỏ
túi (Levitron) [Hình 3] là một con
quay bay lơ lửng giữa không
trung. Đó là là một sự thu hút cao
độ đối với tất cả mọi người.
Nguyên lý hoạt động của nó là sự
kết hợp các kiến thức về từ và cơ học. Cấu tạo cơ bản của đồ chơi này là một cái đế
nhằm ngụy trang cho một nam châm hình giếng lớn, đưa cực Bắc lên trên. Levitron
là một nam châm đất hiếm (loại nam châm rất mạnh) đưa cực Bắc xuống dưới, được
ngụy trang trong lớp áo một con quay. Nếu chỉ thế thôi thì con quay có thể bị đẩy
Hình 1
Hình 3
Hình 2
7
lên nhưng ngay sau đó, nó sẽ quay mặt Nam xuống dưới và bị hút mạnh về phía đế
do tính tự ổn định của momen lưỡng cực từ. Mấu chốt của trò chơi này là con quay
được cấp cho một vận tốc góc ban đầu (dùng tay quay) để trục quay của nó luôn ổn
định dưới tác dụng của lực từ. Khi đó, con quay luôn hướng cực Bắc xuống dưới và
bị nâng lên bởi lực từ. Bằng cách nâng con quay lên một khoảng vài cm so với đế
bên dưới, nó sẽ bay lơ lững giữa không trung. Con quay sẽ hoạt động khá lâu (5-7
phút) do ma sát với không khí là khá nhỏ. Một số hãng sản xuất Levitron còn trang
bị cho nó một cơ cấu bổ sung năng lượng sau mỗi vòng quay, khi đó, với một nguồn
chẳng hạn như cục pin tiểu, con quay có thể hoạt động cả ngày.
Dường như những đồ chơi càng đơn giản thì nguyên lý vận hành càng phức
tạp. Dưới con mắt của những học sinh – sinh viên nhanh trí, những đồ chơi đó là cả
một kho thông tin bổ ích, lôi cuốn đến kì lạ. Một trong số đó phải kể tới Tip-top: cái
chày [Hình 4] hay cái trứng gỗ [Hình 5] là những tip-top. Tip-top nói chung có
dạng giống cái nấm, khi quay nó quanh một trục bằng đỉnh nấm thì sau một lúc, nó
lại lật ngược để quay bằng chân nấm: một cái trứng chín (hoặc trứng gỗ) ban đầu ở
trạng thái cân bằng thông thường của nó (nằm ngang), nếu quay đủ nhanh, quả
trứng sẽ “đứng dậy” và quay quanh trục đối xứng của nó. Đây cũng là một cách để
phân biệt trứng sống - trứng chín thay vì quay các quả trứng và đặt nhẹ ngón tay lên
chúng.
Hình 4 Hình 5
8
Nhắc đến cơ học cổ điển,
không thể không nhắc tới định luật
bảo toàn động lượng và định luật bảo
toàn cơ năng. Các con lắc dù núp
dưới hình dáng nào luôn là những tín
đồ của định luật bảo toàn năng lượng.
Sách giáo khoa luôn chọn những con
lắc như một ví dụ điển hình của định
luật bảo toàn cơ năng. Con lắc luôn có một vị trí cân bằng mà tại đó, thế năng của
nó là cực tiểu, động năng là cực đại, khi rời vị trí cân bằng, thế năng tăng dần, động
năng giảm. Cho đến vị trí biên, động năng bằng 0, thế năng là cực đại. Thú vị nhất
và hay thấy trưng bày trên bàn làm việc của các vị giám đốc là con lắc Newton
[Hình 6]: đó là một hệ 5 con lắc giống nhau hoàn toàn, đặt sát nhau. Khi kéo một
con lắc ra và buông tay thì khi va chạm, con lắc ngoài cùng sẽ văng lên trong khi
những con lắc ở giữa hầu như đứng yên. Cứ thể, quá trình lặp lại rất lâu chỉ với 1lần
kích thích. Con lắc Newton là một minh họa rõ nét cho định luật bảo toàn động
lượng và bảo toàn cơ năng trong trường hợp va chạm tuyệt đối đàn hồi. Động lượng
và động năng được truyền nguyên vẹn qua các con lắc.
Phức tạp hơn là những đồ chơi thuộc nhóm “không trơn tru” bởi vì một
biểu hiện của chúng là kết hợp của vài quá trình con. Học sinh phải rất chú ý và suy
nghĩ sâu sắc mới ngộ ra được vấn đề. Đầu tiên, phải kể đến trò diễn viên nhào lộn,
con gõ kiến, vịt con tập đi [Hình 7]. Các trò này gồm những quá trình sau: ban đầu,
hệ để mất cân bằng sao cho trọng lực kéo vật xuống vị trí kế tiếp, tại đó, một cơ chế
gây mất cân bằng momen làm vật tiếp tục bị lật xuống vị trí kế tiếp và cứ thế, toàn
bộ quá trình được lặp lại.
Hình 6
Hình 7
9
Slinky [Hình 8] là một ví
dụ phổ biến của định luật bảo toàn
cơ năng. Khi mới ra đời, Slinky gây
ra một cơn sốt trên toàn thế giới:
người người mua slinky, nhà nhà
mua slinky. Slinky có thể đi xuống
cầu than, có thể nhảy từ tay này
sang tay kia,… và là một ví dụ tốt cho Định luật Hooke, sự lan truyền của sóng dọc,
sóng dừng,…
Các đồ chơi biết bay luôn có một sự hấp dẫn nhất định chẳng hạn như máy bay trực
thăng bong bóng, xe phản lực và tên lửa nước [Hình 9]. Chúng hoạt động trực tiếp
dựa trên định luật 3 Newton. Không khí phụt ra từ bong bong qua một cái kèn phát
ra tiếng kêu vui tai đồng thời đẩy bong bóng xuống. Khi đó, cánh quạt của trực
thăng sẽ quay do va đập với không khi và đẩy bong bong bay lên. Tên lửa nước đã
trở nên quá phổ biến, rất nhiều website bàn về kĩ thuật làm tên lửa nước, phóng tên
lửa nước và các trường học, các hiệp hội thường xuyên tổ chức các cuộc so tài bắn
tên lửa nước. Tuy làm việc với tên lửa nước quả thật rất thú vị và phấn khích bởi tốc
độ, sự mạnh mẽ, những tia nước và áp lực của nó nhưng cũng tiềm ẩn những nguy
hiểm như va chạm khi rơi, nổ thân tên lửa,… nên phải rất cẩn thận và đảm bảo tốt
các quy định về an toàn khi chơi tên lửa nước. Xe phản lực sẽ được chúng tôi bàn kĩ
ở chương sau.
Như trên đã trình bày, chúng ta đã thấy những đồ chơi “khô” hoặc bay
được, có nhiều đồ chơi vật lý lại rất “mát” vì chúng chứa đầy nước. Đó là những đồ
Hình 8
Hình 9
10
chơi minh họa cho sự nổi, định luật Archimède,…Chúng ta sẽ chú ý đến trò Anh
thợ lặn dễ thương [Hình 10]. Anh thợ lặn có một bong bóng bên trong (và bong
bóng này nên tiếp xúc với nước) và khá lơ lửng khi thả trong nước. Nếu áp suất
trong nước tăng lên thì thể tích bong bóng giảm làm lực đẩy Archimède lên anh thợ
lặn giảm, anh ta sẽ lặn xuống, ngược lại, anh ta sẽ nổi lên. Một cách để điều khiển
áp suất này là để anh thợ lặn trong chai kín đầy nước và bóp thân chai, khi đó, anh
thợ lặn sẽ trồi lên ngụp xuống trông rất dễ thương.
Một số đồ chơi lại kết hợp các nguyên lý của sự nổi với sự đối lưu của nhiệt
học. Chẳng hạn như vật trang trí nổi tiếng: đèn dung nham [Hình 11]. Đó là một
bình thủy tinh trong suốt, đầy nước hoặc rượu, kín hơi, chứa một chất lỏng sệt như
sáp dưới đáy bình. Chất sáp này được nung nóng bởi một bóng đèn dây tóc dưới
đáy bình làm cho nó trở nên lỏng hơn và giảm khối lượng riêng, khi đó, sáp lỏng
nổi lên với màu sắc sặc sỡ. Khi chạm đỉnh bình, chất lỏng nguội dần cho đến khi nó
nặng hơn nước và chìm xuống. Cứ thế, từng đợt dung nham cứ phun trào lên xuống,
lấp lánh bắt mắt. Chế tạo đèn dung nham đòi hỏi một dây chuyền công nghiệp hơn
Hình 10
11
là thủ công vì để làm thứ sáp đó, phải có một kiến thức
hóa học không tồi để không gây tai nạn nghiêm trọng.
Lại có những đồ chơi thuần nhiệt như là bập-
bênh nhiệt [Hình 12]. Cấu tạo gồm một bập-bênh, một
vòng kim loại, một lò xo gắn vào một quả cầu và một
cây nến. Nến cháy nung nóng lò xo làm nó giãn ra, đẩy
quả cầu qua một bên làm hệ mất cân bằng đồng thời
đẩy lò xo xa cây nến, khi lò xo nguội, nó co lại làm
quả cầu về vị trí cũ, bập-bênh lại nghiêng về trạng thái
ban đầu. Cứ thế, từng chu kì cứ lặp đi lặp lại chậm dần
cho đến khi nến tắt. Bập-bênh nhiệt chính là một động
cơ nhiệt đơn giản mà nguồn nóng là cây nến, nguồn
lạnh là không khí và tác nhân nhiệt là lò xo.
Một động cơ nhiệt nổi tiếng khác là
Bánh xe phát xạ [Hình 13]. Đồ chơi này quả
thật chỉ có thể làm được với một số kĩ thuật
và công nghệ nhất định chỉ có ở quy mô công
nghiệp vì nó đòi hỏi một sự chính xác cao và
một môi trường chân không tốt. Nhiều sinh
viên nhầm tưởng sự giải thích cho trò chơi
này là sự chênh lệch của “áp suất ánh sáng”
lên những miếng kim loại có màu khác nhau
Hình 11
Hình 12
Hình 13
12
(màu bạc và màu đen). Thực ra, mấu chốt của vấn đề là lớp không khí ở gần bề mặt
tấm đen có nhiệt độ cao hơn không khí bên mặt trắng, nên nó gây ra một lực đẩy
làm chong chóng quay. Khi tô 2 phía của tấm kim loại bằng những màu ít tương
phản hơn thì chong chóng sẽ quay chậm hơn và nó sẽ quay ngược lại nếu ta đặt
trong môi trường lạnh hơn chẳng hạn tủ lạnh.
Một ví dụ thú vị khác cho sự muôn màu muôn vẻ của những động cơ nhiệt
là trò chơi Chú chim uống nước [Hình 14]. Thân chim là một bình chứa một chất
dễ bay hơi như CH2Cl2. Ở nhiệt độ phòng, nước ở đầu chim bay hơi làm nhiệt đổ ở
đầu giảm đi đôi chút. Hiện tượng tương tự xảy ra ở thân chim đối với chất dễ bay
hơi. Sự mất cân bằng nhiệt độ đó gây ra một sự chênh áp đẩy chất lỏng lên. Đồng
nghĩa với việc đó là khối tâm của chim cũng nâng lên theo, khi vượt qua điểm cân
bằng thì chim cúi xuống uống nước. Hành động này làm bão hòa nước trong phần
đầu của chim nên chất lỏng tụt xuống, chim lại ngẩng đầu lên. Như vậy, động cơ
nhiệt này đã biến thế năng hóa học thành động năng mà không cần một phản ứng
hóa học nào cả.
Những đồ chơi về điện và từ luôn có một sức hút kì lạ đối với mọi lứa tuổi,
có lẽ sức hút ấy đến từ những thứ không thể thấy được như dòng điện và từ trường.
Thậm chí một cái động cơ điện [Hình 15] quay tíu tít cũng làm cho lũ trẻ ồ lên ngạc
Hình 14
13
nhiên. Để làm một động cơ điện đơn giản nhất, chỉ cần một nam châm mạnh, một
cục pin và mấy sợi dây đồng, chúng ta có thể hô biến thành một trò chơi nho nhỏ
nhưng rất lạ lẫm trong mắt trẻ. Con lắc điên [Hình 16] thoạt nhìn tưởng đơn giản
nhưng ẩn chưa những kiến thức rất cao cấp, có thể là một ví dụ điển hình để dẫn đắt
sinh viên vào bộ môn Lý thuyết nhiễu loạn: điều kiện đầu xác định khá chính xác lại
dẫn tới quỹ đạo kì dị không lường trước được mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt các định
luật Newton.
Nhắc đến những đồ chơi
về điện từ, không thể không
nhắc tới quả cầu Plasma [Hình
17], chúng ta thường thấy nó
trong những quán bar, quán
coofee hay quán trà sữa,… Tại
tâm của quả cầu là một ống dây
Tesla với thế hiệu rất cao làm
cho các electron bị kích thích
lên những mức năng lượng lớn
đến nỗi bức ra khỏi ống dây và
chạy trong môi trường bị plasma hóa giữa ống dây và bề mặt quả cầu tạo thành
những tia điện mềm dẻo rất đẹp. Khi trở về trạng thái cơ bản, chúng phát ra ánh
Hình 15 Hình 16
Hình 17
14
sáng khả kiến. Tất nhiên, việc giải thích này chỉ dành cho Sinh viên hơn là cho học
sinh phổ thông vì chúng liên quan nhiều đến vật lý lượng tử.
Quang học cũng được áp dụng vào đồ chơi sinh ra những hiện tượng không
thể tưởng tượng nổi. Đó quả là một sự hấp dẫn tột cùng cho học sinh. Đặc biệt phải
kể tới trò chơi kính vạn họa [Hình 18] và Đuổi hình bắt bóng [Hình 19]. Trò chơi
kính vạn họa dựa trên việc tạo ảnh của nhiều mảnh gương sinh ra vô vàn các hình
thù kì ảo. Trò chơi Đuổi hình bắt bóng là sự kết hợp của một tấm gương với một
con heo đặt bên dưới một cái mâm tráng gương bên trong. Hệ quang học này tạo ra
2 ảnh, một ảnh đối xứng của con heo qua gương phẳng bên dưới (ảnh ảo) và một
ảnh thật của con heo ngay trên đỉnh của mâm sinh ra cảm giác: có con heo ở đó
nhưng lại không thể chạm được nó.
Hình 18
Hình 19
15
3. Sản phẩm từ nhóm nghiên cứu
Máy tạo lốc xoáy
Đây là đồ chơi phức tạp, kết hợp nhiều kiến thức vật lý: điện từ học, thủy
tĩnh học,… Khi đặt máy tạo lốc bên ngoài và phía dưới một vật chứa nước, cùng
một số thủ thuật nho nhỏ, chúng ta có thể tạo ra một vòi rồng trong vật chứa. Chúng
ta có thể trang trí cho vòi rồng với chất tạo màu và đèn LED. Toàn bộ kiến thức
chúng tôi thu thập