Đề tài Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ-Huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷ lệ 1-1000, 1-2000

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tưliệu sản xuất đặc biệt không thểthay thế được.Đất đai còn là địa bàn phân bốdân cư, xây dựng các ngành kinh tế, xã hội. Đểquản lý và sửdụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộhồsơ địa chính, được xây dựng theo đơn vịhành chính xã, phường, thịtrấn, là cơsở đểgiải quyết các mối quan hệtựnhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủsử dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơsở đểthống nhất quản lý nhà nước về đất đai nhưgiao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác. Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụcấp bách hiện nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và quyền sởhữu nhà ởcủa người dân trên phạm vi cảnước. Trong những năm gần đây bộTài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các quy định và quy phạm đểáp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng đểphục vụcho công tác, nhằm đem lại hiệu quảkinh tếvà độchính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho các cấp, các ngành và người sửdụng đất. Thực hiện theo chỉ đạo của bộTài Nguyên và Môi Trường đối với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, tháng 6 năm 2008 sởTài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng và trình bộ” Dựán xây dựng hệthống hồsơ địa chính và cơsởdữliệu quản lý đất đai giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015, tỉnh Sóc Trăng”. Dựán đã được bộthẩm định và uỷban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt năm 2008. Huyện Kế Sách là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện dựán, kết hợp với xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ301-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình. Được sựphân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường đại học Nông Lâm thành phốHồChí Minh và sưchấp thuận của xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ 301, tôi chọn thưc hiện đềtài “đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷlệ1:1000, 1:2000”. Mục tiêu nghiên cứu

pdf57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7653 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ-Huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷ lệ 1-1000, 1-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các ngành kinh tế, xã hội. Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác. Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân trên phạm vi cả nước. Trong những năm gần đây bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các quy định và quy phạm để áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho công tác, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho các cấp, các ngành và người sử dụng đất. Thực hiện theo chỉ đạo của bộ Tài Nguyên và Môi Trường đối với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, tháng 6 năm 2008 sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng và trình bộ” Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015, tỉnh Sóc Trăng”. Dự án đã được bộ thẩm định và uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt năm 2008. Huyện Kế Sách là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện dự án, kết hợp với xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ 301-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình. Được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sư chấp thuận của xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ 301, tôi chọn thưc hiện đề tài “đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng khu đo tỷ lệ 1:1000, 1:2000”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định ranh giới, vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất của từng chủ sử dụng đất, hiện trạng quỹ đất, diện tích các loại đất và phạm vi ranh giới hành chính các khu đo lên bản đồ địa chính. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ toàn đạc trực tiếp, sử dụng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng, thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm của ngành. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 2 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ, phục vụ chức năng quản lý nhà nước về đất đai, thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu các công nghệ mới trong việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính . Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2008. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên khu đo tỉ lệ 1:1000, 1:2000 thuộc địa bàn xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 3 PHẦN I : TỔNG QUAN I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.1.1.Cơ sở khoa học 1.Các Khái niệm liên quan Bản đồ là hình ảnh về mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy luật toán học xác định, chỉ rõ sự sự phân bố trạng thái mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể. Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng cả phương pháp đo vẽ trực tiếp và đo vẽ bằng ảnh máy bay. Bản đồ địa chính cơ sở thường được gọi là bản đồ gốc đo vẽ địa chính. BĐĐC cơ sở là bản đồ được hình thành từ kết quả chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ. BĐĐC cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ, biên tập, đo bổ sung thành lập BĐĐC theo đơn vị hành chính cơ sở : xã, phường, thị trấn. Bản đồ địa chính là sự biểu thị bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, diamat hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố địa lý khác được quy định cụ thể theo hệ thống không gian và thời gian nhất định và theo chi phối của pháp luật. Bản đồ địa chính là loại bản đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Bản đồ địa chính phải đáp ứng được cả ba mặt tự nhiên, kinh tế và pháp lý. Mảnh bản đồ trích đo là bản vẽ trích đo từ bản vẽ địa chính có thể là 1 thửa hoặc nhiều thửa, có tỷ lệ lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác đinh trên thực địa hoặc được mô tả trên bản đồ địa chính. 2. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính a. Phương pháp toàn đạc Là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử các trong đo góc, đo cạnh các điểm chi tiết và vẽ sơ họa sau đó sử dụng các phần mềm xử lý. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến, tốc độ đo vẽ nhanh nhờ các thiết bị đo hiện đại. b. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo đạc bổ sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được số công việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào địa hình và ngoại cảnh khi bay chụp, thích hợp cho các vùng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng. c. Phương pháp đo bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS–Global Positioning System) Là hệ thống định vị toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng kết hợp với thiết bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên bề Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 4 mặt trái đất.Tại vị trí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các phía không bị che khuất và số vệ tinh tối thiểu xuất hiện tại thời điểm là 4 vệ tinh. Phương pháp đo định vị toàn cầu (GPS) được áp dụng cho những khu đo có diện tích lớn . 3.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính * Hệ quy chiếu Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 cả nước sử dụng chung hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia mới hệ VN-2000 các tham số chiếu sau: Ellipsoit quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 (World Geodetic Systems – 84) toàn cầu có kích thước như sau: + Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m. + Độ dẹt : α = 1 298,257223563 + Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005.108m3s-2. + Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0 x 10-11 rad/s Kinh tuyến gốc (00) được quy ước là kinh tuyến trục đi qua Grinuyt. Điểm gốc tọa độ quốc gia : Điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Điểm gốc hệ tọa độ phẳng có X=0 km, Y=500 km. Điểm gốc của hệ độ cao là độ cao của điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu, Hải Phòng. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và độ cao nhà nước hiện hành * Tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng S trên bản đồ và chiều dài thực S của nó trên thực địa, ký hiệu là 1:Mbd. Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính : phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp. Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính xã. Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau: 1. Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 5 2. Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: a) Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500. b) Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000. c) Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000. 3. Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. 4. Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000. 5. Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực. Ngoài qui định chung về tỷ lệ cơ bản của bản đồ địa chính nêu trên, trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính do có những thửa đất nhỏ, hẹp xen kẽ có thể trích đo riêng từng thửa đất nhỏ hẹp đó hoặc một cụm thửa hay một khu vực ở tỷ lệ lớn hơn. * Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ Bản đồ địa chính gốc a) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem phụ lục 2). Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh (xem phụ lục 1b). b) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha. Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10 (xem phụ lục 2). c) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 6 Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ lục 2). d) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ lục 2). đ) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn (xem phụ lục 2). e) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính gốc là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung trong của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh đồ địa chính gốc theo quy phạm là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là các mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã có độ gối phủ là 20 hoặc 40 cm ở mỗi cạch khung bản đồ). Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa chính gốc, đánh số như bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 7 4. Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính gồm: 1. Lưới toạ độ và độ cao nhà nước các hạng. 2. Lưới địa chính, lưới độ cao kỹ thuật. 3. Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh (gọi chung là lưới khống chế đo vẽ). 5. Các yếu tố nội dung bản đồ địa chính Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm: 1. Cơ sở toán học của bản đồ; 2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; 3. Địa giới hành chính các cấp, mốc ĐGHC; đường mép nước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển); 4. Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quy hoạch sử dụng đất; 5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất; 6. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện); 7. Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có). 6. Vai trò và ý nghĩa bản đồ địa chính Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai: • Thống kê đất đai • G iao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. • Dựa vào BĐĐC để đăng ký cấp giấy CNQSDĐ đất ở, quyền sở hữu nhà ở.. • Dựa vào BĐĐC xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động quyền sử dụng đất. • Tác dụng lâp quy hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thuỷ lợi. • BĐĐC là tài liệu để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết. I.1.2.Cơ sở pháp lý Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ. Luật Đất Đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai năm 2003. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 8 Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn , chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN-2000. Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ ban hành ngày 12/2/2007. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành tháng 11 năm 2008. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành theo quyết định 719/1999/QĐ-Đc ngày 30/12/1999. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT, ngày 27/02/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84 và hệ toạ độ quốc gia VN-2000. I.1.3.Cơ sở thực tiễn Quá trình biến động đất đai diễn ra trên địa bàn xã lớn đòi hỏi địa phương cần có những cập nhật để giải quyết Cơ sở cho việc thành lập HSĐC, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý của địa phương nói riêng và nhà nước nói chung I.2.KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU I.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.Vị trí địa lý Xã An Mỹ-huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích tự nhiên là 2931.74ha có vị trí địa lý nằm trong khoảng từ Từ 10º03’38’’ đến 10º14’45’’ độ vĩ bắc Từ 105º22’47’’ đến 105º33’45’’ độ kinh đông Phía bắc giáp xã Nhơn Mỹ-huyện Kế Sách Phía đông giáp huyện Long Phú Phía tây giáp thị trấn Kế Sách Phía nam gáp huyện Mỹ Tú 2. Địa hình Khu đo thuộc đồng bằng tây nam bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1,0-1,2m so với mặt nước biển, trong địa bàn xã hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt liên thông nên chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Ngành Công Nghệ Địa Chính SVTH : Lưu Đức Vĩnh Nhựt Trang 9 3.Chất đất Đất đai phần lớn là đất đai phù sa xen lẫn là các vùng đất nhiễm phèn và nhiễm mặn ít, ngoài ra còn có các vùng sình lầy do ứ đọng nước.Mùa khô đi lại tương đối dễ dàng, mùa mưa đất trở nên sình và dính, đi lại rất khó khăn. 4. Thực phủ Khu đo có độ che phủ khá cao, ở các khu vực dân cư và gần cụm dân cư chủ yếu trồng lúa nước, trồng màu và các loại cây ăn quả. 5. Đặc điểm khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển, với nền nhiệt độ cao và lượng mưa lớn. 6. Đặc điểm giao thông Là xã thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nên cũng như các địa phương khác xã An Mỹ có cả hệ thống kênh rạch chằng chịt liên thông với nhau, thuận tiện cho giao thông đường thuỷ. Một số tuyến đường trong xã đã được làm bêtông. I.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và một số ít là người dân tộc Khơ Me sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ, nền kinh tế thuộc loại trung bình của khu vực.Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều. Là xã thuần nông, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, dân cư trong xã sông tập trung theo ấp và ven các đường giao thông, kênh lớn, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp. Hiện tỉnh đã có kế hoạ
Luận văn liên quan