Đề tài Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết ở Việt Nam

Tinh thần dân tộc, sức mạnh của dân tộc là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết sách mà ông cha ta bao đời vận dụng để đánh thắng mọi kẻ thù luôn lớn hơn mình gấp bội. Đó là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Biết cách khai thác và phát huy truyền thống tốt đẹp đó thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng. Xa rời truyền thống đó vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến những hậu họa mà di hại sẽ khó lường. Chính vì nhận rõ bài học đó mà từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, trên con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã xác định thật tường minh: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Chính vì kiên trì quan điểm đó trong suốt mọi chặng đường thử thách gian nguy của đất nước và của chính bản thân mình mà Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí Minh. Thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của dân tộc, biến nó thành động lực vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước vì “Hồ Chí Minh là người khơi dậy những tiềm năng bị chôn vùi, phát huy những sức mạnh sẵn có, làm nảy nở những cái mới, cái hay, cái đẹp của cả dân tộc và trong mỗi con người” (Phạm Văn Đồng). Làm được như vậy vì, hơn ai hết, Người hiểu rất rõ về dân tộc mình. Từ đầu thế kỷ thứ X, nhà cải cách đầu tiên của lịch sử dân tộc là Khúc Hạo đã đề xướng quan điểm “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, dân chúng đều được an vui”. Cương lĩnh đó vẫn là tinh thần xuyên suốt trong nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước tiếp theo. Tinh thần cởi mở và khoan dung về mặt văn hóa ấy đã trở thành một phần không thể tách rời của bản sắc dân tộc Việt Nam. Dõi theo những bước đường cách mạng, ta hiểu được triết lý dẫn dắt đường lối đại đoàn kết của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “khoan dung” đó.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc vinh khoa kinh tÕ --------------- bµi tËp lín lÞch sö ®¶ng Gi¸o viªn h­íng dÉn: Phan Quèc Huy Sinh viªn: Hµ ThÞ Mü Dung Líp: 47B2 - QTKD Vinh, th¸ng 05/2008 *****   PhÇni: më ®Çu Tinh thần dân tộc, sức mạnh của dân tộc là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết sách mà ông cha ta bao đời vận dụng để đánh thắng mọi kẻ thù luôn lớn hơn mình gấp bội. Đó là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Biết cách khai thác và phát huy truyền thống tốt đẹp đó thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng. Xa rời truyền thống đó vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến những hậu họa mà di hại sẽ khó lường. Chính vì nhận rõ bài học đó mà từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, trên con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã xác định thật tường minh: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước... Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Chính vì kiên trì quan điểm đó trong suốt mọi chặng đường thử thách gian nguy của đất nước và của chính bản thân mình mà Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí Minh. Thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của dân tộc, biến nó thành động lực vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước vì “Hồ Chí Minh là người khơi dậy những tiềm năng bị chôn vùi, phát huy những sức mạnh sẵn có, làm nảy nở những cái mới, cái hay, cái đẹp của cả dân tộc và trong mỗi con người” (Phạm Văn Đồng). Làm được như vậy vì, hơn ai hết, Người hiểu rất rõ về dân tộc mình. Từ đầu thế kỷ thứ X, nhà cải cách đầu tiên của lịch sử dân tộc là Khúc Hạo đã đề xướng quan điểm “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, dân chúng đều được an vui”. Cương lĩnh đó vẫn là tinh thần xuyên suốt trong nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước tiếp theo. Tinh thần cởi mở và khoan dung về mặt văn hóa ấy đã trở thành một phần không thể tách rời của bản sắc dân tộc Việt Nam. Dõi theo những bước đường cách mạng, ta hiểu được triết lý dẫn dắt đường lối đại đoàn kết của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “khoan dung” đó. Đừng quên rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của tư tưởng Hồ Chí Minh đều được xác lập vững chắc trên cái nền dân tộc. PhÇn II: “ §oµn kÕt, ®oµn kÕt, ®¹i ®oµn kÕt” I. Th¾ng lîi cña khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc Mặt trận Việt Minh, Quốc dân Ðại hội, Chính phủ lâm thời là biểu hiện thành công của sự tập hợp mọi lực lượng có thể hợp tác vì sự nghiệp tối cao của dân tộc. Ðó là sự phát triển mới về sức mạnh chính trị của Việt Nam, thể hiện Ðảng đã hòa với dân tộc, trở thành dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã lật nhào chính quyền tay sai của phát-xít, thực dân, phong kiến, giành chính quyền cách mạng trên cả nước, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa lịch sử của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Ðó là thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mở đầu thời đại Hồ Chí Minh, mở đường cho hàng loạt thắng lợi vẻ vang của dân tộc hơn 60 năm qua. Thời cơ lớn để Tổng khởi nghĩa là lúc phát-xít Nhật thua trận. Thời cơ đó đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp tại Khuổi Nậm (Cao Bằng) năm 1941, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ và đã xác định những công việc lớn cần xúc tiến như phát triển lực lượng chính trị, lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, các căn cứ địa. Không có chuẩn bị, không có lực lượng thì không nắm được thời cơ thuận lợi.Nhiều nước ở châu Á năm 1945 cùng đứng trước thời cơ lịch sử này nhưng không nổi dậy được. Rõ ràng nội lực là yếu tố quyết định thắng lợi. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 8 (1941), Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng họp ở Ðình Bảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường-Chinh ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, đã ra chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta!". Chỉ thị ngày 12/3/1945 đã nói rõ: "Dù sao ta không thể đem việc quân Ðồng Minh đổ bộ vào Ðông Dương làm điều kiện tất yếu cho Tổng khởi nghĩa của ta, vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu giặc Nhật mất nước, như Pháp năm 1940 và quân viễn chinh Nhật mất tinh thần, thì khi ấy, dù quân Ðồng Minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi". Ngày 20/7/1945, tỉnh Quảng Yên; ngày 15/8/1945, tỉnh Quảng Ngãi đã khởi nghĩa thắng lợi. Ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh thành lập ra "Quân lệnh số 1", hạ lệnh cho quốc dân đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa. Quốc dân Ðại hội họp ở Tân Trào gồm 60 đại biểu bắc, trung, nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại diện các đảng phái, đoàn thể nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, đoàn thể nhân dân, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Tổng bộ Việt Minh. Ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi; đến ngày 25/8/1945, Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi. Như vậy là, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước ta từ bắc chí nam, hầu như đã đồng loạt vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi vẻ vang, tái sinh ra sức mạnh thống nhất của cả nước, của các dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam. Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã xác định nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi là sự lãnh đạo thống nhất của một Ðảng duy nhất. Việt Nam là một nước trên một dải đất dài, có 54 dân tộc anh em, lại bị thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, những thủ đoạn lừa bịp về độc lập giả hiệu, khối đại đoàn kết Ðông Á của phát-xít Nhật mê hoặc, đi đôi với sự đàn áp tàn bạo những người yêu nước, cho nên phải có một Ðảng thống nhất lãnh đạo, vừa kiên cường vượt qua mọi thử thách, vừa thể hiện tập trung ý chí và tầm cao trí tuệ của dân tộc, mới giành được thắng lợi nhanh gọn khi có thời cơ thuận lợi. Ðảng có cơ sở tổ chức trên toàn quốc làm nòng cốt lãnh đạo các địa phương vùng lên kịp thời, chớp được thời cơ "ngàn năm có một" đã giành được chính quyền cách mạng trên cả nước. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám-1945 là sự vùng lên của hàng chục triệu nhân dân cả nước, cả ở rừng núi, nông thôn và thành thị, đập tan chính quyền phản động, mà đòn quyết định cuối cùng là ở các thành thị lớn. Lực lượng cách mạng của quần chúng đã áp đảo lực lượng phản động, làm nổi bật sức mạnh "xoay trời chuyển đất" chưa từng có của khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ bắc đến nam. Lực lượng vũ trang cách mạng tuy còn nhỏ nhưng đã là những đội quân xung kích, đã từng đánh Pháp, đánh Nhật với những trận nổi tiếng như Phai Khắt - Nà Ngần, Tam Ðảo, Sơn Dương, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Quảng Yên...Các đội vũ trang cách mạng đã hỗ trợ, bảo vệ quần chúng biểu tình, tuần hành thị uy, tiến công các đồn bốt, các trại bảo an, trấn áp bọn Việt gian, bọn phản động, chiếm các công sở, phá các nhà tù, kho súng. Không có lực lượng vũ trang cách mạng, chính quyền tay sai Nhật không tan rã nhanh chóng, không hạn chế được sự chống đối của kẻ thù cầm súng. Không có lực lượng vũ trang cách mạng không thể làm tăng thêm sức mạnh tiến công của lực lượng chính trị của quần chúng, đưa cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh gọn. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang, song lực lượng chính trị của quần chúng có sức mạnh quyết định. Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất hiện, sau một thời gian dài hàng trăm năm bị phân tán, chia rẽ, xói mòn. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã mở ra bước ngoặt trong việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta. Ngày 20-11-1941, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ mục tiêu là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội. Ðánh đuổi được Nhật, Pháp, nước ta xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, thực hiện phổ thông đầu phiếu, ban bố các quyền tự do dân chủ, nam nữ bình đẳng, các dân tộc thiểu số có quyền tự quyết, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, thực hiện ngày làm 8 giờ, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích trí thức phát triển y tế, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao... Mặt trận Việt Minh tập họp mọi lực lượng yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đoàn kết với mọi tầng lớp, không phân biệt ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, mọi nhân sĩ, không thành kiến với quá khứ, cùng hợp tác vì mục tiêu cao nhất là độc lập, thống nhất cho đất nước. Quốc dân Ðại hội họp ở Tân Trào là một hình ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, tại Bắc Bộ Phủ, ta bắt được Ngô Ðình Diệm, muốn ông ta cùng phấn đấu cho nước nhà độc lập, nhưng Diệm từ chối và ta đã trả tự do cho ông ta. Chính phủ lâm thời nước ta lập nên sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, gồm những nhà cách mạng từng trải và các nhân sĩ, trí thức, cả những người từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim theo Nhật. Thực hiện được đại đoàn kết dân tộc là do Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chính sách đúng, vừa coi trọng củng cố nền tảng vững chắc là công nông liên minh, vừa ra sức mở rộng Mặt trận, xác định đúng quyền lợi và nghĩa vụ với mọi tầng lớp, phát huy mọi khả năng phục vụ Tổ quốc, không thành kiến, hẹp hòi, lắng nghe các ý kiến khác nhau - coi đó là lẽ thường tình, chỉ trừ những kẻ chống đối, có ý kiến và hành động chống lại nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Mặt trận Việt Minh, Quốc dân Ðại hội, Chính phủ lâm thời là biểu hiện thành công của sự tập hợp mọi lực lượng có thể hợp tác vì sự nghiệp tối cao của dân tộc, của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðó là sự phát triển mới về sức mạnh chính trị của dân tộc Việt Nam, thể hiện Ðảng đã hòa với dân tộc, trở thành dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám. Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công! Khẩu hiệu đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và thực hiện một cách tuyệt vời trong lãnh đạo cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở đường cho những thắng lợi vẻ vang của nước ta trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã xác định nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi là sự lãnh đạo của Ðảng, đồng thời xây dựng các nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ðó là: - Sự lãnh đạo của một Ðảng duy nhất - lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một Mặt trận đại đoàn kết dân tộc. Một quân đội cách mạng kiên cường chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ quốc tế gắn liền Việt Nam với thời đại, tiến kịp với thời đại. Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đồng thời ủng hộ sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, độc lậpdân tộc và tiến bộ xã hội của các nước. II.céi nguån søc m¹nh 1.Mét khẩu hiệu rất lớn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Với bÒ dµy chiến đấu và xây dựng, chóng ta ®· không nhìn khẩu hiệu đó như một vật trang trí bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải... chóng ta bồi hồi xúc động với nhận thức rằng nó là một tư tưởng lớn của Bác, một đạo lý lớn của dân tộc Ngẫm lại, chóng ta càng thấy thấm thía tư tưởng lớn đó của Bác: đoàn kết là bản năng của nhiều loài sinh vật (đàn chim, bầy kiến, bầy ong...). Ở loài người, bản năng đó đã phát triển thành một nhu cầu có ý thức. Tùy nơi, tùy lúc, ý thức đó có thể đậm hay nhạt. Mà nghiệm trong lịch sử VN và lịch sử các dân tộc trên thế giới, thấy sự đậm nhạt này có quan hệ mật thiết với sức mạnh của quốc gia, với sự hưng thịnh của các nền văn minh. Trong tác phẩm Nên học sử ta, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”. Ngay từ năm 1941, trong bài “Kính cáo đồng bào”, Bác viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết. Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại. Cứu quốc là việc chung. Ai là người VN đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm...”. Cách mạng Tháng Tám là một kết quả rực rỡ của tư tưởng đó.Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến. 2.Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ. Bác đã tuyên bố: “Chính phủ không để tâm moi ra những tội cũ để đem ra làm án mới làm gì”. Ở Bác, đại đoàn kết không chỉ đóng khung trong phạm vi quốc gia, mà được thể hiện cả trên phạm vi quốc tế. Ngay từ trước cách mạng, Bác đã ra sức tìm kiếm những quan hệ với bất cứ nước nào có thể đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý, nhưng ít nhất thì tấm lòng chân thành của Bác cũng đã có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng... Đến Đại hội Đảng lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc VN”. Lời giải thích đó của Bác đã có sức thuyết phục mạnh mẽ trong đại hội Đảng. Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế. Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng. Bước vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tư tưởng đại đoàn kết của Bác lại một lần nữa bừng lên như một sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc. Nhiều thành phần khác nhau trong xã hội miền Nam, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội chính quyền Sài Gòn, cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu). Có một số là thành viên bí mật của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN và mặt trận Sài Gòn - Gia định. Do đó, chính quyền tay sai đã bị cô lập càng bị cô lập hơn, đã suy yếu càng suy yếu hơn. Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh càng lớn mạnh hơn. Trên lĩnh vực quốc tế, tinh thần đoàn kết cũng đã đạt được nhiều kết quả thật ngoạn mục. Phong trào phản chiến ở Mỹ, ở Pháp và phong trào phản đối chiến tranh xâm lược VN ở nhiều nước trên thế giới, đã làm cho kẻ thù xâm lược VN càng ngày càng bị cô lập. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác Hồ đã làm cho những người bạn lớn của chúng ta dù còn mếch lòng với nhau nhưng vẫn luôn luôn nhất trí ủng hộ sự nghiệp kháng chiến của chúng ta. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước: - Đất nước đã được hòa bình, thống nhất. Giang sơn đã trở về một mối. Lòng người cũng qui về một mối. - Toàn dân vui mừng được yên ổn làm ăn, kiến tạo lại đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả dân tộc. - Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền Nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quí, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước VN hòa bình, giàu mạnh. - Hầu hết quân đội, sĩ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hòa bình, hòa hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn. - Trên bình diện quốc tế, cả những nước đã từng đem quân tham gia vào cuộc chiến ở VN cũng thấy cần xóa đi những ám ảnh của quá khứ và bày tỏ thiện chí với VN. Kể cả trong chính quyền Mỹ cũng thấy có những dấu hiệu muốn sớm đi tới bình thường hóa quan hệ với VN, như một cách để làm dịu vết thương nhức nhối của cuộc chiến... Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng - thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy... Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng. Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi. Khi ®ã nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho VN lâm vào tình cảnh thêm thù bớt bạn mà thật ra không phải là hoàn toàn không tránh được. Kết quả là VN bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hoảng kéo dài. Đó chính là một bài học lớn của lịch sử. 3.Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi Từ ngày Đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng VN làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai... đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt. Ngày nay chúng ta đã có một nước VN độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế? Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu qui tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được qui tụ. Con người mà không qui tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng. Trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: Trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các qui luật của thiên nhiên và của xã hội. Theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của Bác Hồ, thấy rằng trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đả
Luận văn liên quan