Đề tài Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và thực trạng Cổ phần hoá

Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và thực trạng Cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới. Nội dung Phần 1: Một số vấn đề lý luận về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 1.1. Sự ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần trong Chủ nghĩa tư bản Ngày nay trên thế giới khái niệm Công ty cổ phần không có gì là mới mẻ, nhưng ở Việt nam không phải ai cũng hiểu thấu đáo được thế nào là một Công ty cổ phần. Để góp phần làm sáng rõ khái niệm này chúng ta hãy cùng điểm qua vài nét về sự ra đời và phát triển của Công ty cổ phần trong CNTB. Hình thái sơ khai của Công ty cổ phần là doanh nghiệp có một chủ sở hữu tư nhân độc lập. Đây là hình thái phổ biến thống trị trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ và trong giai đoạn đầu của CNTB cạnh tranh tự do. ở đó, sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì và phát triển bằng lao động của bản thân hoặc thuê mướn với vốn liếng sẵn có và sự tính toán của người chủ sở hữu trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường. Mục đích phương thức kinh doang của những người sản xuất hàng hoá nhỏ chỉ là sự duy trì và bảo toòn mối quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất như người chủ sở hữu. Phương thức này có đặc điểm người sử hữu đồng thời là người lao động và người đó chỉ có thể làm giàu bằng lao động của chính mình. Do vậy, sự phát triển sản xuất có được rất chậm chạp, quy mô mở rộng từ từ tuỳ theo sự phát triển của thị trường của từng địa phương và khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, lưu thông tiền tệ cũng ngày càng phát triển cho phép đẩy nhanh và mở rộng quá trình trao đổi thanh toán cũng như tích trữ tiền tệ như là hình thái và mục đích tự thân của sự vận động sở hữu và điều đó góp phần làm thay đổi dần dần bản chất của phương thức kinh doanh này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thì sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc làm cho mối quan hệ giữa những người sản xuất ngày càng phụ thuộc vào nhau. Trình độ phân công lao động xã hội phản ánh trình độ xã hội hoá sản xuất, do đó khi sự xã hội hoá sản xuất càng cao thì nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá để duy trì quyền chiếm hữu đối với tư liệu sản xuất, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ ngày càng lớn. Vì vậy, mặc dù tư bản thương nghiệp đã ra đời trước CNTB nhưng phải đến CNTB nó mới phát triển mạnh mẽ với tư cách là để phục vụ cho quá trình lưu thông. Tư bản thương nghiệp từ chỗ là trung gian môi giới giữa những người sản xuất nhỏ và thị trường đã xâm nhập vào toàn bộ sản xuất, bắt nó phục vụ cho mục đích tư bản. Như vậy, tư bản thương nghiệp đã góp phần phá vỡ phương thức sản xuất nhỏ, hình thành phương thức sản xuất TBCN. Song song với tư bản thương nghiệp thì tư bản cho vay nặng lãi cũng có cơ hội phát triển mạnh vào thời kỳ này do yêu cầu mở rộng sản xuất. Tư bản cho vay nặng lãi đã tham gia tích cực vào việc làm người sản xuất hàng hoá nhỏ ngày càng mắc nợ nhiều hơn và dần dần mất phương tiện để duy trì tái sản xuất bình thường. Chế độ tư hữu có được nhờ lao động của bản thân, gắn chặt người lao động cá thể độc lập với những điều kiện lao động của người đó đã dần bị thay thế bằng chế độ tư hữu TBCN dựa trên lao động làm thuê. Hình thái kinh doanh một chủ ngày càng phát triển theo những quy luật kinh tế nội tại của nền sản xuất TBCN thì quy mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn. Với mục đích kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, bị chi phối bởi cạnh tranh và độc quyền, quá trình trên đã làm cho các tư bản nhỏ lần lượt bị đánh bại và bị thu hút vào các tư bản lớn. Do đó, hình thái kinh doanh một chủ dần nhường chỗ cho các hình thức kinh doanh chung vốn lần lượt ra đời. Việc hình thành các hình thức kinh doanh chung vốn, xét về mặt lịch sử đó là bước tiến hóa trong chế độ tín dụng từ phương thức kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn sang phương thức kinh doanh chủ yếu dựa vào góp vốn. Vì vậy, xét về mặt sở hữu hình thức kinh doanh chung vốn là điểm xuất phát của hình thái công ty cổ phần với tư cách là sự chung vốn của nhiều người cùng tham gia kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Trên thực tế có rất nhiều hình thức và mức độ chung vố để kinh doanh trong thương nghiệp và sản xuất công nghiệp. ở đây, chúng ta chỉ xem xét hình thái kinh doanh chung vốn chủ yếu như một giai đoạn quá độ để hình thành công ty cổ phần. Hợp tác xã (HTX) và Công ty chung vốn là 2 loại hình chủ yếu của hình thái này. Hợp tác xã là hình thái kinh doanh của những người sản xuất hàng hoá nhỏ nhằm chống lại quá trình tan rã và phá sản của họ trước phương thức kinh doanh TBCN. Các HTX chủ yếu là HTX tín dụng, HTX cung tiêu, HTX sản xuất... từ chỗ thống nhất về vốn liếng về mua và bán sản phẩm, dần dần loại hình HTX xâm nhập vào trong sản xuất hình thành nên hình thái kinh doanh HTX như là sự thống nhất của quá trình tái sản xuất: từ sản xuất đến lưu thông và huy động vốn. Trên cơ sở góp chung tư liệu sản xuất, vốn liếng và sức lao động các HTX tiến hành kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong hưởng lợi và chịu rủi ro. Do sự chi phối của chế độ tín dụng đang ngày càng phát triển thì hình thái kinh doanh HTX ngày càng phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế TBCN. Hơn nữa, với tính chất lỏng lẻo trong tổ chức, chỉ hoạt động trong 1 lĩnh vực nhất định, không chấp nhận rủi ro nên không kinh doanh quy mô lớn. Do đó ít có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh nên bị thu hẹp về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Ngoài hình thái kinh doanh HTX của những người sản xuất nhỏ còn có hình thái kinh doanh Công ty chung vốn của các nhà tư bản với mục đích giành chiến thắng trong cạnh tranh, giảm sức ép của tín dụng ngân hàng và các hình thức vay mượn khác. Đặc điểm chung của loại hình công ty này là góp vốn thiên về thân nhân, trách nhiệm pháp lý vô hạn và cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Vì vậy, vào thời kỳ đầu của sự phát triển phương thức sản xuất TBCN khi mà cạnh tranh còn đang thống trị thì loại hình này rất được ưu chuộng, nó phản ánh một bước tiến của chế độ tín dụng. Tuy nhiên sau này do trách nhiệm pháp lý không hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh chung vốn làm cho nó mang tính mạo hiểm quá cao, do đó rất khó khăn trong việc huy động một số vốn lớn. Thêm nữa sự ràng buộc của nó hết sức lỏng lẻo có thể bị giải tán bất cứ lúc nào nếu một người chung vốn muốn rút lui. Những hạn chế này làm cho hình thái Công ty chung vốn cũng bị thu hẹp dần về những ngành kinh doanh nhỏ lẻ, nhường chỗ cho các hình thức Công ty cổ phần ra đời. Sự ra đời và phát triển của chế độ tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản bằng việc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn và chu chuyển các loại vốn, tăng nhanh quy mô sản xuất và thúc đẩy quá trình xã hội hoá sở hữu trong nền kinh tế thị trường TBCN. Đồng thời nó đã tạo cơ sở cho việc hình thành thị trường vốn đầu tư và thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của các Công ty cổ phần. Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã giúp cho các công ty mở rộng và xâm nhập ngày càng mạnh mẽ ra hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế TBCN. Công ty cổ phần ra đời đánh dấu sự chuyển hướng nền kinh tế từ trạng thái vay mượn chủ yếu qua ngân hàng hoặc chung vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính. Sự phồn vinh của các Công ty cổ phần luôn đảm bảo cho sự thịnh vượng của thị trường tài chính, ngược lại sự phát triển của thị trường tài chính luôn tạo điều kiện cho các Công ty cổ phần sinh sôi nảy nở. Tóm lại, trải qua thời kỳ lịch sử phát triển lâu dài từ hình thái sơ khai là doanh nghiệp một chủ rồi đến hình thái kinh doanh chung vốn và cuối cùng là Công ty cổ phần, Công ty cổ phần đã thực sự trở thành một phát minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển các hình thái doanh nghiệp kể từ cuộc Cách mạng trong công nghiệp của TBCN chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm thụ động của sự phát triển nền kinh tế thị trường. 1.2. Vai trò của Công ty Cổ phần trong sự phát triển của kinh tế thị trường. Công ty cổ phần ra đời đã đóng góp vai trò lịch sử hết sức to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trước hết, Công ty cổ phần là kết quả của sự vận động tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh về tư liệu sản xuất. Nó cho phép đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, mở rộng quy mô sản xuất nhanh chóng tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Đồng thời Công ty cổ phần cũng tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển tư bản, phân tán bớt rủi ro cho những người đầu tư trong môi trường cạnh tranh. Việc hình thành Công ty cổ phần theo Mác đã: ”trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau) đối lập với tư bản tư nhân: còn các xí nghiệp của nó biểu hiện ra là những xí nghiệp xã hội đối lập với những xí nghiệp tư nhân. Đó là sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân trong khuân khổ của bản thân phương thức sản xuất TBCN”. Công ty cổ phần mang những đặc điểm cho phép thích ứng với những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường mà các hình thái khác không thể đáp ứng được. Đó là: xét về mặt pháp lý công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần, các cổ đông chỉ có trách nhiệm với các cam kết tài chính của công ty trong giới hạn số tiền mà họ đóng góp. Trong trường hợp công ty bị phá sản thì họ chỉ mất số tiền đã đầu tư vào công ty mà thôi, không chịu trách nhiệm vô hạn như hình thức kinh doanh một chủ hoặc chung vốn. Bằng cách bán cổ phiếu, trái phiếu cho những người có vốn muốn đầu tư để gia tăng thu nhập, nó đã làm cho họ không e ngại những hậu quả tài chính sẽ xảy ra với gia sản của mình. Xét về mặt huy động vốn: nó cho phép huy động một số vốn lớn trong xã hội bằng cách có thể định giá cổ phiếu thấp để khai thác được cả những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong công chúng. Việc mua cổ phiếu không những mang lại lợi tức cổ phần mà còn hứa hẹn những khoản thu nhờ việc gia tăng giá trị cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra các cổ đông có quyền được tham gia quản lý theo điều lệ của công ty và được pháp luật bảo đảm, điều đó làm cho quyền sở hữu của cổ đông trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn, thêm nữa cổ đông có quyền được ưu đãi trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành trước khi chúng được đem bán rộng rãi cho công chúng. Do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý mà những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phầnkhông trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhân như một pháp nhân độc lập tách rời với các cá nhân góp vốn và kiểm soát nó. Nhờ đó, công ty cổ phần tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng với các cam kết tài chính của công ty. Trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần có Đại hội cổ đông - có quyền quyết định tối cao: bầu hoặc bãi miễn Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị - có trách nhiệm phân chia lợi nhuận, sửa đổi Điều lệ công ty, bảo toàn và phát triển giá trị các khoản vốn đầu tư của cổ đông... Ban giám đốc có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động quản lý kinh doanh. Cổ đông cũng có thể bầu ra Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty để bảo vệ lợi ích cho những người góp vốn. Chính vì những ưu việt của mình về trách nhiệm pháp lý, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, rõ ràng... mà hình thái Công ty cổ phần ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường khi có sự phát triển của thị trường chứng khoán - giúp việc giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu trở nên vô cùng dễ dàng. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán vừa duy trì được sự ổn định của doanh nghiệp vừa tạo nên sự di chuyển linh hoạt của các luồng vốn xã hội. Ngày nay, hàng ngàn tập đoàn công ty khổng lồ được hình thành theo hình thái Công ty cổ phần đã góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế của một quốc gia (do biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất) và tham gia đắc lực vào các qúa trình quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế. 1.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam - Sự lựa chọn tất yếu. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị ttrường nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN dựa trên sự đa dạng hoá về các loại hình sở hữu. Đó là một chủ trương đúng đắn để khôi phục lại nền kinh tế nước nhà sau chiến tranh và sau những hậu quả mà cơ chế quản lý kinh tế cũ đem lại. Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh chúng ta đã xã định được rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để - trong đó CPH một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. 1.3.1. Tại sao phải chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần? Do đặc điểm nước ta vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp nên những ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại ở đại bộ phận các doanh nghiệp. Vì thế, khi chuyển sang cơ chế mới các DNNN thường làm ăn kém hiệu quả, không có lãi. Lúc đó Nhà nước buộc phải có chính sách tài trợ, bao cấp. Tài trợ là một sách lược luôn luôn cần thiết nhằm đảm bảo cho các DNNN hoạt động tốt theo chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Còn bao cấp là một việc không đáng làm, nó chỉ làm cho các doanh nghiệp ngày càng ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm mà Nhà nước lại phải bù lỗ. Trong điều kiện ngân sách luôn thiết hụt thì đây thực sự là một gánh nặng nếu doanh nghiệp này thực ra là không cần phải duy trì hình thức quốc doanh. Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương, năm 1996 tổng số nợ là 174.797 tỉ đồng, năm 1999 lên tới 199.060 tỉ đồng. Trong đó nợ phải trả là 126.366 tỉ đồng và nợ phải thu là 72.644 tỉ đồng. So với tổng số vốn toàn bộ doanh nghiệp, số nợ phải thu chiếm tới 62% và số nợ phải trả là 109%, trong khi khả năng thanh toán rất thấp, nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỉ lệ không nhỏ đang là gánh nặng đối với nhiều DNNN. Nhiều doanh nghiệp còn phải dựa vào sự bao cấp rất lớn của Nhà nước. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm các doanh nghiệp còn phải vay tới 85% vốn Nhà nước với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên vẫn có một số ít DNNN làm ăn có hiệu quả, phát triển được nhưng tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành và chưa tạo ra sự liên kết phát triển bền vững. Thông thường các DNNN có quy mô nhỏ bé và dàn trải vè ngành nghề. Đến nay cả nước có khoảng 5.280 doanh nghiệp, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 22 tỉ đồng (khoảng 1,5 triệu USD). trong đo số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng (khoảng 350 nghìn USD) chiếm tới 65,45%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỉ đồng (trên 700 nghìn USD) chỉ chiếm dưới 21%. Đặc biệt số doanh nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý quy mô còn nhỏ bé hơn nhiều, trong đó số doanh nghiệp có vốn dưới 1tỉ đồng (khoảng 70 nghìn USD) còn chiếm hơn 30%. Nhiều doanh nghiệp cùng loại thì hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng một địa bàn tạo ra sự cạnh tranh khônh đáng có. Do dàn trải về ngành nghề từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ, manh mún về vốn trong khi vốn đầu tư của Nhà nước rất hạn chế đã gây chi phối xé lẻ các nguồn lực kể cả hoạt động quản lý của Nhà nước, không tập trung được cho những ngành lĩnh vực then chốt. Thiếu vốn cũng là nguyên nhân làm cho công nghệ của chúng ta không cải thiện được, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém: sản phẩm làm ra thường kém chất lượng, giá cả lại cao, không có thị trường tiêu thụ (chỉ khoảng 15% đạt chất lượng xuất khẩu) nên cũng thua thiệt trong hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới. Các máy móc, thiết bị được trang bị thường nhập từ nhiều nước với các chủng loại và thế hệ rất khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thì dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50%, có tới 38% ở dạng phải thanh lý. Do nhiều lý do khác nhau không ít trường hợp chúng ta nhập khẩu những máy móc không đúng tiêu chuẩn và quy cách, thường là công nghệ thải của các nước phát triển được tân trang lại. Hơn nữa, việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề chưa được chú trọng hoặc chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa có những ràng buộc về mặt lợi ích để người lao động phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí... rất khó kiểm soát đang là những nhân tố làm khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh những khó khăn chủ quan xất phát từ nội bộ nền kinh tế, thì các tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế thế giới mang lại như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gần đây đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất nước một cách ổn định vững chắc không những cho các năm trước mắt mà cho cả tương lai lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) của Đảng đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các doanh nghiệp Nhà nước , phấn đâú đưa chúng thực sự trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm nòng cốt để thực hiện thành công tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế thế giới có hiệu quả. Tiếp theo, Chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTg ngày 21/4/1998, trong đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện và quyết tâm thông qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu doanh nghiệp hợp lý mạnh mẽ được quản lý tốt. CPH là một trong 4 nội dung quan trọng của quá trình đổi mới sắp xếp (bao gồm: Đổi mới cơ chế quản lý DNNN; tổ chức lại, củng cố và hoàn thiện Tổng công ty Nhà nước; CPH DNNN và áp dụng các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê những DNNN có quy mô nhỏ). 1.3.2. Cổ phần hóa là gì? Qua CPH hình
Luận văn liên quan