Đề tài Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều than phần

Ở nước ta đi lên từsản xuất nhỏ, chủyếu là thủcông, công nghệlạc hậu thô sơ đi lên chủnghĩa xã hội do vậy các thành phần kinh tếvẫn còn tồn tại nâu dài và tiếp tục phát triển. Các thành phần kinh tếvẫn còn có nhiều mặt tích cực đểthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện nhất quán chiến tranh phát triển nền kinh tếthành phần, các thành phần kinh tếkinh doanh theo pháp luật đều là bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, cùng phát triển nâu dài hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. Trong đó kinh tếNhà nước giữvai trò chủ đạo, Kinh tếNhà nước cùng kinh tếtập thểngày càng trởthành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân. Nền kinh tếnhiều thành phàn bao gòm kinh tếNhà nước, kinh tếtập thể, kinh tếcá thể, tiểu thủ, kinh tếtưbản Nhà nước, Tưbản tưnhân. Kinh tếcó vốn đầu tưnước ngoài, tổchức kinh doanh đang xen hỗn hợp nhiều hình thức sởhữu giữa các thành phần kinh tếvới nhau, giữa trong nước và ngoài nước, kinh tếcổphần . Mặt khác cơcấu kinh tếnhiều thành phần tồn tại một cách khách quan, vì : Khi bước vào thời kỳquá độlên chủnghĩa xã hội, xuất phát điểm vềlực lượng sản xuất thấp năng xuất lao động và trình độphát triển kinh tếrất thấp và không đều giữa các xí nghiệp, giữa các ngành, giữa các vùng. trong nền kinh tế. Trong điều kiện đó, xã hội cũ để lại không ít các thành phần kinh tếvà không thểbỗng chốc có thểcải biến nhanh được. Hơn nữa, sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệsản xuất mới, xuất hiện thêm một số thành phần kinh tếmới (kinh tếNhà nước, kinh tếtập thể, kinh tếtưbản Nhà nước .). Các thành phần kinh tếcũvà các thành phần mới tồn tại khách quan, xoắn xuýt với nhau, cấu thành đặc điểm kinh tếtrong thời kỳquá độlên chủnghĩa xã hội ởnước ta.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều than phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều than phần.” 2 MỤCLỤC A- Lời nói đầu I- Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 II- Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 1 III- Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1 IV- Phương pháp nghiên cứu ................................................... 1 B- Nội dung: I- Nền kinh tế nhiều thành phần .......................................................................................... 2 II- Sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước ......................................................................... 5 III- Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần .................... 7 IV- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước ................................................................ 7 V- Doanh nghiệp Nhà nước ở thời kỳ trước đây, hiện tại và tương lai .............................. 22 C- Kết luận I- Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước ................................................................................ 46 II- Kiện toàn và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước ........................ 50 III- Cổ phần đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ................................................ 58 IV- Tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ............. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc 2- Luật doanh nghiệp Nhà nước 3- Giáo trình luật kinh tế 4- Giáo trình LSHTKT 5- Tạp chí cộng sản ...... 3 A- LỜI NÓI ĐẦU I- Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là một yêu cầu cấp bách và trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Chính vì vậy em chọn đề tài "Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần" II- Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu về "Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần". III- Mục tiêu nghiên cứu Đề án nghiên cứu về "Doa nh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần" làm rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước, chế độ pháp lý, nững mặt còn tồn tại trong hoạt động của nó, những chính sách của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này, từ đó có thể đề ra giải pháp phát triển sao cho nó giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. IV- Phương pháp nghiên cứu. 1- Phương pháp tổng hợp phân tích Tổng hợp các loại tài liệu sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: vă kiện đại hội Đảng, tạp chí cộng sản, luật doanh nghiệp Nhà nước... từ đó phân tích làm sáng tỏ nội dung của đề tài 2- Phương pháp lôgíc lịch sử Tìm hiểu sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trong lịch sử phát triển trên cơ sở đó làm sáng rõ sự phát triển của nó. 4 B- NỘI DUNG I. Nền kinh tế nhiều thành phần: Ở nước ta đi lên từ sản xuất nhỏ, chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu thô sơ đi lên chủ nghĩa xã hội do vậy các thành phần kinh tế vẫn còn tồn tại nâu dài và tiếp tục phát triển. Các thành phần kinh tế vẫn còn có nhiều mặt tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện nhất quán chiến tranh phát triển nền kinh tế thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển nâu dài hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế nhiều thành phàn bao gòm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ, kinh tế tư bản Nhà nước, Tư bản tư nhân. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh đang xen hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước, kinh tế cổ phần . Mặt khác cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại một cách khách quan, vì : Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xuất phát điểm về lực lượng sản xuất thấp năng xuất lao động và trình độ phát triển kinh tế rất thấp và không đều giữa các xí nghiệp, giữa các ngành, giữa các vùng... trong nền kinh tế. Trong điều kiện đó, xã hội cũ để lại không ít các thành phần kinh tế và không thể bỗng chốc có thể cải biến nhanh được. Hơn nữa, sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước ...). Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần mới tồn tại khách quan, xoắn xuýt với nhau, cấu thành đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ..., vốn là những nhiệm vụ trọng yếu của thời kỳ quá độ ở nước ta. Song trong điều kiện thu nhập quốc dân còn thấp và ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, nếu chỉ trồng chờ vào Nhà nước sẽ không hoặc chậm thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Để thực hiện có hiệu quả với tốc độ nhanh các nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, phải giải phóng mọi tiềm lực bị kìm hãm từ trước đến nay, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, công nghệ, 5 kinh nghiệm quản lý, sức lao động nhất là nguồn lao động trí tuệ... Mục đích đó chỉ có thể thực hiện khi sử dụng được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. - Nước ta thuộc loại nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có lợi thế về chất lượng lao động được biểu hiện ở trình độ dân số biến chữ chiếm 87,7% trong dân cư, một tỷ lệ cao só với tiêu chuẩn quốc tế và so vứi nhiều nước đang phát triển, đó là mặt thuận lợi. Song số người chưa có việc làm còn nhiều thì số người chưa có việc làm được quy đổi lên đến 7,5 triệu người - tạo nên sức ép xã hội đối với kinh tế. Trong khi đó, khả năng kinh tế quốc doanh thu hút sức lao động , vì thiếu vốn, nhất là vốn ngoại tệ mạng. Trong điều kiện đó, khai thác, tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một trong những cách tốt nhất để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Cũng cần ý thức rằng, vấn đề thất nghiệp là vấn đề chung của nền kinh tế hàng hoá, chứ không phải chỉ riêng có trong xã hội tư bản. Hơn nữa, trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần mà nhận thức khái niệm: có việc làm, không có hay chưa có việc làm. Từ đó sớm khắc phục những mặc cảm không đúng trước đây, cho rằng chỉ khi nào người lao động làm việc trong các xí nghiệp Nhà nước, mới gọi là có việc làm. Rõ ràng sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần yêu cầu khách quan đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, một yêu cầu phải kết hợp chiến lược kinh tế với chiến lược xã hội cần được coi trọng. Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn. Đó là vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất nên phù hợp với thực trạng thấp kém và không đều của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta. - Góp phần khôi phục cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá mà trước đây, do nôn nóng, đã xoá bỏ nó mọt cách không tự giác. Sai lầm này xét về mặt thực chất là xoá bỏ đi quyền tự do kinh doanh và quyền dân chủ về kinh tế của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật. 6 - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạng tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước, tạo điều kiện khai thác sức mạnh về vốn, khoa học và công nghệ mới trên thế giới. - Tạo điều hiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản Nhà nước, như nhưng "cầu nối:, trạng,"trung gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự phân tích trên cho thấy sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu kinh tế khách quan và có nhiều lợi ích to lớn trong thời kỳ quá độ. Nó vừa phù hợp với thực tiễn về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. II- Sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước: 1- Khái niệm về kinh tế Nhà nước: Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất làm cơ sở sản xuất. Nó bào gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các tài sản của sở hữu Nhà nước như đất đai, ngân sách các nguồn dự trữ, tài nguyên.v.v... Phần vốn các doanh nghiệp góp bào các doanh nghiệp cổ phần hay liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Kinh tế Nhà nước một thành phần kinh tế có nhiều bộ phận hợp thành trong đó, doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận nòng cốt. Kinh tế Nhà nước không những lớn mạnh và giữ vai trò chủ đạo đối với các thành phần kinh tế khác trong cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta 2- Khái niệm- Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động lao động hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Kinh tế Nhà nước nói chung - doanh nghiệp Nhà nước nói riêng: Đã được xây dựng và phát triển ở miền Bắc đã gần 40 năm và 20 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Từ khi ra đời cho đến nay, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này. Các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, đã giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sản 7 xuất và cung ứng phần lớn cho các ngành của nền kinh tế quốc dân mà một bộ phận quan trọng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Kinh tế Nhà nước vẫn là thành phần kinh tế đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước, vì vậy cần phải tiếp tục phát triển doanh nghiệp Nhà nước trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, phát triển về mọi phương diện. Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần là yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ phát triển các doanh nghiệp Nhà nước thực chất là xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Mặt khác, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng dân chủ văn minh thì Nhà nước phải can thiệp, tham gia vào nền kinh tế. Một cách tham gia quan trọng nhất vào thị trường là xây dựng các doanh nghiệp của mình đủ mạnh để khống chế thị trường với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cho là quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là chỗ dựa để điều chỉnh các chính sách kinh tế xã hội. Trong đường lối phát triển kinh tế được trình bầy trong dự thảo Đại hội Đảng IX đã đưa ra là: "Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm vững vị trí then chốt là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước điều chỉnh và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật". Trong thực tiễn nền kinh tế, chính trị xã hội một số ngành, lĩnh vực cần có Nhà nước tham gia vào. Nếu Nhà nước không tham gia vào sẽ gây ra thất bại trong thị trường và tình hình chính trị sẽ bất ổn định, an ninh quốc phòng không được giữ vững. Doanh nghiệp Nhà nước là một đặc trưng cơ bản để phân biệt kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, Kinh tế Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, kinh tế Nhà nước tạo điều kiện mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác phát triển, tạo điều kiện xây dựng chế độ mới. Từ đó chúng ta thấy rằng sự tồn tại của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước là đòi hỏi, là yêu cầu của nền kinh tế. a III- Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần: 8 Lực lượng doanh nghiệp Nhà nước hàng năm đóng góp khoảng 40% trong cơ cấu GDP của nước ta, chiếm giữ khoảng 70% vốn và tài sản cố định của nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng. Nhìn chung lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng then chốt trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cá biệt có một số ngành có vị trí độc quyền kinh doanh. Từ năm 1995 hàng năm doanh nghiệp Nhà nước đóng góp từ 26 - 28% nguồn thu thuế trong nước, nếu tính cả các khoản thu thuế và phí được thu thông qua doanh nghiệp Nhà nước thì đóng góp khoảng 60% các nguồn thu thuế và phí của ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng khoảng 15% lực lượng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Mức tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước xấp xỉ mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng xấp xỉ ngoài quốc doanh trong nước. Tóm lại, nếu chỉ xét về quy mô, tài sản sự đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách Nhà nước thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. IV- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước 1- Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Định nghĩa trên cho thế doanh nghiệp Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao. Hai là, doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu Nhà nước doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là Nhà nước. 9 Ba là, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, có nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý. 2- Phân loại doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước có thể được phân loại theo các tiêu chí pháp lý khác nhau. Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia doanh nghiệp Nhà nước thành Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc và doanh nghiệp Nhà nước thành viên. Tổng Công ty Nhà nước là doanh nghiệp có quy mô lớn, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ.v.v.... Tổng Công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên như: đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạchh toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Tổng Công ty Nhà nước được phân biệt thành Tổng Công ty 91 và Tổng Công ty 90. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập là doanh nghiệp Nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập còn được phân biệt thành doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp Nhà nước thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của tổng Công ty Nhà nước. Nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì có thể phân biệt doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Doanh nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Pháp luật còn quy định tiêu chuẩn để xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước. Theo quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996, doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, bao gồm: - Các Tổng Công ty 91 - Các Tổng Công ty 90 có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên. 10 - Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có các điều kiện sau đây: giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, chức danh Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm (Hiện nay có 24 doanh nghiệp Nhà nước được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt bao gồm: 18 Tổng Công ty 91. Liên hiệp đường sắt, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh và Công ty thương mại dịch vụ Sài Gòn). 3- Quy chế pháp lý về thành lập và tổ chức doanh nghiệp Nhà nước a- Thành lập: Khác với thủ tục thành lập theo luật doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải theo trình tự sau: * Thứ nhất đề nghị và quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định cố 50/CP ngày 26/8/1996 của Chính phủ bao gồm: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định phát triển của ngành, địa phương hoặc tổng Công ty mình. Chủ tịch UBND cấp huyện là người đề nghị thành lập doanh nghiệp công ích hoạt động trên địa bàn cấp huyện. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước không thể đồng thời là người quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải lập hồ sơ gửi đến người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: - Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp - Đề án thành lập doanh nghiệp - Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều điều lệ được cấp - Dự thảo điều lệ doanh nghiệp. - Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp - Ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành đối với các ngành nghề kinh doanh đối với các ngành kinh doanh chính là giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề đòi hỏi phải có giấy phép quy định của pháp luật. - Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường 11 - Ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh về quyền sử dụng đất Sau khi nhận hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp quy định của pháp luật. Căn cứ vào ý kiến của hội đồng thẩm định người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước - Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng được Thủ tướng uỷ quyền, Bộ trưởng quản lý ngành, chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và quyết định thành lập doanh nghiệp. * Thứ hai, đăng ký kinh doanh: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: - Quyết định thành lập - Điều lệ doanh nghiệp - Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp - Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và c
Luận văn liên quan