Đề tài Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ có tư cách pháp nhân không

Theo khoản 1, Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 có nêu khái niệm của doanh nghiệp tư nhân như sau: “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (DN)”. Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng DNTN là một loại hình DN được nhà nước thừa nhận và điều chỉnh mọi hoạt động thông qua luật Doanh nghiệp 2005. Trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của DNTN chúng ta thấy có những vấn đề cần nghiên cứu để có thể hiểu rõ thêm về loại hình DN còn khá mới mẻ này thông qua việc giải quyết hai vấn đề sau đây: a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Xét ở khía cạnh tư cách pháp nhân của DNTN: Trong Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta có thể thấy bộ luật đã quy định cụ thể các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại các điều luật như: công ty TNHH (Khoản 2, Điều 38), Công ty cổ phần (Khoản 2, Điều 77), công ty hợp danh (Khoản 2, Điều 130). Như vậy, các loại hình DN trên có tư cách pháp nhân từ khi nó được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng DNTN không được đề cập đến vấn đề này trong một điều luật cụ thể nào. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng DNTN không có tư cách pháp nhân. Vậy vì lí do gì mà DNTN không có tư cách pháp nhân như các doanh nghiệp khác. - Thứ nhất: Giả sử khẳng định trên là đúng thì có sự mâu thuẫn. Bởi như chúng ta đã biết Công ty TNHH một thành viên cũng là một loại hình doanh nghiệp một chủ nhưng nó vẫn được quy định là có tư cách pháp nhân. Do đó có thể khẳng định rằng một cá nhân làm chủ không phải là nguyên nhân để DNTN không có tư cách pháp nhân. -Thứ 2: Theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể là tại Điều 84 có quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau : “1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” Xét các điều kiện vừa nêu trên chúng ta thấy rằng DNTN được thành lập một cách hợp pháp thông qua sự công nhận của Nhà nước được thể hiện trong giấy phép đăng kí kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đưa ra với loại hình này. Thêm vào đó, DNTN là một loại hình doanh nghiệp độc lập, DNTN cũng phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới để quản lí các mặt hoạt động của bản thân doanh nghiệp đó một cách thống nhất . Tuy nhiên, ở điều kiện thứ 3 về tài sản của doanh nghiệp phải độc lập với tài sản của các thành viện trong doanh nghiệp thì DNTN lại không đáp ứng được điều kiện này. Bởi chủ doanh nghiệp tư nhân đem một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân minh ra và tự tổ chức các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên số tài sản đó không cần phải qua thủ tục chuyển quyền sở hữu để tài sản đó trở thành tài sản của DN, phục vụ cho các giao dịch thương mại của doanh nghiệp, chính vì điều này có thể kết luận rằng hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản của đưa vào kinh doanh và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Thêm vào đó vì việc không có sự chuyển quyền sở hữu tài sản của chủ doanh nghiệp sang cho DNTN đó mà khó có thể quản lí và việc DNTN tự chịu các loại trách nhiệm tài sản bằng tài sản của doanh nghiệp rất khó thực hiện. Hơn thế, DNTN nhân danh mình trong việc kí kết các loại hợp đồng trên thực tế nhưng chủ DNTN mới là người mang tư cách nguyên đơn, bị đơn khi tham gia tố tụng trước Tòa án hay Trọng tài thương mại. Đó là những căn nguyên làm cho DNTN không được công nhận là có tư cách pháp nhân chứ không phải vì DN này chỉ có một cá nhân làm chủ như khẳng định trên. Như vậy khẳng định trên đây là một khẳng định sai.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ có tư cách pháp nhân không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu nhận xét về các khẳng định sau: a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Bài làm Theo khoản 1, Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 có nêu khái niệm của doanh nghiệp tư nhân như sau:  “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (DN)”. Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng DNTN là một loại hình DN được nhà nước thừa nhận và điều chỉnh mọi hoạt động thông qua luật Doanh nghiệp 2005. Trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của DNTN chúng ta thấy có những vấn đề cần nghiên cứu để có thể hiểu rõ thêm về loại hình DN còn khá mới mẻ này thông qua việc giải quyết hai vấn đề sau đây: a.     Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Xét ở khía cạnh tư cách pháp nhân của DNTN: Trong Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta có thể thấy bộ luật đã quy định cụ thể các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại các điều luật như: công ty TNHH (Khoản 2, Điều 38), Công ty cổ phần (Khoản 2, Điều 77), công ty hợp danh (Khoản 2, Điều 130). Như vậy, các loại hình DN trên có tư cách pháp nhân từ khi nó được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng DNTN không được đề cập đến vấn đề này trong một điều luật cụ thể nào. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng DNTN không có tư cách pháp nhân. Vậy vì lí do gì mà DNTN không có tư cách pháp nhân như các doanh nghiệp khác. - Thứ nhất: Giả sử khẳng định trên là đúng thì có sự mâu thuẫn. Bởi như chúng ta đã biết Công ty TNHH một thành viên cũng là một loại hình doanh nghiệp một chủ nhưng nó vẫn được quy định là có tư cách pháp nhân. Do đó có thể khẳng định rằng một cá nhân làm chủ không phải là nguyên nhân để DNTN không có tư cách pháp nhân. -Thứ 2: Theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể là tại Điều 84 có quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau : “1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3.  Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” Xét các điều kiện vừa nêu trên chúng ta thấy rằng DNTN được thành lập một cách hợp pháp thông qua sự công nhận của Nhà nước được thể hiện trong giấy phép đăng kí kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đưa ra với loại hình này. Thêm vào đó, DNTN là một loại hình doanh nghiệp độc lập, DNTN cũng phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới để quản lí các mặt hoạt động của bản thân doanh nghiệp đó một cách thống nhất . Tuy nhiên, ở điều kiện thứ 3 về tài sản của doanh nghiệp phải độc lập với tài sản của các thành viện trong doanh nghiệp thì DNTN lại không đáp ứng được điều kiện này. Bởi chủ doanh nghiệp tư nhân đem một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân minh ra và tự tổ chức các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên số tài sản đó không cần phải qua thủ tục chuyển quyền sở hữu để tài sản đó trở thành tài sản của DN, phục vụ cho các giao dịch thương mại của doanh nghiệp, chính vì điều này có thể kết luận rằng hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản của đưa vào kinh doanh và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Thêm vào đó vì việc không có sự chuyển quyền sở hữu tài sản của chủ doanh nghiệp sang cho DNTN đó mà khó có thể quản lí và việc DNTN tự chịu các loại trách nhiệm tài sản bằng tài sản của doanh nghiệp rất khó thực hiện. Hơn thế, DNTN nhân danh mình trong việc kí kết các loại hợp đồng trên thực tế nhưng chủ DNTN mới là người mang tư cách nguyên đơn, bị đơn khi tham gia tố tụng trước Tòa án hay Trọng tài thương mại. Đó là những căn nguyên làm cho DNTN không được công nhận là có tư cách pháp nhân chứ không phải vì DN này chỉ có một cá nhân làm chủ như khẳng định trên.  Như vậy khẳng định trên đây là một khẳng định sai. b.    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Đối với quan điểm trên thì có 2 ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng DNTN là một chủ thể pháp lí độc lập, quyền và nghĩa vụ của DNTN không hoàn toàn đồng nhất với quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN, bởi những lí do sau đây: DNTN cũng là một loại doanh nghiêp được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh nên nó cũng phải có những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định ở Điều 8 và Điều 9 của luật này. Thứ 2 đó là giấy phép đăng kí kinh doanh chỉ được cấp cho DNTN chứ không cấp cho chủ doanh nghiệp hay các chi nhánh của nó (các chi nhánh này chỉ được cấp giấy phép hoạt động chứ không phải là giấy phép kinh doanh). DNTN cũng có con dấu riêng đúng tiêu chuẩn như các loại hình doanh nghiệp khác. Và xét trên mặt thực tế thì những hợp đồng được kí kết gồm có 2 bên, trong đó một bên được ghi là người kí kết một bên là doanh nghiệp chứ không phải là chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người và theo tôi thì đây là quan điểm đúng vì những lý do sau đây: Nếu xét trên phương diện pháp lý ta thấy rằng DNTN không chỉ là một địa điểm kinh doanh của chủ doanh nghiệp mà còn là một chủ thể pháp lí độc lập, được nhà nước công nhận tư cách pháp lí độc lập thông qua giấy phép đăng kí kinh doanh khi đáp ứng đươc những điều kiện do pháp luật quy định. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, những quyền và nghĩa vụ của DNTN đều được thực hiện thông qua chủ của doanh nghiệp đó. Nguốn vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân nên chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân như: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… ( Khoản 3, Điều 142 Luật thương mại năm 2005), Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…(Khoản 1, Điều 143), cho thuê doanh nghiệp( Điều 144), bán doanh nghiệp( Điều 145), Tạm ngừng kinh doanh( Điều 156), giải thể doanh nghiệp tư nhân(Điều 157)….; tự mình tiến hành các hoạt động thương mại và thông qua những hành vi đó trực tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa DNTN với các chủ thẻ khác cũng như trước pháp luật. Đồng thời với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của DNTN, Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp chủ doanh nghiệp( Điều 143) và chủ doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm vô hạn mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân bằng tài sản của doanh nghiệp đó. Khi thực hiện những quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thì cũng tức là chủ DNTN cũng đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là một chủ của doanh nghiệp mà không có sự tách bạch nào giữa chúng. Như vậy, khẳng định trên đây là một khẳng đinh ĐÚNG Qua việc phân tích 2 quan điểm trên đây về DNTN thì chúng ta có thể thấy rằng tuy DNTN là một loại hình DN do một cá nhân làm chủ và có những nét đặc thù khác với các loại hình doanh nghiệp khác khiến cho DNTN trở thành một loại hình doanh nghiệp khá phức tạp và lí thú không chỉ với người nghiên cứu mà còn với cả những nhà đầu tư. Do vậy cần hoàn chỉnh pháp luật hơn nữa để thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư vào loại hình DN độc đáo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Giáo trình Luật thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006. Bộ Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 năm 2005. TỪ VIẾT TẮT. DNTN: Doanh nghiệp tư nhân.
Luận văn liên quan