Đề tài Độc học chì

Ngành công nghiệp phát triển đem lại cuộc sống tiện nghi hơn, song cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, đáng ngại nhất hiện nay là nhiễm độc kim loại và các hóa chất. Ngộ độc kim loại nặng là một vấn đề không còn mới, xong đây luôn là một vấn đề nhức nhối của thời đại. Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng nguyên tử lớn, khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 như vàng, platin (bạch kim), chì, thủy ngân, . thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Nhìn chung kim loại nặng là các chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như Đồng (Cu), Sắt (Fe), Selen (Se)., tuy nhiên với sự hiện diện hàm lượng quá lớn kim loại nặng thì nó sẽ gây độc tính nghiêm trọng con người và môi trường như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),. Trong những chất thải độc hại thì Chì, Thủy ngân, Asen và Cadimi đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, và thứ sáu theo xếp loại dược tính của Hoa Kì. Những kim loại này gây độc trong tất cả các trạng thái tồn tại của chúng. Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng phong phú , đa dạng của con người thì các loại kim loại này vẫn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trước mắt của mình.Chì là một trong những mối nguy hại hàng đầu. Chì được loài người biết đến từ lâu. Chì và các hợp chất của chì được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y học, quân sự, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật hạt nhân Như vậy, chì đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của con người. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà chì mang lại thì nó luôn là một mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt ở các đô thị lớn. Và ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là sự tác động của chì đến sự phát triển trí tuệ và sự phát triển của thế hệ trẻ – tương lai của xã hội.Ở các nước đang phát triển, phần lớn trẻ em dưới 2 tuổi đều có mức chì trung bình trong máu lớn hơn 10 μg/dl. Một cuộc khảo sát tại 17 điểm nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định được từ 65- 99,5% trẻ em sống trong vùng công nghiệp và giao thông phát triển mạnh có mức chì trong máu vượt 10 µg/dl. Ngay cả các vùng ngoại vi có đến 50% trẻ em có mức chì trong máu không thể chấp nhận được. Ở châu Phi mặc dù trình độ công nghiệp hóa và mức sử dụng ô tô tương đối thấp, song ô nhiễm chì cũng là các vấn đề quan trọng. Tại Nigeric 13-30% trẻ em ở các đô thị có mức chì trong máu hơn 25 μg/dl.

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Độc học chì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỀ TÀI ĐỘC HỌC CHÌ GVHD: Lê Quốc Tuấn SVTH : Nhóm 4 1. NGUYỄN THỊ KHÁNH LY 12127248 2. PHẠM VĂN HỒNG QUANG 12127142 3. ĐỖ VĂN THUẬN 12127174 4. TRẦN TẤN CƯỜNG 12127052 5. NGUYỄN HOÀNG HẢI 12127073 6. NGUYỄN THỊ KIM YẾN 12127273 TP.HCM, tháng 4 năm 2014 MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 Quặng chì Hình 2 Pin ắc quy Hình 3 Súng chì Hình 4 Pha lê Hình 5 Tranh sơn dầu pha chì (sơn chì) Hình 6 Ô duyên Hình 7 Mật đà tăng tán bột Hình 8 Duyên đơn Hình 9 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hình 10 Số electron trên vỏ điện tích của nguyên tử chì Hình 11 Khói thải từ nhà máy khai thác và xử lí chì tại La Oroya (Peru) khiến máu trẻ em nhiễm độc chì nặng Hình 12 Nước sông Hồng qua địa phận tỉnh Yên Bái bị nhiểm độc chì Hình 13 Sơn, mỹ phẩm, trang sức và các loại đồ chơi trẻ em chứa chì Hình 14 Công nhân tái chế acquy,thợ hàn thường xuyên tiếp xúc với acquy, các thiết bị điện tử chứa hàm lượng chì cao. Hình 15 Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chì cao Hình 16 Các loại thuốc đông y chứa hàm lượng chì cao Hình 17 Cơ quan hô hấp ở người Hình 18 Cơ quan tiêu hóa ở người Hình 19 Cấu tạo ở da người Hình 20 Cơ chế gây độc của chì Hình 21 Sự phân bố chì trong cơ thể Hình 22 Đậu xanh Hình 23 Tôm khô Hình 24 Cà rốt Hình 25 Trà xanh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Đồng vị ổn định nhất của chì Bảng 2 Hằng số căn bằng của các dung dịch phức chì clorua ở 250C Bảng 3 Hàm lượng chì trong đất và rau ở Upper Silesia (Gzyl 1990< mg/kg) Bảng 4 Hàm lượng Pb trong đất bị ô nhiễm ở một số nước Bảng 5 Các vi sinh vật hấp thụ kim loại nặng Bảng 6 Chi phí các biện pháp xử lý ô nhiễm đất Chương I. GIỚI THIỆU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp phát triển đem lại cuộc sống tiện nghi hơn, song cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, đáng ngại nhất hiện nay là nhiễm độc kim loại và các hóa chất. Ngộ độc kim loại nặng là một vấn đề không còn mới, xong đây luôn là một vấn đề nhức nhối của thời đại. Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng nguyên tử lớn, khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 như vàng, platin (bạch kim), chì, thủy ngân, .... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Nhìn chung kim loại nặng là các chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như Đồng (Cu), Sắt (Fe), Selen (Se)..., tuy nhiên với sự hiện diện hàm lượng quá lớn kim loại nặng thì nó sẽ gây độc tính nghiêm trọng con người và môi trường như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),... Trong những chất thải độc hại thì Chì, Thủy ngân, Asen và Cadimi đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, và thứ sáu theo xếp loại dược tính của Hoa Kì. Những kim loại này gây độc trong tất cả các trạng thái tồn tại của chúng. Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng phong phú , đa dạng của con người thì các loại kim loại này vẫn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trước mắt của mình.Chì là một trong những mối nguy hại hàng đầu. Chì được loài người biết đến từ lâu. Chì và các hợp chất của chì được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y học, quân sự, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật hạt nhân…Như vậy, chì đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của con người. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà chì mang lại thì nó luôn là một mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt ở các đô thị lớn. Và ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là sự tác động của chì đến sự phát triển trí tuệ và sự phát triển của thế hệ trẻ – tương lai của xã hội.Ở các nước đang phát triển, phần lớn trẻ em dưới 2 tuổi đều có mức chì trung bình trong máu lớn hơn 10 μg/dl. Một cuộc khảo sát tại 17 điểm nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định được từ 65- 99,5% trẻ em sống trong vùng công nghiệp và giao thông phát triển mạnh có mức chì trong máu vượt 10 µg/dl. Ngay cả các vùng ngoại vi có đến 50% trẻ em có mức chì trong máu không thể chấp nhận được. Ở châu Phi mặc dù trình độ công nghiệp hóa và mức sử dụng ô tô tương đối thấp, song ô nhiễm chì cũng là các vấn đề quan trọng. Tại Nigeric 13-30% trẻ em ở các đô thị có mức chì trong máu hơn 25 μg/dl. Số người nhiễm chì đặc biệt cao trong dân nghèo ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển tương tự như nhau. Trong vùng đô thị người nghèo phải sống gần trục giao thông chính bị ô nhiễm chì cao từ các xe có động cơ và vận tải cao.Thêm vào đó, chì được hấp thu nhiều hơn từ các lỗ chân lông và khi thức ăn hằng ngày thiếu yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi. Gần đây, nhiều nguồn nhiễm đọc chì từ xăng pha dầu chiếm vị trí quan trọng. Mặc dù lượng chì trong xăng chỉ chiếm 2,2% của tổng lượng chì sử dụng, xăng có chì vẫn là nguồn duy nhất lớn của tất cả các phát thải chì trong vùng đô thị. Ước tính 90% tổng lượng chì phát thải vào khí quyển do xăng pha chì. Bên cạnh việc bị ngộ độc chì cấp tính đến sức khỏe thông qua việc hít thở, các phát thai từ các động cơ cũng có thể tích tụ chì trong đất gây nhiễm độc nước Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan, những tổn thương đặc biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Đối với trẻ em, ngay cả với hàm lượng chì nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp heme và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Hiện nay, nhiễm độc chì đến môi trường là một vấn đề đáng lo ngại. Việc sử dụng xăng pha chì đã thải ra một lượng khí độc hại có chứa hơi chì, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, tại các nhà máy mạ điện, nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuát pin, ắc quy, gốm sứ cũng thải ra một lượng lớn nước thải có nhiễm chì, nước thải này thải thẳng ra các kênh rạch, đồng ruộng…gây ô nhiễm nguồn nước, tích lũy trong đất, thực vật ở khu vực xung quanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở khu vực đó. Không chỉ dừng lại ở đó, chì còn len lỏi và có mặt khắp mọi nơi quanh chúng ta, trong chính ngôi nhà và những vật dụng, thức ăn, mỹ phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều tích tụ một lượng chì nhất định mà chúng ta không hề biết. Chính những thói quen, nhận thức, hiểu biết còn yếu kém về chì là nguyên nhân khiến chì trở thành một kẻ thù thầm lặng nguy hiểm khôn lường. Vì vậy việc tìm hiểu về nguồn gốc, các dạng tồn tại của chì, độc tính, cơ chế lan truyền, gây độc của chì và những ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe con người và môi trường là vấn đề cấp thiết. Đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về các vấn đề này đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm chì và các nguy cơ nhiễm độc từ chì một cách hiệu quả. 2. TỔNG QUAN VỀ CHÌ 2.1. Lịch sử phát triển về việc sử dụng kim loại chì của con người 2.1.1. Khái niệm chung về chì Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82. Chì có 2 trạng thái oxy hóa bền là Pb(II) và Pb(IV) và có 4 đồng vị là 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb. Trong môi trường nó tồn tại dưới dạng ion Pb2+ trong hợp chất hữu cơ và vô cơ. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền. Chì được con người phát hiện và sử dụng cách đây 6000 năm, do đó có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt. Chì là kim loại nặng (M=207, d=11,3g/cm3) có tính mềm dễ dát mỏng nên chì được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cuộc sống ngay từ xa xưa. Hình 1. Quặng Chì 2.1.2. Lịch sử phát triển của chì Chì từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng, dễ uốn cũng như dễ nung chảy. Các hạt chì kim loại có tuổi 6400 TCN đã được tìm thấy ở Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kì ngày. Vào đầu thời kì đồ đồng, chì được sử dụng cùng với Antimon và Asen. Nhà sản xuất chì lớn nhất trước thời kì công nghiệp là nền kinh tế La Mã, với sản lượng hằng năm 80.000 tấn. Đặc biệt chúng là phụ phẩm của quá trình nung chảy bạc. Hoạt động khai thác mỏ của La Mã diễn ra ở Trung Âu, Anh thuộc La Mã, Balkan, Hy Lạp, Tiểu Á; riêng ở Hispania chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Các ống chì La Mã thường khảm lên phù hiệu của các hoàng đế La Mã. Đường ống dẫn nước bằng chì ở Tây Latin có thể đã được duy trì vượt qua thời kì Theodoric Đại đế tới tận thời Trung cổ. Một số thỏi chì La Mã tượng trưng cho lịch sử khai thác chì Derbyshire và trong lịch sử công nghiệp của các trung tâm kinh tế ở Anh khác. Người La Mã cũng sử dụng chì nóng chảy để giữ các chân trụ sắt gắn kết với các khối đá vôi lớn ở các nhà thờ nhất định. Trong giả kim thuật, chì từng được cho là kim loại cổ nhất và liên quan đến Sao Thổ. Các nhà giả kim thuật sử dụng biểu tượng của Sao Thổ để ám chỉ chì. Họ từng có tham vọng biến chì thành vàng, và Nicholas Flamel là một trong số những người đó. Ông đã tạo ra “hòn đá triết gia” một vật có thể biến chì thành vàng. Trải qua nhiều thế kỉ, chì thu được từ gallen (PbS), qua sự nấu chảy để loại bỏ sunfua và lấy được oxit chì, những đặc tính hữu dụng của chì đã được khai thác để sản xuất phục vụ cho con người. Hiện nay, chì vẫn còn là một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi và linh động trong cuộc sống. Nhưng không may mắn, người ta vẫn còn nghĩ rằng: “Đế chế La Mã cổ xưa đã bị đầu độc bằng chì” - một số nhà độc chất học người Mỹ và Canađa đã đi đến kết luận như vậy. Theo ý kiến của họ, việc sử dụng đồ đựng (bình, cốc, chén) bằng chì và các mỹ phẩm chứa các hợp chất của chì đã dấn đến sự ngộ độc kinh niên và chết yểu của giới quyền quý La Mã. Người ta biết rằng, nhiều hoàng đế từng cai trị đế chế La Mã trong vài thế kỷ đầu công nguyên, tức là ở thời kỳ tồn tại cuối cùng của đế chế này, đã mắc chứng bệnh tâm thần nào đó. Tuổi thọ trung bình của các ông trưởng thị tộc ở La Mã thời ấy thường không quá 25. Những người thuộc các đẳng cấp thấp nhất thì bị nhiễm độc chì ở mức độ ít hơn vì họ không có cốc chén bằng chì đắt tiền và họ không dùng mỹ phẩm. Nhưng họ cũng sử dụng ống dẫn nước do những người nô lệ La Mã làm ra, mà chúng ta đã biết, các ống đó đều được làm bằng chì. Con người thì chết dần chết mòn, đế chế thì quặt quẹo. Lẽ tất nhiên, có lỗi trong đó không phải chỉ riêng chì. Còn có những nguyên nhân sâu xa hơn - về mặt chính trị, xã hội, kinh tế. Song dù sao vẫn có một phần sự thật trong lập luận của các nhà bác học Mỹ: khi tiến hành khai quật đã phát hiện thấy là hài cốt của người La Mã cổ đại chứa một lượng chì lớn. Nhưng không phải chỉ riêng việc làm cho đế chế La Mã bị diệt vong, mà còn có những sự việc đen tối khác đè nặng lên “lương tâm” của chì. Trong thời kỳ mà tòa án giáo hội đang hoành hành, các giáo sĩ dòng tên (Jésuites) đã sử dụng chì nóng chảy làm dụng cụ tra tấn và hành hình. Còn ở Ấn Độ, ngay từ đầu thế kỷ XIX, nếu một người thuộc đẳng cấp thấp hèn mà cố ý hoặc vô tình nghe lỏm kinh kệ của những người Bà la môn thì sẽ bị rót chì nóng chảy vào tai. Từ khi sáng chế ra súng ống, chì bắt đầu được đúc đạn giết người cho súng lục, súng trường; chì đã trở thành “lý lẽ vững chắc” nhất trong các cuộc tranh giành giữa các phe đối địch. Chì đã nhiều lần quyết định cục diện của những trận đánh lớn cũng như của những trận ẩu đả côn đồ lặt vặt. Khi tiếp xúc ở mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức độ cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương. Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại. 2.2. Các hợp chất quan trọng của chì 2.2.1. Hợp chất vô cơ Massicot và lithage (PbO): Ít hòa tan trong nước, dùng để chế tạo chì axetat và chì cacbonat, chế tạo awcquy(làm tấm cách, thẻ plaque). Chì hydrat Pb(OH)2: Được tạo thành từ kiềm và muối chì hòa tan tạo thành, có dạng bột trắng, ít tan trong nước, mất nước ở 130oC. Chì minium (Pb3O4): Đun chì từ 300-400oC trong thời gian lâu sẽ được minium, đây là một dạng massicot bị oxit hóa. Hợp chất này có dạng bột màu đỏ, hầu như không tan trong nước, có thể phân hủy khi đun nóng tạo thành protoxit chì (PbO2), PbO và oxi. Hợp chất này được dùng làm chất màu pha sơn, giấy bọc, trong kĩ nghệ thủy tinh pha lê, men sứ. Chì bioxit (PbO2): dạng bột màu nâu, được dùng làm chất oxi hóa mạnh. Chì sunphua (PbS): Hợp chất này trong thiên nhiên gọi là gallen, được sử dụng để chế tạo kim loại, sơn, vecni… Chì clorua (PbCl2): Có dạng bột màu trắng, ít tan trong nước lạnh, nóng chảy ở 500oC, sẽ mất bớt clo, thêm oxi thành oxitclorua màu vàng, được dùng làm bột màu. Chì sunphat (PbSO4): Có dạng bột màu trắng. Chì cacbonat (PbCO3): Có dạng bột màu trắng, không tan trong nước, được sử dụng để làm chất pha sơn. Chì cromat (PbCrO3): Có dạng bột màu vàng, được dùng làm sơn. 2.2.2. Hợp chất hữu cơ Chì axetat [Pb(CH3COO)2.3H2O]: Được sử dụng trong y dược. Chì tetraetyl [Pb(C2H5)4]: Được sử dụng làm chất chống nổ cho xăng. Chì tetrametyl [Pb(CH3)4]: Có công dụng tương tự chì tetraetyl. Chì stearat [Pb(C17H35COO)2]: Được sử dụng trong công nghệ chất dẻo. 2.3. Vai trò của chì 2.3.1. Trong công nghiệp Chì được sử dụng rất phổ biến, người ta đã thống kê thấy có tới 150 nghề và hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau sử dụng đến chì và các hợp chât của chúng. a. Công nghiệp kĩ thuật điện Chì được dùng để làm bình ăcquy, pin, làm vỏ bọc dây cáp rất bền chắc và dẻo dai. Một lượng chì khá lớn được dùng làm que hàn… Ngay từ năm 1859, nhà vật lý học Gaxton Plante (Gaston Plante) người Pháp đã phát minh ra một nguồn điện hóa học - đó là ăcquy chì. Hơn một trăm năm qua, trên thế giới đã sản xuất một số lượng rất lớn những khí cụ đơn giản nhưng bền chắc để tích lũy năng lượng: khoảng một phần ba tổng sản lượng chì trên thế giới được dùng vào việc sản xuất ăcquy. Hình 2. Bình ăcquy Cách đây không lâu, những thợ lặn người Anh đã vớt được một chiếc tàu ngầm bị đắm từ đầu thế kỷ này và đã tìm thấy trong đó một bộ ăcquy chì. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng, tuy đã nằm dưới nước biển tám chục năm không hơn không kém, thế mà nó vẫn còn phát ra điện. Một dự án độc đáo đã được đề xuất ở Mỹ: tại bang Michigan, người ta định dựng một bộ ăcquy chì có kích thước khổng lồ; nó được giao phó một sứ mệnh quan trọng: thỏa mãn nhu cầu về điện của cả bang trong những giờ cao điểm. Bộ ăcquy nặng gần ba ngàn tấn này sẽ được nạp điện trong những giờ mà nhu cầu về điện giảm xuống mức thấp. b. Công nghiệp hóa chất Để bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn, người ta mạ chì lên bề mặt bên trong các buồng và các tháp sản xuất axit sunfuric, các ống dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân,… c. Công nghiệp nhiên liệu Công nghiệp nhiên liệu là một ngành tiêu thụ rất nhiều chì. Trong các động cơ xăng, phải nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đốt cháy, và nén càng mạnh thì động cơ làm việc càng kinh tế. Nhưng ở mức độ nén khá cao, hỗn hợp nhiên liệu sẽ nổ chứ không chờ đến lúc được đốt cháy. Dĩ nhiên, lối “ hành động tự phát” như vậy không thể chấp nhận được. Chì tetraetyl đã giúp trừ khử căn bệnh này. Chỉ cần pha thêm Chì tetraetyl vào xăng với một lượng nhỏ (chưa đến 1gam/lít) là đủ để ngăn chặn hiện tượng nổ, buộc nhiên liệu phải cháy đều, mà chủ yếu là cháy đúng thời điểm cần thiết. Bởi vì chì tetraetyl rất độc nên xăng đã được pha chất này thường được nhuộm màu hồng, màu lục hoặc màu da cam,...(tùy theo nhãn hiệu) để dễ phân biệt với xăng thường. d. Một số ngành công nghiệp khác Trong đời sống hằng ngày: chì là thành phần trong các sản phẩm như sơn, các chất nhuộm màu, lưới đánh bắt cá,… Thời xưa, chì được dùng để làm một công việc khác nữa liên quan tới nước ngoài việc làm ống dẫn nước. Người cổ Hy Lạp đã nhận thấy rằng, các loại thân mềm, tôm, cua và các cư dân của thủy phủ vốn rất thích bám vào tàu thuyền, nhưng chúng không thể chịu nổi tính độc của chì oxit. Bởi vậy, những người đóng thuyền thời xưa rất hay sử dụng chì để bọc tàu thuyền, thế là những động vật hay bám này phải lánh xa hàng ngàn mét. Ngoài ra, chì còn bảo vệ rất tốt đáy thuyền và các đinh thuyền bằng sắt khỏi bị han gỉ. 2.3.2. Trong ngành in Cùng với stibi và thiếc, chì đã có mặt trong hợp kim chữ in để làm ra những con chữ và những yếu tố khác của bộ chữ in sách báo. Nhà khai sáng người Đức ở thế kỉ XVIII Gheorg Crixtop Lictenbec (Georn Christoph Lichtenberg) đã đánh giá vai trò này của chì một cách đầy hình ảnh. Ông đã viết: “Thế giới đã được biến đổi bởi chì nhiều hơn là bởi vàng; ở đây không phải là chì trong họng súng mà là chì từ bộ chữ in”. Nói cho đúng thì chì đã có quan hệ khá trực tiếp với chữ viết từ lâu, trước khi nhà sáng chế vĩ đại Iohan Gutenbec (Johann Gutenberg) người Đức sử dụng nó để đúc chữ in. Cách đây chưa lâu lắm, các nhà khảo cổ học Xô - viết đã tìm thấy trên đảo Berezan (nằm trong Biển Đen, cạch lối vào vũng Đniep) một bức thư thời cổ Hy Lạp trên một tấm chì mỏng được cuộn lại thành một cái ống. Khi khai quật các phế tích của thành phố cổ Onvia trên bờ sông Bug cũng đã phát hiện được một bức thư nặng trịch như thế. Phương pháp trao đổi thư từ như vậy đã từng lan tràn rộng rãi ở Hy Lạp cổ đại, nhưng chỉ có năm bức thư bằng chì “đến tay” các nhà bác học hiện nay. 2.3.3. Trong kĩ thuật quân sự Chì được sử dụng để đúc đầu đạn…Lịch sử đã từng biết đến nhiều trường hợp, trong đó, các dân tộc đã phát động những cuộc chiến tranh chính nghĩa để giành lại độc lập và tự do - và trong cuộc đấu tranh này, chì đã giúp đỡ họ. Để bảo vệ vững chắc bờ cõi nước mình, không những phải có thuốc súng trong kho đạn dược mà còn phải có chì. Bởi vậy, ý nghĩa quân sự của kim loại này rất to lớn. Hình 3. Súng chì 2.3.4. Trong ngành năng lượng học nguyên tử và kĩ thuật hạt nhân Người ta sử dụng các lá chắn bằng chì. Thủy tinh mà trong đó có chứa chì oxit cũng ngăn ngừa được bức xạ phóng xạ. Qua loại kính như vậy, ta có thể theo dõi việc xử lý các vật liệu phóng xạ bằng những “tay đảo liệu”, tức là những thứ máy tự động đảo liệu. Tại trung tâm nguyên tử ở Bucaret có một cửa ló sáng bằng tấm kính chì, dày một mét, nặng hơn một tấn rưỡi. Chì để ngăn cản tia rơngen, do đó người ta đã pha thêm chì vào trong các bao tay hay áo choàng của các bác sĩ điện quang, nhờ vậy mà bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng nguy hiểm của tia này. Trong các khẩu “đại bác coban” dùng để điều trị các khối u ác tính, viên coban phóng xạ được giữ kín trong vỏ bọc bằng chì. 2.3.5. Trong nghệ thuật Pha lê: Từ vài trăm năm nay, thế giới đã biết đến pha lê - một thứ thủy tinh trong suốt như sương mai hớn hở trước sự nô giỡn của ánh sáng và trước âm thanh du dương trong trẻo. Thế mà sự xuất hiện của pha lê lại liên quan với chì. Hồi đầu thế kỷ XVII, những người nấu thủy tinh ở nước Anh đã chuyển từ cách nung bằng củi sang cách nung bằng than. Hẳn là mọi sự phải tốt đẹp nếu như không có muội than, mà muội than thì lại quá nhiều. Khi rơi vào “cao” thủy tinh, các hạt muội than làm cho thủy tinh trở nên tối màu và mờ đục. Để tránh điều đó, người ta bắt đầu nấu thủy tinh trong những cái nồi kín mít, nhưng nó thường “không chín”, và lúc bấy giờ, mà nói thật chính xác là vào năm 1653, những bậc thầy nấu thủy tinh đã quyết định pha thêm chì vào “cao” thủy tinh để hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của nó. Thế là đã xảy ra một điều kỳ diệu: cái cốc bằng thủy tinh mới này sáng lấp lánh như kim cương và phát ra âm thanh kỳ ảo. Thủy tinh chì rất đẹp, tương tự như những tinh thể thạch anh và được gọi là pha lê. Vậy là nhờ có chì mà người ta tạo ra được một vật liệu tuyệt đẹp để làm nên những sản phẩm thật đáng kinh ngạc. Hình 4. Pha lê Sơn chì: Từ thời xa xưa, người ta đã biết về những chất màu chứa chì. Chẳng hạn, bột chì trắng đã được biết đến từ ba ngàn năm về trước. Thời bấy giờ, đảo Rođot được gọi là nguồn cung cấp bột trắng nhiều nhất. Phương pháp sản xuất bột ở đây mặc dầu khác xa các phương pháp hiện nay, song cũng rất đáng tin cậy. Dung dịch dấm được rót vào thùng gỗ, phía trên th
Luận văn liên quan