Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng phổ biến. Môn nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ra đời nhằm giúp mọi người phân biệt được những điểm giống và khác giữa các ngôn ngữ, đồng thời cũng nhằm làm cho người học hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ đó để có thể sử dụng một cách chuẩn xác trong các trường hợp cụ thể.
Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung”. Với mục đích tìm ra điểm giống và khác nhau giữa cho, nhận trong tiếng Việt và cho, nhận trong tiếng Trung để giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn nghĩa của những từ này và vận dụng nó đúng đắn.
Hành vi “cho” và “nhận” là những hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể.
Qua mỗi phần, chúng tôi đều đưa ra những nhận xét chung . qua tiểu luận đối chiếu này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích cho người đọc, không chỉ việc học ngoại ngữ, tra cứu từ mà còn có thể tạo tiền đề, cơ sở dữ liệu cho những người muốn đi chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Bài tiểu luận gôm có 3 phần chính
Chương I: Tổng quan lý luận
Chương II: Đối chiếu hành vi “cho” trong tiếng Việt và tiếng Trung
Chương III: Đối chiếu hành vi “ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5670 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng TrungMỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN 3
1. Lý luận hành vi ngôn ngữ 3
1.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của J.L Austin. 3
1.2 Khái niệm“ cho” và“ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung 5
1.2.1 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Việt 5
1.2.2 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Trung 6
1.2.3 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Việt 7
1.2.4 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Trung 7
2. Lý luận lịch sự 9
3. Lý luận giao tiếp 11
3.1 Định nghĩa về giao tiếp 11
3.2 Mục đích giao tiếp 11
3.3 Phân loại giao tiếp 11
CHƯƠNG II:SO SÁNH HÀNH VI“CHO”TRONGTIẾNGVIỆTVÀTIẾNGTRUNG…12
1. Khái niệm hành vi“cho” 12
2. Hành vi “cho” trong tiếng Việt 12
2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 12
2.2 Khả năng kết hợp 15
3. Hành vi “ cho” trong tiếng Trung 17
3.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 17
3.2 Khả năng kết hợp 19
4. Những nhận xét so sánh khi đối chiếu 21
4.1 Giống nhau 21
4.2 Khác nhau 21
4.2.1 Về mặt ngữ nghĩa 21
4.2.2 Về mặt cấu trúc 21
4.2.3 Khả năng kết hợp 22
CHƯƠNG III: SO SÁNH HÀNH VI “NHẬN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀTIẾNG TRUNG 23
1.Khái niệm hành vi “nhận”. 23
2.Hành vi “nhận” trong tiếng Việt. 23
2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 23
2.2 Khảnăng kết hợp từ. 27
3. Hành vi “nhận” trong tiếng Trung. 28
3.1Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại 28
3.2 Khả năng kết hợp từ 30
4. Sự giống và khác nhau của hành vi nhận trong tiếng Việt và tiếng Hán 31Kết Luận 35
Tư liệu tham khảo 36
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng phổ biến. Môn nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ra đời nhằm giúp mọi người phân biệt được những điểm giống và khác giữa các ngôn ngữ, đồng thời cũng nhằm làm cho người học hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ đó để có thể sử dụng một cách chuẩn xác trong các trường hợp cụ thể.
Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Đối chiếu hành vi cho, nhận trong tiếng Việt với hành vi cho, nhận trong tiếng Trung”. Với mục đích tìm ra điểm giống và khác nhau giữa cho, nhận trong tiếng Việt và cho, nhận trong tiếng Trung để giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn nghĩa của những từ này và vận dụng nó đúng đắn.
Hành vi “cho” và “nhận” là những hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể.
Qua mỗi phần, chúng tôi đều đưa ra những nhận xét chung . qua tiểu luận đối chiếu này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích cho người đọc, không chỉ việc học ngoại ngữ, tra cứu từ mà còn có thể tạo tiền đề, cơ sở dữ liệu cho những người muốn đi chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Bài tiểu luận gôm có 3 phần chính
Chương I: Tổng quan lý luận
Chương II: Đối chiếu hành vi “cho” trong tiếng Việt và tiếng Trung
Chương III: Đối chiếu hành vi “ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
Lý luận hành vi ngôn ngữ:
Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của J.L Austin.
Có thể nói rằng nhà triết học người Anh J. L. Austin được xem là người
đặt nền móng cho việc phát hiện nghĩa tương tác xã hội. Ông đã trình bày 12 chuyên đề ở trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mỹ). Những chuyên đề này được tập hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề “How to do things with words” (hành động như thế nào bằng lời nói)
J. L. Austin nhận thấy rằng, cho đến thời gian đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả), xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Đây là những câu về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy còn những phát ngôn khác, mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn chân ngụy. Một số câu nói ở 1 số trường hợp tùy theo phong tục và thẩm mỹ riêng của từng người mà được coi là đúng hay sai, và nói chung, là không thể xác định được là đúng hay sai.
J. L. Austin phê phán cái gọi là Ngụy thuyết miêu tả, tức khuynh hướng
nghiên cứu chỉ chú trọng đến nghĩa miêu tả của câu, là loại nghĩa có thể kiểm nghiệm theo chân ngụy khi đối chiếu với thực tế. Nhấn mạnh đến chiều kích tương tác mang bản chất xã hội trong ý nghĩa của câu nói. J.L. Austin đề nghị chia câu nói thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định (có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy), còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi
nói ra chúng, người nói đã đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu một nhận định về một điều gì đó. Thử xem hai câu:
“ Tao hứa từ nay sẽ không hút thuốc lá nữa”
Và
“ Mời cụ lớn xơi nước ạ,”
Chúng ta thấy người nói chẳng hề nêu ra một nhận định nào hết mà chỉ đơn giản là thực hiện các hành động “hứa” và “mời”. J. L. Austin cho rằng những câu này không phải là những câu giả- khẳng định, cũng không phải là những câu vô nghĩa.Chúng được phát ngôn ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó, chẳng hạn việc hỏi, việc mời, việc đánh cuộc… Như vậy ta thấy rằng nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật miêu tả và phát ngôn ngôn hành, J. L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ.
Tuy nhiên vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học cho nên sau đó J. L.
Austin đi đến từ bỏ sự phân biệt về hai loại câu này (câu tường thuật miêu tả đối lập với câu ngôn hành) để khẳng định rằng, tất cả các câu đều là ngôn hành sau khi phân biệt các biểu thức ngôn hành tường minh và các biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Ông cho rằng một câu ngôn hành không nhất thiết phải sử dụng một vị từ ngôn hành. Ông viết: “Tuyệt nhiên không nhất thiết một câu ngôn hành phải được thực hiện trong một hình thái được coi là bình thường như vậy… nói “ Đóng cửa lại đi!” rõ ràng là cũng có tính ngôn hành, cũng là thực hiện một hành động đúng như khi ta nói “Tôi ra lệnh cho anh đóng của lại”.
J. L. Austin phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ:
1. Phán xử (Verditives, verditifs) Đây là những hành động đưa ra lời phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm…
2. Hành xử (Exercitives, exercitifs). Đây là những hành động đưa ra
những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn.
3. Cam kết (Commissives, commissifs). Những hành động này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm.
4. Trình bày (Expositives, expositifs). Những hành động này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ nhưkhẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, chuyển dạng lời, báo cáo các ý kiến...
5. Ứng xử (Behabitives, comportementaux). Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ…
1.2 Khái niệm“ cho” và“ nhận” trong tiếng Việt và tiếng Trung:
1.2.1: Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Việt
động từ
Chuyển cái của mình sang người khác mà không đổi lấy gì:
“chị cho em cái áo”
“cho chứ không bán”
Để người khác nhận được
“cho bạn tấm ảnh”
“bài toán này làm đúng cho mười điểm”
Tạo ra một hoạt động
“công nhân cho máy chạy”
Chuyển đi dưới sự điều khiển của mình
“cho sách lên kệ”
“ cho bò đi ăn cỏ”
Đòi lại một vật mượn, vay
“cho tôi lấy quyển sách anh mượn hôm trước”
Nghĩ là
“đừng vội cho là không ai biết”
Chuyển, đưa, bán,...
“chị cân cho tôi chục cam”
“anh cho tôi cây viết đỏ”
kết từ
đối tượng của phục vụ, của cái vừa nói đến
“mừng cho anh chị mua được căn nhà”
điều sắp nêu chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa nói đến
“thuận lợi cho công việc”
điều sắp nêu là yêu cầu, mức độ cần đạt tới
“cố làm cho xong việc”
kết quả mà điều vừa nói đến có thể mang lại
“ăn nói thế làm cho người ta buồn”
“cái mặt vênh vênh làm cho người ta ghét”
trạng từ
mức độ có thể như thế
“biết bao giờ cho xong?”
một tác động phải chịu đựng
“bị cho một cái tát”
biểu thị một đề nghị, một yêu cầu mong có sự đồng ý
“mong ông giúp cho”
1.2.2 Khái niệm từ “ cho” trong tiếng Trung
Cho: 使对方得到某些东西或某种遭遇。
“叔叔给他一支笔。”
“ chú cho cậu ấy 1 cái bút”
giao cho; đưa cho: 用在动词后面,表示交与,付出。
“送给他”
“ Đưa cho anh ta.”
làm… cho: 为(wèi)2.。
“他给我们当翻译。”
“Anh ấy làm phiên dịch cho tôi”
Với (dẫn đến đối tượng có động tác):引进动作的对象,跟'向'相同。
“小朋友给老师行礼。”
“Các em nhở chào thầy giáo”
Các nghĩa sau:
a. để; để cho。叫;让。
b. cho; để cho (cho ai làm việc gì đó): 表示使对方做某件事。
“农场拔出一块地来给他们做试验。”
“ Nông trường tách ra 1 mảnh đất cho họ làm thí nghiệm.”
c. cho phép; cho (cho phép đối phương làm một động tác gì đó): 表示容许对方做某种动作。
“那封信他收着不给看。”
“Anh ấy giữ bức thư lại không cho xem.”
d. bị (chỉ rõ một cảnh ngộ): 表示某种遭遇。
“羊给狼吃了。”
“Dê bị sói ăn thịt rồi.”
Bị (trợ từ biểu thị bị động): 助词,直接用在表示被动、处置等意思的 子的谓语动词前面,以加强语气。
“弟弟把花瓶给打了。”
“Lọ hoa bị em trai đánh vỡ rồi.”
1.2.3 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Việt
động từ
Dìm cho ngập nước.
“Sóng lớn nhận chìm thuyền.”
Lấy về cái được trao cho mình.
“Nhận tiền lương.”
Đồng ý làm theo yêu cầu.
“Nhận đổi công tác.”
Chịu là đúng.
“Nhận khuyết điểm.”
Biết rõ, nhờ phân biệt được.
“Nhận ra người quen.”
1.2.4 Khái niệm từ “nhận” trong tiếng Trung
Nhận: ( Áp dụng với những đối tượng trừu tượng )
nhận; được:接受。
“受贿。”
“ Nhận hối lộ”
bị: 遭受。
“受灾。”
“Bị nạn”
chịu đựng:忍受;禁受。
“受不了。”
“Không chịu nổi nữa”
Nhận: ( Áp dụng với những đối tượng cụ thể)
thu vào:把外面的事物拿到里面;把摊开的或分散的事物聚拢。
“收拾。”
“Thu dọn”
thu lấy: 取自己有权取的东西或原来属于自己的东西。
“收回。”
“Thu hồi ”
đạt được (lợi ích kinh tế): 获得(经济利益)。
“收入。”
“ Thu nhập”
thu hoạch; gặt hái: 收获;收割。
“收成。”
“ Thu hoạch”
tiếp nhận; dung nạp: 接;接受;容纳。
“收报。”
“ Nhận báo”
kiềm hãm; khống chế; dằn lòng (tình cảm; hành động): 约束;控制(感情或行动)。
“我的心像断了线的风筝似的,简直收不住了。”
“ Lòng tôi như 1 con diều đứt dây, thật không kìm chế được.”
bắt: 逮捕;拘禁。
“收监。”
“Bắt giam”
kết thúc; đình chỉ (công tác): 结束;停止(工作)。
“收工。”
“Kết thúc công việc.”
Tóm lại, hành vi “cho” và “nhận” được thể hiện phong phú qua các tình huống trong đời sống. Thông qua ngôn từ, hành động được thực hiện. Và những nét ý nghĩa đó đồng thời cũng thể hiện qua nhiều điểm giống và khác nhau trong cả tiếng Việt và Tiếng Trung.
Lý luận lịch sự
Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra
trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà là những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau, tránh hiểu nhầm hoặc đụng độ để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
Về lý thuyết lịch sự, có rất nhiều luồng suy nghĩ, ở đây nhóm tiểu luận xin được nhắc đến đại diện tiêu biểu cho lịch sự chiến lược là P.Brown và S. Levinson. Các tác giả này đều quan niệm về lịch sự là chiến lược tránh đụng độ trong giao tiếp.
Nếu như J.N. Leech xây dựng lý thuyết về lịch sự dựa theo hai yếu tố là tổn thất và lợi ích thì P. Brown và S. C. Lenvinson lại dựa trên cơ sở khái niệm thể diện của E. Goffman. Khái niệm thể diện được E. G đề cập lần đầu tiên trong ngôn ngữ học khi ông xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ. Theo ông, "thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốn người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể".
Khái niệm này được P. Brown và S. C. Lenvinson chia làm hai loại, với mỗi loại các tác giả lại đưa ra những chiến lược lịch sự riêng:
Thể diện tiêu cực (thể diện âm tính):là những điều mà mỗi người muốn mình được coi là người lớn, không bị cản trở trong hành động; tức là mỗi người sẽ có một không gian cá nhân (về thể xác và tâm hồn) mà người khác không được xâm phạm.
Chiến lược lịch sự: bao gồm 10 chiến lược:
+ Dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước.
+ Dùng các yếu tố rào đón.
+ Hãy tỏ ra bi quan.
+ Giảm thiểu sự áp đặt.
+ Tỏ ra kính trọng
+ Xin lỗi.
+ dùng những diễn ngôn phiếm chỉ.
+ Dùng những hành động làm phương hại.
+ Định danh hóa.
+ Bày tỏ bằng lối nói tránh
Thể diện tích cực (thể diện dương tính): là những điều mà mỗi người muốn mình được khẳng định, được những người khác tôn trọng; tức là
mỗi người sẽ tự đánh giá cao mình.
Chiến lược lịch sự tích cực: bao gồm 15 chiến lược.
+ Bày tỏ cho người nghe thấy được sự chú ý của mình dành cho người
nghe.
+ Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình với người nghe.
+ Gia tăng sự quan tâm của mình với người nghe.
+ Sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm với người nghe.
+ Tìm kiếm sự tán đồng.
+ Tránh sự bất đồng.
+ Nêu ra những lẽ thường.
+ Biết nói đùa, nói vui.
+ Quan tâm tới sở thích của người khác.
+ Mời, hứa hẹn.
+ Hãy bày tỏ lạc quan.
+ Lôi kéo người nghe làm chung với mình
+ Nêu lí do của hành động.
+ Đòi hỏi sự có đi, có lại.
+ Trao tặng người nghe cái gì đó
Thể diện tích cực và tiêu cực thể hiện rõ qua hành vi “cho” và “ nhận” trong cả tiếng Trung và tiếng Việt. Ví dụ như hành động cho nhưng trong từng trường hợp lại có những ý nghĩa khác nhau:
“ Mẹ tớ cho tớ cái này đấy.” ( Thể diện tích cực)
Và
“ Tao bố thí cho mày cái này .”( Thể diện tiêu cực)
Thì thể diện tích cực và tiêu cực ở hai câu này thể hiện rất rõ ràng. Tương tự với từ “ nhận”.
Tóm lại, tùy vào từng ngữ cảnh, tình huống mà từ “ cho” và “nhận” được thể hiện theo bình diện tích cực và bình diện tiêu cực trong cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Trung. Chúng ta cần lưu ý sử dụng hợp lý để không phạm những sai lầm đáng tiếc về lịch sự trong giao tiếp.
Lý luận giao tiếp
3.1 Định nghĩa về giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này và người kia, với cá nhân và vô số hoặc ngược lại và trong chính bản thân mỗi người.Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao tiếp sẽ có chung 1 quan điểm, chung 1 nội dung, trên các cở sở thông tin đã đề cập nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Bản chất của giao tiếp chính là sự truyền và tiếp nhận thông tin.
Mục đích giao tiếp
Đi thăm hỏi: Giao tiếp phổ biến nhất.
Trao đổi thông tin: Truyền đạt những vấn đề mà một bên còn chưa biết.
Giao tiếp để động viên, để thuyết phục, để đi đến một nhận thức chung, một cách giải quyết chung.
Giao tiếp để tạo sự tín nhiệm của người khác đối với mình.
Giao tiếp để chấm dứt hoặc phá vỡ một mối quan hệ
3.3 Phân loại giao tiếp
Phân theo tính chất có 2 loại : giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
Theo tính chất giao tiếp có 2 loại: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
Theo số người tham gia giao tiếp có: giao tiếp song phương, giao tiếp theo nhóm và giao tiếp xã hội
Theo đặc điểm hoạt động có: giao tiếp sư phạm, giao tiếp kinh doanh và giao tiếp ngoại giao
Theo khoảng cách với đối tượng giao tiếp có: giao tiếp ngoại giao, giao tiếp thân mật, giao tiếp tình cảm và giao tiếp rất tình cảm
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống. Trong đó hành vi “cho” và “nhận” cũng thể hiện rất rõ qua rất nhiều tình huống của của cuộc sống. Mặc dù có một số điểm giống và khác trong giao tiếp “cho” và “nhận” ở hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung nhưng cũng không ngoài những mục đích và đặc điểm kể trên đây.
CHƯƠNG II: SO SÁNH HÀNH VI “CHO” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống, và hành vi “cho” là một hành động phổ biến trong giao tiếp, nó được thể hiện thông qua ngôn từ, thông qua hành động cụ thể. Những nét ý nghĩa đó đồng thời cũng thể hiện qua nhiều điểm giống và khác nhau trong cả tiếng Việt và Tiếng Trung.
Khái niệm hành vi “cho”
Theo “Tân hoa tự điển” “cho” là sự chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả, các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt cũng có quan điểm gần giống với các nhà Ngôn ngữ học Trung quốc về hành vi “cho” khi định nghĩa: “cho” là đưa đi cái mình sở hữu sang cho người khác.
Hành vi “cho” trong tiếng Việt
2.1 Xét về các phương diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ loại
+ Xét về phương diện ngữ nghĩa:
Trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể hành vi “cho” lại có một ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là những ý nghĩa chính thường gặp của từ “cho”
Đưa trao một vật gì cho một người nào và thuộc về quyền sở hữu của người ấy:
Ví Dụ:
Anh cho cậu con mèo này.
Ăn thì no cho thì tiếc( thành ngữ),…..
Làm người khác có được, nhận được
Ví Dụ:
Cho cậu thời gian chuẩn bị là 5 phút.
Lịch sử cho ta nhiều bài học quý.
Làm, khiến
Ví Dụ:
Ai cho anh uống thuốc này để anh mệt
Ai cho anh đi
Bỏ vào:
Ví Dụ:
Mẹ cho củi vào lò.
Mọi người cho phiếu vào hòm.
Dùng như một giới từ có nghĩa:
Phải nên
Ví Dụ:
Đói cho sạch rách cho thơm
Hãy cho nó đi đi
Dành riêng cho ai
Ví Dụ: Trả tiền cho người bán, …
Giúp đỡ
Ví Dụ:
(1) Để tôi làm cho
(2) Nấu cơm cho mẹ nhé!
Dùng như một túc từ tỏ ý hiểu ngầm một ý gì trước
Ví Dụ: Lựa lời tôi mới nói cho,…
Làm người khác có được điều kiện làm việc gì
Ví Dụ:
Mẹ cho con bú.
Chủ toạ cho nói.
Trong một số trường hợp cụ thể “Cho” còn có nghĩa tương đồng với các từ “tặng”, “dâng”, “hiến”….
Ví Dụ:
Tôi tặng bạn một cái đồng hồ.
Hành động “tặng” chính là biểu hiện của hành động “cho” nhưng mang hàm ý lịch sự, thể hiện được tình cảm của tôi với bạn.
Nhà trường kêu gọi các sinh viên đi hiến máu.
Hành động “hiến” ở đây cũng chính là hành động “cho” biểu thị ý nghĩa tự nguyện,
Tôi xin dâng cả cuộc đời này cho Tổ Quốc.
Hành động “dâng” cũng chính là hành động “cho”. thể hiện sự cho đi không hối tiếc.
Tôi không cần sự bố thí của anh.
Hành động “bố thí” cũng là “cho”, biểu thị ý mỉa mai, hoặc khi cho những người ở tầng lớp thấp hơn mình.
+ Xét về phương diện từ loại:
“Cho” là động từ
Ví Dụ:
(1) Cậu cho nó một cây viết.
(2) Chúng ta cho địch một đòn công kích khá nặng nề.
(3) Vì tôi đi thăm người thân nên ông chủ anh ấy đặc biệt cho anh ấy nửa ngày phép.
“Cho” là giới từ
Ví Dụ:
(1) Giao cho tôi một lá thư.
(2) Xưởng trưởng phát cho anh ấy một bộ đồng phục.
(3) Thị cứ ngồi đây cho mát.
“Cho” là trợ từ
Ví Dụ:
(1) Để tôi đi cho.
(2) Ông thông cảm cho.
(3) Mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi.
+ Xét về phương diện ngữ pháp:
“Cho” đóng vai trò là thành phần vị ngữ trong câu.
Cô ấy cho tôi hai cái kẹo.
Cô ấy: Chủ ngữ
Cho tôi hai cái kẹo: Vị ngữ
Trong đó “cho” là vị ngữ chính.
2.2.Khả năng kết hợp
Trong một câu có từ “cho” thường có Ns ( là đại từ chỉ chủ thể của hành động),N1 ( là tân ngữ gián tiếp, thường là người nhận, có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người, động vật ), N2 ( là tân ngữ trực tiếp, thường là danh từ chỉ vật cụ thể)
(Ns)+ “cho” + N1 + N2
Ví Dụ :
Tôi cho nó một quả cam.
Anh ấy cho em hai cái kẹo.
Chúng ta cho địch một đòn công kích khá nặng nề.
(Ns)+“cho” +N2
Ví Dụ:
Tôi hi vọng sẽ có người cho một câu trả lời đầy đủ nhất.
Chính phủ nói: “ Lên lớp mới cho tiền. ”
(Ns)+ Động từ + N2 + “cho” + N1
Ví Dụ:
Tôi đem cái đệm gấm vàng cho Cô Tô rồi.
Anh mua hai con búp bê cho em rồi.
N2 +(Ns)+ “cho” + N1
Ví Dụ:
Tiền của anh ấy là mượn từ bà dì, anh ấy vốn không biết tiêu càng không thể nói đến cho người khác.
Nếu như là đồ ăn, những thứ không ngon thì cho người giúp việc.
Tiền cho anh ấy hết rồi.
N1 + (Ns) + “cho” + (N2)
Ví Dụ:
Em này (tôi) đã cho (bánh) rồi.
Bạn này (cô) đã cho (bút) rồi
(Ns)+ “cho”
Ví Dụ:
Có một đêm, bác trưởng Canh của cô ấy lại đến mượn tiền- đây là chuyện thường xảy ra - Cô ấy không cho, trưởng Canh liền cười nhạt nói: Cô đừng có mà kiêu ngạo, chồng cô c