Cùng với những chuyển biến và phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM theo đường lối "đổi mới", đặc biệt là từ sau Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về "Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới" và Nghị quyết VII Ban chấp hành TW về CNH và HĐH đất nước, hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CgN) đã có những đóng góp thiết thực trong việc đạt được những thành tựu tăng trưởng của các ngành kinh tế - xã hội thời gian qua, cũng như tạo được một số tiền đề khoa học và công nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là những chuyển biến bước đầu. Nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn kế tiếp đã và đang đặt ra hàng loạt các nhu cầu cấp bách và ngày càng gay gắt đối với sự phát triển của KH và CgN. Vì thế, những đánh giá tổng quát dưới đây xuất phát từ hai giác độ: một là, những nhu cầu của CNH và HĐH trong giai đoạn quy hoạch và hai là, các khả năng và nỗ lực có thể huy động được trong điều kiện của nền kinh tế mở, nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát thực trạng và những giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học và công nghệ
I. Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ
Cùng với những chuyển biến và phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM theo đường lối "đổi mới", đặc biệt là từ sau Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về "Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới" và Nghị quyết VII Ban chấp hành TW về CNH và HĐH đất nước, hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CgN) đã có những đóng góp thiết thực trong việc đạt được những thành tựu tăng trưởng của các ngành kinh tế - xã hội thời gian qua, cũng như tạo được một số tiền đề khoa học và công nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là những chuyển biến bước đầu. Nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn kế tiếp đã và đang đặt ra hàng loạt các nhu cầu cấp bách và ngày càng gay gắt đối với sự phát triển của KH và CgN. Vì thế, những đánh giá tổng quát dưới đây xuất phát từ hai giác độ: một là, những nhu cầu của CNH và HĐH trong giai đoạn quy hoạch và hai là, các khả năng và nỗ lực có thể huy động được trong điều kiện của nền kinh tế mở, nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
1. Hiện trạng trình độ công nghệ và tình hình đổi mới công nghệ thuộc các ngành sản xuất - dịch vụ chủ yếu
1.1. Theo đánh giá của các ngành hữu quan, nhìn chung, trình độ công nghệ của hầu hết các cơ sở sản xuất, dịch vụ của TP cho tới nay vẫn còn ở mức lạc hậu (hữu hình và vô hình). Kết quả điều tra tại gần 900 cơ sở cho thấy tỷ lệ các máy móc thiết bị chính đang sử dụng có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu chiếm tới trên 91% (ngay tại 19 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài được điều tra, chỉ tiêu này cũng ở mức trên 55%).
Trong khu vực ngoài quốc doanh, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất có chất lượng và mức độ tiên tiến hơn, phần lớn còn mới, tỷ lệ còn lại của tài sản cố định khoảng 90% (công ty cổ phần 87%, công ty TNHH 90%, DNTN 91,5%). Trong các cơ sở TTCN, máy móc thiết bị hầu như không được đổi mới bao nhiêu, thường dùng máy cũ mua lại hoặc máy tự trang tự chế.
- CN dệt - sợi: khâu công nghệ kéo sợi, dệt thoi dệt kim, dệt khăn bông đạt mức trung bình khá của thế giới (70 - 75%). Riêng công nghệ dệt len, dệt chăn, dệt vải màn còn ở mức thấp của thế giới (50 - 55%). Về thiết bị, đa phần sử dụng thiết bị cũ đã lạc hậu (số cọc sợi hoạt động trên 25 năm chiếm 30%, thiết bị dệt thoi 95% thuộc loại thế hệ I, II).
- CN giấy: công nghệ sản xuất giấy chỉ đạt ở mức trung bình của thế giới (60 - 65%). Riêng công nghệ sản xuất giấy bao bì, giấy trắng phấn, đạt ở mức thấp (50%) so với thế giới.
- CN may: hệ thống thiết bị của ngành may hầu hết là của Nhật và Đức thuộc thế hệ thứ II.
- CN da giày: chủ yếu là thiết bị của Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ chỉ ở mức trung bình của thế giới (50%).
- CN nhựa: chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhựa nhập 100%. Trong những năm gần đây thiết bị đổi mới, chủ yếu là thiết bị của Cộng hòa Liên bang Đức, Ý, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc... thuộc thế hệ II và đầu thế hệ III. Chất lượng sản phẩm tương đương 70 - 80% so với thế giới.
- CN sữa - bánh kẹo: tuổi thọ trung bình của thiết bị trên 20 năm, thuộc thế hệ I và II. Chất lượng sản phẩm đạt 70 - 80% so với các nước trong khu vực.
- CN chế biến lương thực - thực phẩm, máy móc thiết bị khá cũ, đã thay thế nhiều lần nên rất chắp vá. Tuổi thọ trung bình của thiết bị gần 12 năm. Nhiều thiết bị đã lâu không được thay thế.
- CN cơ khí: dù có một số sản phẩm xuất khẩu, nhưng yếu kém lâu nay của CN cơ khí TP vẫn tồn tại nguyên vẹn. Đó là trình độ nhiệt luyện yếu kém, máy móc cũ kỹ lạc hậu, công nghệ tạo phôi lạc hậu.
- CN in: tốc độ đầu tư thiết bị mới tăng nhanh từ năm 1990 đến nay và đã tạo được bước tiến bộ mới. Hầu hết các xí nghiệp đều đã trang bị hệ thống chế bản điện tử. Thiết bị mới đầu tư đều thuộc loại tương đối hiện đại nên hiện nay ngành in TP có thể nhận các hợp đồng in xuất khẩu.
- CN kỹ thuật điện - điện tử: đã có những tiến bộ đáng kể trong đổi mới công nghệ và thiết bị nên sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm như dây cáp điện, ti vi, quạt điện...
- Xây dựng: đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ khảo sát, thiết kế, thi công, nhưng trình độ trang bị vẫn còn ở mức trung bình 65,2%, quá lạc hậu 33%.
- Vận tải - bưu điện: là những ngành được quan tâm đầu tư, trang bị, đổi mới công nghệ. Tuy vậy, trình độ trang, thiết bị hiện nay cũng mới chỉ đạt mức: 8% hiện đại, 54% trung bình, 32% lạc hậu.
1.2. Trong điều kiện của cơ chế thị trường, nhiều cơ sở sản xuất - dịch vụ đã quan tâm và đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, sản xuất mặt hàng mới, tăng năng lực sản xuất các mặt hàng có chất lượng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng hàng CN xuất khẩu tăng từ 20,4% năm 1991 lên trên 48,4% năm 1995. Nhiều sản phẩm CN đã thay thế hàng ngoại nhập, được thị trường tín nhiệm (dệt, nhựa, điện tử, may mặc, chế biến lương thực - thực phẩm, in...). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển đổi từng bước theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao (sữa bò, thịt, trứng, gia cầm, rau quả tươi, thủy sản nuôi tại các thủy vực...).
Tuy nhiên, mức độ đổi mới công nghệ vẫn còn ở mức 10%/năm (chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng và phát triển). Trong 40 mặt hàng chủ yếu của CN TP, hầu hết vẫn là hàng tiêu dùng. Trên 80% nguyên liệu của các cơ sở sản xuất vẫn còn phải nhập khẩu.
Trong các ngành CN, có khoảng 70% số cơ sở tiến hành đổi mới công nghệ (chủ yếu đổi mới từng bộ phận, từng khâu công nghệ), với mức đầu tư trung bình 3 tỷ đồng cho một cơ sở (thấp nhất 1,5 - 2,0 tỷ đồng trong ngành nhựa, cao su, hóa dược; cao nhất 5 -10 tỷ đồng trong ngành dệt - nhuộm, điện - điện tử, thuốc lá...).
Trong các ngành xây dựng, vận tải - bưu điện, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ... có khoảng 60% số cơ sở tiến hành đổi mới trang thiết bị, với mức đầu tư trung bình cho một cơ sở: nông - lâm - ngư nghiệp: 600 triệu đồng, xây dựng: 1 tỷ đồng, vận tải - bưu điện: 10 tỷ đồng...
1.3. Trước nhu cầu đổi mới cơ chế kinh tế, nhu cầu của sản xuất và đời sống, hoạt động nghiên cứu - triển khai KH - CgN trên địa bàn TP cũng đã có những chuyển biến và thành tựu bước đầu đáng quan tâm.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung điều tra, nghiên cứu nhiều vấn đề, hiện tượng kinh tế - xã hội của TP, xây dựng các cơ sở, luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch và kế hoạch tăng trưởng và phát triển ổn định, cho việc đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội nhằm thực hiện đường lối đổi mới, các chủ trương của lãnh đạo TP ngày càng có hiệu quả.
Trong lĩnh vực sản xuất CN, đã nghiên cứu đổi mới, nắm vững và cải tiến, thích ứng công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sản phẩm mới cho nhiều ngành, góp phần thiết thực vào việc tăng cường năng lực sản xuất, giảm tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới.
Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đã đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu, tổ chức áp dụng qui mô lớn những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, các giải pháp thâm canh trên cơ sở kỹ thuật mới và công nghệ sinh học, tạo được các tiền đề khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc thay đổi cơ bản cơ cấu cây trồng vật nuôi cho thời gian tới.
Trong một số lĩnh vực khoa học - công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển trong đầu thế kỷ 21 như công nghệ tin học, chế tạo và sử dụng vật liệu mới, sử dụng các nguồn năng lượng mới, lực lượng khoa học và kỹ thuật của TP đã chứng tỏ có khả năng nhanh chóng tiếp thu làm chủ một số công nghệ ngoại nhập trong điều kiện thực tiễn, đáng lưu ý là việc áp dụng tin học và điện tử trong bưu chính - viễn thông, trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nghiên cứu triển khai việc áp dụng vật liệu compozite tạo ra hàng trăm loại sản phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi trong vận tải thủy, trong các công trình thủy lợi, xây dựng và quốc phòng; việc áp dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng đạt được các kết quả thiết thực bước đầu ở quy mô nhỏ...
2. Thực trạng xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học trên địa bàn TP và quản lý khoa học và công nghệ
2.1. Về cán bộ KH - CgN:
Hiện nay tại TP có khoảng 100.000 cán bộ có trình độ đại học trở lên (chiếm 14,3% tổng số cả nước), trong đó số cán bộ có trình độ tiến sĩ, phó tiến sĩ và thạc sĩ khoảng trên 800 người (chiếm 10% tổng số cả nước). Trong đó, số cán bộ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên - 20%, khoa học kỹ thuật - 22%, y dược - 9%, khoa học xã hội - 44%. Số cán bộ do TP quản lý chiếm khoảng 60% (chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học, số có trình độ trên đại học - TP chỉ quản lý khoảng 5%). Số cán bộ trình độ trung học chuyên nghiệp gần 90.000 người, công nhân kỹ thuật khoảng 150.000 người.
Trong 5 năm từ 1990 đến 1994, CN trên địa bàn TP thu hút khoảng 100.000 - 110.000 lao động (bình quân 22.000 - 23.000 lao động/năm). Riêng ngành may, 5 năm qua đã thu hút 24.545 người (chiếm khoảng 22 - 23% số lao động CN tăng thêm). Điều đáng lưu ý là nhiều công nhân trong ngành may từ các nơi khác đến TP làm việc. Số lao động ở các ngành khác tăng lên không đáng kể, thậm chí lao động ở một số ngành còn giảm (dệt, sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất kim loại...). Chất lượng lao động trong các cơ sở CN ngày càng được nâng cao. Do được đầu tư trang bị mới nên nhiều công nhân đã sử dụng thành thạo các máy móc hiện đại. Trình độ cán bộ quản lý cũng được nâng lên một bước. Theo số liệu điều tra gần đây của Bộ Công nghiệp nhẹ, tỷ trọng cán bộ, công nhân được đào tạo đã tăng lên rõ rệt, tuy vậy số công nhân lành nghề (4/7) được đào tạo cũng chỉ mới chiếm trung bình khoảng 30%.
Khảo sát một số đơn vị ngoài quốc doanh cho thấy 58,9% lao động chưa qua đào tạo, khoảng 27% là công nhân kỹ thuật và 6,5% có trình độ đại học. Hầu hết giám đốc các cơ sở CN ngoài quốc doanh ở độ tuổi 50, số dưới 40 tuổi chiếm 52,8%, dưới 31 tuổi chiếm 12,3%. Còn 32% giám đốc các cơ sở CN ngoài quốc doanh chưa có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ. Phần lớn giám đốc các công ty TNHH, DNTN chưa được huấn luyện về quản trị kinh doanh. Đây là một trong những vấn đề cần lưu tâm.
Tuy điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ này đã có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động KH - CgN phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Trước các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch, điều có thể nhận thấy là sự bất cập về số lượng cũng như cơ cấu, chất lượng của đội ngũ này (TP mới có khoảng 20.000 cán bộ đại học/1 triệu dân, trong khi Hàn Quốc - 53.000, Nhật 71.000...). Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong các ngành sản xuất CN chỉ chiếm 18,7%, trong nghiên cứu triển khai chiếm 12%. Mặt khác, số cán bộ có độ tuổi trên 50 có trình độ đại học và trên đại học chiếm khá cao: 63% tiến sĩ, 32% phó tiến sĩ và 20% đại học.
2.2. Các cơ quan nghiên cứu - triển khai:
Trên địa bàn TP có 35 cơ quan nghiên cứu - triển khai KH - CgN (các Viện, Trung tâm), trong đó trên 30 cơ quan trực thuộc các Bộ, ngành TW (trong tổng số 200 cơ quan của cả nước, số các cơ quan trên địa bàn Hà Nội là 160). Cùng với các cơ quan này, các trường đại học và đào tạo chuyên nghiệp (25 trường và phân hiệu), các trung tâm phân tích, thực nghiệm, các cơ sở y tế cũng tham gia các hoạt động nghiên cứu, triển khai thúc đẩy áp dụng kỹ thuật tiến bộ và có đóng góp đáng lưu ý. Mức độ đầu tư bình quân cho 1 cán bộ nghiên cứu (bao gồm đầu tư trang thiết bị và chi phí cho đề tài nghiên cứu - triển khai), theo đánh giá của Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường là quá thấp so với các yêu cầu của những nhiệm vụ được đặt ra.
2.3. Các hoạt động thông tin KH - CgN, quản lý tiêu chuẩn đo lường và kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu CN tuy còn nhiều hạn chế, nhưng đã hình thành các hệ thống hoạt động, đã có những chuyển biến và đóng góp nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu mới đối với từng lĩnh vực tương ứng trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
II. Dự báo xu thế phát triển khoa học và công nghệ theo Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM
Thời kỳ 1996 - 2010 là khoảng thời gian trong đó nhân loại bước vào kỷ nguyên mới của KH - CgN. Trong vài năm gần đây với việc hàng năm có hàng loạt các sản phẩm hàng hóa thế hệ công nghệ mới được đưa vào sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường thế giới, kèm theo đó là việc thay đổi và loại thải hàng loạt các công nghệ cũ, đã và đang chứng tỏ những chuyển biến cách mạng trong KH - CgN diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những chuyển biến này, một mặt là kết quả của sự phát triển KH - CgN trong 20 - 30 năm vừa qua, mặt khác, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và xã hội trong một thời đại văn minh mới - nền văn minh hậu CN: năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nguyên - nhiên - vật liệu (công nghệ ít hoặc không phế thải), sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo vệ, cải thiện môi trường sống, thỏa mãn các nhu cầu cao cả về vật chất lẫn tinh thần của con người.
Những định hướng phát triển chủ yếu có thể nhìn thấy là:
Công nghệ thông tin liên kết giữa tin học và viễn thông dựa trên nền tảng của vi điện tử với việc tạo ra xa lộ thông tin toàn cầu và các hệ thống đối thoại người - máy; vi điện tử và các hệ thống máy tính thế hệ thứ 5 sẽ là nền tảng của công nghệ tự động hóa đưa năng suất và đặc biệt là chất lượng sản phẩm, chất lượng của nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, lên một bước phát triển mới.
Công nghệ sinh học trên nền tảng của kỹ thuật gen, tế bào, không những tạo nên những tiềm năng mới đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn cầu, mà còn mở ra những khả năng to lớn trong cải thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
Công nghệ sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới với những phát kiến liên tục trong các lĩnh vực vật liệu bán dẫn, siêu dẫn nhiệt độ cao, quang điện tử, compozit, gốm kỹ thuật... đã và đang đưa vào áp dụng phổ biến nhiều loại vật liệu, một mặt, thay thế có hiệu quả những vật liệu truyền thống ngày càng cạn kiệt hoặc phi kinh tế, mặt khác, mở ra nhiều ứng dụng mới mà loài người từng mong mỏi (công nghệ vũ trụ; khai thác tiềm năng biển và trong lòng đất; khai thác các nguồn năng lượng tái tạo - mặt trời, gió, địa nhiệt - giảm tối đa các tổn thất điện năng và nhiệt năng...).
Trên cơ sở phân tích các xu hướng phát triển KH - CgN toàn cầu và trong khu vực (đặc biệt là các nước mới công nghiệp hóa - NICs), đánh giá nhu cầu và khả năng của đất nước, Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có Nghị quyết về CNH và HĐH, đồng thời xác định đây là một trong những nội dung chủ yếu sẽ được thảo luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Chính phủ cũng đã có các Nghị quyết về các chương trình quốc gia phát triển dài hạn công nghệ thông tin, công nghệ sinh học (Nghị quyết 49/CP năm 1993 và 18/CP năm 1994), cũng như các chương trình quốc gia 5 năm thực hiện CNH và HĐH 1996 - 2000 thuộc các lĩnh vực quan trọng khác (công nghệ vật liệu và năng lượng mới; phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống và phát triển nông thôn).
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM
1. Vị trí, vai trò của KH - CgN
KH - CgN (bao gồm các lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) có một vị trí quyết định quá trình phát triển, đặc biệt đối với quá trình phát triển ổn định và lâu dài. Vai trò động lực của KH - CgN càng thể hiện rõ trong thời kỳ chuyển biến mang tính đột biến.
Đối với TP.HCM, sau giai đoạn khai thác các nhân tố tăng trưởng và phát triển theo chiều rộng thời gian qua và trong những năm trước mắt, thời kỳ khai thác các nhân tố theo chiều sâu (năng suất, chất lượng và hiệu quả) để duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định hàng năm trên 14 - 15%, vai trò của KH - CgN tăng lên gấp bội. Điều này đòi hỏi phải có những quan điểm, mục tiêu và phương hướng quy hoạch cụ thể và nhất quán trong suốt thời kỳ 1996 - 2010.
Từ các dự báo xu thế phát triển KH - CgN trong điểm II, cần nhận rõ 2 khu vực để có các định hướng và giải pháp đúng đắn.
Một là các công nghệ tiên tiến, phù hợp được tạo ra trên thế giới và trong nước cần và có khả năng đưa áp dụng rộng rãi, có hiệu quả tại TP.HCM trong thời gian quy hoạch nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được xác định.
Hai là các thành tựu KH - CgN tiên tiến, phù hợp, được tạo ra trên thế giới và trong nước cần có nghiên cứu, triển khai trong điều kiện cụ thể của TP.HCM mới có thể đưa áp dụng rộng rãi có hiệu quả. Thông thường, khu vực này liên quan tới các lĩnh vực gắn với các điều kiện tự nhiên và sinh thái, cũng như xã hội.
Với khu vực thứ nhất, vấn đề mấu chốt là lựa chọn đúng đắn, tạo đủ các điều kiện nhân lực, vật lực để áp dụng kịp thời và có hiệu quả ở qui mô thích hợp. Với khu vực thứ hai, cần có tiềm lực khoa học tương xứng để tổ chức nghiên cứu triển khai và đạt các kết quả cho phép phổ biến, mở rộng qui mô áp dụng.
2. Quan điểm phát triển
2.1. Phát triển KH - CgN TP.HCM thời kỳ 1996 - 2010 gắn hữu cơ và là nhân tố động lực trong phát triển kinh tế - xã hội TP, của VPTKTTĐ PN.
2.2. Phát triển KH - CgN TP.HCM gắn chặt chẽ với các chương trình và kế hoạch phát triển KH - CgN Quốc gia, các chương trình và kế hoạch phát triển của TP.HCM từng thời kỳ.
2.3. Phát triển KH - CgN TP.HCM dựa trên cơ sở lựa chọn, áp dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, phù hợp của thế giới và trong nước trong sản xuất và đời sống, cũng như xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ trên địa bàn TP nhằm nghiên cứu triển khai giải quyết các vấn đề KH - CgN kịp thời đáp ứng các nhu cầu phát triển nhanh, ổn định của TP trong suốt thời kỳ quy hoạch, tương xứng với vị trí một trung tâm KH - CgN của khu vực Nam bộ và của đất nước.
3. Mục tiêu phát triển
3.1. Tập trung đổi mới công nghệ ở những ngành sản xuất chủ yếu với mức đổi mới ít nhất 15%/năm, tạo nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, tạo bước ngoặt về năng suất, chất lượng và hiệu quả để tới năm 2010 trình độ công nghệ của những ngành này đạt trình độ trung bình tiên tiến của thế giới và các nước trong khu vực, đồng thời hình thành và phát triển một số ngành công nghệ cao, hiện đại, như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học...
3.2. Phổ cập các thành tựu mới của công nghệ sinh học và các kỹ thuật tiến bộ trong nông, lâm, ngư nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm lương thực, thực phẩm, xây dựng phát triển vùng nông thôn ngoại thành tương xứng với quá trình đô thị hóa của TP và bảo đảm các nhu cầu về bảo vệ cải thiện sức khỏe, điều kiện chăm sóc y tế của nhân dân.
3.3. Các ngành khoa học xã hội - nhân văn đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; cho việc ban hành các chính sách xã hội và xây dựng hệ thống quản lý (kinh tế, hành chính) hữu hiệu trên địa bàn TP; cho việc duy trì và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu các tinh hoa của văn minh nhân loại, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, tương xứng với vị trí một trung tâm văn hóa của đất nước.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng đổi mới công nghệ và nghiên cứu triển khai
1.1. Đối với các ngành và sản phẩm truyền thống chủ yếu:
1.1.1. Ngành dệt, nhuộm, may mặc đầu tư nhập các công nghệ hiện đại cho các khâu kéo sợi (các thiết bị thế hệ mới kéo sợi bông, máy chải kỹ sợi bông và len...); khâu in nhuộm và hoàn tất (máy nhuộm tự động khung lưới, máy nhuộm trục lưới, nhuộm từng mẻ cao áp, máy hoàn tất cho vải dệt kim...); khâu dệt (thay máy dệt thoi bằng máy dệt khổ rộng không thoi, máy dệt kim phẳng hiện đại có đầu giắc ca, công nghệ vải không dệt); may mặc (các thiết bị thêu, ren điều khiển bằng chương trình...).
1.1.2. Ngành chế biến thực phẩm phát triển các công nghệ chế biến tạo nhiều loại sản ph