Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 78/SL thành lập Ủy Ban Nghiên cứu KH kiến thiết, Việt Nam đã trải qua 61 năm thực hiện với mức độ khác nhau công tác KHH phát triển đất nước. Trong điều kiện chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đã có ý kiến nghi ngờ về sự cần thiết của công tác KHH. Phải chăng đã hết thời đối với công tác KH? Phải chăng nay mọi thứ chỉ còn “thị trường tự do” điều tiết. Câu trả lời là: không, không phải vậy. Công tác KHH không “biến mất”, mà chỉ đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với điều kiện mới. Kể từ năm 1986, sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế KHH tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, hình thức KHH tập trung được thay thế bằng hình thức KHH gián tiếp hay KHH định hướng phát triển. Từ đó, công tác KH đã có nhiều chuyển biến và đổi mới, từ nội dung, phương pháp lập KH đến tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược PT KTXH. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì đi đôi với việc tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới công tác KHH, mà trước hết là phương pháp KHH PT KT- XH là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH Kế hoạch
KHH Kế hoạch hóa
KT-XH Kinh tế - xã hội
KHPT Kế hoạch phát triển
XHDS Xã hội dân sự
GSĐG Giám sát đánh giá
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
TTĐC Truyền thông đại chúng
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 78/SL thành lập Ủy Ban Nghiên cứu KH kiến thiết, Việt Nam đã trải qua 61 năm thực hiện với mức độ khác nhau công tác KHH phát triển đất nước. Trong điều kiện chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đã có ý kiến nghi ngờ về sự cần thiết của công tác KHH. Phải chăng đã hết thời đối với công tác KH? Phải chăng nay mọi thứ chỉ còn “thị trường tự do” điều tiết. Câu trả lời là: không, không phải vậy. Công tác KHH không “biến mất”, mà chỉ đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với điều kiện mới. Kể từ năm 1986, sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế KHH tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, hình thức KHH tập trung được thay thế bằng hình thức KHH gián tiếp hay KHH định hướng phát triển. Từ đó, công tác KH đã có nhiều chuyển biến và đổi mới, từ nội dung, phương pháp lập KH đến tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược PT KTXH. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì đi đôi với việc tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới công tác KHH, mà trước hết là phương pháp KHH PT KT- XH là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Tham vấn cộng đồng là một hoạt động không thể thiếu khi hoạch định KH quốc gia. Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai các bước trong tiến trình đổi mới công tác KHH mà hơn thế, đó là một biện pháp quan trọng trong tiếp cận mục tiêu phát triển con người trên cơ sở nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với việc xây dựng KH cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước; từng bước đưa con người vào vai trò chủ thể của công tác KHH. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KT-XH, do nhận thức, chủ trương, cơ chế từng thời kỳ khác nhau mà hình thức, mức độ tham gia của người dân cũng khác nhau. Trước năm 1987, cơ chế KHH tập trung đã không phát huy được sức mạnh nội lực của nhân dân. Trong KH ít bàn đến lợi ích cụ thể của dân, áp đặt không sát thực tế, tạo ra tính ỷ lại, thụ động trông chờ cấp trên của người dân, kết quả là đưa đất nước vào khủng hoảng kinh tế. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao tính dân chủ, tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn vào việc quản trị Nhà nước. Vai trò của sự tham gia của người dân trong đời sống KT-XH ngày càng được nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn. Tuy vậy, sự tham gia của người dân trong công tác KHH cũng mới chỉ bắt đầu được áp dụng ở một số địa phương chứ chưa trở thành một “ thói quen” trong công tác KHH trên phạm vi quốc gia. Do đang trong thời kỳ làm quen với phương pháp mới nên những thành tựu đạt được còn hạn chế, những tồn tại, yếu kém lại là một vấn đề rất đáng bận tâm.
Xuất phát từ thực tiến này, tôi đã lựa chọn đề tài “ đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng” nhằm làm rõ nội dung và thực trạng áp dụng phương pháp này trong công tác KHH ở Việt Nam những năm qua và đề xuất một số giải pháp để tiếp tục cải thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện phương pháp này.
2- Phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều cách thức đổi mới phương pháp KHH nhưng trong phạm vi đề án chỉ nghiên cứu phương pháp đổi mới công tác KHH theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
3- Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời các câu hỏi:
- Công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng nghĩa là gì?
- Nội dung của công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng?
- Thực trạng công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam?
- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác KHH PT KT-XH ở Việt Nam?
CHƯƠNG I- LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
I- Tổng quan về đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam
1- Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kế hoạch hóa định hướng phát triển ở Việt Nam
- Trong giai đoạn 25 năm từ năm 1955 cho đến năm 1980, Việt Nam đã áp dụng mô hình KHH trực tiếp theo kiểu Liên Xô với các đặc điểm:
+ KHH phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.
+ Cơ chế KHH tập trung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh, hiện vật chi tiết và toàn diện của Nhà nước
+ Cơ chế KHH mang nặng tính chất hiện vật và khép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ
Có thể thấy bản chất của KHH trực tiếp theo kiểu Liên Xô là: “KHH là 1 phương thức tập trung phân bổ nguồn lực bằng các quyết định mang tính chất mệnh lệnh phát ra từ trung ương”
- Thời kỳ từ 1980 đến 1990: là thời kỳ tiền cải cách KHH ở nước ta. Các chính sách của Đảng và nhà nước đã hướng cơ chế KHH từ trực tiếp chuyển dần sang gián tiếp. Những cải cách trong thời kỳ này đã là những nền tảng cơ bản để chuyển quá trình KHH tập trung sang hình thức KHH PT mang tính định hướng hiện nay ở nước ta.
- KHH trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định “ Cơ chế kinh tế áp dụng ở Việt Nam hiện nay là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Công tác KHH trong một nền kinh tế chuyển đổi như vậy không thể là KHH tập trung mệnh lệnh mà nó được chuyển sang một mô hình mới: KHH phát triển, KHH định hướng, KHH ở tầm vĩ mô, KHH dưới dạng các chính sách với những nét đặc trưng sau đây:
+ Chuyển từ cơ chế KHH phân bổ nguồn lực sang cơ chế KHH khai thác nguồn lực phát triển và định hướng sử dụng các nguồn lực đó theo mục tiêu
+ Các chỉ tiêu giá trị mang tính định hướng, dự báo, cung cấp thông tin.
+ Cách thức tác động vào nền kinh tế: thông qua hệ thống các chính sách định hướng và chính sách điều tiết
2- Các hướng đổi mới công tác kế hoạch hóa
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, toàn bộ công tác KHH phát triển KT- XH bao gồm các nội dung sau: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố, đặc điểm của nền kinh tế bên trong và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH trong kỳ KH; Soạn thảo và lựa chọn các mục tiêu KH; Phân công nhiệm vụ và thực hiện KH; GSĐG KH; Bổ sung và điều chỉnh KH trong kỳ hoặc kỳ KH sau.
- Những yêu cầu đổi mới cần thiết để thực hiện thành công nội dung của công tác KHH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Đổi mới tư duy và phương pháp trong việc xác định mục tiêu KH; Đổi mới quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế; Đổi mới tư duy về quan hệ giữa các KH khác nhau trong nền kinh tế; Tăng cường phân cấp giữa các cấp KH trong nền kinh tế; Tăng cường cải tiến phương pháp KH; Đổi mới tư duy về phương pháp GSĐG, bổ sung và điều chỉnh KH.
- Các cách thức đổi mới phương pháp xây dựng KH bao gồm: Phương pháp mô phỏng theo kịch bản; Phương pháp lồng ghép giữa mục tiêu tăng trưởng với XĐGN và giải quyết các vẫn đề xã hội, phát triển bền vững; Phương pháp lập KH mang tính chiến lược; Phương pháp lập KH dựa vào kết quả; Phương pháp lập KH có sự tham gia của cộng đồng; Phương pháp lập KH gắn với nguồn lực; Phương pháp gắn việc lập, thực hiện KH với giám sát đánh giá.
II- CÔNG TÁC KHH VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
1- Một số khái niệm liên quan
1.1- Thế nào là công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng?
Công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng nghĩa là người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào tất cả các khâu công việc, từ thảo luận lựa chọn các vấn đề ưu tiên, các nhu cầu của cộng đồng đến việc đưa ra quyết định, lập KH, thực thi, giám sát, đánh giá KH nhằm cùng với các cơ quan chức năng cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác KHH.
1.2- Cộng đồng là gì?
“Cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, đám đông... Cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó, con người hợp tác với nhau vì những lợi ích chung thường được gọi chung là tính cộng đồng.”
Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang
1.3- Phát triển bền vững cộng đồng là gì?
- “Bền vững có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là duy trì, chống đỡ hoặc hỗ trợ từ bên dưới. Một cộng đồng muốn được phát triển bền vững cần có sự hỗ trợ từ bên dưới - tức là từ những người dân trong cộng đồng cả hiện tại và tương lai. Một nền tảng chắc chắn của sự kết hợp hài hoà các yếu tố vật lý, văn hoá, và những đặc tính tình cảm sẽ thúc đẩy người dân trong cộng đồng chăm sóc cho cộng đồng của chính họ...”
Muscoe Martin - Cộng đồng bền vững, 1995
1.4- Xã hội dân sự và vai trò của xã hội dân sự trong quá trình phát triển.
Trong quá trình phân công lại giữa nhà nước và thị trường người ta thấy có một số việc nhà nước không nên làm nữa nhưng thị trường cũng không làm được, phải giao cho các thể chế mới. Các tổ chức này có mặt ở tất cả các cấp, thậm chí cả mức toàn cầu, người ta gọi khu vực này là xã hội dân sự.
Tương tự trường hợp khái niệm và định nghĩa “văn hóa”, cho đến nay thuật ngữ XHDS vẫn khá trừu tượng và không có một định nghĩa thống nhất.
Từ góc độ phạm vi, XHDS “ là một không gian của các tổ chức tự tạo, nằm giữa gia đình, nhà nước và thị trường, được hình thành rõ ràng từ sự trao đổi lẫn nhau giữa nó với nền kinh tế và nhà nước”. Các tổ chức XHDS rất đa dạng, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các hội từ thiện, các nhóm cộng đồng, các nhóm hoạt động vì môi trường, các tổ chức văn hóa, giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức công đoàn, các tổ chức quần chúng…
Từ góc độ chức năng, Lee Hock Quan xác định những chức năng của XHDS ở tầm vĩ mô: 1) Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước; 2) Quản lý quyền lực của nhân dân( hay tăng cường sự tham gia của công chúng được trao quyền; 3) Tạo điều kiện cho phát triển; 4) Thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và duy trì, củng cố một nền dân chủ lành mạnh. Vì thế, hoạt động XHDS rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực từ các hoạt động từ thiện, chăm sóc cộng đồng, các hoạt động nhằm mục đích phát triển xã hội như XĐGN, đấu tranh cho những người bị đẩy ra ngoài lề xã hội, cho bình đẳng giới, bình đẳng trong phân phối thu nhập…đến các vấn đề chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền…
Từ góc độ đối kháng, Ananta Giri coi XHDS là một lĩnh vực mang tính sáng tạo và quyết liệt đối kháng với logic của quyền lực, cái đại diện cho mọi xã hội. Sự đối kháng ở đây có thể hiểu theo nhiều mức độ khác nhau, thông thường đó là những tác động, ảnh hưởng đối với chính sách công, đòi hỏi trách nhiệm giải trình của chính phủ, tăng sự tham gia và quyền lực cho công dân theo xu hướng dân chủ hóa. “ Đối kháng” nhằm phát triển.
Qua việc tiếp cận các cách hiểu khác nhau về XHDS, có thể nhận thấy một điều: nếu biết phát huy sức mạnh của XHDS sẽ huy động được những nguồn lực phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của cộng đồng.
2- Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong công tác kế hoạch hóa phát triển
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác KHH sẽ mang lại những ích lợi sau:
2.1- Lợi ích chung:
- Tạo quyền: Nhờ có các không gian được tạo ra để người dân tham gia vào các quyết định ảnh hưởng tới tương lai của họ, người dân trở nên có quyền. Điều này sẽ “ lan tỏa” và có thể có tác dụng bổ sung sang cả những lĩnh vực khác như các chương trình giảm nghèo của Chính phủ.
- Bình đẳng: Tăng cường sự tham gia của mọi tầng lớp trong cộng đồng sẽ giúp người nghèo, các dân tộc thiểu số, những người bị loại trừ về mặt xã hội có được tiếng nói lớn hơn trong các chiến lược và cách tiếp cận phát triển cho chính họ.
- Minh bạch: phân cấp quyết định ngân sách xuống cho cấp địa phương đồng thời tăng cường sự giám sát của cộng đồng sẽ tạo ra chủ quyền địa phương lớn hơn, và tăng cường sự minh bạch của các giao dịch tài chính.
- Trách nhiệm giải trình: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng để người dân có thể quyết định số phận của công chức bằng cách cho phép họ phát đơn khiếu nại và phản ánh về cách cải thiện chính quyền sẽ là áp lực khiến cán bộ công chức phải tăng cường trách nhiệm giải trình.
2.2- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia lập kế hoạch
- Sự tham gia sẽ giúp phát huy trí tuệ của các tầng lớp dân cư, huy động được nhiều nguồn lực đa dạng, phong phú hơn cho quá trình xây dựng KH. Đồng thời, các cán bộ lãnh đạo, các chủ thể của công tác KH và thực thi chính sách...cũng có được nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triển KT-XH. Đây chính là cơ sở để phát hiện những khiếm khuyết của KH, những “lỗ hổng” trong các cân đối tính toán trên lý thuyết, qua đó điều chỉnh cho sát với thực tế và mong muốn của người dân nhằm đạt tính khả thi cao hơn.
- Người lập KH hiểu rất rõ là nguồn lực luôn hạn chế nên cần phải có phương pháp tối ưu nhất để sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Do đó, việc đánh giá nội lực và các tác động từ bên ngoài được thực hiện rất bài bản và kỹ lưỡng trên cơ sở của sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan nhằm đưa ra các thứ tự ưu tiên hợp lý cho các giải pháp thực hiện.
- Năng lực của người dân và cán bộ các cấp sẽ được nâng lên khi tiếp xúc với các công cụ, các thông tin về phương pháp lập KH mới.
- Sự tham gia của cộng đồng sẽ thúc đẩy việc đưa các quan điểm về phát triển và đo lường sự phát triển con người vào trong KH ở tất cả các cấp.
- Sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ cung cấp các thông tin tốt hơn về đặc điểm, quy mô, loại hình đầu tư, xu thế phát triển của khu vực tư nhân nhờ đó tăng cường tính hiệu quả và sát thực trong việc hoạch định và áp dụng các chính sách cho khu vực cũng như có được sự cộng tác tốt hơn từ khu vực này trong quá trình thực hiện các KHPT KT-XH.
2.3- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia tổ chức thực hiện KH
- Tham gia đầy đủ trong các khâu xây dựng KH giúp người thực hiện nắm rõ KH trong kỳ từ các mục tiêu chính cho đến các giải pháp ưu tiên cần thực hiện nhờ đó tạo sự thuận lợi cho việc triển khai KH theo đúng hướng đồng thời có thể năng động điều chỉnh cho thích ứng với tình hình mới.
- Sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan dễ mang lại sự đồng thuận cho một KH chung. Sự đồng thuận giúp gia tăng tính tự chủ của các bên liên quan. Các bên liên quan đều xem KH là sản phẩm của chính mình nên có trách nhiệm và kiên trì hơn trong việc thực hiện KH. Tinh thần tự chủ cao hơn cũng kích thích tính sáng tạo và tính tiết kiệm trong quá trình thực hiện KH để tránh việc sử dụng các nguồn lực một cách thiếu cẩn trọng và lãng phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chính mình.
2.4- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia giám sát, đánh giá KH
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác giám sát KH sẽ cung cấp một bức tranh hiện trạng hoàn thiện - là cơ sở cho việc đánh giá các chương trình, dự án trong tương lai; Những vấn đề nảy sinh được xác định và sớm có thể đề ra giải pháp; Những tiêu chuẩn được đảm bảo: đúng quy định, đúng mục tiêu, đúng tiến độ, có hiệu quả và chất lượng công trình bảo đảm; Nguồn lực được sử dụng hiệu quả, phòng, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực; Góp phần phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng, ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá KH có sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp những người trong cuộc có cơ hội trao đổi và hiểu biết về nhau; nâng cao được kỹ năng đánh giá và đưa ra được những quyết định tốt hơn. Đồng thời thông tin thu được qua quá trình đánh giá còn giúp ích cho việc quản lý chương trình, dự án đang tiến hành.
3- Nội dung tăng cường sự tham gia cộng đồng trong công tác KHH
3.1- Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
- Người dân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể (gọi tắt là cộng đồng) cung cấp các thông tin và đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình thực hiện KH của kỳ trước, tác động của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địa phương cũng như của cả nước.
- Cộng đồng tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà họ mong muốn cũng như thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó. Đây là cơ sở để các nhà lập KH lựa chọn ra các mục tiêu góp phần quan trọng vào sự phát triển cộng đồng.
- Cộng đồng đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp trên cơ sở của việc đánh giá kỹ lưỡng nội lực cũng như các tác động từ bên ngoài
3.2- Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức thực hiện kế hoạch
Cộng đồng trực tiếp tham gia cung ứng nguồn lực để thực hiện KH hoặc giám sát, đánh giá thường xuyên việc triển khai, thực hiện KH trên địa bàn.
3.3- Sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Cộng đồng thu thập thông tin, số liệu về tình hình triển khai thực hiện KH cũng như tác động của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước để cung cấp cho các bộ phận có liên quan đến việc xử lý và đánh giá KH.
- Cộng đồng tham gia đánh giá KH cùng với các cơ quan chức năng.
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
I- Những thành tựu đạt được
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ ràng quyết tâm đổi mới công tác KH thông qua Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các Công văn 2215/ BKH-TH, 7681/BKH-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu đổi mới việc xây dựng KH một cách toàn diện, chú trọng đến công khai và mở rộng đối tượng tham gia. Những văn bản pháp lý này, được hỗ trợ bằng hàng loạt các văn bản khác về tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương (như Luật Ngân sách Nhà nước 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), mở rộng dân chủ ở địa phương (Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Dân chủ cấp cơ sở)… Pháp lệnh số: 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đã và đang hình thành nên một cơ sở thể chế vững chắc cho sự nghiệp đổi mới công tác KHH.
1- Những thành tựu đạt được trong lập kế hoạch
- Theo quy định của Nghị định dân chủ cơ sở, lập KH tham gia sẽ diễn ra ở mọi địa bàn cấp thôn và xã. Người dân được tạo cơ hội để bàn bạc thảo luận về các lĩnh vực sau: KHPT KT-XH của xã; quy hoạch các khu dân cư mới; các KH dự án huy động và sử dụng đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thi hành các chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp xã và KH đền bù đất; sử dụng đất ở địa phương cũng như việc quản lý quỹ đất công... Chính quyền xã có nghĩa vụ chuyển tải ý kiến của người dân địa phương lên cấp chính quyền cao hơn.
- Lập KH có sự tham gia của người dân lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam trong khuôn khổ của một số dự án nhỏ của tổ chức phi chính phủ quốc tế và nhà tài trợ nhằm xây dựng năng lực địa phương để địa phương tham gia nhiều hơn vào sự phát triển. Một số những dự án được nhiều người biết tới nhất là dự án cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF) của Quỹ Phát triển Vốn Liên hợp quốc, trong đó đưa ra ý tưởng về khoán chi cho xã; Chương trình Phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển (MRDF) trong đó nhấn mạnh các phương pháp nghiên cứu tham gia trong giảm nghèo; và một vài dự án phát triển nông thôn của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), thiết lập các cơ chế tham gia đối với hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Trong những năm gần đây, người dân tham gia tham vấn trong các chương trình, kế hoạch lớn hơn:
+ Sự tham gia mạnh nhất có thể thấy là trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và Chương trình 135 về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở cấp xã. Trong một cuộc điều tra (năm 2004) được thực hiện với 3.700 hộ về chương trình XĐGN và chương trình 135, 75% số người trả lời nói rằng danh sách người nghèo được hưởng lợi ích của chương trình là do chính người dân lập ra trên cơ sở tham vấn. Trong khuôn khổ của chương trình 135,