Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu không thể thiếu đối
với các nước trên thế giới. Đặc biệt là với hoàn cảnh nước ta lúc này càng trở nên
cấp bách hơn bao giờ hết. Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ “Ưu tiên hàng đầu
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp dạy và học, nâng cao chất luợng đội ngũ giáo viên ”. Mục tiêu của giáo dục
không chỉ còn là cung cấp kiến thức, rèn luyện trí nhớ cho học sinh mà phải là dạy
cho học sinh học cách học, cách tự đánh giá, học cách sống, biết độc lập suy nghĩ,
biết tạo ra và làm chủ sự thay đổi, để “đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhận cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” (NQ số 51/2001/QH10)
175 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Thái Hải Hà
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜ I HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các học sinh và của người
thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Tiến sĩ Nguyễn Phú Tuấn, người thầy hướng dẫn của tôi, dù thầy ở xa
nhưng tôi luôn cảm thấy rất gần, thầy đã cho tôi những góp ý chuyên môn
vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó
khăn trong khi thực hiện đề tài và cả trong cuộc sống.
- Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, thầy trưởng khoa đã giúp đỡ tôi khi tôi gặp trở ngại
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
- Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã
cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn.
- Đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiến
hành giảng dạy và cả khi tôi gặp khó khăn về thời gian trong quá trình vừa
đi dạy vừa đi học.
- Giáo viên cùng các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành tốt phần thực
nghiệm sư phạm.
- Ban giám hiệu trường THPT Marie Curie đã tạo điều kiện cho tôi về mặt
thời gian.
- Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo mọi điều kiện
tốt nhất về tinh thần, về vật chất, về thời gian luôn bên tôi trong suốt
quãng thời gian tôi thực hiện ước mơ của mình.
Một lần nữa, tôi xin được gởi lời tri ân đến tất cả mọi người.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bài tập hóa học : BTHH
Bảng tuần hoàn : BTH
Công thức cấu tạo : CTCT
Công thức electron : CT e
Điện tích hạt nhân : ĐTHN
Đối chứng : ĐC
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Nơtron : n
Phản ứng hóa học : PƯHH
Phương trình hóa học : PTHH
Proton : p
Sách bài tập : SBT
Sách giáo khoa : SGK
Thực nghiệm : TN
Trắc nghiệm khách quan : TNKQ
Trung học cơ sở : THCS
Trung học phổ thông : THPT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu không thể thiếu đối
với các nước trên thế giới. Đặc biệt là với hoàn cảnh nước ta lúc này càng trở nên
cấp bách hơn bao giờ hết. Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ “Ưu tiên hàng đầu
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp dạy và học, nâng cao chất luợng đội ngũ giáo viên”. Mục tiêu của giáo dục
không chỉ còn là cung cấp kiến thức, rèn luyện trí nhớ cho học sinh mà phải là dạy
cho học sinh học cách học, cách tự đánh giá, học cách sống, biết độc lập suy nghĩ,
biết tạo ra và làm chủ sự thay đổi, để “đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhận cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” (NQ số 51/2001/QH10).
R R. Singh (1991) đã viết: “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn quá
tầm những giáo viên làm việc cho nó”. Vì vậy, người giáo viên nói chung và giáo
viên hóa học nói riêng nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học.
Với đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh” chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào
công cuộc đổi mới phương pháp dạy học của nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp 10 ở
trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về Phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hóa học ở trường THPT.
- Đề xuất việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
hóa học.
- Xây dựng một số bài giảng hóa học lớp 10 – chương 1, 2, 3, 4 - theo định
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học hóa học theo định hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học lớp 10 trong các bài học về khái
niệm, định luật, học thuyết hóa học cơ bản, trong các bài tập, luyện tập và ôn
tập – chương 1, 2, 3, 4.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu dạy học hóa học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì
sẽ nâng cao được chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, các phương pháp
dạy học truyền thống và hiện đại, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế
giới và trong nước, các định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện
nay, các tài liệu khác liên quan đến đề tài,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Các phương pháp điều tra cơ bản: thu thập thông tin bằng phiếu hỏi, quan sát,
phỏng vấn, dự giờ,
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề
Trong các xã hội phương Đông thời xưa, mục đích giáo dục là cung cấp các tri
thức văn chương và nguyên lý đạo đức để đào tạo người làm quan cai trị dân. Việc
dạy học nhằm vào việc dạy viết chữ, đọc chữ, và học sách thánh hiền. Mục đích của
trường học Châu Âu vào đầu thế kỷ 19 có khác hơn, và có xu hướng đi theo sự phát
triển của khoa học công nghệ. Việc dạy học tập trung vào cơ chế viết, khi thầy giáo
truyền đạt kiến thức, học sinh chuyển các thông điệp bằng lời thành dạng viết. Mãi
đến giữa thế kỷ 19, học sinh bắt đầu được yêu cầu soạn văn của mình, cho dù vậy
việc dạy học vẫn chủ yếu dựa vào khả năng bắt chước của học sinh. Đến những năm
1930, xuất hiện ý tưởng học sinh cần phải biết diễn đạt suy nghĩ của mình qua việc
viết Giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu lớn lao của xã hội hiện đại. Việc
học tập của học sinh không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải
là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. [42]
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó, từ sau Cách mạng tháng Tám
nước ta đã có những lần cải cách giáo dục vào những năm 1950, 1956, 1980 và với
những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự bùng nổ của khoa học công
nghệ, với sự thay đổi trong đối tượng giáo dục, và với xu thế đổi mới tiến bộ trên
thế giới hiện nay, giáo dục Việt Nam không thể không tiếp tục đổi mới. [7]
Mục đích của giáo dục thay đổi theo yêu cầu của xã hội, do đó quan điểm giáo
dục thay đổi. Để đáp ứng được sự thay đổi đó người giáo viên buộc phải thay đổi
phương pháp dạy học, từ đó hình thành các thế hệ phương pháp dạy học như sơ đồ
1.1 của tác giả Đặng Thành Hưng: [15, tr.36]
Thầy Trò
Như vậy, hoạt động của trò ngày càng tích cực, chủ động hơn. Đã có nhiều tác
giả viết và nghiên cứu về các phương pháp dạy học để giúp học sinh đạt được mục
đích trên như Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, và một số luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ gần đây:
- Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao về hợp chất hữu cơ có nhóm chức
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học
ở trường THPT - Nguyễn Thị Hà - ĐHSPHN, 2005 – Luận văn thạc sĩ.
- Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở
trường trung học phổ thông - Lê Trọng Tín - ĐHSPHN, 2002 - Luận án tiến sĩ.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kỹ thuật dạy học
để nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở trường trung học phổ thông Hà Nội -
Trần Thị Thu Huệ - ĐHSPHN, 2002 - Luận văn thạc sĩ.
- Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao tính
tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hoá học lớp 10, lớp 11 trường trung
học phổ thông ở Hà Nội - Nguyễn Thị Hoa - ĐHSPHN, 2003 - Luận văn thạc sĩ.
- Tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinh miền núi Tỉnh Thanh Hoá
qua giảng dạy hoá học - Lê Như Xuyên - ĐHSP, 1997 - Luận văn thạc sĩ.
- Tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinh dân tộc các trường dự bị
đại học dân tộc trung ương Việt Trì - Phú Thọ qua giảng dạy phần kim loại trong
chương trình hoá học phổ thông trung học - Hoàng Thị Tuyết Mai - ĐHSPHN, 2003
- Luận văn thạc sĩ.
Đời I
Dạy học là giải
thích - minh họa
Đời II
Dạy học là lặp lại,
tái tạo theo mẫu
Đời III
Dạy học là cùng
tìm tòi, cùng giải
quyết
Đời IV
Dạy học là tích
cực chiếm lĩnh,
nghiên cứu
Hình 1.1. Các thế hệ phương pháp dạy học
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc đưa các phương pháp dạy
học vào những bài Hóa học lớp 10 – chương 1, 2, 3, 4 nhằm tích cực hóa hoạt động
của học sinh.
1.2. Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Phương pháp
Phương pháp là một khái niệm rất trừu tượng, có nhiều cách hiểu khác
nhau. Một trong số các khái niệm về phương pháp là: Phương pháp là cách thức,
con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà chủ thể phải đi theo để đạt được
mục đích.[2, tr.5]
1.2.1.2. Phương pháp dạy học [19, tr.5]
Có nhiều khái niệm về phương pháp dạy học, ở đây chỉ nêu khái niệm
phương pháp dạy học của I.Lecne (một chuyên gia nổi tiếng về lý luận dạy học của
Liên Xô), khái niệm này khá phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh:
“Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, để học sinh lĩnh hội
vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.”
Như vậy, phương pháp dạy học luôn đặt trong mối quan hệ hai chiều với
mục tiêu và nội dung dạy học:
1.2.2. Phân loại phương pháp dạy học
Có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học khác nhau.
Mục tiêu
Phương pháp Nội dung
Theo Iu.K Babanski, một nhà giáo dục học nổi tiếng của Liên Xô [19,
tr.6], xét về phương diện điều khiển học thì quá trình dạy học gồm 3 yếu tố:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động học tập (nhận thức).
- Kích thích các hoạt động đó.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả.
Trên cơ sở đó, hệ thống phương pháp dạy học của ông bao gồm:
- Các phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động học tập gồm
nhiều nhóm phương pháp như: nhóm phương pháp theo logic truyền thụ
và tri giác thông tin (qui nạp, diễn dịch); nhóm phương pháp dựa theo
nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin (dùng lời, trực quan);
nhóm phương pháp theo mức độ tư duy độc lập và tích cực của học sinh
(tái hiện, sáng tạo,)
- Các phương pháp kích thích và xây dựng động cơ học tập (trò chơi
nhận thức, thảo luận,).
- Các phương pháp kiểm tra.
Với việc xem nội dung học vấn ở nhà trường phổ thông nói chung bao
gồm:
- Hệ thống các tri thức.
- Hệ thống kĩ năng, kĩ xảo.
- Phương pháp hoạt động sáng tạo.
- Thái độ chuẩn mực đối với thế giới và con người.
Lecne [19, tr.7] cho rằng có 5 phương pháp dạy học chung:
- Thông báo, tiếp nhận.
- Tái hiện.
- Giới thiệu có tính vấn đề.
- Tìm kiếm từng phần.
- Nghiên cứu.
Cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay, lấy nguồn cung cấp kiến
thức làm cơ sở, chia phương pháp dạy học làm 3 nhóm: [2, tr.9-10]
1. Các phương pháp sử dụng ngôn ngữ
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dùng sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác.
2. Các phương pháp trực quan (phương pháp có sử dụng phương tiện
trực quan)
- Phương pháp quan sát, tham quan
- Phương pháp trình bày trực quan (mô hình, tranh ảnh,)
- Phương pháp biểu diễn thí nghiệm
3. Các phương pháp thực hành (học sinh làm việc)
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp trò chơi
1.2.3. Đặc điểm phương pháp dạy học
1.2.3.1. Đặc điểm chung của phương pháp dạy học [2, 5]
Phương pháp dạy học gồm hai mặt: mặt khách quan gắn liền với đối
tượng của phương pháp và điều kiện dạy học; mặt chủ quan gắn liền với chủ thể sử
dụng phương pháp.
Phương pháp dạy học là một phương pháp kép, là sự tổ hợp của hai
phương pháp: phương pháp dạy và phương pháp học. Hai phương pháp này có
tương tác chặt chẽ và thường xuyên với nhau trong đó học sinh vừa là đối tượng của
hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học.
Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học và nội
dung dạy học.
Phương pháp dạy học là một nghệ thuật.
Phương pháp dạy học có tính đa cấp:
- Cấp độ vĩ mô (khái quát):
Phương pháp dạy học đại cương.
Phương pháp dạy học ứng với các bậc học, cấp học.
Phương pháp dạy học ứng với các loại hình trường.
Phương pháp dạy học ứng với từng môn học.
- Cấp độ vi mô (cụ thể): Phương pháp dạy học ứng với từng bài học,
từng nội dung cụ thể.
Phương pháp dạy học luôn có tính khái quát, ổn định tương đối và
luôn biến đổi.
Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo
dục.
Phương pháp dạy học là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và
logic tâm lý nhận thức.
Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động và
phương tiện dạy học.
1.2.3.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học hóa học [2]
Trong dạy học hóa học, thí nghiệm là một phương tiện không thể
thiếu.
Trong dạy học hóa học, các phương pháp nhận thức sau đây được sử
dụng một cách thường xuyên:
- Phương pháp diễn dịch – qui nạp: sử dụng khi dạy về mối quan hệ
giữa vị trí – cấu tạo – tính chất; khi hình thành khái niệm chu kì,
nhóm trong bảng tuần hoàn,
- Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa đòi hỏi học sinh phải có
một trình độ nhất định về tư duy trừu tượng, giáo viên phải sử dụng
các phương tiện trực quan khi đề cập đến các vấn đề mà học sinh
không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
Các học thuyết, định luật có vai trò rất lớn trong dạy học hóa
học.Định luật tuần hoàn – Bảng tuần hoàn và các kiến thức về cấu tạo chất là lý
thuyết chủ đạo cả hệ thống kiến thức hóa học. Từ chỗ là đối tượng nhận thức, sau
khi học xong, nó trở thành phương tiện sư phạm rất hiệu nghiệm.
Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và
mở rộng kiến thức cho học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn đời sống.
Hóa học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong dạy học
hóa học cần có sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự
nhiên và cuộc sống con người.
1.2.4. Một số cấu trúc phương pháp dạy học
1.2.4.1. Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp dạy học
(theo Lothar Klinberg) [5, tr.25]
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp dạy học
- Dạy học thông báo: thuyết trình, làm mẫu, trình diễn, trình bày trực quan.
- Cùng làm việc: đàm thoại, thảo luận.
- Làm việc tư lực: bài tập cá nhân, bài tập nhóm.
1.2.4.2. Mô hình năm thành phần cơ bản của phương pháp dạy học
(theo Hibert Meyer) [5, tr.25]
Phương pháp
dạy học
Mặt bên ngoài Mặt bên trong
Các hình thức
cơ bản
Các hình thức
hợp tác
Dạy học thông
báo
Cùng làm việc
Làm việc tự
lực
Dạy học toàn
lớp
Dạy học nhóm
Nhóm đôi
Dạy học cá thể
Tiến trình lý
luận dạy học
Các phương
pháp logic
Nhập đề
Làm việc với
tài liệu mới
Ứng dụng
Củng cố
Kiểm tra
Kiểu phương
pháp
Phân tích
Tổng hợp
So sánh
Giải thích –
Minh họa
Làm mẫu – Bắt
chước
Khám phá
Giải quyết vấn
đề-Nghiên cứu
1.2.4.3. Mô hình ba bình diện của phương pháp dạy học
(theo Bernd Meier) [5, tr.26]
1.2.4.4. Cấu trúc phức hợp của phương pháp dạy học [5, tr.26]
Quan điểm
dạy học
Phương pháp dạy học
(theo nghĩa hẹp)
Kỹ thuật dạy học
Bình diện vi mô
Bình diện trung gian
Phương pháp
vĩ mô
Phương pháp
cụ thể
Phương pháp
vi mô
Hình 1.4. Mô hình ba bình diện của phương pháp dạy học
Bình diện vĩ mô
Bình diện trung gian
Bình diện vi mô Tình huống dạy học (Kỹ thuật dạy học)
Hình thức dạy
học lớn
Mô
hình
hành
động
Tiến
trình
dạy học
Hình
thức xã
hội
Hình 1.3. Mô hình năm thành phần cơ bản của phương pháp dạy học
Bình diện vĩ mô
Bình diện vĩ mô
Bình diện vi mô
Bình diện trung gian
Quan điểm dạy học Hình thức dạy học
Sử dụng phương tiện dạy học Kỹ thuật dạy học
Hình thức
xã hội
Phương pháp
dạy học cụ thể
Tiến trình
dạy học
Hình 1.5. Cấu trúc phức hợp của phương pháp dạy học
1.2.5. Một vài quan hệ có ý nghĩa đối với phương pháp dạy học [19]
1.2.5.1. Quan hệ giữa dạy và học
Thuật ngữ “dạy học” vốn được dùng để phản ánh hoạt động của người
dạy. Đối tượng của hoạt động dạy này là người học. Người học vừa là đối tượng của
hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Nếu người học không chủ động
học, không có cách học tốt thì việc dạy khó mà đạt đến kết quả mong muốn. Bởi
vậy, phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học
của học sinh. Giáo viên và học sinh phải hợp tác với nhau thì mới tạo được hiệu quả
của quá trình dạy học. Trong quan hệ hợp tác đó, giáo viên giữ vai trò chủ đạo vì
dạy học là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành dưới sự chỉ đạo
chặt chẽ của giáo viên, còn học sinh có vai trò chủ động vì trong quá trình học tập,
người học phải tự cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được.
1.2.5.2. Quan hệ giữa mặt bên trong và bên ngoài của phương pháp dạy
học
Mặt bên ngoài là trình tự hợp lý các thao tác hành động của giáo viên và
học sinh trong bài lên lớp, có thể dễ dàng quan sát: giáo viên giảng bài, đặt câu hỏi,
biễu diễn thí nghiệm, tranh ảnh, học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi, quan sát và
giải thích hiện tượng thí nghiệm, quan sát tranh ảnh,
Mặt bên trong là tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, là con đường
của giáo viên dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học: giải thích – minh họa, tìm
tòi từng phần, đặt và giải quyết vấn đề, qui nạp, diễn dịch,
Mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dung dạy học và
trình độ phát triển tư duy của học sinh. Mặt bên ngoài tùy thuộc ở kinh nghiệm sư
phạm của giáo viên và chịu ảnh hưởng của cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Mặt bên
trong không dễ quan sát và lâu nay chưa được giáo viên thực sự quan tâm.
Muốn phát triển tư duy tích cực sáng tạo của học sinh thì không thể
không quan tâm nhiều hơn đến mặt bên trong của phương pháp dạy học.
1.3. Những xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện
nay
1.3.1. Vai trò mới của giáo dục [1]
Trong ấn phẩm “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” (“Learning: The
Treasure Within”, 4/1996) của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI do
UNESCO thành lập năm 1993 nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm tòi cách thức tốt
nhất để kiến tạo lại nền giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người,
đã nêu quan điểm mới về chức năng của giáo dục: “Giáo dục phải là một công cụ,
vừa cho cá nhân, vừa cho tập thể nhằm bồi dưỡng một hình thức hài hòa hơn về sự
phát triển của con người”. Hội đồng cũng đề ra phương châm “Học suốt đời” dựa
trên bốn cột trụ: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm
người. Đây cũng chính là mục đích của việc học.
1.3.1.1. Học để biết
- Học kiến thức.
- Học cách học ( biết học tập theo phương pháp khoa học).
- Học cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức.
- Học cách nhận xét, đánh giá.
1.3.1.2. Học để làm
- Nắm được các kỹ năng.
- Biết cách sử dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống.
1.3.1.3. Học để cùng sống với nhau
- Có cách nhìn đúng đắn về thế giới.
- Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống hiện tại.
- Hiểu đ