Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hang dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình,đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Công việc tổ chức được xem xét trên ba mặt: tổ chức bộ máy, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự và chúng có những đặc diểm chung là:
• Kết hợp các nổ lực của các thành viên.
• Phân công lao động.
• Hệ thống thứ bậc quyền lực.
• Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức.
• Xây dựng các nguyên tắc và thủ tục hoạt động nhằm bảo đảm cho cơ cấu đó hoạt động có hiểu quả.
• Chức năng tổ chức còn bao gồm các hoạt động liên quan đến xác định quyền hạn trách nhiệm và xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị các bộ phận nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành ổn định, chính xác và hiệu quả.
42 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công việc tổ chức có một vai trò cực kì quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của một tổ chức, doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu tổ chức không tốt thì mọi kế hoạch đều có thể vô nghĩa. Do vậy, tổ chức là chức năng quản trị cần thiết cho tất cả mọi hoạt động, tất cả nhà quản trị dù ở cấp nào cũng cần phải nắm vững những nguyên tắc và phương pháp tổ chức. Bên cạnh đó, các nhà quản trị phải không ngừng đổi mới tổ chức, thể hiện sự linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ và nâng cao hiệu quả công việc.Chính vì vậy mà nhóm em lựa chọn đề tài Đổi mới tổ chức. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Đổi mới tổ chức sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khối kinh
tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về tổ chức cũng như đổi mới tổ chức. Trước hết là để học tập tốt môn học Quản trị học, sau đó có thể tích lũy thêm kiến thức cho công việc tương lai, và xa hơn nữa là góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng nước nhà.Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung bài tiểu luận này không tranh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của thầy và các bạn. Điều này sẽ giúp chúng em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện bản thân.Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Nhuận (Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình tìm hiểu môn học Quản trị học và thực hiện đề tài này.
Chương1: Khái quát về tổ chức và đổi mới tổ chức
I.Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức
Khái niệm
Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hang dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình,đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Công việc tổ chức được xem xét trên ba mặt: tổ chức bộ máy, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự và chúng có những đặc diểm chung là:
Kết hợp các nổ lực của các thành viên.
Phân công lao động.
Hệ thống thứ bậc quyền lực.
Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức..
Xây dựng các nguyên tắc và thủ tục hoạt động nhằm bảo đảm cho cơ cấu đó hoạt động có hiểu quả.
Chức năng tổ chức còn bao gồm các hoạt động liên quan đến xác định quyền hạn trách nhiệm và xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị các bộ phận nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành ổn định, chính xác và hiệu quả.
Vai trò của chức năng tổ chức
Công việc tổ chức có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của một tổ chức, doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm sau:
Bảo đảm các kế hoạch và mục tiêu sẽ được triển khai vào thực tế, tạo môi trường làm việc thích hợp cho cá nhân và tập thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và chuyên môn, tạo ra tính kỷ luật và trật tự trong hoạt động chung của con người.
Khi thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý thì sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cho công tác quản trị.
Tổ chức công việc tốt sẽ có tác động tích cực đến việc sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Giảm thiểu những sai sót và những lãng phí trong hoạt động quản trị.
Những vấn đề khoa học trong công tác tổ chức
Tầm hạn quản trị
Hay còn gọi là tầm hạn kiểm soát, là khái niệm dung để chỉ số lượng bộ phận hay nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách hữu hiệu nhất. Về mặt tổ chức, tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một xí nghiệp . Bộ máy tổ chức ít tầng nấc trung gian gọi là bộ máy tổ chức thấp. Bộ máy có nhiều tầng là bộ máy tổ chức cao.
Tầm hạn quản trị rộng(xí nghiệp có ít tầng nấc trung gian) chỉ phù hợp khi các nhà quản trị có đầy đủ năng lực, khi cấp dưới có trình độ làm việc khá, khi công việc của cấp dưới ổn định, có kế hoạch, ít thay đổi, và cấp dưới đã được nhà quản trị cấp trên ủy quyền hành động khá nhiều. Trái lại, nếu năng lực của nhà quản trị có hạn chế, trình độ của cấp dưới cũng không cao, hoặc khi công việc của cấp dưới thường xuyên thay đổi, công việc không có kế hoạch, thì tầm quản trị hẹp lại thích hợp hơn.
Quyền hành trong quản trị
Quyền hành là năng lực cho phép chúng ta yêu cầu người khác phải hành động theo chỉ đạo của mình. Mọi nhà quản trị đều phải điều khiển người khác, cho nên mọi nhà quản trị đều phải có quyền hành thì mới quản trị được nếu không nhà quản trị sẽ chấm dứt vai trò của mình.
Theo Max Weber, quyền hành của nhà quản trị chỉ đầy đủ nếu có đủ ba yếu tố: sự hợp pháp khi đảm nhận chức vụ, cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng và bản than nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng. Nếu không có ba yếu tố đó quyền hành của nhà quản trị sẽ không vững mạnh, và rất khó để điều khiển cấp dưới.
Ngoài tính chất và nguồn gốc của quyền hành trong quản trị cần lưu ý tới giới hạn của quyền hành quản trị. Trong thực tiễn hoạt động, quyền hành của nhà quản trị chịu hạn chế bởi nhiều yếu tố như luật pháp và các quy định của nhà nước, đạo đức xã hội, điều kiện sinh học của con người,vv….
Phân cấp quản trị
Mục đích của việc phân cấp chủ yếu là để nhằm tạo điều kiện cho tổ chức đáp ứng kịp thời, nhanh chóng và phù hhowpj với những yêu cầu của tình hình. Ngoài ra sự phân cấp nhằm giải phóng bớt khồi lượng công việc cho nhà quản trị cấp cao, đồng thời cũng tạo điều kiện đào tạo các nhà quản trị trung cấp, chuẩn bị thay thế các nhà quản trị cấp cao khi cần thiết.
II.XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.Khái niệm
Cơ cấu tổ chức quản trị là một chỉnh thể các khâu,các bộ phận khác nhau,được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định , có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo cấp quản trị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và mục tiêu của tổ chức. cơ cấu tổ chức càng hoàn thiện thì công việc quản trị càng có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý thì sẽ trở thành nhân tố kiềm hãm sự phát triển và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Khi xây dựng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp nhà quản trị phải dựa trên những cơ sở chủ yếu sau:
Xác định mục tiêu và chiến lược hoạt động.
Qui mô và lĩnh vực hoạt động
Tác động của môi trường vĩ mô và vi mô
Phù hợp với công nghệ và kĩ thuật sản xuất
Cá nguồn lực của doanh nghiệp ,đặc biệt là nguồn nhân lực và tài chính
Tuân thủ nghiêm túc tiến trình của chức năng tổ chức:phân tích và phân chia công việc một cách hợp lý liên kết các bộ phận khác nhau thành một thể thống nhất.
Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá thực tế,người ta nhận ra các yếu tố ảnh hưởng chính đến cơ cấu tổ chức:
Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp:đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng khó thấy.
Qui mô hoạt động của doanh nghiệp:qui mô khác nhau sẽ dẫn đến mô hình tổ chức cũng khác nhau.
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như công nghệ ngành nghề,trình dộ dẫn tới cách thức bộ máy khác nhau.
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh ,vì vậy muốn tồn tại phải có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhân lực và vật lực là 2 yếu tố quan trọng nhất.
2.Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị.
Nguyên tắc gắn với mục tiêu:mỗi thành viên trong tổ chức chỉ nhận mệnh lệnh và chiệu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình,nhằm đảm bảo có sự chỉ huy thông suốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp va các bộ phận trong tổ chức.
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế:xây dựng bộ máy dựa trên quan điểm chi phí đẻ duy trì và vận hảnh bộ máy thấp nhất sao cho hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Nguyên tắc cân đối:là cân đối giũa quyền hành và trách nhiệm,cân đối về công việc giũa các đơn vị với nhau. Sự cân đối sẽ tạo ổn định trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc kinh hoạt:bộ máy quản trị phải linh hoạt để đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường và đưa ra những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức.
Nguyên tắc an toàn và tin cậy:phải đảm bảo độ an toàn va tin cậy trong hoạt động,chịu được các tác dộng bên trong và bên ngoài trong những giới hạn nhất định.
3. Các yêu cầu khi thiết kế cơ cấu tổ chức.
Khi xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần tuân thủ những điều sau:
Số lượng bộ phận và cấp bậc phải phù hợp với thực tế và nhu cầu hoạt động,đảm bảo khả năng thích nghi nhanh chống với những thay đổi.
Phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, phân hệ.
Mỗi một bộ phận,phận hệ có thể đảm nhận một hay một số nhiệm vụ ,nhưng không thể xảy ra trường hợp một bộ phận đi nhiều bộ phận giải quyết.
Xác định chính xác các nguồn thông tin dọc và ngang trong tổ chức, đảm bảo các bộ phận và hệ hoạt động nhịp nhàng va cân đối trong tổ chức.
4. Quan điểm thiết kế trình cơ cấu tổ chức.
Hiện nay tồn tại hai quan điểm thiết kế cơ cấu tổ chức,đó là quan điểm cổ điển và quan điểm hiện đại. chúng tồn tại song song và ứng dụng trong những điều kiện cụ thể của từng tổ chức. mỗi quan điểm có ưu và nhược điểm nhất định.
Quan điểm cổ điển nhấn mạnh đến tính chính thức và hệ thống quyền lực phân biệt rõ ràng. Mô hình này hướng vào tập quyền và duy trì tuyến lãnh đạo theo cấp bậcvới những nguyên tắc và hoạt động dựa vào thong tin chính thức.
Quan điểm hiện đại nhấn mạnh đến tính hợp tác và giải quyết theo tình huống. chú trọng dến phân quyền và tập trung hóa. Có những cơ cấu linh hoạt có thể thay đổi theo những biến đổi của môi trường hoạt động.
Dù theo quan điểm nào khi phân chia các bộ phận trong cơ cấu tổ chức người ta thường dựa vào các ohan6 chia cơ bản sau:
Phân chia theo tầm hạn quản trị: tầm quản trị tốt thường là 3-10 nhân viên thuộc cấp và có thể tăng lên 12-15 nếu nhân viên dưới quyền chỉ làm những việc đơn giãn và giảm xuống 2-3 người nếu nhân viên dưới cấp làm những công việc phức tạp
Phân chia theo thời gian: đây là một hình thức phân chia bộ phận lâu đời nhất. hình thức này thường áp dụng với cấp thấp trong tổ chức đó là việc tổ chức hoạt dộng theo ca kíp. Việc phân chia này phải hoạt động liên tục để khai thác cao nhất công suất máy móc.
Phân chia theo chức năng: đây là sự các bộ phận chuyên môn thei chức năng hoạt đông. Việc phân chia này được áp dụng khà rộng rãi trong thực tế.ưu điểm của cách phân chianay2 là đảm bảo thực hiện được các chức năng chủ yếu của các tổ chức và phát huy được kiến thức chuyên môn.
Phân chia theo lãnh thỗ địa lý:sự phân chia này căn cứ vào sự hoạt động của doanh nghiệp trên nhìu địa bàn khác nhau. Việc phân chia này co ưu điểm là sử dụng được các nguồn nhân lực tại cho6o64do tiết kiệm chi phí và thời gian,hiểu rõ hơn về thị trường khu vực và có thể phát huy được cá kỹ năng chuyên môn để có thể giải quyết được các vấn đề ở khu vực đó.
Phan chia theo sản phẩm: đây là cách tổ chức của một doanh nghiệp sản xuất ,kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau,do đó phải thành lập nhiều bộ phận chuyên kinh doanh theo từng sản phẩm.
Phân chia theo khách hàng:căn cứ vào các nhóm khách hàng mà phân chia các bộ phận chio phù hợp. cách thức tổ chức này thường áp dụng cho các cơ sở kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ.
Phân chia theo quy trình công nghệ và các thiết bị kĩ thuật:một xí nghiệp chia việc sản xuất của mình theoqui trình công nghệ sản xuất.
5.các giai đoạn hình thành cơ cấu tổ chức.
Phải thực hiện 3 giai đoạn là:phân tích, thiết kế và xây dựng.
Giai đoạn phân tích: Đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng của cơ cấu tổ chức. giai đoạn này tập trung vào phân tích và tổng hợp các môi kiên hệ mục tiêu và mô hình đáp ứng. Nó xác định các chức năng cần thiết,làm rõ các nhiệm vụ và giới hạn của các chức năng đó. Nếu cơ cấu xây dựng trên nền của các cơ cấu hoạt động có sẵn thì bước này sẽ phân tích những hạn chế và thiếu sót của cơ cấu cũ để đề ra cách thức cải tiến kỹ thuật cho phù hợp. nói chung giai đoạn này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Mô hình co cấu tổ chức nào sẽ giải quyết được mục tiêu và chiến lược hoạt động của tổ chức?
Quyền hạn trách nhiệm và mối quan hệ nào giữa các bộ phận và các cấp được thiết kế ra sao? Hệ thống thông tin tổ chức như thế nào?
Giai đoạn thiết kếGiai đoạn này là chi tiết hóa các phân tích và tính toán các thông số cần thiết cho các bộ phận. dồng thời cũng tiến hành cây dựng những qui chế,những nguyên tắc hoạt động và thiết lập những nguyên tắc ứng xử cho các bộ phận và phân hệ, số lượng các nhân viên , trình độ chuyên môn và các biểu mẫu phân tích thông tin cần thiết.
Giai đoạn cây dựnglà giai đoạn chính thức ban hành mô hình cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm các chức vụ quản lý. Tiến hành phân chia công việc và giao nhiệm vụ cho các cá nhân và các bộ phận. hình thành mối liên hệ quyền hạn trách nhiệm và chính thức vận hành công việc.
6. Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản
Cơ cấu tổ chức trực tuyến: là mô hình tổ chức quản trị trong đó mỗi người cấp dưới nhận sự điều hành va chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp của mình. Cơ cấu này được cây dựng trên nguyên lý sau:
Mỗi cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
Mồi liên hệ này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc
Công việc quản trị dược thực hiện theo tuyến.
CHÈN BIỂU ĐỒ
*Ưu điểm:
Tuân thủ nguyên tắc một thủ tướng
Tạo ra sự thống nhất, tập trung cao độ.
Chế đọ trách nhiệm rõ ràng.
*Nhược điểm:
Không chuyên môn hóa. Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện.
Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ
Đễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng.
Cơ cấu này rất phù hợp với những xí nghiệp co qui mô nhỏ,sản phẩm không phức tạp và sản xuất liên tục.
Cơ cấu tổ chức chức năng:hình thành các bộ phận đươc chuyên môn hóa gọi là các chức năng,các chức năng này có quyền tác động đến các bộ phận hoạt động theo chức năng chuyên môn. Người lãnh đạo ythong6 qua các chức năng chuyên môn này để điều hành hoạt động của tổ chức. cơ cấu này được thực hiện trên nguyên lý:
Có sự tồn tại các đơn vị chức năng
Không theo tuyến
Các đơn vị chức năng có quyền hic3 đạo các đơn vị trực tuyến,do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiru62 cấp trên trực tuyến của mình.
Chèn biểu đồ.
*Ưu điểm:
Cơ cấu này sử dụng được các chuyên gia giỏi.
Không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện.
Dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị
*Nhược điểm:
Vi phạm chế độ một thủ trưởng
Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
Sự phối hợp lãnh đạo và các phong ban chức năng và giữa các phòng ban chuc nag8 gặp nhiều khó khan.
Khó xác định trách nhiệm và hay đỗ trách nhiệm cho nhau.
Cơ cấu tổ chức chức năng thường được sử dụng trong những doanh nghiệp đang bắt đầu phát triển về qui mô,đòi hỏi tính chuyên môn hóa. Tuy nhiên mô hình này ngày nay ít được sử dụng do có nhiều nhược điểm.
Cơ cấu tổ chức trực tuyến –chức năng:đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Có các đặc điểm cơ bản sau:
Vẫn tồn tại các đơn vị chuc71c năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn,không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. các đơn vị chức năng làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho nhà quản trị cấp cao.
Những người lãnh đạo trực tiếp chịu trách nhiem65ve62 kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình chịu phụ trách.
CHÈN BIỂU ĐỒ
*Ưu điểm:
Có những ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
Tạo điều kiện chocac1 giám đốc trẻ. Phát huy khả năng nhân sự trong tổ chức
*nhược điểm:
Nhiều tranh luận xảy ra. Do đó nhà quản trị phải thường xuyên giải quyết
Hạn chế sử duạng kiến thức chuyên môn
Vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng. Do vậy dễ xảy ra xung đột dọc giữa các chức năng và các bộ phận trực tuyến.
Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng là mô hình thường được sử dụng trong các tổ chức có các qui mô lớn,tính chuyên môn hóa cao. Mô hình này cũng thường thấy trong các tổ chức phi sản xuất.
Cơ cấu tổ chức theo ma trận:
Đây là mô hình rất hấp dẫn hiện nay. Cơ cấu này có nhìu cách gọi khác nhau,như tổ chức chia theo ma trận,bàn cờ,hay quản tri đề án,sản phẩm.
Cơ cấu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhìu dự án
Sản xuất nhìu loại sản phẩm khác nhau
Người lãnh đạo theo tuyến và chức năng còn được sự giúp đỡ của người lãnh đạo theo đề án
Mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đề án trên một khu vực nhất định.
CHÈN BIỂU ĐỒ
*Ưu điểm
Đây là hình thức tổ chức linh động
Ít tốn kém,sử dụng nhân lực co hiệu quả
Đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động
Việc hình thành và giải thể dễ dàng và nhanh chóng
*Nhược điểm:
Dễ xảy ra tranh chấp giữa người lãnh đạo và cán bộ
Cơ cấu này đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn
Phạm vi sử dụng còn hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định
Cơ cấu tổ chức ma trận thường thấy trong các công ty co qui mô lớn mang tính đa ngành hay đa quốc gia. Loại cơ cấu này hiện nay được chú ý vì tính linh hoạt và cạnh tranh trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Cơ cấu tổ chức theo địa lý:mang tính cổ điển nhưng lai5co1 những ứng dụng tốt trong cạnh tranh hiện nay. Cơ sở chủ yếu là phân chia hoạt động theo từng vùng địa lý hay khu vực lãnh thổ tùy theo đạc điểm của vùng địa lý hay thuần túy theo phân chia hành chánh. Việc phân chia theo địa lý vì:
Mục đích của sự phân chia là để khuyến khích sự tham gia của địa phương,khai thác những ưu thế trong các hoạt động của đia phương
Đây là phương pháp khá phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trên một vùng địa lý rộng. là phương pháp được gọp nhóm và giao cho một người quản lý hoạt động đó.
CHÈN BIỂU ĐỒ
*Các ưu điểm:
Giao trách nhiệm cho cấp thấp hơn
Chú ý các thị thường và những vấn đề về địa phương. Cạnh tranh có hiệu quả ở các khu vực địa phương
Tăng cường sự kết hợp theo vùng. Xác dịnh được lợi thế cạnh tranh vùng trong chiến lược phát triển
Tận dụng được tính hiệu quả của các hoạt động tại địa phương
Có sự thông tin trực tiếp tốt hơn với những đại diện cho lợi ích địa phương
*Các nhược điểm:
Cần nhiều người có thể làm công việc tổng quản lý
Có khuynh hướng làm cho việc duy trì các dịch vụ trung tamve62 kinh tế kho khăn hon7va2 còn có thể cần dến những dịch vụ nhu la2nhan6 sự hoặc mua sắm ở cấp vùng
Vấn đề kiểm soát của cấp quản lý cao nhất khó khăn hơn , đòi hỏi phải có một cơ chế kiểm soát phức tạp.
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:loại cơ cấu này lấy cơ sở là các dãy sản phẩmhay lĩnh vực hoạt động để thành lập các bộ phận hoạt động. bộ phận phụ trách sản phẩm co trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó.
CHÉN BIỂU ĐỒ
*Ưu điểm:
Phát triển tốt sản phẩm có tầm nhìn tổng quát về thị trường của 1 loại sản phẩm nhất định.
Có khả năng tập trung nguồn lực để cạnh tranh, do vậy dễ tạo tính cạnh tranh về chi phí.đễ xác định được ưu thế cạnh tranh
*Khuyết điểm:
Đòi hỏi trình độ quản lý khác nhau ở các dãy sản phẩm,do vậy chi phí quản lý cao. Đồng thời việc đào tạo và quản lý nhân sự cũng hạn chế
Dễ dẫn tới tính cục bộ ,ít quan tâm đến sự phát triển toàn diện của tổ chức. khả năng hợp tác giữa các bộ phận kém.
III. SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC
Khái niệm:
Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho một người thông qua việc trao cho họ quyền đưa ra các quyết định hay đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị.
Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức. Nó là cơ sở của việc ủy quyền. Trong trường hợp quyền lực không được giao phó, người ta nói đến sự tập quyền. Có thể có sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào chỉ một người. Nhưng điều đó lại có nghĩa là sẽ không có một nhà quản trị cấp dưới nào và vì vậy sẽ không có cơ cấu tổ chức. Trong mỗi tổ chức đều có một sự phân quyền nào đó. Nhưng cũng không thể có sự phân quyền tuyệt đối, vì nếu những nhà quản trị phải giao phó hết quyền lực của mình, cương vị quản trị của họ sẽ mất đi, vị trí của họ phải bị loại bỏ, và như vậy cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2737893i m7899i t7893 ch7913c.doc
- qu7843n tr7883 Copy 2.ppt