Đề tài Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế

Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là các TCT, có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách DNNN quyết định thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta. Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách vừa qua, mặc dù hệ thống DNNN ở nước ta đã được tái cơ cấu căn bản, số lượng doanh nghiệp phù hợp với sở hữu nhà nước hơn, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp với kinh tế thị trường nhiều hơn, năng suất lao động, sức cạnh tranh, hiệu quả đều được cải thiện một bước. Nhưng, nhìn tổng thể, hệ thống DNNN vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ nếu không được tiếp tục đổi mới hơn nữa. Chính vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã nhấn mạnh: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy hình thành một số Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối [18, tr.232]. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Trong những năm qua, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung đổi mới và phát triển như: Cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, cải tiến cơ chế quản lý nội bộ Nhờ đó, TCT đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước. Nhiều sản phẩm của TCT đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. TCT góp phần lớn vào giá trị gia tăng của ngành hoá chất, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, cung cấp nhiều chỗ làm việc Nhờ những thành tích đó TCT đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Tuy nhiên, với mô hình hoạt động như hiện nay, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: Quan hệ giữa TCT với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau thiếu tính gắn kết chặt chẽ, cơ cấu ngành kinh doanh chưa hợp lý, quy mô các doanh nghiệp thành viên còn nhỏ so với khu vực và quốc tế, trình độ công nghệ mới đạt ở mức trung bình và trung bình khá, trình độ tự động hoá chưa cao, lao động nhiều, sức cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh còn thấp. Để khắc phục những hạn chế trên, cần tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, đặc biệt là tìm mô hình tổ chức, quản lý hiệu quả. Tập thể lãnh đạo TCT có chủ trương xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh. Song quá trình triển khai thực hiện chủ trương này còn gặp nhiều vướng mắc. Với mong muốn góp tiếng nói vào quá trình thực hiện chủ trương đó, đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.

doc109 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV 2 cua Khang.DOC
  • docviet tat.doc
Luận văn liên quan