Đề tài Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ với các nước lớn

Những năm cuối thập kỷ 80s của thế kỷ XX là dấu mốc quan trọng của việc bùng nổ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh làm động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới,quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.Cho đến cuối thế kỷ XX và những nă m đầu thế kỷ mới,nền kinh tế thế giới đã thực sự bước sang giai đoạn của nền kinh tế tri thức.Đây là tiền đề đầu tiên cho quá trình toàn cầu hoá mà hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống.Bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá,một xu hướng lớn đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ là tự do hoá thương mại.Điều này tác động đến các quốc gia không chỉ về mặt kinh tế mà còn về cả chính trị ,xã hội,an ninh và quan hệ quốc tế.Trong môi trường đó nổi lên một vài nhân tố nổi bật là các nước lớn như Mỹ,Nhật Bản,Trung Quốc và liên minh châu Âu EU Đó là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu và chính họ đang phầ n lớn năm giữ và chi phối nhiều tổ chức kinh tế thế giới và tất nhiên chi phối luôn cả cục diện chính trị thế giới và chi phối việc hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nước

pdf17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ với các nước lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện ngoại giao Khoa: Chính trị quốc tế và ngoại giao Môn:Chính sách đối ngoại Tiểu Luận Đề tài: Đổi Mới Tư Duy Đối Ngoại Trong Quan Hệ Với Các Nước Lớn Sinh viên thực hiện: Nghiêm Thị Chuyên Lớp : H33 Hà Nội ,tháng 4 năm 2009 1 MỤC LỤC: Phần một: I.Bối cảnh chung…………………………………………………….2 II .Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại……………………………..4 Phần hai: I.Nước lớn và vai trò của nước lớn trong quan hệ quốc tế…….5 II.Tác động của các nước lớn đến Việt Nam………………………7 III.Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ với các nước lớn………….8 Phần ba: Kết luận chung………………………………………………………14 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………16 2 Phần một: Mở đầu I/Bối cảnh chung 1. Tình hình quốc tế Những năm cuối thập kỷ 80s của thế kỷ XX là dấu mốc quan trọng của việc bùng nổ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh làm động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới,quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.Cho đến cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ mới,nền kinh tế thế giới đã thực sự bước sang giai đoạn của nền kinh tế tri thức.Đây là tiền đề đầu tiên cho quá trình toàn cầu hoá mà hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống.Bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá,một xu hướng lớn đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ là tự do hoá thương mại.Điều này tác động đến các quốc gia không chỉ về mặt kinh tế mà còn về cả chính trị ,xã hội,an ninh và quan hệ quốc tế.Trong môi trường đó nổi lên một vài nhân tố nổi bật là các nước lớn như Mỹ,Nhật Bản,Trung Quốc và liên minh châu Âu EU…Đó là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu và chính họ đang phần lớn năm giữ và chi phối nhiều tổ chức kinh tế thế giới và tất nhiên chi phối luôn cả cục diện chính trị thế giới và chi phối việc hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nước. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh,khi thế giới còn chia thành hai cực đối đầu thì mục tiêu chủ yếu của khối các nước tư bản chủ nghĩa(TBCN) là ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội (CNXH),còn mục tiêu của các nước XHCN mà Liên Xô đứng đầu là xây dựng CNXH và đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,vì hoà bình,giải phóng dân tộc và CNXH.Nhưng sau sự sụp 3 đổ hàng loạt của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu,CNXH đang tạm thời lâm vào thoái trào và TBCN đang phát huy manh mẽ sức mạnh của mình thì xu thế đối đầu đã không còn nữa.Các quốc gia đã chuyển sang xu thế đối thoại và thoả hiệp với nhau nhằm đạt được các mục tiêu và lợi ích chung cũng như lợi ích của riêng quốc gia họ.Đấu tranh và hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới đan xen phức tạp,thế giới đang trong quá trình hình thành một trật tự mới.Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn,nội dung và biểu hiện có nhiều nét mới.Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. 2. Tình hình khu vực châu Á-thái Bình Dương và Đông Nam Á Những điều chỉnh chính sách của các nước lớn đến khu vực này sau chiến tranh lạnh đã và đang đem đến những tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực.Một số nền kinh tế mới nổi và có tốc độ phát triển nhanh chóng trong nhóm NICs đã trở thành hiện tượng trong khu vực.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã dần phát huy vai trò của mình trong khu vực và trong các vấn đề quốc tế.Việt Nam sau khi nhận thấy được lợi ích của mình trong đó,đã thay đổi cách nhìn kỳ thị và lạnh nhạt trước đây và gia nhập vào tổ chức này.Bên canh đó,vấn đề Campuchia còn là một điểm nhức nhối trong khu vực.Chúng ta cần thiết phải có biện pháp thích hợp cho vấn đề này để duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực. 3.Tình hình trong nước Sau giải phóng, Việt Nam đã đi lên xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN.Tuy nhiên,trong quá trình đó,chúng ta đã vấp phải không ít những sai lầm trong chính sách mà nguyên nhân chính là do chủ quan duy ý chí,áp dụng máy móc,không khoa học học thuyết chủ nghĩa xã 4 hội khoa học vào thực tiễn quốc gia.Do đó,suốt hơn chục năm trời,nền kinh tế của chúng ta đã có những biểu hiện trì trệ và phát triển lệch lạc.Là một nước XHCN với xuất phát điểm kinh tế thấp và cộng thêm những thiệt hại sau chiến tranh,Việt Nam khó lòng có thể “Tiến nhanh,tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hôi” như trong nghị quyết Đại hội IV đề ra.Thậm chí,sau hơn 10 năm,sản xuất trong nước ngày càng đi xuống,không đủ đáp ứng cho nền kinh tế.Vấn đề lương thực rơi và tình trạng thiếu hụt trầm trọng.Ngoài ra,Việt Nam còn đang bị rơi vào thế bị bao vây cô lập về kinh tế khiến chúng ta không có nhiều tiền đề phát triển.Nguy cơ Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện là điều rất dễ xảy ra.Và một điều hết sức quan trọng là khi Liên Xô đã không còn,người anh cả đỡ đầu cho Việt Nam đã không còn,chúng ta không thể có ai để dựa vào dù là trên yếu tố tinh thần,thì Việt Nam cần phải biết chuyển mình sao cho hợp với tình hình thời đại. Tất cả những gì đã phân tích ở trên cho thấy Việt Nam đang ở trong một tình huống rất khó khăn,chỉ có một con đường duy nhất là phải đổi mới để phát triển. II/Quá trình đổi mới Có thể nói là đổi mới tư duy của giới lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu từ Nghị quyết 32 của Bộ chính trị “tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” (tháng 7/1986).Thông qua nghị quyết,lãnh đạo Việt Nam đã phân tích và nhận thấy rõ tình hình thế giới đang biến chuyển nhanh và mạnh,chúng ta không thể chủ quan duy ý chí mà bỏ qua những nhân tố bên ngoài đó,cần phải thay đổi để đưa ra những đối sách thích hợp hơn.Tiếp đó là đường hướng đổi mới được vạch ra ra trong các kỳ Đại hội 5 VI,VII,VIII... cho đến nay.Đây là cuộc đổi mới sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế ,chính trị văn hoá,xã hội và ngoại giao.Tuy nhiên,trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi chỉ đi phân tích những đổi mới trong tư duy đối ngoại của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đặc biệt là trong quan hệ với các nước lớn. Phần II: Nội dung chính I/Nước lớn và vai trò của nó trong quan hệ quốc tế Đầu tiên chúng ta cần thống nhất cách hiểu thế nào là nước lớn.Theo Đại Từ điển tiếng Việt thì “cường quốc là nước mạnh có vai trò trong quan hệ quốc tế”; “siêu cường là nước lớn và rất mạnh về chính trị,quân sự,kinh tế vượt trội hơn nước khác”.Theo đó,nước lớn có thể hiểu ‘là một số cường quốc chủ yếu của thế giới đương đại”1.Một nước lớn hội tụ nhiều yếu tố,như dân số,diện tích,nền kinh tế phát triển,quốc phòng an ninh vững mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trên một số lĩnh vực nhất định…Theo tiêu chí đó thì hiện nay trên thế giới có các cường quốc là:Pháp,Đức,Anh,Nga,Trung Quốc,Nhật Bản…và một siêu cường lớn mạnh nhất là Mỹ. Trong xu thế toàn cầu hoá,một quốc gia,dân tộc được xem là cường quốc chỉ khi nào quốc gia đó có đủ năng lực làm chủ hệ thống hội nhập,nghĩa là tham gia được càng nhiều các cam kết đa phương và song phương ,cũng như có năng lực quản lý tốt sự cam kết đó trên nhiều phương 1 Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn-TS Nguyễn Văn Du.NXB chính trị quốc gia,chương 1,trang 14 6 diện khác nhau.Trong khi thế giới ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau thì việc làm chủ các quan hệ đó đang trở thành tiêu chuẩn đánh giá thang bậc sức mạnh của một quốc gia.Các nước lớn đóng vai trò là ‘những diễn viên chính trên sân khấu thế giới”. Sau khi trật tư thế giới hai cực tan rã ,Thế giới phát triển theo hướng đa cực trong tình trạng một siêu cường là Mỹ và nhiều cường quốc như:EU,Nhật,Trung Quốc,Nga…Trong đó,Mỹ đang vươn lên và trở thành cường quốc số một thế giới với tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo.Tuy nhiên,ham muốn của Mỹ gặp phải rất nhiều cản trở từ phía các nước khác.Các nước Tây Âu,Nhật Bản,Nga và Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đa cực nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và tìm chỗ đứng tốt nhất,xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ,ổn định lâu dài,xác lập các điều kiện quốc tế mới có lợi hơn ,qua đó thể hiện vai trò của mình trong đời sống quốc tế.Để làm những điều này,họ thực hiện các biện pháp cân bằng chiến lược,tạo môi trường hoà bình ổn định thông qua xu hướng đối thoại,thoả hiệp ,tránh đối đầu.Quan hệ giữa các nước lớn thể hiện rõ hai mặt hợp tác và cạnh tranh,tiếp xúc và kiềm chế. Cục diện thế giới vừa mâu thuẫn ,vừa hợp tác,vừa cạnh tranh sẽ tồn tại trong một thời gian dài.Và vai trò của các nước lớn trong đời sống quan hệ quốc tế ngày càng được nâng cao.Vì thế,nhận thức đúng vai trò,vị trí của các nước này sẽ giúp cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam có những đối sách linh hoạt,phù hợp với từng đối tượng,cân bằng quan hệ giữa các nước lớn để không rơi vào vòng xoáy phụ thuộc hoàn toàn,không rơi vào tình thế bị cô lập và bị lợi dụng và có thể tận dụng mối quan hệ với các nước này để phát triển. 7 II/Tác động của các nước lớn đến Việt Nam Sau khi CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã,Việt Nam và một số các nước XHCN còn lại rơi vào tình thế hết sức khó khăn.Sự tập hợp lực lượng trên thế giới không còn theo trục ý thức hệ tư tưởng .Lợi ích quốc gia,dân tộc chi phối mọi quan hệ quốc tế.Vì lợi ích của mình mà các nước lớn có xu hướng thoả hiệp,liên kết và nhân nhượng lẫn nhau trong cán cân quyền lực thế giới.Việt Nam không thể đứng ngoài quy luật đó,chúng ta cần hội nhập và thay đổi cách nhìn về hội nhập. Ngày nay,toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan,tác động đến mọi quốc gia dân tộc ,nó đem đến cho mỗi quốc gia cả thời cơ và thách thức.Trước xu thế này,Đảng và nhà nước ta đã chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đi đôi với đa phương hoá,đa dạng hoá quan hệ quốc tế.Trong xu thế toàn cầu hoá,những nước nhỏ,yếu ngày càng phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh gay gắt hơn,đồng thời phải đối mặt với nhiều bất trắc hơn về an ninh quốc phòng,nhất là khi các nước này có liên quan và vướng mắc vào bàn cờ các nước lớn.Ví dụ như trường hợp của bán đảo Triều Tiên,khu vực Ban-căng, hay các nước Trung Đông…Trong bối cảnh đó,Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu là giữ vững ổn định chính trị,duy trì môi trường hoà bình để phát triển,từng bước tham gia hội nhập quốc tế. Mục tiêu hội nhập không thể đạt được nếu ta xem nhẹ vai trò của mối quan hệ với các nước lớn.Chúng ta đã giải quyết mối quan hệ này như thế nào?Những cách làm đó,những ý tưởng đó đã thật sự đổi mới chưa? Trong phần tiếp theo,tôi sẽ trình bày những chính sách mang tính đổi mới của Việt Nam trong mối quan hệ với các nước lớn. 8 III/Đổi mới tư duy đối ngoại trong mối quan hệ với các nước lớn. 1. Chính sách chủ động và cân bằng quan hệ với các nước lớn Trước những biến đổi không ngừng của tình hình thế giới ,tình hình khu vực cũng như tình hình trong nước,và sự cần thiết phải củng cố và xây dựng nước Việt Nam XHCN theo hướng lâu dài và vững mạnh,những nhà lãnh đạo của ta đã kịp thời đổi mới tư duy đối ngoại,xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở,độc lập tự chủ với mục tiêu hàng đầu là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra “giữ vững hoà bình,mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác ,tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc,đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình,độc lập dân tộc ,dân chủ và tiến bộ xã hội”1.Theo đó có thể hiểu,Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình,bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước trên thế giới,không phân biệt chế độ chính trị khác nhau.Đến kỳ Đại hội VIII,chúng ta đã ra được một chính sách khá rõ ràng và cụ thể, kế thừa và phát huy nhưng tư tưởng đổi mới trước đó: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,phấn đấu vì hoà bình,độc lập và phát triển”2.Chúng ta cần phải đẩy mạnh quan hệ với các nước đặc biệt là các nước lớn để có thể tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. “Quan hệ với các nước lớn là một trong những chủ trương quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.Nếu chúng ta tận dụng được lợi thế trong quan hệ này sẽ đưa lại nhiều 1 Đảng cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII 2 Đảng cộng sản Việt Nam :Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII 9 cơ hội thuận lợi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước,nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”1. Vấn đề lớn đặt ra trước mắt đối với Việt Nam là phải nắm vững và kịp thời những thay đổi trong cục diện thế giới và chính sách của các nước lớn đối với khu vực châu Á –Thái Bình Dương và Đông Nam Á.Trong khi các nước nước thoả hiệp với nhau,họ có lợi ích đan xen với nhau thì chúng ta phải biết cân bằng làm sao cho không để vì quan hệ với nước lớn này làm phương hại đến lợi ích và ảnh hưởng xấu đến quan hệ với các nước lớn khác,đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam. Thế giới càng đi vào xu thế đối thoại,thoả hiệp thì mâu thuẫn bên trong lòng nó càng gay gắt,tuy nhiên việc xử lý những mâu thuẫn đó là điều hết sức nhạy cảm.Việt Nam muốn tận dụng được tốt những yếu tố ủng hộ từ bên ngoài này thì cần có chính sách mềm dẻo và cân bằng quan hệ giữa các cặp Trung-Mỹ; Nga-Mỹ ;Nga-Trung; Trung-Nhật…và các quan hệ tay ba như Nga-Trung-Ấn; Mỹ-Nhật-Trung; Mỹ-Nhật-Nga…Đặc biệt chú trọng đến các cặp:Nga-Mỹ;Trung-Mỹ và Trung-Ấn,để từ đó tìm ra cách thức giải quyết hoà hợp mối quan hệ này,không làm mất lòng nước nào và không bị lôi kéo vào liên minh cùng bất kỳ nước nào.Một khi đã tận dụng được các mối quan hệ này Việt Nam sẽ có thể thu hút được vốn đầu tư,công nghệ,thị trường ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến,để từ đó thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài đã nhiều năm,phá thế bị bao vây cấm vận,chuẩn bị tiền đề và bước vào xây dựng công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Một nguyên tắc nền tảng khi Việt Nam thực hiện chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn là tôn trọng độc lập chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng cùng có lợi.Theo đó,những nước vốn là thù địch của nhau trong thời kỳ chiến tranh 1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX 10 lạnh thì nay đã từng bước đi đến bình thường hoá quan hệ,xây dựng một khuôn khổ mới thúc đẩy hợp tác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.Đối với Việt Nam điều này thể hiện khá rõ nét và tích cực.Cùng với việc bình thường hoá quan hệ Việt- Trung năm 1991 thì đến 4 năm sau đó,chúng ta dã chủ động thúc đẩy và hoàn thiện tiến trình bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ- cường quốc số 1 thế giới và từng là kẻ thù của chúng ta trong suốt những năm chiến tranh.Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc là một bước tiến quan trọng của ngoại giao Việt Nam.Đây là cơ hội để ta phát triển kinh tế vì Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới và có vai trò chi phối lớn trong kinh tế thế giới,còn Trung Quốc -quốc gia láng giềng có dân số đông nhất Thế giới,ngày nay lại đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự.Dưới đây tôi sẽ đi phân tích qua những cơ hội mà chúng ta nhận được khi hài hoà được mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc-2 nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Nhân tố Trung Quốc trong đời sống quan hệ quốc tế ngày càng thể hiện tiếng nói của mình.Vì thế ,Việt Nam cần chủ động thúc đẩy việc hợp tác với Trung quốc trên nhiều lĩnh vực.Đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên cơ sở bình đẳng ,tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau theo nguyên tắc láng giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình.Thực tế cho thấy từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay,đã có rất nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước.Qua đó thể hiện quan hệ đang ngày càng được thúc đẩy và tiến triển tốt đẹp.Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được cải thiện,kim ngạch buôn bán 2 chiều từ 226 triệu USD năm 1992 lên đến 2,957 tỷ USD năm 2000,đến năm 2008,con số này đã lên đến hơn 17 tỷ USD1.Có thể thấy là việc bình thường hoá quan hệ với Trung quốc đã mang đến cho Việt Nam một cơ hội 1 11 phát triển kinh tế mới,một môi trường láng giềng ổn định,tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam. Sau khi hoàn thành tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt -Mỹ và ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ.Việt Nam đã có cơ hội để tiếp cận với thị trường tiềm năng nhất thế giới này và ngoài ra còn mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác khác vốn chịu sự chi phối của Mỹ.Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2004 là 4,8 tỷ USD1 và trong năm 2008 vừa qua lên đến hơn 15 tỷ USD2.Và vì Mỹ có một vai trò vị thế quan trọng trong kinh tế quốc tế nên không thể không duy trì mối quan hệ bình thường nếu muốn phát triển.Ngay trong việc Việt Nam đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì nhân tố Mỹ cũng là nhân tố gây khó khăn nhất .Vậy càng khẳng định việc chúng ta xây dựng mối quan hệ với Mỹ là đúng đắn,có lợi cho cả hai bên. 2. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với các nước lớn Theo như quan điểm triết học Mác-Lênin,mọi sự vật hiện tượng đều có tính chất hai mặt của nó.Quan hệ quốc tế cũng vậy,khi chúng ta thiết lập quan hệ hợp tác với một quốc gia không có nghĩa là hợp tác hoàn toàn,mà bên trong đó phải bao gồm cả yếu tố đấu tranh.Vì các quốc gia khác nhau có thể có chung một lợi ích nào đó nên hợp tác với nhau,nhưng mỗi nước lại có những lợi ích của riêng mình,nên không thế đánh đồng tất cả.Hơn thế nữa,kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế ,đặc biệt là trong quan hệ với các nước lớn có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề an ninh và phát triển ,bảo vệ chủ quyền của đất nước.Phương châm “nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế”đề ra ở hội nghị Trung ương 1 2 12 3 khoá VII được Đảng và Nhà nước ta áp dụng rất sâu rộng trong quan hệ với tất cả các nước đặc biệt là với các nước lớn.Hội nghị Trung ương 8 khoá IX cũng nhấn mạnh “lấy việc giữ môi trường hoà bình ,ổn định để phát triển kinh tế -xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc”;kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với sự vận dụng linh hoạt sách lược,phương châm “thêm bạn ,bớt thù”,vừa hợp tác,vừa đấu tranh.Như sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng khi Người đi công tác nước ngoài “dĩ bất biến,ứng vạn biến”.Tuỳ từng tình hình và giai đoạn mà mặt đấu tranh hay hợp tác được ưu tiên nhiều hơn.Trong mối quan hệ với nước lớn cần phải xử lý khôn khéo mà cương quyết,giữ vững độc lập chủ quyền trong quan hệ đối ngoại,không nên quá nhấn mạnh mặt hợp tác hoặc đấu tranh.Trong trật tự thế giới mới đang được hình thành ,quan hệ quốc tế được điều chỉnh theo hướng hoà giải ,gác bất đồng ,hợp tác và đấu tranh cũng như tập hợp lực lượng theo tình huống,theo vấn đề và khu vực.Trong bối cảnh đó,Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển vừa là đối tượng được tranh thủ ,vừa là đối tượng bị các nước lớn hy sinh. Sớ dĩ phải kết hợp 2 mặt hợp tác và đấu tranh vì chúng ta luôn phải đối mặt với những nguy cơ đến từ bên ngoài, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch hay sự can thiệp về chính trị thông qua con đưòng kinh tế của các nước lớn.Và suy cho cùng thì tất cả đều xuất phát từ nguyên tắc và lợi ích cao nhất của quốc gia là giữ vững độc lập chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế. Để làm tốt điều này,theo như PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn và TS Nguyễn Văn Du nêu trong cuốn “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”
Luận văn liên quan