Đề tài Đời sống sinh vật biển Đông

Biển Đông nằm ở phía tây của Thái Bình Dương, là một biển kín được bao bọc bởi đảo Đài Loan, quần đảo Philippin ở phía đông; các đảo Inđônêxia (Borneo, Sumatra) và bán đảo Malayxia ở phía nam và đông nam, bán đảo Đông Dương ở phía tây và lục địa nam Trung Hoa ở phía bắc. Theo định nghĩa của Uỷ ban Thủy văn quốc tế, đường ranh giới cực bắc của Biển Đông là đường nối điểm cực bắc của đảo Đài Loan đến Thanh Đảo lục địa Trung Hoa, gần vị trí vĩ độ 25010'N, ranh giới phía cực nam của biển là vùng địa hình đáy bị nâng lên giữa đảo Sumatra và Borneo (Kalimantan) gần vĩ độ 30 00'S (Bản đồ Biển Đông). Diện tích Biển Đông khoảng 3.400.000km2 Biển Địa Trung Hải S = 2965,5 km2 , hTB = 1500m, hmax = 5092m Biển Hắc Hải S = 420.000 km2 Biển Caribbean S = 2.640.000 km2, hmax = 7100 m, độ sâu trung bình khoảng 1140m và độ sâu cực đại khoảng 5016m (hình 1). Tên quốc tế của Biển Đông là “South China Sea” được đặt theo nguyên tắc quốc tế, dựa vào vị trí địa lý tương đối gần nhất của một lục địa tiếp giáp lớn nhất. Biển Đông nằm phía nam lục địa Trung Hoa không thuộc quyền sở hữu riêng của một quốc gia nào. Các vùng biển chủ quyền của các quốc gia ven biển được quy định theo Công ước của LHQ về luật bộ 1982 và tập quán quốc gia, quốc tế. Nhân dân Việt Nam vẫn gọi Biển Đông theo tên truyền thống, gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và đấu tranh giữ nước, với huyền thoại và văn hoá dân tộc. Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông đã được nghi trong cuốn "Dư địa chí" Nguyễn Trãi, năm 1435 [2] thời vua Lê Thánh Tông. Ngày nay địa danh Biển Đông được viết hoa trang trọng trong các văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam. Biển Đông có 9 quốc gia ven biển là; Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Cămpuchia. Biển Đông có khả năng trao đổi nước với các biển và các đại dương lân cận qua các eo biển. Phía tây nam Biển Đông giao lưu với Ấn Độ Dương qua eo biển Karimata và eo biển Malaca. Phía bắc và phía đông Biển Đông giao lưu thuận lợi với Thái Bình Dương qua các eo biển sâu rộng như eo biển Đài Loan rộng 100 hải lý, độ sâu nhỏ nhất là 70m và eo biển Bashi rất sâu, độ sâu nhỏ nhất là 1800m tạo nên vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. Biển Đông giàu tài nguyên, đa dạng về sinh học và quan trọng về vị trí chiến lược. Trên bản đồ giao thông vận tải thế giới tất cả các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế chủ yếu giữa khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều đi qua Biển Đông. Tuyến đường hàng hải quốc tế có tính huyết mạch nối liền Tây Âu, qua Trung Đông - Ấn Độ Dương, đến Đông Nam Á qua Biển Đông và đi Đông Bắc Á, với hai hải cảng lớn của thế giới án ngữ hai đầu là: Cảng Hồng Công ở phía bắc và Cảng Singapor ở phía nam. Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua tuyến đường này cực lớn, chỉ tính riêng dầu lửa đã có hơn 90% nhu cầu của Nhật Bản, hơn 50% lượng hàng xuất nhập khẩu của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa vận chuyển qua Biển Đông.

doc236 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đời sống sinh vật biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan