Xu thế quốc tế hóa toàn cầu cùng với chính sách mở cửa của nhà nước ta là một thuận lợi lớn trong công cuộc phát triển kinh tế.Chính nhờ vậy mà trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh.Quá trình này cũng đồng thời dẫn đến tình trạng đô thị hóa và sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở các thành phố lớn.sự xuất hiện nhanh chóng của các khu công nghiệp đòi hỏi một lực lượng lớn lao động
Nhu cầu tìm kiếm lao động tại các thành phố lớn diễn ra mạnh đến đâu thì quá trình lao động đổ dồn lên thành thị mạnh tới đó.Phần lờn là lao động từ các vùng quê nghèo di cư lên nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm nuôi sống bản thân và gia đình.
Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước,thành phố HỒ CHÍ MINH hội tụ rất nhiều tiềm năng phát triển trong đó cơ hội tìm kiếm việc làm khá cao,thu hút một lực lớn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước di cư đến.
Quá trình di cư ban đầu chủ yếu là lao động nam ,song vài năm trở lại đây tình hình này đã chuyển sang một xu hướng khác với phần lớn là lao động nữ di cư đến cũng với mong muốn có thể nuôi song bản thân và nuôi sống gia đình.
Nam giới có thể đi làm xa nhà và giao phó công việc chăm sóc gia đình cho mẹ,vợ.Vậy một câu hỏi dặt ra là khi người lao động nữ đi làm xa thì gia đình của họ sẽ như thế nào? Vì sao lao động nữ lại phải bươn trải nơi đất khách quê người để nuôi sống bản thân và gia đình?Cuộc sống của họ như thế nào khi “tay trắng” lên thành phố kiếm việc?Những suy nghĩ trăn trở của họ khi xa gia đình?
Cũng trong hoàn cảnh này,là một đứa con của một nữ công nhân đang bươn trải nơi đất khách quê người hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi thống khổ của mẹ tôi khi một lúc bà vừa phải vật lộn với cuộc sống bon chen,ngạt thở ,sự leo thang của giá cả nơi đô thị ,vừa phải đối mặt với sự dằn vặt khi phải xa chồng con.
Cảm nhận thôi chưa đủ,phải tận mắt chứng kiến cuộc sống của nữ công nhận nhập cư mới có thể đưa ra những kết luận chính xác.Hai năm sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều,cái khổ về vật chất đôi lúc chẳng là gì đối với những nữ công nhân nhập cư này nhưng sự “nghèo nàn” về tinh thần có khi đủ sức phá hủy hết niềm tin vào cuộc sống của họ,và có thể đưa họ sa vào những “vũng bùn lầy” của cuộc đời.
Tất cả những lý do trên là động lực thúc đẩy tôi vượt qua rào cản của sự thiếu tự tin ở bản thân để thực hiện đề tài với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời chia sẻ sự hiểu biết này tới các bạn sinh viên.
Thực hiện đề tài này cũng là cái mốc đánh dấu trong sự nhận thức chín chắn về hiện thực cuộc sống của tôi với tư cách là một cán sự xã hội trong tương lai.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đời sống tinh thần công nhân nữ nhập cư tại Tp Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:ĐỜI SỐNG TINH THẦN CÔNG NHÂN NỮ NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ HCM.
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG NHÂN NGHÀNH DỆT MAY)
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dụng
Mssv:0742042 khoa CTXH
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thụy Diễm Hương
LỜI MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọ đề tài:
Xu thế quốc tế hóa toàn cầu cùng với chính sách mở cửa của nhà nước ta là một thuận lợi lớn trong công cuộc phát triển kinh tế.Chính nhờ vậy mà trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh.Quá trình này cũng đồng thời dẫn đến tình trạng đô thị hóa và sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở các thành phố lớn.sự xuất hiện nhanh chóng của các khu công nghiệp đòi hỏi một lực lượng lớn lao động
Nhu cầu tìm kiếm lao động tại các thành phố lớn diễn ra mạnh đến đâu thì quá trình lao động đổ dồn lên thành thị mạnh tới đó.Phần lờn là lao động từ các vùng quê nghèo di cư lên nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm nuôi sống bản thân và gia đình.
Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước,thành phố HỒ CHÍ MINH hội tụ rất nhiều tiềm năng phát triển trong đó cơ hội tìm kiếm việc làm khá cao,thu hút một lực lớn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước di cư đến.
Quá trình di cư ban đầu chủ yếu là lao động nam ,song vài năm trở lại đây tình hình này đã chuyển sang một xu hướng khác với phần lớn là lao động nữ di cư đến cũng với mong muốn có thể nuôi song bản thân và nuôi sống gia đình.
Nam giới có thể đi làm xa nhà và giao phó công việc chăm sóc gia đình cho mẹ,vợ.Vậy một câu hỏi dặt ra là khi người lao động nữ đi làm xa thì gia đình của họ sẽ như thế nào? Vì sao lao động nữ lại phải bươn trải nơi đất khách quê người để nuôi sống bản thân và gia đình?Cuộc sống của họ như thế nào khi “tay trắng” lên thành phố kiếm việc?Những suy nghĩ trăn trở của họ khi xa gia đình?
Cũng trong hoàn cảnh này,là một đứa con của một nữ công nhân đang bươn trải nơi đất khách quê người hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi thống khổ của mẹ tôi khi một lúc bà vừa phải vật lộn với cuộc sống bon chen,ngạt thở ,sự leo thang của giá cả nơi đô thị ,vừa phải đối mặt với sự dằn vặt khi phải xa chồng con.
Cảm nhận thôi chưa đủ,phải tận mắt chứng kiến cuộc sống của nữ công nhận nhập cư mới có thể đưa ra những kết luận chính xác.Hai năm sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều,cái khổ về vật chất đôi lúc chẳng là gì đối với những nữ công nhân nhập cư này nhưng sự “nghèo nàn” về tinh thần có khi đủ sức phá hủy hết niềm tin vào cuộc sống của họ,và có thể đưa họ sa vào những “vũng bùn lầy” của cuộc đời.
Tất cả những lý do trên là động lực thúc đẩy tôi vượt qua rào cản của sự thiếu tự tin ở bản thân để thực hiện đề tài với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời chia sẻ sự hiểu biết này tới các bạn sinh viên.
Thực hiện đề tài này cũng là cái mốc đánh dấu trong sự nhận thức chín chắn về hiện thực cuộc sống của tôi với tư cách là một cán sự xã hội trong tương lai.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh nên đối tượng nghiên cứu trong đề tài này tập trung đi sâu vào các mặt của đời sống tinh thần như học tập,vui chơi,giải trí,thể thao,các mối quan hệ và các mặt hoạt động xã hội khác của chị em công nhân nữ.
2.2..Khách thể nghiên cứu:
Để đáp ứng đúng nội dung của đề tài khách thể nghiên cứu là công nhân nữ nhập cư đang làm việc tại các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ,trong đó điển hình là công nhân nữ nghành dệt may.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài nghiên cứu về trường hợp do vậy địa điểm chọn để nghiên cứu là khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu nghiên cứu:
4.1..Mục tiêu chung:
Nhìn một cách tổng quát thì toàn bộ nội dung của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ dưới tác động của hoàn cảnh xã hội,qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết thực trạng..
4.2 Mục tiêu cụ thể:
1. Tình hình di dân tại TPHCM từ 2000-2008
2. Thực trạng đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Các mối quan hệ của công nhân nữ nhập cư với lãnh đạo công ty,bạn bè,gia đình…
2.2 Quá trình tham gia vào các hoạt động học tập,vui chơi,giải trí,thể dục thể thao. Mức độ tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng như sách,báo,tivi,radio,internet.
2.3Tình hình tham gia vào các hoạt động xã hội như đi bộ,ủng hộ đồng bào bão lũ…
X3. các chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ và đáp ứng nhu cầu lao động nữ nhập cư.
5. Ý nghĩa đề tài:
5.1 Ý nghĩa về mặt lý luận:
Đề tài nghiên cứu được hoàn thành góp phần vào việc áp dụng các lý thuyết xã hội học,kỹ năng phân tích giới. Đồng thời góp phần nhỏ trong lý luận nghiên cứu về đời sống của cồng nhân nữ nhập cư
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Trước hết quá trình nghiên cứu đã giúp người thực hiện đề tài bổ sung một lượng kiến thức thiếu hụt về thực trạng đời sống công nhân nữ nhập cư tại nơi mình đang học tập,đặc biệt là về mặt tinh thần..
Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và tất cả những người quan tâm đến đời sống của công nhân nữ nói chung và công nhân nữ nhập cư nói riêng.
Những kiến nghị trong đề tài sẽ là những điều tham khảo cho giới lãnh đạo công ty,những cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và các nhà hoạt động xã hội.
6. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích thông tin:
6.1 Nguồn dữ liệu:
Trong nghiên cứu này có kế thừa nguồng dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước của các tác giả,ngoài ra người nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu mà bản thân thu thập được qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách,báo,tivi,radio,internet và quá trình quan sát trong suốt thời gian học tập sinh sống tại địa bàn thành phố.
6.2.Phương pháp xử lý thông tin:
Do sử dụng tài liệu thứ cấp là chính nên phương pháp sử lý thông tin chủ yếu là khái quát,tổng hợp,quan sat,định tính.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trong những năm vưa qua vấn đề đời sống của nữ công nhân đặc biệt là công nhân nữ nhập cư đã được nhiều người quan tâm đến.Với sự hạn chế về hiểu biết tôi xin giới thiệu một số bài nghiên cứu để bạn đọc tham khảo.
X “Tìm hiểu đời sống nữ nhập cư tại khu phố1 phường 15 quận Bình Thạnh”tiểu luận tốt nghiệp của sv Đỗ Vĩnh Thái, khoa phụ nữ học, ĐH Mở Bán Công TP.HCM, khóa 1(1992-1996)
Qua quá trình nghiên cứu đề tài chỉ ra thực trạng đời sống của phụ nữ nhập cư tại khu phố 1,phường15.quận Bình Thạnh. Những nguyên nhân của việc phụ nữ di cư vào thành phố tìm việc,điều kiện sinh sồng vất vả như thế nào khi họ lên thành phố với hai bàn tay trắng,những công việc mà họ thường làm ở thành phố,những tâm tư tình cảm của họ khi phải xa quê hương.
X “Việc thực hiện luật lao động đối với nữ công nhân ở một vài doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh”của sv Vũ Thị Khương, khoa phụ nữ học, ĐH Mở Bán Công TP.HCM, khóa 1(1992-1996)
Nghiên cứu tập trung làm rõ tình hình các chế độ tại các doanh nghiệp như thế nào,luật có thực sự đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ về vấn đề tuyển dụng phân công trả lương hay không?nghiên cứu chỉ ra điều kiện làm việc,điều kiện vệ sinh,an toàn lao động,bảo hộ lao động,bảo hiểm xã hội,bệnh nghề nghiệp như thế nào ở các doanh nghiệp.
Đề tài khoanh vùng nghiên cứu ở bốn địa điểm cụ thê:công ty may Việt Tiến,công ty dệt Thành Công,công ty thủy sản Seaprodex,xí nghiệp công trình giao thông đô thị Quận 3.Tình hình thực hiện luật lao động tại bố địa điểm này.
X “khảo sát đời sống và điều kiện làm việc của lao động nữ nghành dệt may”của sv Nguyễn Thị Ngọc, khoa phụ nữ học, ĐH Mở Bán Công TP.HCM,niên khóa”1997-2001).
Đề tài cung cấp thông tin về đời sống công nhân nữ nghành dệt may.Với tư cách là một người thợ dệt đứng máy trực tiếp sản xuất hơn 10 năm tác giả đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về tất cả mọi mặt của cuộc đời nữ công nhân nghành dệt may.Nghiên cứu chọn hai trường hợp điển cứu là công ty dệt Việt Thắng và công ty dệt may Thành Công .Điều có thể thấy được qua nghiên cứu đó là công nhân nữ nghành dệt may đang phải làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn,nóng bức,bụi,chật hẹp và thiếu ánh sáng…trong khi đó họ thường xuyên phải tăng ca.Đồng lương nhận được sau mỗi tháng không đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày,nhiều vấn đề khác nảy sinh như thiếu thốn về điện nước sinh hoạt…
X “Tìm hiểu đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”của sv Trần Thị Hồng Châu,khoa phụ nữ học,ĐH Mở Bán CôngTP.HCM,khoá 7(1998-2000)
Đề tài đề cập đến thực trạng nhóm nữ công nhân công ty may Việt Tiến về mọi mặt của cuộc sống như:điều kiện dự tuyển,quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với công ty,
những trở ngại về thời gian lao động,sức khỏe bản thân,sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ xung quanh nơi cư trú.Điển hình là những khó khăn mà công nhân tại công ty may Việt tiến gặp phải khi làm việc trong điều kiện không thỏa mái và luôn ở trong tình trạng stress nặng….
X “Lao động nữ di cư tự do nông thôn-thành thị”của Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc,nhà xuất bản phụ nữ,Hà Nội 2000.
Bài nghiên cứu đã đưa ra một cách khái quát về tình hình di cư tự do từ các vùng nông thôn lên thành thị,nguyên nhân của tình hình di cư đó.Trong lực lượng lao động di cư đó thì nữ giới chiếm số lượng đông hơn nam giới.Nghiên cứu cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến di dân lao động nữ trong dố nguyên nhân chủ yếu là cái ngèo nơi những miền quê.Đặc điểm của những nghề nghiệp phụ nữ nhập cư thường chọn,suy nghĩ trăn trở của họ về việc làm của mình về gia đình hay nói khái quát hơn là toàn bộ cuộc sống của họ sau khi cư trú và làm việc tại thành thị.
X “Tình trạng tiến tới hôn nhân của lao động nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh” khóa luận tốt nghiệp của sv Đàm Thanh Giang, khoa xã hội học, ĐHDL Văn Hiến,niên khóa (2003-2007).
Toàn bộ nội dung đề tài đi sâu vào khiá cạnh nhạy cảm nhất của lao động nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh, những khó khăn, lo lắng, và có cả sự tuyệt vọng của nữ công nhân trước thực trạng “tuổi xuân” chôn vùi bên máy móc và những nguy cơ “ế chồng”của đại bộ phận nữ công nhân nhập cư tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra còn một số bài viết trên các báo và các tạp chí như:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VỀ PHỤ NỮ:
♣“Điều kiện lao động của nữ công nhân :thực trạng và giải pháp ” Nguyễn Tín Nhiệm, Số 2/1998.
Bài viết có xu hướng thiên về nghiên cứu môi trường lao động qua các năm từ 1995 đến 1997 của cá xí nghiệp trên khắp cả nước với 1294 doanh nghiệp.qua nghiên cứu chỉ ra trên tất cả các doanh nghiệp nói chung ,công nhân luôn phải làm việc trong những điều kiện không đảm bảo,luôn phải chịu áp lực nặng từ công việc…Trên thực trạng đó tác giả đưa ra một số biện pháp đề xuất để hạn chế bớt khó khăn trong công việc…
♣ “Lao động nữ ra thành phố cư trú tự do tìm việc làm:thực trạng và giả pháp”của Lê Trọng và Nguyễn Minh Ngọc,số 2/2001,tr 44.
Trong bài tác giả đưa ra những nguyên nhân của việc lao động nư ra thành phố cư trú tự do,nguyên nhân về kinh tế và cũng có cả nguyên nhân về tinh thần .Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những khó khăn mà chị em phải đối mặt trong suốt quá trình di cư tìm việc làm.
♣ “Sự gắn kết của nữ công nhân với công việc và doanh nghiệp”của Bùi Thị Hà, số 2/2006
Bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa công nhân với công việc mình làm và với lành đạo doanh nghiệp,những khó khăn về công việc cũng như quá trình tiếp xúc và làm việc dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty,mắc độ quan tâm của lãnh đạo công ty với đời sống của nữ công nhân.
.
CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tổng quan về tình hình di dân 2000-2008 tại TP. HỒ CHÍ MINH.
Di dân là biểu hiện tất yếu của sự phát triển kinh tế không đồng đều.Quá trình di dân đang diễn ra hết sức phức tạp trên quy mô toan cầu trong đó có Việt Nam.
Là một thành phố lớn hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế:một trung tâm cư dân lớn,trung tâm kinh tế, văn hóa,khoa học-kĩ thuật,giao dịch quốc tế.Thành phố Hồ Chí Minh đang là điểm hướng đến của các luông di dân lên thành phố kiếm việc làm.Đây cũng là một sức ép lên mọi mặt của đời sống tại thành phố.
Theo các con số thống kê gần đây cho thấy số lượng dân nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng ngày càng tăng:năm 1996 là 50 .000 người, năm 1997 là 60.000 người,năm 1998 là 70.000 người,năm 1999 là 79000 người, đến năm 2000 thì vần là 79000 người,cho đến thời gian gần đây lượng dân nhập cư cũng không hề giảm tại thành phố.(theo PTS. Nguyễn Văn Tài “Di dân tự do nông thôn-thành thị tại thành phố Hồ Chí Minh”)
Lượng dân nhập cư tăng ,cơ cấu di dân cũng có nhiều biến đổi.Giai đoạn đầu,lượng dân nhập cư chủ yếu là năm giới,nhưng một vài năm trở lại đây thì luồng di dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Các luồng di dân đến từ khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước,cụ thể khu vực ĐBSCL là 36,1%,ĐNB là 19,7% Trung bộ là 21,4%,và Bắc bộ là 22,8%,chủ yếu là những vùng nông thôn nghèo khó…(Theo “Tiểu ban chỉ đạo quản lý dân cư”)
Lên thành phố tìm việc làm,địa bàn sinh sống của dân nhập cư chủ yếu là vùng nội thành với 69,33% (1) tổng di dân.Muốn tìm được việc là buộc họ phải cư trú tại các vùng nội thành như quận Tân Bình,Bình Thạnh,Gò Vấp, Quận 3, Quận Phú Nhuận,Quận 1 ,Quận 8 ….Bên cạnh đó một số vùng ngoại thành như Thủ Đức,Nhà Bè…cũng tập trung lượng dân nhập cư khá dông do các vùng này tập trung các khu chế xuất và các khu công nghiệp tập trung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân vào thành phố Hồ Chí Minh.Nhưng nổi bật lên với ba nguyên nhân chính:đoàn tụ gia đình(48,30%),kiếm việc làm(25,33%),các lý do khác như người nước ngoài về…(26,37%)(Nguyễn Văn Tài “Di dân tự do nông thôn-thành thị tại TPHCM”)
Điều tra di dân cho thấy đa số người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh không có hộ khẩu thường trú tại đây,chủ yếu là tạm trú ngắn hạn hoặc không có giấy tạm trú.Xét về trình độ và chuyên môn kĩ thuật thì có 27,2% người có trình độ cấp 1,trình độ cấp 2 là 38,8%,trình độ cấp 3 trở lên là 34%.(Nguyễn Văn Tài “Di dân tự do nông thôn –thành thị tại TPHCM”)
Với trình độ khác nhau thì sự phân công lao động cũng khác nhau,chỉ có 8,82% (2)lao dộng làm việc tại khu vực quốc doanh và nhà nước,còn lại chủ yếu làm việc tại các khu vực ngoài quốc doanh(kinh tế cá thể,tư thân…).Nhìn chung thì hầu hết lao động nhập cư có việc làm không ổn định,đồng lương thấp ma công việc lại hết sức vất vả.
Một điều đáng báo động là điều kiện sinh hoạt của lao động nhập cư hết sức khó khăn.do không có hộ khẩu nên việc tìm nhà rất khó khăn.Để tìm được một nơi cư trú là một cuộc hành trình hết sức gian nan,các phòng trọ tại thành phố hầu như không con trống,giá cả đắt đỏ,kết cấu xây dựng không thuận lợi,nóng bức,chật chội,ẩm thấp là đặc điểm chung của các phòng trọ.Một bộ phận lớn lao động phải trú ngụ ngay cạnh những bãi rác,nghĩa địa,vùng lầy lội…
Trong điều kiện cư trú như thế này thì chất lượng cuộc sống không lấy gì làm khả quan cho lắm,sức khỏe người lao động bị giảm sút nghiêm trọng,thiếu nước sinh hoạt,nguồn điện và những nhu cầu thiết yếu khác cho cuộc sống hằng ngày.
Nhìn một cách tổng quan thì qua trình di dân làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội mà trước tiên là cuộc sống của chính họ.đây là vấn đề mà các nhà hoạt động xã hội,các cơ quan lành đạo cần phải quan tâm hơn nữa tới dân nhập cư,giúp họ có cuộc sống ổn định và hạn chế bớt áp lực cho thành phố về nạn di dân.
(1),(2)(Theo Nguyễn Văn Taì và CTV “Di dân tự do nông thôn –thành thị tại TPHCM”
2. Thực trạng đời sống của nữ công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí minh:
2.1 Thực trạng:
Đi khắp các ngả đường của tại TP.Hồ Chí Minh, ở đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh của những người lao động nữ đang phải lăn lộn ở những loại hình công việc khác nhau giữa sự ồn ào, ngột ngạt của bầu không khí đất Sài Gòn.Ở đó thấp thoáng bóng dáng của những người lao động nữ nhập cư: “Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số 1999,trong số 2.001.409 người trên 5 tuổi đã di cư trong năm năm qua là nữ”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc: “Lao động nữ di cư tự do nông thôn- thành thị”
Người phụ nữ thường gắn bó với các công việc chăm lo gia đình, gắn bó với quê hương và hầu như có mức lương ổn định.Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là :Tại sao họ phải rời bỏ gia đình, làng quê để lên các thành phố để kiếm việc?
Qua những cuộc khảo sát,nghiên cứu cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cái nghèo, cái đói đang diễn ra ngay trên quê hương của họ: “theo các tính toán hiện nay ngày công lao động nông thôn chỉ đạt trên dưới 10.000 đồng/ngày và nếu chỉ thâm canh cây lúa thì với số diện tích,năng xuất như hiện nay,các hộ gia đình nông dân chỉ có thể đạt được tổng thu nhập khoảng từ 15-20 kg thóc/người/tháng,tương đương khoảng 30-40đồng/người/tháng”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc “Lao động nữ di cư tự do nông thôn- thành thị”,NXB Phụ Nữ,Hà Nội- 2000).Đấy là chưa kể những năm mất mùa do lữ lụt hạn hán gây ra.
Bước vào thành phố với hai bàn tay trắng , họ muốn có được một công việc để ổn định cuộc sống của bản thân và hi vọng sẽ có chút tiền dư giả để nuôi sống gia đình.Nhưng thực tế nghiệt ngã không cho họ thực hiện được những ước mơ giản dị đó.Đời sống bấp bênh, công việc thì không ổn định và nặng nhọc, vất vả với mức thu nhập không đủ để trang trải chi tiêu cho cuộc sống của bản thân.Bởi thu nhập của họ thấp trong khi giá cả thì leo thang (mức lạm phát 3 tháng đầu năm 2008 là 9.19%-một con số quá cao trong khi khi mức lương tăng trung bình của công nhân là 10%)(nguồn báo Lao Động số 70 ngày 28/3/2008) khiến cho họ như đang đứng trên một biển lửa.
Chỗ ở là điều kiện tối thiểu khi bước vào thành phố Hồ Chí Minh.Để có thể kiếm được việc làm thì điều trước tiên là phải kiếm được một chỗ để trú ngụ.Đối với lao động nữ nhập cư, chi tiêu của họ dung để thuê nhà trọ là rẻ nhằm phù hợp với đồng lương eo hẹp.Nhưng đồng nghĩa với cái “rẻ” ấy là những phòng trọ lụp xụp, nóng bức, chật chội.Trong bài “tết lên bãi rác”của Thảo Sương, đăng trên báo phụ nữ TP.Hồ Chí Minh,ngày 20/2/1999 viết: “Dân tạm trú làm rác ở đây sống trong những mái nhà tạm bợ,tối tăm,lụp xụp.Có đến hàng trăm căn hộ như vậy xung quanh bãi rác”.Mô tả lại nơi tạm trú,Khuất Huyền viết:”Một căn phòng mái tôn 16m2 mà chứa 24 người,không giường chỉ manh chiếu sờn đã cũ nát được trải trên nền gạch hoặc cái giát giường cũ nếu ở nơi ẩm thấp.Bên ngoài hành lang là công trình phụ được quây tạm bằng tấm cót ép meo mốc, cách đó 2m là khu nhà bếp tuềnh toàng, nhưng có 3,4 cái bếp dầu ,vài ba rổ đựng bát đĩa cùng chai lọ lủng củng bụi đã phủ mờ và mạng nhện chăng khắp.”(Khuất Huyền,phụ nữ Việt Nam-số 5,6/12/1999)
Tuy sống trong những căn nhà này nhưng một số chị em vẫn thấy vui vì mình còn có chỗ để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng.Bên cạnh đó có rất nhiều chị em phải chịu cảnh màn trời chiếu đất,trong số họ, phần lớn là những người muốn ra thành phố tìm việc không có thu nhập “Họ là những người mới ra thành phố hoặc chưa có việc làm,hoặc chưa có người thuê;tiền mang theo thì hết ,tiền thu nhập mới chưa có;họ không quen biết ai,nên đành phải sống vật vã nơi đầu đường góc phố,chịu nắng, mưa, sương, gió,đầy đọa tấm thân mình”(Hà thị Phương Tiên-Hà Quang ngọc “Lao động nữ di cư tự do nông thôn-thành thị”,NXB Phụ nữ Hà Nội-2000)
Công việc với tính chất bấp bênh nên mức thu nhập mà họ nhận được cũng không ổn định.Và mức thu nhập mà họ nhận được còn tùy thuộc vào từng loại công việc. “thu nhập bình quân tháng của người di cư(957.000đ)thấp hơn so với người không di cư (1.212.000đ) khoảng 21%.Người di cư là nam(thu nhập bình quân tháng 1.105.000đ) kiếm được nhiều hơn nữ(839.000đ) (Tổng Cục Thống Kê “ Điều tra di cư Việt nam 2004”,Hà Nội,Tháng 11-2006).Sự chênh lệch giữa thu nhập của người nhập cư và người không di cư cũng không hề nhỏ,điều này cho thấy rằng lao động nhập cư gặp nhiều khó khăn hơn lao động không nhập cư về thu nhập,trong khi đó họ phai trang trải những khoản chi phí mà lao động không nhập cư không phải lo nghĩ đến.Sự chê