Đề tài Đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

Ta có thể hiểu như sau: Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. 1.2. Đặc điểm: Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ ko tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật. Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức,cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước. Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG I. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. 1. Đơn vị sự nghiệp có thu. 1.1. Khái niệm. Ta có thể hiểu như sau: Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. 1.2. Đặc điểm: Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ ko tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật. Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức,cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước. Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước. 2. Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu là những quy định của pháp luật về quá tình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ và các nguồn vốn tiền tệ, gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị. Quyền tự chủ về tài chính là khả năng đơn vị tự thực hiện các hành vi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong lĩnh vực tài chính và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. II. Nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Các quy định về thu và tự chủ về nguồn thu. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 43/2006 và khoản 1 mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau: kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ tài trợ, quà biếu, tặng… Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước không có quyền huy động, sử dụng. Theo mục III Thông tư số 71/2006 của Bộ tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc vay vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay. Tiền lãi trả cho việc huy động được tính theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ do các khoản tiền vay, tiền huy động mang lại. Trong trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, không được tính vào chi phí. Đơn vị sự nghiệp có thu được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và tự nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đơn vị sự nghiệp có thu lại không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động. Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện tại Điều Điều 16 Nghị định 43/2006/NĐ- CP quy định đơn vị sự nghiệp:“ có quyền quyết định một số mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng”. Tuy nhiên, quyền quyết định một số mức thu cụ thể đó vẫn phải tuân thủ theo các quy định về phí, lệ phí và không được vượt quá khung mức thu mà nhà nước đã quy định. Tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu còn thể hiện trong quá trình thực hiện dịch vụ của đơn vị. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho nhà nước và cho các tổ chức cá nhân khác ở chỗ: đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý. Mặt khác nó thể hiện quyền tự chủ trong “ khuôn khổ” của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, điều này trên thực tế đôi khi tạo nên những gò bó nhất định. Ví dụ, một trường học bên cạnh việc được tự do thỏa thuận mức thu trong các hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo,…thì không được phép thoát ly những quy định về khung học phí. Cụ thể mức học phí ở các trường đại học công lập hiện nay là 240.000 đồng /tháng, nếu muốn tăng chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, …thì buộc các trường phải nâng cao mức học phí để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước nhưng muốn tăng thì không được vượt quá khung mức đã quy định, lại phải chờ cơ quan có thẩm quyền bàn bạc quyết định thay đổi khung mức cũ, điều này làm giảm tính linh hoạt và nhu cầu không ngừng thay đổi của thực tế khách quan. 2. Các quy định về chi và tự chủ về chi. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư 71/2006/TT- BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độ chi mà Nhà nước đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi… Hiện nay, có nhiều các văn bản dưới luật ra đời quy định về mức kinh tế kỹ thuật, trang cấp ô tô, quản lý trụ sở làm việc, kinh phí quản lý, công tác phí, chi tiêu hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,…quy định về chi nhằm kiểm soát chi, phòng tránh tình trạng tham ô, lãng phí : thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước; thông tư số 118/2004/TT- BTC ngày 8/12/2004 của bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chị hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước; thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trông các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định số 59/2007/TT-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập và công ty Nhà nước…Trong đó điểm đáng chú ý là Điều 17 Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì pháp luật quy định đơn vị sự nghiệp có thu: “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”, “ quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc ”…và những thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị. Quy định này tạo nên sự chủ động của đơn vị đối với những yêu cầu phát sinh ngoài sự đoán của những quy định có sẵn, đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn để cuối cùng đơn vị đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc trao toàn bộ quyền cho thủ trưởng đơn vị lại có thể dẫn đến tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham ô của công vị. Hiện nay Luật chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị mà không quy định một cơ chế giám sát nào cụ thể và việc quy định trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cũng còn rất chung chung. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đồng thời cần phải có sự tham gia của tập thể thông qua sự thống nhất giữa thủ trưởng đơn vị với công đoàn cơ quan, công khai dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu của đơn vị. Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là cơ sở rất quan trọng để đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các hoạt động về tài chính. Dựa vào những quy định chung của pháp luật mà nhất thiết các đơn vị phải xây dựng một cơ chế phù hợp cho mình. Theo Thông tư số 50/2003/TT- BTC ngày 22/5/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì quy chế này “ phải được thảo luận một cách rộng rãi, dân chủ, công khai, có ý kiến tham gia của công đoàn cơ sở”. Đây chính là căn cứ để các cơ quan cấp trên của đơn vị quản lý về mặt tài chính và để Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch thực hiện kiểm soát chi. Tuy nhiên, hiện nay việc tự chủ về chi cũng gặp nhiều điểm hạn chế, làm lỗ hổng dẫn đến lãng phí, thất thoát tài sản công. Ví dụ như: nhiều khi quyền “chi cao hơn hoặc thấp hơn” ấy dẫn đến tình trạng khoản nọ bù khoản kia, khoản đáng chi nhiều lại không đủ vì phải bù cho các khoản khác bị vượt mức đã được “ hợp lý hóa” để che mắt các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tình trạng đi công tác rồi đi công việc riêng những vẫn lấy hóa đơn về thanh toán công tác phí, hay tình trạng kê khai các khoản chi hội nghị đến mức tối đa để hưởng phần chênh lệch so với thực tế… Vì vậy, tự chủ về chi phải gắn liền với trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô tham nhũng. Nhưng nhìn chung những quy định này còn chung chung, lỏng lẻo tạo nhiều khe hở dẫn đến tình trạng lợi dụng của công, tham ô, lãng phí. Trên thực tế, trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thường gặp phải các vấn đề khó là: Xác định Phần tiết kiệm được từ ngân sách (đâu là thường xuyên, đâu là không thường xuyên, đâu là khoản thường xuyên để tiết kiệm); Xác định đâu là phần hoạt động kinh doanh, hoặc phần hoạt động có thu; Cách tính hệ số tiền lương ( đây là phần khó nhất và gây nhiều tranh cãi nhất). Vì vậy khi thực hiện phần lương này nên đưa ra bàn tập thể nhiều lần để không dẫn đến tình trạng kiện cáo, bất bình. Quyền tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp có thu được pháp luật quy định trong vấn đề tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trước đây mặc dù pháp luật cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc quyết định mức thu nhập trả cho người lao động nhưng vẫn bị hạn chế. Điều 11, Điều 12 Nghị định 10/2002/NĐ- Cp vẫn có những quy định khống chế mức trần tiền lương. Sau này, khi Nghị định 43/2006/NĐ-Cp ra đời đã giải tỏa hạn chế này. Mục tiêu chính xây dựng nghị định này là nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, gia tăng hiệu quả làm việc, khuyến khích đa dạng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp. Đối với tiền lương, tiền công của bộ phận cán bộ, viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao thì sẽ tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với còn tiền lương của cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ nếu hoạch toán tiền chi phí thì tiền lương tính theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên mức tăng thu nhập cho người lao động còn tùy thuộc vào nguồn thu của từng đơn vị. Đối với những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì trần quỹ lương sẽ khác với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp. Đối với những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì quyền quyết định tổng mức thu nhập cho người lao động sẽ được trao cho đơn vị đó. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc dạng này cũng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc đặt ra như phải thực hiện công khai, dân chủ, phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Đó cũng chính là những giới hạn gắn với quyền tự chủ tự quyết của đơn vị sự nghiệp có thu. Trong vấn đề chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, các đơn vị hoàn toàn có quyền tự chủ động phân phối phần chênh lệch thu- chi nhằm tăng thu nhập cho các thành viên trong đơn vị sau khi đã thực hiện việc bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25% chênh lệch thu chi. Cụ thể: đối với các đơn vị tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sẽ không bị khống chế thu nhập tăng thêm; các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên không được tăng thêm thu nhập quá 2 lần. Có thể hiểu mức chi tiêu tăng thêm thu nhập này được áp dụng chung cho cả đơn vị. Hiện nay Luật chưa có những quy định cụ thể làm căn cứ phân chia phần thu nhập tăng thêm. Việc phân chia này cần căn cứ theo khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, công sức đóng góp cụ thể của từng thành viên... 3. Các quy định về sử dụng và quản lý tài sản nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Với sự chuyển dịch cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước, tài sản nhà nước không ngừng được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, đối tượng sử dụng ngày càng đa dạng, nhiều nội dung mới xuất hiện đặt ra yêu cầu phải đổi mới công tác quản lý như việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập để phát triển các hoạt động sự nghiệp, thực hiện xã hội hóa, giảm sức ép chi từ ngân sách nhà nước, việc đi thuê và cho thuê tài sản; việc sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết…Theo đó cơ chế quản lý đối với một số lĩnh vực, một số đối tượng đã có những thay đổi quan trọng. Dựa vào việc phân loại đơn vị sự nghiêp công lập theo hướng tự chủ về tài chính và chưa tự chủ về tài chính để có thể xây dựng cơ chế quản lý ,sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước phù hợp với từng loại hình. Là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tạo cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng tài sản được giao để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời khai thác tối đa năng suất của tài sản để nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên. Theo Điều 30 Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 : “Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính là đơn vị với đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp”. Cũng theo Điều 31 “đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản nhà nước còn có các quyền và nghĩa vụ: Sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 32 và 33 của luật này; bảo toàn phát triển vốn và tài sản nhà nước được giao quản lý sử dụng…”. Và việc sử dụng tài sản nhà nước vào các mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ,cho thuê, liên doanh, liên kết phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất là “không ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ được giao”. Đới với các đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước thành lập để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như văn hóa, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thể dục thể thao, y tế… Do vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị phải hướng vào thực hiện mục tiêu này. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục thì sử dụng tài sản nhà nước để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Thứ hai là “sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư xây dựng, mua sắm”. Nghĩa là dù sử dụng tài sản với mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết thì cũng phải dảm bảo được chức năng nhiệm vụ của mình. Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thì chỉ dùng tài sản nhà nước để cho thuê, liên doanh… vào mục đích giảng dạy, với các cơ sở y tế thì chỉ được cho thuê, liên doanh… vào mục đích khám chữa bệnh. Thứ ba là “phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước”. Nghĩa là khi xem xét quyết định sử dụng tài sản nhà nước cho thuê, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thì phải tính tóan sao cho việc sử dụng tài sản đó có hiệu quả. Thứ tư là “thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan”. Nghĩa là việc xác định giá cho thuê tài sản, xác định vốn góp khi liên doanh, liên kết thì ta phải theo giá thị trường, tài sản khi đem vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải được trích khấu hao, hạch toán đầy đủ để có nguồn tái tạo lại sản phẩm mới. Vì vậy, để các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường và thuế. Ngoài ra, Điều 33 Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 còn quy định “tiền thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết phải hạch toán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quản lý sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng với doanh nghiệp. Tiền thu được từ cho thuê tài sản, đơn vị phải hạch toán riêng, sau khi trừ chi phí hợp lý liên quan, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước, đơn vị được sử dụng để phát triển hoạt động sự nghiệp”. Cũng theo Điều 12 Nghị định 43/2006 thì “số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có)”. Bên cạnh đó theo quyết định số 115/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/8/2008 quy định các đơn vị sự nghiệp có thu phải quản lý và sử dụng công khai tài sản nhà nước tại đơn vị mình với các loại tài sản sau: nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng, phương tiện đi lại, tài sản được quy định là tài sản cố định (hữu hình) theo quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản cố định được hình thành từ nguồn gốc ngân sách; tài sản là hàng viện trợ, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước, được nhà nước giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng. Việc cung cấp các thông tin về quản lý tài sản công khai được thể hiện qua các hình thức: công bố trong các kỳ họp thường niên của đơn vị, phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai trụ sở làm việc, thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan, đưa thông tin lên trang thông tin điện tử và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quy định như vậy nhằm hạn chế tình trạng lấy của công để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, biển thủ của công, tăng cường quản lý, giám sát của tập thể và của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu những quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không được thực hiện đúng thì thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 4.Các quy định về vấn đề trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Thứ nhất: Về vấn đề trích lập quỹ. Theo Điều 19 Nghị định 43 năm 2006 và khoản 4 mục VIII Thông tư 71 năm 2006 thì hàng năm sau khi trang trải các khoản phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu l
Luận văn liên quan