Nhằm mở rộng các tiến trình liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên và các dân tộc, EU
đã và đang thực hiện các biện pháp sau:
Tạo ra tiến bộ về kinh tế - xã hội cân đối thông qua một không gian không biên giới bên
trong và thúc đẩy nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do cạnh tranh.
Thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung, dần tiến tới một chính sách quốc phòng
chung. Đến thời điểm chín muồi, chính sách này sẽ dẫn đến một nền quốc phòng chung.
Bảo vệ các quyền về lợi ích của kiều dân các nước thành viên bằng việc cho ra quốc tịch
liên bang.
Nỗ lực thống nhất Châu Âu được thể hiện tại cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc EU ở
Maastricht (tháng 12/1991) với Hiệp Ước được thông qua về thống nhất EU, về việc thành lập
EMU và Liên Minh Chính Trị (EPU) nhằm làm cho Châu Âu thay đổi mạnh vào năm 2000 với
một nền văn minh mới. Ngày 2/10/1997 tại Amsterdam (Hà Lan) ngoại trưởng các nước EU đã
ký chính thức bản Dự thảo hiệp định đã được các nhà lãnh đạo cao cấp EU thông qua tại cuộc
họp lần thứ 57 (tháng 6/1997).
Hiệp Định Amsterdam có các sửa đổi quan trọng, là sự nối tiếp và bổ sung cho Hiệp Ước
Maastricht về thành lập EU cùng các cải tổ sâu sắc hệ thống thể chế của EU để tăng cường hơn
nữa liên kết giữa các nước thành viên, đưa tiến trình liên kết lên một mức mới cao hơn trên mọi
lĩnh vực trong bối cảnh EU sẽ tiếp tục mở rộng số nước thành viên lên tới 25 nước trong những
thập niên đầu thế kỷ 21. EU tập trung thiết lập ba vành đai kinh tế: các nước trong Cộng Đồng
Châu Âu là hạt nhân (15 nước EU hiện tại làm trung tâm), Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Châu
Âu (EFTA) là vành đai thứ hai, một số nước Đông Âu là vành đai thứ ba.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
ĐỒNG EURO VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
CHÂU ÂU
GVHD: PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Thực hiện: Nhóm 1
1. Trần Vĩnh Bình
2. Đỗ Thị Lệ Khánh
3. Lê Tuyết Linh
4. Trần Thanh Phong
5. Lê Bảo Trâm
6. Phan Trịnh Dũng Tâm
TP.H CHÍ MINH, 02/2014
MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO .........................................................................................1
1.1. Bước tiến trên đường đến Châu Âu hợp nhất .............................................................................1
1.2. Tiến trình thay thế đồng bản tệ bằng đồng Euro ........................................................................2
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU .......................................4
2.1. Lợi thế.........................................................................................................................................5
2.2. Hạn chế .......................................................................................................................................6
3. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU...........................................................................7
3.1 Khái niệm nợ công.......................................................................................................................7
3.2 Hiện trạng nợ của châu Âu ..........................................................................................................7
3.3 Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu .................................................................10
3.4 Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu....................................................................18
3.4.1. Đối với khu vực Châu Âu. .................................................................................................18
3.4.2 Đối với Việt Nam................................................................................................................20
3.5 Biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ....................................................23
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 1
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO
1.1. Bước tiến trên đường đến Châu Âu hợp nhất
Nhằm mở rộng các tiến trình liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên và các dân tộc, EU
đã và đang thực hiện các biện pháp sau:
Tạo ra tiến bộ về kinh tế - xã hội cân đối thông qua một không gian không biên giới bên
trong và thúc đẩy nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do cạnh tranh.
Thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung, dần tiến tới một chính sách quốc phòng
chung. Đến thời điểm chín muồi, chính sách này sẽ dẫn đến một nền quốc phòng chung.
Bảo vệ các quyền về lợi ích của kiều dân các nước thành viên bằng việc cho ra quốc tịch
liên bang.
Nỗ lực thống nhất Châu Âu được thể hiện tại cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc EU ở
Maastricht (tháng 12/1991) với Hiệp Ước được thông qua về thống nhất EU, về việc thành lập
EMU và Liên Minh Chính Trị (EPU) nhằm làm cho Châu Âu thay đổi mạnh vào năm 2000 với
một nền văn minh mới. Ngày 2/10/1997 tại Amsterdam (Hà Lan) ngoại trưởng các nước EU đã
ký chính thức bản Dự thảo hiệp định đã được các nhà lãnh đạo cao cấp EU thông qua tại cuộc
họp lần thứ 57 (tháng 6/1997).
Hiệp Định Amsterdam có các sửa đổi quan trọng, là sự nối tiếp và bổ sung cho Hiệp Ước
Maastricht về thành lập EU cùng các cải tổ sâu sắc hệ thống thể chế của EU để tăng cường hơn
nữa liên kết giữa các nước thành viên, đưa tiến trình liên kết lên một mức mới cao hơn trên mọi
lĩnh vực trong bối cảnh EU sẽ tiếp tục mở rộng số nước thành viên lên tới 25 nước trong những
thập niên đầu thế kỷ 21. EU tập trung thiết lập ba vành đai kinh tế: các nước trong Cộng Đồng
Châu Âu là hạt nhân (15 nước EU hiện tại làm trung tâm), Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Châu
Âu (EFTA) là vành đai thứ hai, một số nước Đông Âu là vành đai thứ ba.
Đầu năm 1998, EU đã kết nạp thêm 6 nước thành viên mới: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa
Czech, Estonia, Slovenia và Chypres.
Sau 40 năm đàm phán, kể từ khi nguyên thủ của các quốc gia Châu Âu ký Hiệp Ước
Roma năm 1957, cuối cùng Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu (EMU) đã chính thức hoạt động vào
ngày 1/1/1999, 11 nước tham gia vào EMU đồng ý chuyển giao các chính sách đồng tiền riêng
rẽ của từng nước cho một tổ chức thống nhất mới là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB)
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 2
và đồng Euro được chính thức sử dụng để trao đổi và mua bán hàng hóa, dịch vụ. Từ tháng
1/2000 Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập vào khu vực EMU.
1.2. Tiến trình thay thế đồng bản tệ bằng đồng Euro
Từ 1/1/1999, hệ thống tài chính Châu Âu sẽ bắt đầu được thay đổi hoàn toàn. Thời gian
đầu chỉ có giao dịch chính thức mới sử dụng Euro, sau đó các giao dịch thương mại sẽ dần dần
sử dụng đồng Euro. Cũng vào đầu năm 1999, hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia thành viên sẽ
được cố định theo yêu cầu của tình hình chuyển đổi tiền tệ. Tuy nhiên đồng Euro giấy cũng như
đồng Euro kim loại sẽ chưa thay thế hẳn các đồng tiền quốc gia trong sinh hoạt hàng ngày của
mỗi nước cho tới tận năm 2002. Từ ngày 1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu
thông. Khoảng 60 tỷ đồng Euro tiền giấy và 37 tỷ đồng kim loại đã được phát hành trên khắp 12
nước thuộc khu vực EMU, thay thế dần các đồng tiền quốc gia. Các ngân hàng đảm nhận vai trò
chính trong tiến trình chuyển đổi.
Về mặt kỹ thuật, Euro được đưa vào sử dụng ngày 1/1/1999, nhưng thực tế cho đến thứ
hai ngày 4/1/2001, các giao dịch bằng đồng Euro không phải bằng tiền mặt mới bắt đầu được
tiến hành. Tất cả các giao dịch bằng tiền mặt vẫn tiếp tục sử dụng bằng đồng tiền riêng của các
quốc gia Châu Âu tới ngày 1/1/2002, khi các đồng tiền Euro giấy và kim loại được lưu hành.
Trong vòng 6 tháng chuyển tiếp và kết thúc vào 30/6/2002, đồng Euro vẫn được sử dụng song
hành với các đồng tiền riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên các đồng tiền riêng chỉ được coi là
một biểu hiện khác của đồng Euro. Kể từ ngày 1/7/2002 các đồng tiền bản tệ của 12 nước thành
viên EMU sẽ kết thúc lịch sử tồn tại của mình, rút ra khỏi lưu thông và nhường chỗ cho đồng
Euro trở thành đồng tiền duy nhất lưu hành hợp pháp.
Tài S n C a Tư Nhân Trên Th Gi i
40
23
25
12
USD
Các đ ng ti n
khác
Euro
Yen
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 3
D Tr Ngo i T Qu c T
60
14
20
6
USD
Các đ ng ti n
khác
Euro
Yen
Ngay từ đầu năm 1999, khách hàng và các doanh nhân có thể mở các tài khoản ngân hàng,
ghi “séc” và vay tiền bằng đồng Euro. Các du lịch có thể mua các séc du lịch bằng đồng Euro.
Cổ phiếu và trái phiếu ghi mệnh giá bằng Euro. EMI là chữ viết tắt của European Economics
and Monetary Union (Liên Minh Kinh Tế và Tiền Tệ Châu Âu), đây là tên chính thức của một
hệ thống mà theo đó các quốc gia thành viên sẽ cùng có chính sách tiền tệ chung. Việc thành lập
liên minh này đã được thảo luận từ hàng thập niên nay. Vào năm 1992, các nước thuộc EU đã
ký Hiệp Ước Maastricht để thành lập đồng tiền chung và thiết lập các tiêu chuẩn mà các quốc
gia cần phải đáp ứng, nếu họ muốn trở thành thành viên EMU.
Để tiến hành hoạt động của EMU, một tổ chức có tên gọi ECB (Ngân Hàng Chung Châu
Âu) có trụ sở ở Franfurt (Đức) ECB sẽ ấn định lãi suất và điều hành các chính sách tiền tệ của
12 quốc gia thành viên. ECB có chức năng gần giống như ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ
(Federal Reserve), tức hình thức ngân hàng trung ương, như:
Phải lựa chọn được chính sách phù hợp cho sự phát triển kinh tế của các nước Châu Âu.
Phải đảm bảo rằng Chính phủ các nước thành viên tuân thủ các chính sách tài chính đã
thỏa thuận, phải giành được sự tin tưởng ở công chúng.
Phải bảo vệ được sự độc lập chính trị đối với các nước thành viên muốn sử dụng chính
sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế nước mình. ECB cũng còn phải thực hiện các hoạt
động trao đổi hối đoái, quản lý các quỹ dự trữ chính thức của Châu Âu và thúc đẩy hoạt động
của hệ thống thanh toán được diễn ra suôn sẻ.
Vai trò của đồng Euro
Sự ra đời của đồng Euro mang lại những lợi ích sau:
Giảm chi phí sản xuất và lưu thông (giảm dịch vụ phí chuyển đổi ngoại tệ và phí bảo hiểm
rủi ro ngoại tệ).
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 4
Khả năng đảm bảo tính trong sáng tối đa của giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ vì có thể
dễ dàng so sánh mặt bằng giá cả của các nước thành viên.
Tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất và các ngân
hàng với nhau.
Khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu qua biên giới, cung cấp những nguồn tín
dụng cho hoạt động thương mại, d ịch vụ qua biên giới.
Ngoài ra sự ra đời của đồng Euro sẽ làm cho hoạt động tài chính và thương mại của thế
giới ít lệ thuộc hơn vào đồng đô la Mỹ. Vì hiện nay gần 50% trị giá xuất nhập khẩu của thế giới
thanh toán qua đồng USD và USD chiếm 40% khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền
Châu Á chiếm 35% và đồng Yên Nhật chiếm 10%. Năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên
thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng USD 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật
chiếm 12%. Theo các tài liệu của ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay bằng đô la Mỹ của
các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật chiếm 13%, còn phần tiền
gửi ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8%.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế giới ở đồng
EURO liên tục gia tăng: năm 2001 là 13%; 2002 là 16,4%; 2003 là 18,7%; tháng 9/2007 là
26,4%.
Tóm lại, sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện các đồng tiền mạnh trên thế giới.
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU
Các người đứng đầu chính phủ các nước EU đã chính thức làm lễ khai sanh đồng Euro
khi long trọng khẳng định có 11 nước tham gia (hiện là 18) đồng tiền này, đồng thời xác định cơ
chế tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia so với đồng Euro.
Các nước tham gia đồng tiền chung này được gọi là những nước thuộc “Euroland” (Khu
vực đồng Euro), lúc đầu gồm 11 nước. Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Áo, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, và Phần Lan. Còn được gọi là nhóm EU11 và hiện nay là EU12. Kể
từ khi khu vực đồng Euro ra đời, bất chấp sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á và ở Nga, sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền các
nước thuộc EU ở mức không đáng kể. Khu vực đồng Euro là 1 trung tâm kinh tế của thế giới,
chiếm 19,4% GDP toàn thế giới (trong khi đó của Mỹ là 19,6% và Nhật Bản là 7,7%) và 20%
kim ngạch buôn bán thế giới (so với 16% của Mỹ và 10% của Nhật).
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 5
2.1. Lợi thế
Việc xây dựng thành công khu vực đồng Euro sẽ mang lại cho các nước trong khu vực
nhiều lợi thế:
Việc 11 nước ban đầu tham gia EMU – Liên minh tiền tệ Châu Âu hình thành một thị
trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với Mỹ có trình độ phát triển kinh
tế cao. Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ
hơn, và do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với Mỹ. Đồng thời
sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế quốc tế của khu vực đồng Euro, đảm bảo cho khu vực này ít bị
tác động bởi các biến động tài chính, tiền tệ quốc tế, như cơn bão tài chính năm 1997 ở Châu Á.
ECB có năng lực lớn hơn nhiều so với từng nước EU riêng lẻ trong việc kiềm chế lạm
phát, chủ động ấn định lãi suất, do đó sự ổn định giá cả trong khu vực đồng Euro, tạo điều kiện
thuận lợi trong kinh doanh.
EMU và đồng Euro ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá
trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu
Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần
hoàn thiện thị trường chung châu Âu. Sự ra đời của đồng Euro sẽ giúp cho các nước thành viên
tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu
cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của toàn khối.
Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB), với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ
sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch
định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu
vực này ổn định và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi
nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế.
Hơn nữa, khi đồng Euro được lưu hành trên thị trường, mọi hàng hóa bày bán trong các nước
thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng Euro nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền
phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến
khoảng 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện
đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự dao động tỷ giá
của đồng USD vì sẽ không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 6
khác lại lên giá. Cuối cùng sự ổn định của khu vực đồng Euro tạo nên sức thu hút tư bản nước
ngoài đầu tư vào khu vực này.
2.2. Hạn chế
Trên thực tế, các nền kinh tế EU khó có thể tăng trưởng đồng đều. Một biến động nào đó ở
từng nước hoặc trên thế giới sẽ có tác động khác nhau đến động thái của từng nước. Lúc đó một
chính sách tiền tệ chung có thể là quá nới lỏng với nước này, nhưng lại quá khắt khe với một
nước khác.
Lãi suất do ECB đề ra có thể sẽ quá thấp để hạn chế lạm phát ở một số nước đang tăng
trưởng mạnh, nhưng lại quá cao để kích thích tăng trưởng ở các nước kinh tế đang suy giảm.
Như vậy việc thi hành một chính sách tiền tệ chung thích hợp cho tất cả nước thành viên vẫn
còn nhiều hạn chế.
Việc ra đời đồng tiền chung có tác dụng tăng cường sự cạnh tranh khu vực, từ đó sẽ thúc
đẩy sự phát triển phân cực giữa các nước. Cho đến nay, EU vẫn chưa giải quyết được triệt để sự
phân hóa về trình độ phát triển giữa Bắc và Nam của Ý, giữa Đông và Tây Đức, giữa các vùng
ở Pháp vẫn còn rất lớn. Trong một quốc gia đã khó giải quyết, vấn đề phát triển phân cực giữa
các nước lại càng khó hơn. Để có sự thống nhất của 15 thành viên trước đây và 25 thành viên
hôm nay (2006) vốn có các hoàn cảnh, điều kiện và các mối quan hệ khác nhau thực không dễ.
Vấn đề đặt ra đối với việc cải cách sắp tới của EU là các nước phải tìm các biện pháp hữu hiệu
để dung hòa lợi ích của từng quốc gia thành viên, vừa đảm bảo sự phát triển của EU vừa giữ
được bản sắc riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa,… Dù sao các thành công của EU đã và sẽ là
các đóng góp lớn đối với sự phát triển của nhân loại.
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 7
3. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU
3.1 Khái niệm nợ công
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá
trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ
cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách
luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta
thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội
(GDP)”1.
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay
trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính
phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên,
chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính
quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WB...
3.2 Hiện trạng nợ của châu Âu
Sau khi vấn đề nợ công của Mỹ tạm lắng, tài chính thế giới tiếp tục nhức nhối với khủng
hoảng nợ tại châu Âu và sự mất giá mạnh của đồng Euro.
1
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 8
Nguồn: Guim.co.uk
Đến thời điểm 2010, so với nợ công của Mỹ là 93.6% GDP, Nhật Bản là 197% GDP (cao
nhất thế giới), thì của khối liên minh Châu Âu (EU) là 80.3%, trong đó có những quốc gia mang
nợ khủng như Hy Lạp (125% GDP), Italy (117% GDP) và Ireland (82,6% GDP).
Tình hình các quốc gia đầu tàu của khu vực Eurozone:
Đức: Nền kinh tế lớn nhất Eurozone này đã gần như đình trệ trong quý khi chỉ tăng
trưởng 0,1% khiến cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu không mấy khả quan.
Tổng nợ công của Đức là 2000 tỷ Euro, chiếm 82%GDP.Pháp : Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu
vực Eurozone, nhưng tốc độ tăng trưởng trong quý 2 là 0%. Nợ Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3%
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 9
GDP năm nay. Đây là con số cao nhất trong số những quốc gia châu Âu có hạng mức tín nhiệm
AAA.Mặc dù Pháp có nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như LVMH Moët Hennessey Louis
Vuitton, L’Oréal, Renault và Danone, nhưng nền kinh tế lại tăng trưởng chậm so với mức dự
báo. Thất nghiệp đang ở mức khoảng 9%. Ngày 10.8, cổ phiếu của ngân hàng Pháp như Société
Générale, BNP Paribas sụt giảm mạnh do lo ngại Pháp sẽ bị hạ mức t ín nhiệm AAA. Lý do là
các ngân hàng này nắm giữ rất nhiều trái phiếu của Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và một lượng trái
phiếu khổng lồ của Pháp.
Tăng trưởng kinh tế quý I/2010 tại châu Âu. (Nguồn: BBC)
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Nhóm 1 Trang 10
3.3 Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu
“Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng bị phóng đại bởi một số quỹ
đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn quốc tế và các phương tiện truyền thông.
Mục đích của ý đồ này chính là:
Thứ nhất, muốn chống lại đồng EUR, tạo ra một sự bất ổn kinh tế cho toàn bộ nền kinh
tế châu Âu; Hai là muốn xoay chuyển đồng USD theo chiều hướng suy yếu trên thị trường tài
chính quốc tế, nhằm bảo vệ ngôi vị bá chủ tiền tệ thế giới của đồng Mỹ kim.
Trong thế giới hiện tại, đồng EUR có ảnh hưởng ngày càng lớn, dần dần gây nên mối đe
dọa trực tiếp cho ngôi vị bá chủ của đồng USD trong lĩnh vực tài chính. Do đó, việc chống lại
đồng EUR, chắc chắn sẽ giúp nâng cao được vị trí mạnh mẽ của đồng Mỹ kim. Nếu đồng EUR
sụp đổ, không chỉ có thể xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa của đồng EUR đối với ngôi vị bá chủ của
đồng USD, mà còn có thể ngăn chặn nền kinh tế châu Âu thách thức nền kinh tế Mỹ. Cho dù
không thể hủy hoại đồng EUR, hình thái theo chiều hướng đi lên phá vỡ đồng EUR sẽ có lợi
chứ không hề có hại cho đồng USD. Cho nên, trong khi hành động chống lại đồng EUR, các
quỹ đầu tư và các phương tiện truyền thông mà họ khống chế đã phóng đại tính nghiêm trọng
của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trên thị trường vốn quốc tế, nhằm mục đích không chỉ tạo ra
tâm lý khủng hoảng cho thị trường, dọa các nhà đầu tư bán tháo đồng EUR trong tay họ, mà còn
tạo điều kiện môi trường thị trường cần thiết để họ giành được thắng lợi trong các hoạt động
đầu tư trên thị trường vốn quốc tế, hành động này cũng đã gia tăng thêm động lực đẩy đồng
EUR sụt giảm nhanh chóng.
Có thể nói khủng hoảng nợ châu Âu là một âm mưu để "mưu sát" đồng EUR, bởi vì
chúng ta có thể tìm ra bằng chứng từ việc Ngân hàng Goldman Sachs bắt đầu giúp chính phủ
Hy Lạp và ban quản lý tài chính hoạch định mô hình phát hành chứng khoán thế chấp bằng
đồng EUR. Goldman Sachs đã nhử Hy Lạp rơi vào một cái bẫy nợ, trong m