Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, nó không chỉ cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội mà còn phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếp của con người. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên. Những nguồn tài nguyên quý giá như: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước, . Rất nhiều nước phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,. Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương. Có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út, Iran, Iraq, Kuwait Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
Điều đó chứng tỏ tài nguyên không phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của môi quốc gia mà nó còn phụ thuộc vào nguồn lao động của quốc gia đó. Mỗi quốc gia có một nguồn lao động khác nhau về cả số lượng lẫn chất lượng. Nhiều quốc gia đã sử nguồn lực lao động của mình rất có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng kinh tế tiêu biểu như : Nhật bản, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Ngoài những quốc gia nói trên là những nước có được sự ưu đãi về tài nguyên và có được nguồn lao động dồi dào trong đó có Việt Nam.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6892 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1 ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1. Tài nguyên thiên nhiên 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Phân loại 5
1.3. Phân bổ 6
2. Sự tác động qua lại giữa TNTN-Tăng tưởng kinh tế 7
2.1 TNTN giúp tăng trưởng kinh tế 7
2.2 Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 7
II. THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 8
1. Các nguồn tài nguyên ở VN và thực trạng đóng góp 8
1.1 Tài nguyên đất 8
1.2 Tài nguyên nước 9
1.3 Tài nguyên biển 9
1.4 Tài nguyên rừng 10
1.5 Tài nguyên sinh vật 11
1.6 Tài nguyên du lịch 12
1.7 Tài nguyên khoáng sản 13
2. Phần đóng góp hiện nay của ngành tài nguyên môi trường trong tổng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế là chưa phản ánh đúng nguồn lực của tài nguyên và môi trường của đất nước........ 14
3. Cơ hội đóng góp cho thu ngân sách trong tương lai 14
4. Đóng góp gián tiếp của ngành tài nguyên và môi trường 15
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỂ GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15
1. Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP 15
2. Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 17
3. Nhiệm vụ căn cốt trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường 18
4. Hoàn thiện hơn các bộ luật điều chỉnh có liên quan 19
PHẦN 2 ĐÓNG GÓP CỦA LAO ĐỘNG TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 20
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 20
1. Các khái niệm 20
1.1 Lao động 20
1.2 Nguồn lao động 20
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động 20
2.1 Ảnh hưởng đến số lượng lao động 20
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 21
3. Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 23
3.1 Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế đất nước 23
3.2 Vai trò của lao động với quá trình phát triển kinh tế đất nước 23
II. TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 24
1. Khái quát tình hình lao động ở Việt Nam 24
1.1 Số lượng lao động 24
1.2 Chất lượng lao động 24
2. Đánh giá sự tác động của lao động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế ở VN 25
2.1 Xét đến sự thay đổi về số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế 25
2.2 Sự đóng góp của chất lượng nguồn nhân lực với quá trính tăng trưởng và phát triền kinh tế 30
2.3 Tác động của lao động đến việc nâng cao mức sống con người: 34
2.4 Một đóng góp rất quan trọng của lao động đối với nền kinh tế là yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài 34
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ 36
LỜI KẾT 39
LỜI MỞ ĐẦU
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, nó không chỉ cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội mà còn phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếp của con người. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên. Những nguồn tài nguyên quý giá như: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước,…. Rất nhiều nước phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương. Có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út, Iran, Iraq, Kuwait…Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
Điều đó chứng tỏ tài nguyên không phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của môi quốc gia mà nó còn phụ thuộc vào nguồn lao động của quốc gia đó. Mỗi quốc gia có một nguồn lao động khác nhau về cả số lượng lẫn chất lượng. Nhiều quốc gia đã sử nguồn lực lao động của mình rất có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng kinh tế tiêu biểu như : Nhật bản, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan,…Ngoài những quốc gia nói trên là những nước có được sự ưu đãi về tài nguyên và có được nguồn lao động dồi dào trong đó có Việt Nam.
Với sự nhiệt tình giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn cùng với những tài liệu mà nhóm đã thu thập được, chúng tôi xin phân tích đề tài “Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam”
PHẦN 1 ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm
* Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
* Tài nguyên thiên nhiên: Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được "xã hội hoá". Như thế, nguồn TNTN luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội. TNTN có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp (như không khí để thở, các loài thực vật mọc tự nhiên...) hay gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến (như các loại khoáng sản, cây lấy gỗ, đất đai...) để sản xuất ra những vật phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
* Tài nguyên và tài sản quốc gia :
Điều 17, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, sửa đổi 2001) ghi rõ: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời… đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao hiện nay đều đã được hình thành qua một thời gian rất lâu dài. Rừng: 50 -100 năm; dầu mỏ: 10 -100 triệu năm.
Quy mô nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện qua trữ lượng thăm dò và trữ lượng khai thác nhưng phần đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào GDP được thể hiện qua khả năng khai thác hằng năm.
Quá trình sinh trưởng – phát sinh tài nguyên thiên nhiên gắn liền với môi trường tự nhiên, tạo nên sự cân bằng trong thiên nhiên. Nếu khai thác không phù hợp sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây các biến đổi bất lợi cho môi trường.
Ở các đất nước có thu nhập thấp, vốn thiên nhiên chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu giá trị tài sản quốc gia. Ngược lại, ở các nước phát triển, vốn vô hình (nhân lực, tri thức, công nghệ….) chiếm tỉ trọng chủ yếu. Theo tính toán, vốn thiên nhiên chiếm khoảng 27% tổng giá trị tài sản quốc gia của Việt Nam – cùng nhóm các nước thu nhập thấp theo phân loại của Ngân hàng Thế giới.
Phân loại
Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn năng lượng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv. TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội.
Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. Trong số TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể phục hồi (vd: sinh vật khi chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu khí, vv. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng quát phân loại TNTN thành thành 3 loại:
Không tái sinh (không phục hồi)
Tái sinh qua tác động của con người (có thể phục hồi)
Tái sinh vô tận trong thiên nhiên (phục hồi) .
TNTN rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi.
Phân bổ
TNTN phân bố không đồng đều trên toàn thế giới và không đồng đều trong cùng một quốc gia. Một số nước như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia... (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu ; trong khi đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường có ít TNTN, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu.
Ví dụ Thiên nhiên ưu đãi:
Dầu mỏ có nhiều ở Mỹ, Nga, Trung Đông; rừng già Amazon ở Nam Mỹ.
Vịnh Cam Ranh – tài nguyên thiên nhiên vô giá của Việt Nam.
Sự tác động qua lại giữa TNTN-Tăng tưởng kinh tế
TNTN giúp tăng trưởng kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguyên vật liệu cho sự phát triển của các ngành. Tài nguyên thiên nhiên tạo sự chủ động, ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển các ngành. Nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn.
Tài nguyên thiên nhiên đóng góp vào quá trình tích lũy vốn (xuất khẩu)
Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Tài nguyên thiên nhiên sẽ sẽ quy định hướng phát triển của kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
“Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện rất không hoàn hảo của tiến bộ xã hội”.
Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người.
THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Các nguồn tài nguyên ở VN và thực trạng đóng góp
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch..
Tài nguyên đất
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây.
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).
Đất phù sa màu mỡ đã đưa Việt Nam thành một trong 2 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đất feralit lớn và phân bố tập chung là điều kiện cho cây công nghiệp phát triển đưa Việt Nam giữa vị trí thứ nhất thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, là một trong những nước xuất khẩu lớn của thế giới....
Tài nguyên nước
Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%.
Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước..
Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt độ trên 300C.
Tài nguyên nước dồi dào là cơ hội phát triển giao thông, thủy điện (thuỷ điện Sông Đà thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản
Tài nguyên biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha đầm phá.
Tài nguyên rừng
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.
Có khoảng 8000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 275 loài thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là Sao la và Mang lớn ở Việt Nam là sự kiện lớn chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô...
Tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật:
Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…
Hệ động vật:
Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên…
Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng.
Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…
Tài nguyên sinh vật phong phú tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhất là du lịch sinh thái, và Việt Nam cũng đang tân dụng điều đó với các festival hoa đà Lạt, du lịch dã ngoại , nghỉ dưỡng....
Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Tài nguyên khoáng sản
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản. Khoáng sản chiếm đến 40% tỉ trọng trong tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên
Các loại khoáng sản có quy mô lớn như : Than, boxit, thiếc, sắt, apatic, đồng, crôm, vàng, đá quý, cát thủy tinh,.. và đặc biệt là đầu mỏ.
Tài nguyên khoáng sản giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp, quy định sự phát triển của các ngành, dựa trên thế mạnh khoáng sản mà một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã phát triển khá mạnh như dầu khí, hóa chất luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng....
Các loại khoáng sản được khai thác chủ yếu vẫn là dầu mỏ, khí đốt