Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [24, 550
- 551].
Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong sự tồn tại phát triển của nhóm, chúng ta không thể không nhắc đến hai cây bút trụ cột Nhất Linh và Khái Hưng. Bằng tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo không mệt mỏi, hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhóm.
Là những cây bút tài năng, tâm huyết với cuộc sống và nghệ thuật, Nhất Linh, Khái Hưng không chỉ để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn mà những sáng tác của hai ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp
thanh niên trí thức Việt Nam những năm 30 và tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mến văn học.
Cả Nhất Linh và Khái Hưng đều sáng tác ở nhiều thể loại, song có lẽ thành công nhất vẫn là thể loại tiểu thuyết, trước hết là tiểu thuyết luận đề, và sau đó là tiểu thuyết tâm lý. Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng, giờ đây đã quá quen thuộc với độc giả yêu văn học và giới nghiên cứu phê bình. Vị trí của hai ông ngày càng được khẳng định vững chắc. Số lượng lớn các bài viết và những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của hai ông là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó.
Những thành công trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng đã góp phần quan trọng dần từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng là hai cuốn tiểu thuyết luận đề vừa là mở đầu, vừa là có giá trị nhất, góp tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Trong tác phẩm của mình, hai nhà văn đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong chế độ đại gia đình phong kiến. Hai ông đã xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại nền giáo lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng ngàn năm qua. Đó là những cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội. Tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng chính là những tiên báo cho sự phát triển tất yếu của xã hội. Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến trình hiện đại văn học dân tộc. Đến với tiểu
thuyết của Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp một tiếng nói khẳng định vai trò của văn đoàn này trong lĩnh vực đổi mới trên cả phương diện: nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết.
121 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5437 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
===========O0O===========
LẠI THỊ THÚY VÂN
ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
QUA HAI TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH
VÀ NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
===========O0O===========
LẠI THỊ THÚY VÂN
ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
QUA HAI TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH VÀ NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ VĂN THƯ
Thái Nguyên, năm 2009
MỤC LỤC
Trang
më ®Çu .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................10
3.1. Đối tượng ......................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................11
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................11
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................12
NỘI DUNG ......................................................................................................... 13
Chương 1: ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM. ............................................ 13
1.1. Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội cho sự ra đời của Tự lực văn đoàn ..........................................................................................................13
1.1.1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa- xã hội của công cuộc hiện
đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. ....................13
1.1.2. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn ................................................17
1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ........................................20
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết luận
đề của Tự lực văn đoàn......................................................................20
1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng ...................24
1.3. Vai trò của Tự lực văn đoàn đối với quá trình hiện đại hóa văn
học dân tộc ...............................................................................................30
1.3.1. Cổ vũ cho phong trào thơ mới..................................................32
1.3.2. Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết .............................................33
Chương 2: BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG ...... 36
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn ...................................................................................................36
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu văn học.....................................................................................................36
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn ............................................................................................39
2.2. Con người theo mô hình đạo đức lễ giáo phong kiến......................42
2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong
kiến ....................................................................................................42
2.2.2. Nhân vật đại diện cho nền luân lý phong kiến cũ ....................46
2.3. Con người theo mô hình phương Tây hiện đại ...............................53
2. 3.1. Nhân vật trí thức Tây học.......................................................53
2.3.2. Nhân vật phụ nữ đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân ................60
Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG ĐOẠN TUYỆT
VÀ NỬA CHỪNG XUÂN .................................................................................... 72
3.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện và kết cấu ........................................72
3.1.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện: .................................................73
3.1.2. Hiện đại hóa trong kết cấu .......................................................78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ................................................84
3.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ......................86
3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: ....................92
3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu ....................................96
3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ ...................................................96
3.3.2. Hiện đại hóa trong giọng điệu ...............................................102
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 113
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [24, 550
- 551].
Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong sự tồn tại phát triển của nhóm, chúng ta không thể không nhắc đến hai cây bút trụ cột Nhất Linh và Khái Hưng. Bằng tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo không mệt mỏi, hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhóm.
Là những cây bút tài năng, tâm huyết với cuộc sống và nghệ thuật, Nhất Linh, Khái Hưng không chỉ để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn mà những sáng tác của hai ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp
thanh niên trí thức Việt Nam những năm 30 và tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mến văn học.
Cả Nhất Linh và Khái Hưng đều sáng tác ở nhiều thể loại, song có lẽ thành công nhất vẫn là thể loại tiểu thuyết, trước hết là tiểu thuyết luận đề, và sau đó là tiểu thuyết tâm lý. Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng, giờ đây đã quá quen thuộc với độc giả yêu văn học và giới nghiên cứu phê bình. Vị trí của hai ông ngày càng được khẳng định vững chắc. Số lượng lớn các bài viết và những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của hai ông là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó.
Những thành công trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng đã góp phần quan trọng dần từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng là hai cuốn tiểu thuyết luận đề vừa là mở đầu, vừa là có giá trị nhất, góp tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Trong tác phẩm của mình, hai nhà văn đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong chế độ đại gia đình phong kiến. Hai ông đã xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại nền giáo lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng ngàn năm qua. Đó là những cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội. Tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng chính là những tiên báo cho sự phát triển tất yếu của xã hội. Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến trình hiện đại văn học dân tộc. Đến với tiểu
thuyết của Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp một tiếng nói khẳng định vai trò của văn đoàn này trong lĩnh vực đổi mới trên cả phương diện: nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
Nói về các hiện tượng văn học, không phải bất cứ nhà văn hay tác phẩm nào cũng may mắn trở thành đối tượng được giới phê bình quan tâm nghiên cứu. Ngay từ lúc mới xuất hiện trên văn đàn Việt Nam, Tự lực văn đoàn đã thu hút được sự chú ý của độc giả yêu văn chương. Trong một khoảng thời gian không phải dài hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, Tự lực văn đoàn, nhất là hai tác giả Nhất Linh và Khái Hưng đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng gây nhiều tranh cãi trong lịch sử văn học nước nhà. Công việc nghiên cứu, đánh giá các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung khá phức tạp. Mỗi một thời kỳ lại có những quan điểm trái ngược nhau. Thậm chí sự bất đồng trong ý kiến đánh giá còn xảy ra ngay trong một thời kỳ giữa hai miền Nam - Bắc. Hai cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng là hai cuốn tiểu thuyết đã mang lại tên tuổi cho hai cây bút trụ cột của nhóm. Song đây cũng là hai cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi và làm tốn giấy mực của giới nghiên cứu phê bình nhất.
Chúng tôi tạm chia những ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn và ha i
tác giả trên theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (trước 1945):
Đây là giai đoạn mà Tự lực văn đoàn đang hoạt động và thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả. Trong đó, Nhất Linh và Khái Hưng là những tác giả tiêu biểu. Đây chính là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của hai cây bút này.
Có nhiều bài phê bình của các tác giả như: Trương Tửu, Mộng Sơn, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại… được đăng trên các báo: Loa, Sông Hương, Ngày nay, Thời thế, Hà Nội Tân văn, Phụ nữ Thời đàm… Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu khác đều có mối quan tâm tới tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng.
Trong bài viết “Dưới mắt tôi”, nhà nghiên cứu Trương Chính đã có
đánh giá khá xác đáng về Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh và Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân của Khái Hưng. Ông viết: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học hiện đại Việt Nam. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được” [24, 629].
Năm 1941, Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn học sử yếu đã nhận xét các tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng như sau: “Hầu hết các tác phẩm của ông (Nhất Linh) là những luận đề tiểu thuyết” [18, 454]. Khi nhận xét về Khái Hưng, ông viết: “Tuy vẫn có khuynh hướng xã hội nhưng lại thiên về mặt lý tưởng và có thi vị riêng… Khái Hưng có một cách tả người và tả cảnh xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng thanh tú khiến cho người đọc thấy cảm” [18. 455].
Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ ngọc Phan đã nhận ra sự tiến bộ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng: “Nếu đọc tiểu thuyết của Nhất Linh từ Nho phong cho tới những tác phẩm gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, tiến đến tiểu thuyết tâm lý” [55, 324]. Với Khái Hưng, ông nhận xét: “Nhưng dù ở tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết phong tục hay tiểu thuyết tâm lý, cái đặc sắc… là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam” [ 55, 780].
Tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng trong thời kỳ này được đánh giá cao về mặt nội dung tư tưởng: chống chế độ đại gia đình phong kiến, giải
phóng cá nhân, giải phóng người phụ nữ thoát khỏi cánh cửa ngục thất của chế độ đại gia đình phong kiến. Người ta xem Đoạn tuyệt của Nhất Linh như một thứ “vũ khí” bắn thẳng vào thành trì kiên cố và bảo thủ của xã hội phong kiến. Trên báo Loa (1935), Trương Tửu nhận xét: “Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tin tưởng ở tương lai. Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu nghĩa là vui mà sống”. Trương Chính còn cho rằng: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam. Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đương ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt cường tráng” [23, 293]. Còn “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi dấu sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện luận cho quan hệ nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra” [14, 313].
Nhìn một cách tổng quát, giới phê bình trước 1945 đánh giá cao Tự lực văn đoàn. Nội dung tư tưởng với chủ đề chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân được chú ý quan tâm. Tuy nhiên, các công trình này còn rất chung chung và có phần giản đơn. Đó mới chỉ là những bước gợi mở chứ chưa đi sâu khám phá những đóng góp về phương diện nghệ thuật.
Giai đoạn thứ 2 (từ 1946 – 1986):
Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nên việc đánh giá một số hiện tượng văn học trong đó có Tự lực văn đoàn ở giai đoạn này bị tạm gác lại. Thời kỳ này, người ta nhìn nhận và đánh giá văn học dưới góc nhìn chính trị, các tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học đều xuất phát từ lập trường và quan điểm giai cấp. Tác phẩm của Tự lực văn đoàn giai đoạn này bị đánh giá chưa thỏa đáng, thậm chí còn có phần khắt khe. Tuy nhiên, cũng có những ý
kiến khẳng định những đóng góp của Tự lực văn đoàn. Đồng chí Trường Chinh trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam được nêu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai (1948) vừa nêu những hạn chế của văn đoàn này nhưng đồng thời cũng đã khẳng định: “Dẫu sao, hoạt động của nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy mạnh phong trào văn nghệ nước ta tiến tới”.
Có một điểm rất đáng lưu ý là sự khác nhau trong quan điểm và thái độ đánh giá về Tự Lực văn đoàn ở hai miền Nam - Bắc.
ở miền Bắc, không kể các bài viết, có các công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn với Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957); Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (1961) của Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ; Sơ thảo văn học Việt Nam (1964) của Viện Văn học; Tiểu thuyết Việt Nam của Phan Cự
Đệ, tập 1 (1974)… đều nhắc tới Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng. Nhưng nhìn chung, quan điểm của các công trình này tỏ ra hết sức khắt khe đối với đóng góp của Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nguyên nhân là do các nhà phê bình đã căn cứ vào những tiêu chí chính trị của văn học cách mạng và lấy đó làm thước đo các giá trị cho văn học lãng mạn mà quên mất rằng, văn học lãng mạn có những đặc trưng riêng của nó. Thêm vào đó các nhà phê bình lại quá coi trọng việc phản ánh hiện thực trong tác phẩm. Họ cho rằng, văn học là phải phản ánh được đời sống cực khổ của nhân dân do bị địa chủ, thực dân áp bức bóc lột mà quên đi đời sống nội tâm với bao dằn vặt, day dứt của thế hệ thanh niên trí thức cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Chính vì vậy mà Tự lực văn đoàn bị đánh giá là xa rời thực tiễn.
Có thể nói, những nhận định về Tự lực văn đoàn còn dè dặt, mới chỉ khen ngợi một chút về nội dung chống phong kiến và phương diện nghệ thuật “Về phương diện văn học sử, công lao chủ yếu của Nhất Linh và Khái Hưng là đã có những đóng góp trong việc xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại”
[10, 87]. Còn chủ yếu là phê phán khá mạnh mẽ các tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng.
Trái ngược với miền Bắc, ở miền Nam, Tự lực văn đoàn lại được đề cao, chú trọng quá mức. Nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã được in lại và phổ biến rộng rãi. Bên cạnh các bài viết đăng trên các tạp chí, còn có các công trình văn học sử được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Có nhiều công trình khảo cứu và nghiên cứu về Tự lực văn đoàn như: Khái Hưng, người thứ nhất muốn làm nguyên soái của văn chương sáng giá của Hồ Hữu Tường (1964); Nhất Linh, văn tài tiêu biểu của Tự lực văn đoàn của Phạm Thế Ngũ (1965); Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng của Bùi Xuân Bào (1972)… Nhiều công trình văn học sử được dùng trong nhà trường như: Bình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn Xung; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1960) của Phạm Thế Ngũ; Tự lực văn đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ; Văn học thế hệ 1932 (1972) của Thanh Lãng; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972) của Bùi Xuân Bào; Lược sử văn học Việt Nam - Nhà văn tiền chiến (1974) của Thế Phong.
Đặc biệt, sau khi Nhất Linh qua đời, xuất hiện một loạt các bài viết tưởng nhớ về ông của các tác giả Đặng Tiến, Tường Hùng, Doãn Quốc Sỹ, Trương Bảo Sơn, Thế Uyên, Nguyễn Văn Trung…
Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn và hai nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng không có gì mới so với thời kỳ trước 1945. Chẳng hạn Thế Phong đã khen Khái Hưng: “Đi sâu vào tâm lý với một kỹ thuật viết trưởng thành”. Hay Nguyễn Văn Xung trong Bình giảng về Tự lực văn đoàn viết: “Không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến chuyển trong tình cảm nhân vật” [71, 32]. Một vài ý kiến ghi nhận sự đóng góp của Nhất Linh, Khái Hưng nhưng còn mờ nhạt. Bên cạnh đó, xu hướng đề cao vẫn là cơ bản. Như vậy, ở thời kỳ này, các ý kiến vẫn tập trung
đề cao tiểu thuyết của hai ông. Sự đối cực giữa các ý kiến không làm rõ được những đóng góp cũng như hạn chế của Tự lực văn đoàn. Đôi khi sự đóng góp cũng được ghi nhận song còn rất mờ nhạt. Trong khi đó, các giá trị đích thực của văn chương lại không hề được đề cập tới.
Giai đoạn thứ ba (từ sau 1986):
Công cuộc đổi mới đất nước đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của văn học nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung trong phạm vi cả nước. Với tư duy nghệ thuật đổi mới, các nhà nghệ sĩ đã được “cởi trói” và thoát khỏi sự nhìn nhận đánh giá nghệ thuật theo quan điểm chính trị. Những sự “hàm oan” của văn học trong quá khứ đã được các nhà khoa học nhìn nhận lại một cách khách quan hơn, trả lại cho văn học những giá trị đích thực mà nó vốn có.
Hầu hết tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng đã được tái bản, một số cuốn được tái bản nhiều lần với số lượng lớn. Các hội nghị khoa học được mở ra nhằm xem xét, đánh giá lại các tác phẩm văn chương của Tự lực văn đoàn. Tháng 5 năm 1989, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp phối hợp với Đại học Tổng hợp và các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng như: Tô Hoài; Huy Cận, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Hượu, Phong Lê … đã tổ chức cuộc Hội thảo văn chương về Tự lực văn đoàn. Tại đây, các nhà nghiên cứu tập trung khẳng định lại vai trò và những đóng góp của Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà.
Tiếp sau hội thảo này, xuất hiện hàng loạt các công trình, các bài viết có giá trị nghiên cứu về văn chương của Tự lực văn đoàn như: Về Tự Lực văn đoàn (1989) - Nguyễn Hữu Trác, Đái Xuân Ninh; Tự lực văn đoàn, con người và văn chương (1990) - Phan Cự Đệ; Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông (1991) - Trần Đình Hượu; Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn
đoàn (1991) - Lê Thị Đức Hạnh… N