Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử đã,
đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả trong
hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống xã hội.
Việc gia công, xử lý các tín hiệu điện-điện tử hiện đại đều dựa trên cơ sở
nguyên lý số. Vì các thiết bị làm việc dựa trên cơ sở nguyên lý số có ưu điểm hơn
hẳn so với các thiết bị làm việc dưạ trên cơ sở nguyên lý tương tự, đặc biệt là
trong kỹ thuật tính toán.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử đã cho ra đời nhiều vi mạch số
cỡ lớn với giá thành rẻ và khả năng lập trình cao đã mang lại những thay đổi lớn
trong ngành điện tử. Mạch số ở những mức độ khác nhau đã đang thâm nhập
trong các lĩnh vực điện tử thông dụng và chuyên nghiệp một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên bên cạnh đó ngày nay những chíp vi xử lý cũng được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lãnh vực, các họ 89XXX là một loại IC thích hợp cho các sinh
viên mới bắt đầu tìm hiểu về vi xử lý. Các IC họ 89XXX có thể được ứng dụng
trong khá nhiều mạch điện tử với khá nhiều chức năng. Một trong những mạch
thông dụng có sử dụng IC họ 89XXX đó là mạch đồng hồ.
Đề tài về đồng hồ rất đa dạng với nhiều chức năng khác nhau tùy vào khả
năng lập trình và kiến thức về mạch số của người chế tạo.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng hồ số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 1
Bài Tập Kết Thúc Học Phần
Môn: VI ĐIỀU KHIỂN
Đề tài: Đồng Hồ Số
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 2
I-MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Nêu vấn đề:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử đã,
đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả trong
hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống xã hội.
Việc gia công, xử lý các tín hiệu điện-điện tử hiện đại đều dựa trên cơ sở
nguyên lý số. Vì các thiết bị làm việc dựa trên cơ sở nguyên lý số có ưu điểm hơn
hẳn so với các thiết bị làm việc dưạ trên cơ sở nguyên lý tương tự, đặc biệt là
trong kỹ thuật tính toán.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử đã cho ra đời nhiều vi mạch số
cỡ lớn với giá thành rẻ và khả năng lập trình cao đã mang lại những thay đổi lớn
trong ngành điện tử. Mạch số ở những mức độ khác nhau đã đang thâm nhập
trong các lĩnh vực điện tử thông dụng và chuyên nghiệp một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên bên cạnh đó ngày nay những chíp vi xử lý cũng được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lãnh vực, các họ 89XXX là một loại IC thích hợp cho các sinh
viên mới bắt đầu tìm hiểu về vi xử lý. Các IC họ 89XXX có thể được ứng dụng
trong khá nhiều mạch điện tử với khá nhiều chức năng. Một trong những mạch
thông dụng có sử dụng IC họ 89XXX đó là mạch đồng hồ.
Đề tài về đồng hồ rất đa dạng với nhiều chức năng khác nhau tùy vào khả
năng lập trình và kiến thức về mạch số của người chế tạo.
Mục tiêu của nhóm như sau :
-Phần cứng: thiết kế được mạch điện hoàn chỉnh có thể hiện được giờ-
phút trên led 7 đoạn.
-Phần mềm: Sử dụng hợp ngữ để lập trình cho đồng hồ hiển thị, ứng dụng
ngắt timer, ngắt ngoài. Sau khi lập trình hoàn chỉnh thì thời gian chạy chính xác
như mong muốn.
Giới hạn của đề tài trong phạm vi hiển thị giờ, phút. Không có hiển thị
giây và ngày, tháng, năm.
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 3
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phần cứng
- Sơ đồ khối của hệ thống:
- Hoạt động chung của hệ thống
Bộ điều khiển vật lý gồm có 2 nút ấn start và stop. Khi ta ấn start thì khối
CPU sẽ cho đồng hồ hoạt động và hiển thì ra led 7 đoạn. Khi ta ấn nút Stop thì
đồng hồ sẽ ngưng hoạt động, nếu ta ấn Start nữa thì đồng hồ hoạt động lại nhưng
bắt đầu từ 0000.
- Sơ đồ nguyên lý chi tiết
CPU
KHỐI XỬ LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN
TRUNG TÂM
KHỐI HIỂN THỊ
BỘ ĐIỀU KHIỂN VẬT
LÝ
(NÚT ẤN)
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 4
- Thiết kế chi tiết:
* Khối hiển thị
Gồm 4 Led 7 đoạn – Anode chung –
(LED7SEG) gắn thành cặp hiển thị theo
dạng HH:MM (Giờ:Phút), ngăn giữa hai cặp
HH và MM là 2 Led đơn (SEC).
Bốn Led 7 đoạn:
Có nhiệm vụ hiển thị phút và giờ.
Kiểu hiển thị được dùng là kiểu quét Led với tần số cố định và đều nhau nên
độ sáng giữa các Led trước sau là như nhau. Các chân điều khiển nhận tín hiệu
từ Vi điều khiển (4 chân ở Port0 – P0.3, P0.2, P0.1, P0.0 ứng với HH MM)
tác động ở mức cao. Các chân a,b,…,g (ở đây không dùng đến dp nên sẽ
không đề cập đến đoạn dp) nhận tín hiệu BCD từ Port1 của Vi điều khiển, tác
động ở mức thấp.
Khi mới khởi động bốn Led này hiển thị 4 số 0. Khi ấn Start đồng hồ bắt đầu
đếm 2 Led đầu hiển thị giờ, 2 Led sau hiển thị phút. Khi ấn Stop đồng hồ
ngừng đếm, số giờ và phút được chốt lại và hiển thị trên 4 Led theo thứ tự HH
MM (giờ phút). Khi muốn đồng hồ đếm lại chỉ cần ấn Start, số giờ phút sẽ trờ
về 0 và bắt đầu đếm như cũ. Nếu sau khi đã ấn Start mà lại ấn Start nữa thì
không có tác dụng nhằm tránh trường hợp lỡ ấn trên hai lần vào nút Start
làm đồng hồ bắt đầu không như mong muốn. Sau khi đồng hồ đã được chạy
và được dừng bởi ấn nút Stop mà ta ấn Stop nữa thì cũng không có tác dụng,
số trên đồng hồ chỉ được reset khi ấn nút Start.
Hai Led đơn (SEC) sẽ có tần số sáng tắt theo Giây (tần số 1Hz). Ngoài chức
năng cho biết số Giây, hai Led đơn này còn cho ta biết khi nào đồng hồ đang
đếm và khi nào đồng hồ ngừng đếm. Cụ thể là khi ta ấn Start hai Led này sẽ
chớp tắt với tần số như trên, khi ấn Stop đồng hồ ngừng đếm và hai Led này
cũng tắt không chớp nữa.
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 5
* Khối CPU – Khối xử lý và điều khiển trung tâm
Để nhận, xuất, xử lý cũng như hiển thị ta cần
một bộ điều khiển trung tâm (CPU).
Nhận tín hiệu điều khiển từ bộ điều
khiển vật lý: vi điêu khiển nhận tín
hiệu từ nút ấn ở hai chân P3.0 và P3.1
ở Port3 tương ứng với nút Start và nút
Stop. Tín hiệu ở hai chân này lúc
không ấn nút là ở mức cao, khi ấn là
mức thấp.
Xử lý tín hiệu: Sau khi nhận tín hiệu
từ nút ấn, vi điều khiển xem xét và
đưa ra các kết quả tùy thuộc vào nút
được ấn là nút nào mà sẽ cho đồng hồ
ngừng chạy hay chạy, hay là reset.
Xuất tín hiệu: vi điều khiển được ta lập trình dùng bảng dữ liệu mã
BCD cho Led 7 đoạn kiểu Cathod để điều khiển và hiển thị 4 Led 7
đoạn ở trên. Nguyên nhân dùng mã 7 đoạn kiểu Cathod là do bảng mã
này đã được lập sẵn, ta không cần tốn công lập lại bảng mã kiểu Anode
mà chỉ cần lấy đảo tín hiệu mã 7 đoạn kiểu Cathod thì sẽ được kết quả
là mã 7 đoạn kiểu Anode. Bốn chân điều khiển tác động ở mức cao
được điều khiển bởi Port0.
MSC51 là một giải pháp tốt và cũng nhằm phù hợp với yêu cầu của đề tài.
Cụ thể AT89C52 – một loại vi điều khiển thuộc họ MSC51 của hãng Atmel.
AT89C52 về chức năng phần cứng cũng như phần mềm đều có thể đáp
ứng được yêu cầu của đề tài.
Việc lập trình cũng như thực hiện lắp mạch nguyên lý khi ta dùng
AT89C52 cũng không khác gì mấy so với các loại vi điều khiển khác
cùng dòng MSC51.
Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn này là ở sự đáp ứng tốt khả năng xuất
nhập của các Port (có 4 Port) và ở bộ nhớ lưu trữ ROM 8K byte và
RAM 256 byte. Bên cạnh đó sự chênh lệch về giá thành của AT89C52
với các loại vi điều khiển 8051 (như AT89C51) là không là bao. Do đó
lựa chọn sử dụng AT89C52 là rất thiết thực.
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 6
* Khối Điều khiển vật lý:
Để điều khiển việc hoạt động của đồng hồ ta
dùng hai nút ấn thường hở 1 tần tiếp điểm. Để
có thể nhận tín hiệu từ nút ấn này ta dùng 2
điện trở 330
kéo dương giữa nút ấn và chân
vi điều khiển nối với nút ấn như sơ đồ nguyên
lý. Phía còn lại của nút ta nối xuống MASS.
Như vậy trạng thái bình thường – không ấn –
thì tín hiệu vi điều khiển đọc được sẽ là mức
cao, khi ấn nút thì tín hiệu sẽ là mức thấp.
Nút Start: Có nhiệm vụ sau khi được ấn sẽ phát tín hiệu cho vi điều
khiển biết để chạy đồng hồ. Khi được ấn, thời gian lưu trữ về giờ, phút,
giây… sẽ được reset về ban đầu.
Nút Stop: Có nhiệm vụ sau khi được ấn sẽ phát tín hiệu cho vi điều
khiển biết để ngừng đồng hồ, nếu như đồng hồ đang đếm. Bên cạnh đó
nút Stop còn là nút để cho phép nút Start có tác dụng sau khi đã ấn Start
rồi. Cụ thể: Sau khi ấn Start thì nút Start sẽ bị vô hiệu hóa và mất tác
dụng, chỉ khi ấn Stop thì nút Start mới trở lại như cũ và có tác dụng như
ban đầu.
* Chú ý: Ngoài các khối được kể trên còn một số phần khối khác ta không nhắc
đến nhưng được lắp vào mạch đó là:
o Khối Reset cho vi điều khiển
o Khối tạo xung cho vi điều khiển
o Khối tạo nguồn 5V
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 7
2. Phần mềm
SƠ ĐỒ KHỐI:
BEGIN
Khởi Động
SP
Buff
isStart
HH,MM,SS,MSS
TMOD,IE
T0,T1
TR0,TR1
VAR…
SCANBUTTON
SCANLED
T=5000 CM
ISR_SCANLED
Sơ đồ khối chương trình chính
CLOCK
T=10000 CM
ISR_CLOCK
IsStart=1;
Reset HH,MM,SS,MSS
INT0
STARTCLOCK
IsStart=1;
Reset HH,MM,SS,MSS
INT1
STOPCLOCK
MAIN
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 8
CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH MAIN:
Sau khi được cấp nguồn và được reset bởi mạch reset, vi điều khiển nhảy
tới thực hiện lệnh Main, là lệnh chính trong chương trình. Sau khi nhảy tới Main
là bước khởi động, sau đó là tiến trình kiểm tra phím ấn. Sau khi thực hiện xong
việc kiểm tra phím ấn thì quay lại và tiếp tục kiểm tra phím ấn. Còn các việc khác
được thực hiện trong các ngắt được cài đặt ở phần sau.
Khởi động gồm:
o Khởi động con trỏ Stack
o Khởi động vùng đệm hiển thị Buff. Gồm bốn byte đều được reset về 0.
o Biến nhớ điều khiển việc chạy/ngừng đồng hồ IsStart được đưa về 0.
o Khởi động các biến nhớ thời gian đếm HH, MM, SS, MSS lần lượt là: giờ,
phút, giây và MSS=SS/100 (phần trăm giây). Tất cả được reset về 0.
o Khởi động hai biến nhớ phục vụ tối ưu hóa ấn phím ckStart và ckStop.
Được reset về 0.
o Reset chân SecTic (P3.4) là chân chớp tắt hai led có nhiệm vụ thể hiện sự
dao động của số giây.
o Khởi động ColLed và VarCol lần lượt là Port0 - xuất tín hiệu điều khiển 4
Led bảy đoạn - và biến nhớ tương ứng. ColLed là ánh xạ của VarCol. Việc
xoay Port0 để hiển thị Led 7 đoạn kiểu quét được thực hiện trên VarCol
sau đó mới xuất ra ColLed. Nguyên nhân của việc này là nếu dùng xoay
trực tiếp ColLed thì sau khi hiển thị thì tín hiệu mức cao đưa ra Led bị kéo
BEGIN
Khởi Động
SP
Buff
isStart
HH,MM,SS,MSS
TMOD,IE
T0,T1
TR0,TR1
VAR…
SCANBUTTON
MAIN
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 9
xuống mức thấp do sụt áp cũng như do Led 7 đoạn đã tiêu thụ dòng làm
mất tín hiệu (chứng minh bằng thực nghiệm). Nếu ta tiếp tục xoay thì
Port0 (ColLed) sẽ toàn là tín hiệu mức thấp, vì vậy không thể điều khiển
được led sáng nữa.
o Cài đặt TMOD để sử dụng 2 Timer dùng cho ngắt Timer.
o Cài đặt các khởi trị của 2 Timer
o Cài đặt IE, cho phép ngắt 2 Timer và 2 ngắt ngoài
o Bắt đầu khởi động 2 Timer
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 10
Code lập trình cho khởi động:
Mov Sp,#255-32
Mov Buff+0,#0
Mov Buff+1,#0
Mov Buff+2,#0
Mov Buff+3,#0
Mov HH,#0
Mov MM,#0
Mov SS,#0
Mov MSS,#0
Clr IsStart
Clr CkStart
Clr CkStop
Clr SecTic
Mov ColLed,#10H ;00010000
Mov VarCol,#10H
Mov Col,#4
Mov TMOD,#11H ;Setup Timer0 va Timer1 o Mode 1
Mov TL0,#03CH
Mov TH0,#0F6H ;Tran sau 2500 CM
Mov TL1,#0F0H
Mov TH1,#0D8H ;Tran sau 10000 CM
Mov IE,#8FH ;Cho phep ngat 2 ngat ngoai va 2 timer
SetB TR0 ;Bat Timer0
SetB TR1 ;Bat Timer1
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 11
MAIN_LOOP:
Là vòng lặp chính của chương trình. Trong vòng lặp này chỉ chứa một lệnh đó
là gọi chương trình con SCANBUTTON. Là lệnh kiểm tra nút ấn,
SCANBUTTON được quét liên tục và lặp đi lặp lại.
Chương trình con SCANBUTTON:
ckStart=1?
Yes
Start=1?
Yes
Start INT0,
SetB ckStart
ckStop=1?
Stop=1?
Start INT1,
SetB ckStop,
Clr ckStart
Yes
Yes
SCANBUTTON
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 12
Việc kiểm tra phím ấn sử dụng thêm hai biến ckStart và ckStop, chương
trình con này hoạt động như sau:
Việc đầu tiên là kiểm tra biến ckStart để xem có phải là nút Start đã được
ấn rồi hay chưa. Nếu nút Start chưa được ấn lần nào thì sẽ khởi động ngắt
ngoài INT0 để gọi chương trình phục vụ ngắt ngoài STARTCLOCK và Set bit
ckStart. Nếu ckStart là 1, nghĩa là đồng hồ đang chạy thì sẽ không làm gì và
nhảy đến kiểm tra nút Stop.
Sau khi kiểm tra nút Start, ta tiến hành kiểm tra nút Stop. Đầu tiên biến
ckStop được xét xem có bằng 1 hay không. Ở đây hơi khác so với khi làm
việc với nút Start vì chức năng hai nút có phần khác nhau. Nếu ckStop=1
nghĩa là nút Stop vừa được ấn (trong thời gian rất ngắn ngay lúc trước đó) thì
sẽ không làm gì và nhảy ra khỏi chương trình con này. Nếu nút Stop chưa
được ấn, nghĩa là ckStop=0 thì sẽ kích hoạt ngắt ngoài INT1 hoạt động để gọi
chương trình con STOPCLOCK và Set bit ckStop, song song đó là khôi phục
lại tác dụng của nút Start bằng cách Set bit ckStart trở lại. Còn về nút Stop sau
khi ấn cũng bị vô tác dụng do ckStop bị Set lên 1, để trả lại tác dụng cho nút
Stop thì trong chương trình con Clock ta đặt vài dòng lệnh để Set ckStop,
dòng lệnh đó đặt ngay trong vùng kiểm tra số Giây của đồng hồ. Nghĩa là nút
Stop sẽ có tác dụng trở lại sau 1 giây được ấn.
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 13
Code chương trình con SCANLED
Main_Loop:
Call ScanButton
Jmp Main_loop
ScanButton:
Jb CkStart,CheckStop
Jb Start,CheckStop
SetB CkStart
Clr P3.2
SetB P3.2
CheckStop:
Jb CkStop,ScanButton_Exit
Jb Stop,ScanButton_Exit
SetB CkStop
Clr CkStart
Clr SecTic
Clr P3.3
SetB P3.3
ScanButton_Exit:
Ret
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 14
HAI NGẮT NGOÀI INT0, INT1 VÀ HAI CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ
NGẮT NGOÀI STARTCLOCK VÀ STOPCLOCK:
Như ta đã đề cập ở trên, hai chương trình con phục vụ ngắt ngoài
STARTCLOCK và STOPCLOCK được kích hoạt từ việc kiểm tra nút ấn Start
và Stop.
Việc sử dụng 2 ngắt ngoài này có thể được lược bỏ vì ta có thể hoàn toàn
đặt các dòng lệnh của hai ngắt này trong chương trình con SCANBUTTON.
Nhưng vì nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu nên ta vẫn sử dụng 2 ngắt
ngoài này để kiểm chứng những gì ta đã học trong lý thuyết.
STARTCLOCK: Đơn giản chỉ Set bit IsStart để kích hoạt đồng hồ chạy,
reset các biến thời gian HH, MM, SS, MSS và vùng đệm hiển thị.
STOPCLOCK: Clear bit IsStart để ngưng đồng hồ.
IsStart=1;
Reset HH,MM,SS,MSS
INT0
STARTCLOCK
IsStart=0;
INT1
STOPCLOCK
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 15
Code chương trình con STARTCLOCK và STOPCLOCK
StartClock:
SetB IsStart
Mov Buff+0,#0
Mov Buff+1,#0
Mov Buff+2,#0
Mov Buff+3,#0
Mov HH,#0
Mov MM,#0
Mov SS,#0
Mov MSS,#0
Reti
StopClock:
Clr IsStart
Reti
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 16
NGẮT TIMER0 VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ NGẮT ISR_SCANLED:
Để phục vụ cho việc hiển thị ra Led 7 đoạn theo kiểu quét, ta dùng ngắt
Timer (Timer0). Khi thực hiện lệnh ngắt, chương trình con SCANLED được gọi
và hiển thị từng Led 7 đoạn 1 lần lượt trong 4 Led 7 đoạn trên. Trước khi gọi
lệnh SCANLED thì việc cài đặt lại Timer0 là không thể thiếu. Chu kỳ được tính
cho mỗi vòng quét Led này (Chu kỳ để ngắt Timer0 hoạt động) là 5000 chu kỳ
máy (CM). Nghĩa là: Sau 5000x4=20000 CM = 0.02s thì Led 7 đoạn này sẽ
được sáng trở lại. Điều này tương đương với tần số sáng là f=1/T=1/0.02=50Hz,
đủ để mắt người có thể không phát hiện được có sự thay đổi giữa sáng và tắt.
Biểu đồ xung cấp cho 4 led 7 đoạn
Led0
Led1
Led2
Led3
5000CM
20000CM
SCANLED
T=5000 CM
ISR_SCANLED
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 17
Code chương trình phục vụ ngắt Timer0 ISR_SCANLED:
Việc tại sao ta lại cộng thêm 10 vào TL0 và việc tại sao lại nói là trừ 10
Chu ký máy… sẽ được nhắc ở phần ngắt Timer1.
CHƯƠNG TRÌNH CON SCANLED:
Chương trình con SCANLED được gọi nhờ lệnh trong chương trình phục vụ
ngắt Timer0 IRS_SCANLED. Nhiệm vụ chính của chương trình con ScanLed là
hiển thị giá trị thời gian đếm của đồng hồ ra led 7 đoạn, cũng như việc chớp tắt 2
led đơn SEC. Lệnh được gọi sau mỗi 5000CM để hiển thị lần lượt mỗi khi gọi là
1 led 7 đoạn được cho sáng.
ISR_ScanLed:
Clr TR0
Mov TL0,#078H+10 ;Tru di 10 Chu ky may di nhay vao lenh ngat
Mov TH0,#0ECH ;Tran sau 5000 CM
SetB TR0 ;Bat Timer0
Call ScanLed
Reti
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 18
Code chương trình con SCANLED:
ScanLed:
Mov A,VarCol
RR A
Mov VarCol,A
Mov ColLed,A
Jnb Col7,Col7_Not0
Mov VarCol,#08H
Col7_Not0:
Mov DPTR,#DB7SEG
Mov A,#Buff
Dec Col
Add A,Col
Mov R0,A
Mov A,@R0
MovC A,@A+DPTR
CPL A
Mov RowLed,A
Mov A,Col
Cjne A,#0,Col_Not0
Mov Col,#4
Col_Not0:
Ret
;--------------------------------------------
DB7SEG: DB 3FH,06H,5BH,4FH,66H,6DH,7DH,07H,7FH,6FH,40H
;BANG DU LIEU "CODE LED 7 DOAN"
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 19
NGẮT TIMER1 VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ NGẮT
ISR_CLOCK:
Chương trình ngắt Timer1 là phần có thể nói là thiết yếu trong đề tài này, để
quyết định độ chính xác cho đồng hồ tùy thuộc phần lớn vào việc ta xử lý ngắt
này. Ở đây ta dùng ngắt Timer1 và chương trình phục vụ ngắt ISR_CLOCK.
Ngắt Timer1 hoạt động sau mỗi 10000CM. Lý do ta con con số 10000CM là do
đơn giản hóa việc tính toán, giúp cho việc tính toán được chính xác hơn. Vì đề
tài này cần có một đồng hồ có thời gian thực, nên chương trình con được gọi
trong ngắt Timer1 là CLOCK cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với ngắt Timer1
để tính toán được con số chính xác nhất. Trong chương trình con phục vụ ngắt
Timer1 ISR_CLOCK chỉ đơn giản là việc cài đặt lại Timer1 và gọi chương trình
con CLOCK.
Code chương trình con phục vụ ngắt Timer1 ISR_CLOCK:
Cũng như ở chương trình con phục vụ ngắt Timer0, ở chương trình con
phục vụ ngắt Timer1, biến TL1 được cộng thêm 10 và ghi chú là trừ đi 10 chu
kỳ máy nảy vào lệnh ngắt. Lý do là: để cho đồng hồ hoạt động 1 cách chính xác
nhất, việc hiển thị một cách đều đặn nhất, thì các ngắt Timer phải được gọi một
cách đều đặn nhất. Bằng thực nghiệm mô phỏng với phần mềm KeilC, ta biết
được, kể từ khi ngắt Timer (Timer0 và Timer1) được gọi ngắt (tràn) cho đến khi
được hoạt động trở lại thì ta cần thêm 10 CM nữa gồm các lệnh nhảy vào ngắt
và cài đặt lại khởi trị cho các Timer. Vì vậy ta sẽ thêm 10 vào byte TL của các
Timer đồng nghĩa với giảm đi 10 CM cho các Timer.
Cho nên qua đây ta có thể chứng minh được rằng, đồng hồ dùng code lập
trình như vậy sẽ chạy một cách chính xác và có thể nói nếu không có vấn đề
khác xảy ra thì sai số có thể là bằng 0. Tuy nhiên, nếu 2 Timer0 và Timer1 cùng
tràn 1 lúc, 2 lệnh ngắt được gọi cùng lúc thì đó là điều không thể, điều này dẫn
tới sai số cho đồng hồ. Để khắc phục điều này, ban đầu khi qua chương trình
khởi động, ta cho khởi động 2 Timer cách nhau 1 khoảng nhất định, cụ thể là:
ISR_Clock:
Clr TR1
Mov TL1,#0F0H+10 ;Tru di 10 Chu ky may di nhay vao lenh
ngat
Mov TH1,#0D8H ;Tran sau 10000 CM
SetB TR1 ;Bat Timer0
Call Clock
Reti
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 20
Timer0 tràn lần đầu tiên sau 2500CM, còn Timer1 tràn lần đầu tiên sau
10000CM. Ở đây Timer1 không thay đổi gì khi tràn sau 10000CM ở các lần tràn
tiếp. Nhưng sau lần tràn đầu Timer0 được cài sẽ tràn sau 5000CM. Việc này sẽ
làm cho 2 Timer tràn ở những thời gian khác nhau, không có việc 2 Timer cùng
tràn 1 lúc, đảm bảo cho tính chính xác của đồng hồ.
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 21
CHƯƠNG TRÌNH CON CLOCK:
INC(MSS)
MSS=100?
No
INC(SS)
SS=60?
INC(MM)
MM=60?
INC(HH)
CLOCK
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 22
Để tính toán thời gian cho đồng hồ, ta sử dụng biến nhớ HH, MM, SS,
MSS tương ứng với giờ, phút, giây, phần trăm giây.
MSS=SS/100
Như vậy mỗi lần gọi gọi lệnh CLOCK ta sẽ cộng thêm 1 vào MSS. Nếu
sau khi cộng 1 vào MSS mà MSS bằng 100 thì ta sẽ cộng thêm 1 vào SS và gán
MSS bằng 0.
Lệnh này được lặp lại cho đến khi SS bằng 60 (60 giây) thì cộng thêm 1
vào MM (phút) và gán SS bằng 0. Và làm tương tự đối với HH (Giờ).
Cuối cùng nếu HH bằng 99 thì ta sẽ ngừng đồng hồ bằng cách Clear
IsStart.
Code chương trình con CLOCK:
Báo Cáo Vi Điều Khiển Mạch Đồng Hồ
GVHD: Nguyễn Khắc Nguyên 23
Clock:
Jnb IsStart,Clock_exit
Clock_Start:
Mov A,MSS
INC A
Mov MSS,A
Cjne A,#50,Next_0
CPL SecTic
Next_0:
Cjne A,#100,Next_1
CPL SecTic
Next_1:
Jc Clock_Exit
Mov MSS,#0
Mov A,SS
INC A
Mov SS,A
;---------------Phuc vu toi uu hoa phim an Start Stop
Jnb Stop,Clock_Next2
Clr CkStop
Clock_Next2:
;---------------Ket thuc {Phuc vu toi uu hoa phim an Start Stop}
Cjne A,#60,Next_2
Next_2:
Jc Clock_Exit
Mov S