Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã và đang đi vào cuộc sống một cách khá sinh động trong phạm vi toàn xã hội. Đặc biệt là nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 4 và lần thứ 5 và nghị quyết hội nghị BCHTW VI (lần 1) là những nội dung vô cùng quan trọng để cụ thể hoá việc thực hiện nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng, đó là phải tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên thực tế, so với các nước trong khu vực và trên thế giới nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp, với công nghệ lạc hậu, vốn ít, trình độ quản lý còn hạn chế . do đó năng suất lao động còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngoài ra nước ta còn chịu hậu quả của chiến tranh, sự tàn phá của thiên nhiên và sự khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp các thành phần kinh tế nói chung muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn. Vấn đề là với số vốn tự có của các doanh nghiệp thì không đủ để đổi mới công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ như hiện nay có vai trò quan trọng của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đổi mới thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho toàn xã hội.
Hiện nay nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng lại không có, hoặc không đủ tài sản thế chấp nên gặp khó khăn trong kinh doanh bị rủi ro các Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử lý. Về phía Ngân hàng phải thừa nhận rằng trong những năm vừa qua các Ngân hàng thương mại trong nưóc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho các dự án lớn và nhỏ. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ lên các Ngân hàng thương mại không giám mạnh dạn đầu tư. Mặt khác nếu Ngân hàng không đầu tư thì việc các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động là điều không tránh khỏi.
Từ năm 1995 đến nay hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển từ cấp phát vốn ngân sách sang hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó Ngân hàng được coi là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hạch toán kinh doanh, đảm bảo có lãi. Hơn nữa Ngân hàng đầu tư và Phát triển là Ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển chủ yếu là đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy vấn đề thẩm định cho vay đầu tư xây dựng hiện nay đang là vấn đề cấp thiết và được xem xét nhiều hơn nữa trên mọi phương diện. Chính vì vậy trong thời gian thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây với những kiến thức đã được học tại trường và những kinh nghiệm trong công tác em xin đề cập với đề tài : “Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây”.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu:
Chương I:
Thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
I. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
1. Dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
II. Thẩm định và ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư.
1. Thẩm định dự án đầu tư.
2. ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư.
III. Các bước tiến hành thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án.
2. Thẩm định nội dung thị trường của dự án.
- Thẩm định sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh.
3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án.
3.1. Thẩm định địa điểm xây dựng công trình.
3.2. Thẩm định về quy mô công suất.
3.3. Thẩm định về công nghệ sản xuất.
3.4. Thẩm định về phương án sản phẩm.
3.5. Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị.
3.6. Thẩm định về nguồn vật liệu sử dụng cho dự án.
3.7. Thẩm định về năng lượng nước sử dụng cho sản xuất của dự án.
3.8. Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án.
3.9. Thẩm định về vấn đề xử lý chất thải và gây ô nhiễm môi trường.
3.10. Thẩm định về lịch trình dự án.
4. Thẩm định nội dung về mô hình tổ chức quản trị và nhân lực cho dự án.
5. Thẩm định nội dung tài chính của dự án.
5.1. Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án.
5.2. Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ dự án.
5.3. Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án.
5.4. Tính chỉ tiêu NPV.
5.5. Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR).
5.6. Xác định điểm hoà vốn của dự án.
6. Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
7. Thẩm định lợi ích kinh tế xã hội.
Chương II
Công tác thẩm định tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
I. Giới thiệu khái quát về NHĐT&PT Hà Tây.
1. Quá trình hoạt động và phát triển.
2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHĐT&PT Hà Tây.
2.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn.
2.2. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn.
2.3. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn.
2.4. Nợ quá hạn.
II. ứng dụng quy trình thẩm định dự án đầu tư vào thẩm định dự án xin vay mua máy trộn bê tông áp phan của Công ty XD công trình giao thông 8.
1. Dự án xin vay mua máy của Công ty.
1.1. Giới thiệu về Công ty Công trình giao thông 8.
1.1.1. Năng lực pháp lý của Công ty.
1.1.2. Lịch sử phát triển.
1.2. Dự án vay vốn NHĐT&PT Hà Tây để đầu tư mua máy trộn bê tông.
1.2.1. Cơ sở pháp lý của dự án.
1.2.2. Nội dung căn bản của dự án xin vay vốn.
2. Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của NHĐT&PT Hà Tây.
2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý và sự cần thiết của việc phải đầu tư dự án.
2.2. Thẩm định nội dung thị trường của dự án.
2.2.1. Đối tượng và phương thức tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
2.3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án.
2.3.1. Quy mô dự án.
2.3.2. Đăng kiểm.
2.3.3. Nhiên liệu sử dụng.
2.3.4. Địa điểm và kế hoạch triển khai dự án.
2.4. Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý.
2.5. Thẩm định phương diện tài chính.
2.5.1. Dự toán vốn và nguồn đầu tư.
2.5.2. Hiệu quả kinh tế của dự án.
2.6. Phương án cho vay và thu nợ đối với dự án.
2.6.1. Phương án cho vay.
2.6.2. Phương án thu nợ.
2.7. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay.
III. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác thẩm định tại NHĐT&PT Hà Tây.
1. Những kết quả đạt được.
2. Những khó khăn trong công tác thẩm định.
2.1. Những khó khăn trong việc thu thập thông tin.
2.2. Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định.
2.3. Về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định.
3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại NHĐT&PT Hà Tây.
3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định.
3.2. Các giải pháp nhằm mở rộng cho vay.
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
4. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong công tác tín dụng đầu tư.
Chương III
Những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tại NHĐT&PT Hà Tây
I. Những khuyến nghị đối với Nhà nước.
1. Về quy hoạch tổng thể nền kinh tế.
2. Về vấn đề thực hiện chế độ kế toán thống kê.
3. Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn.
4. Bố trí sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước.
II. Những khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam.
1. Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các NHTM.
2. Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng.
3. Hướng dẫn thống nhất nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các NHTM và tổng kết kinh nghiệm.
III. Những khuyến nghị đối với NHĐT&PT Việt Nam.
1. Tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống bắt đầu từ công tác bồi dưỡng cán bộ.
2. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế.
3. Tổ chức trang bị một cách đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định.
IV. Khuyến nghị đối với NHĐT&PT Hà Tây.
1. NHĐT&PT Hà Tây cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án.
2. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng nhu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.
3. Hoàn thiện các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.
4. Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích dự án đầu tư của các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại.
Kết luận.
Lời nói đầu
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã và đang đi vào cuộc sống một cách khá sinh động trong phạm vi toàn xã hội. Đặc biệt là nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 4 và lần thứ 5 và nghị quyết hội nghị BCHTW VI (lần 1) là những nội dung vô cùng quan trọng để cụ thể hoá việc thực hiện nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng, đó là phải tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên thực tế, so với các nước trong khu vực và trên thế giới nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp, với công nghệ lạc hậu, vốn ít, trình độ quản lý còn hạn chế .... do đó năng suất lao động còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngoài ra nước ta còn chịu hậu quả của chiến tranh, sự tàn phá của thiên nhiên và sự khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp các thành phần kinh tế nói chung muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn. Vấn đề là với số vốn tự có của các doanh nghiệp thì không đủ để đổi mới công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ như hiện nay có vai trò quan trọng của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đổi mới thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho toàn xã hội.
Hiện nay nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng lại không có, hoặc không đủ tài sản thế chấp nên gặp khó khăn trong kinh doanh bị rủi ro các Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử lý. Về phía Ngân hàng phải thừa nhận rằng trong những năm vừa qua các Ngân hàng thương mại trong nưóc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho các dự án lớn và nhỏ. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ lên các Ngân hàng thương mại không giám mạnh dạn đầu tư. Mặt khác nếu Ngân hàng không đầu tư thì việc các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động là điều không tránh khỏi.
Từ năm 1995 đến nay hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển từ cấp phát vốn ngân sách sang hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó Ngân hàng được coi là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hạch toán kinh doanh, đảm bảo có lãi. Hơn nữa Ngân hàng đầu tư và Phát triển là Ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển chủ yếu là đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy vấn đề thẩm định cho vay đầu tư xây dựng hiện nay đang là vấn đề cấp thiết và được xem xét nhiều hơn nữa trên mọi phương diện. Chính vì vậy trong thời gian thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây với những kiến thức đã được học tại trường và những kinh nghiệm trong công tác em xin đề cập với đề tài : “Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây”.
Chương I:
thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
I. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
1. Dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Để tiến hành đầu tư, các chủ đầu tư cần phải tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến công cuộc đầu tư của họ. Quá trình phân tích, xử lý các thông tin và đưa ra các giải pháp cho ý tưởng đầu tư được gọi là quá trình lập Dự án đầu tư (DAĐT).
*/ Như vậy về bản chất, DAĐT là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc hiện đại hoá các tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định.
*/ Về hình thức thể hiện, DAĐT là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện toàn bộ nội dung các vấn đề có liên quan đến công trình đầu tư, nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư được đúng đắn và đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư .
Trong hoạt động đầu tư, DAĐT có vai trò rất quan trọng. Về mặt thời gian, nó tác động trong suốt quá trình đầu tư và khai thác công trình sau này. Về mặt phạm vi, nó tác động đến tất cả các mối quan hệ và các đối tác tham gia vào quá trình đầu tư. Như vậy, trong hoạt động đầu tư vai trò của DAĐT thể hiện một cách cụ thể như sau:
*/ Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư.
*/ Dự án là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư.
*/ Dự án là cơ sở quan trọng để thuyết phục các tổ chức tài chính, tín dụng xem xét tài trợ dự án.
*/ Dự án là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt cấp giấy phép đầu tư.
*/ Dự án là căn cứ quan trọng để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những tồn tại và những vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
*. Dự án là một trong những cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh đầu tư.
Tuỳ theo từng công trình đầu tư cụ thể (ngành nghề, lĩnh vực, quy mô ...) mà các dự án có thể có sự khác biệt nhất định về nội dung. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư và để các tổ chức tài chính dễ dàng xem xét tài trợ vốn thì một DAĐT cần phải được soạn thảo theo một tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo được sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế và mang tính thông lệ quốc tế...
2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư:
Một là : Các căn cứ lập dự án, sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án. Cần nêu căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn của toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện toàn bộ dự án.
Hai là : Luận chứng về thị trường của dự án. Cần đề cập tới các vấn đề:
*/ Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn đưa vào sản xuất, kinh doanh theo dự án.
*/ Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được lựa chọn.
*/ Dự báo nhu cầu hiện tại, tương lai của sản phẩm, dịch vụ đó.
*/ Xác định nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu đó.
*/ Xem xét, xây dựng màng lưới để tổ chức tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Ba là : Luận chứng về phương diện kỹ thuật - công nghệ của dự án theo các nội dung chủ yếu sau:
*/ Xác định địa điểm xây dựng dự án.
*/ Xác định quy mô, chương trình sản xuất.
*/ Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nguồn và phương thức cung cấp.
*/ Lựa chọn công nghệ và thiết bị.
Bốn là : Luận chứng về tổ chức quản trị dự án. Tuỳ theo từng dự án cụ thể để xác định mô hình tổ chức bộ máy cho thích hợp, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu nhân lực.
Năm là : Luận chứng về phương diện tài chính của dự án. Cần giải quyết các nội dung chủ yếu sau:
*/ Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn và nguồn tài trợ.
*/ Đánh giá khả năng sinh lời của dự án.
*/ Xác định thời gian hoàn vốn của dự án.
*/ Đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
Sáu là : Xem xét về các lợi ích kinh tế- xã hội của dự án. Cần đánh giá, so sánh giữa lợi ích do dự án tạo ra cho xã hội, cho nền kinh tế và các chi phí mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư dự án...chủ yếu xem xét trên các mặt sau:
*/ Khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách.
*/ Tạo công ăn việc làm.
*/ Nâng cao mức sống của nhân dân.
*/ Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ.
*/ Phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành, các dự án khác phát triển theo.
Bảy là : Kết luận và kiến nghị. Thông qua những nội dung nghiên cứu trên, cần kết luận tổng quát về khả năng thực hiện của dự án, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến dự án để cùng phối kết hợp trong quá trình triển khai xây dựng DAĐT.
II. Thẩm định và ý nghĩa của công tác thẩm định Dự án đầu tư
1. Thẩm định dự án đầu tư:
Các dự án đầu tư khi được soạn xong dù được nghiên cứu tính toán rất kỹ càng thì chỉ mới qua bước khởi đầu. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả tính khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được thực hiện hay không phải có một quá trình xem xét kiểm tra, đánh giá một cách độc lập và tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án.
Vậy thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng tới công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Xét trên phương diện vĩ mô, để đảm bảo được tính thống nhất trong hoạt động đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, góp phần tạo ra một năng lực tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời tránh được những thiệt hại và rủi ro không đáng có thì cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong lĩnh vực Đầu tư cơ bản. Thẩm định DAĐT chính là một công cụ hay nói cách khác đó là một phương thức hữu hiệu giúp Nhà nưóc có thể thực hiện được chức năng quản lý vĩ mô của mình. Công tác thẩm định sẽ được tiến hành thông qua một số cơ quan chức năng thay mặt Nhà nước để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường...Cũng như UBND các Tỉnh - Thành phố, các Bộ quản lý ngành khác...Qua việc phân tích các DAĐT một cách hết sức toàn diện, khoa học và sâu sắc các Cơ quan chức năng này sẽ có được những kết luận chính xác và rất cần thiết để tham mưu cho Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương đầu tư, định hướng đầu tư và ra quyết định đầu tư đối với dự án. Trong thực tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan thẩm định dự án, các DAĐT được chia ra làm một số loại cụ thể ...Trên cơ sở sự phân loại này, sẽ có sự phân cấp trách nhiệm trong khâu thẩm định và xét duyệt các DAĐT đảm bảo được tính chính xác và nhanh chóng trong phê duyệt dự án. Hiện nay, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư trên lãnh thổ Việt nam được thực hiện theo “ Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng “ ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 /7 /1999 của Chính phủ.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, các NHTM xuất phát từ đặc điểm là những trung gian tài chính hoạt động trong nền kinh tế, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế thị trường thì vấn đề hiệu quả và tính an toàn trong kinh doanh tiền tệ là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Hiệu quả và chất lượng của tín dụng trung dài hạn quyết định rất lớn đến lợi nhuận cũng như khả năng phát triển của NHTM, đặc biệt là trong điều kiện Việt nam hiện nay, khi mà các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa thật sự đa dạng.
Trước khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường, toàn bộ nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng cũng chịu sự chi phối của cơ chế đó. Ngân hàng hoạt động theo cơ chế một cấp. Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng, vừa đảm nhận chức năng kinh doanh. Trên thực tế, Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình hoàn toàn theo sự chỉ đạo bằng kế hoạch cuả Nhà nước. Vốn hoạt động của Ngân hàng phần lớn được lấy từ nguồn cấp phát chứ không phải từ nguồn vốn huy động trong xã hội. Việc cho vay của Ngân hàng thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước với các đối tượng cho vay theo chỉ đạo. Chính vì vậy, việc cấp tín dụng chỉ dựa trên kế hoạch và sự chỉ đạo của cấp trên màkhông cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng thu hồi vốn và lãi, các khoản cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng không hề ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại cùng hoạt động của Ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng được phân chia thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các NH Thương mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. NH Thương mại hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, “lời ăn lỗ chịu”. Nguồn vốn trong kinh doanh của NH Thương mại giờ đây không còn do Nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhà rỗi tạm thời trong xã hội, tiến hành các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên quy tắc phù hợp với các chế độ, chính sách kinh tế-xã hội hiện hành của Nhà nước. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho NH Thương mại (trên 70%), được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng các nguồn vốn mà Ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay và nhu cầu về vốn tín dụng trong xã hội. Các khoản tín dụng NH Thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế: thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Lãi thu được không chỉ đủ bù đắp phần lãi mà Ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác trong việc thực hiện khoản cho vay, mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạt động tín dụng.
Cũng như các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường, hoạt động của NH Thương mai phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Và cạnh tranh là quá trình diễn ra liên tục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng, ngược lại điều đó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro, thất bại. NH Thương mại trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với áp lực của cạnh tranh và hoạt động của nó luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của NH Thương mại như rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về chuyển hoán vốn, rủi ro về lãi suất, rủi ro về hối đoái.. Trong đó rủi ro kinh doanh tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra có thể rác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NH Thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng NH Thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng vào thời điểm đáo hạn. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với việc không thu được nợ đến khi đến hạn từ các khách hàng của NH Thương mại. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cho Ngân hàng sẽ thuộc về một trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ cho Ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm đáo hạn, như vậy Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng vốn, hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho Ngân hàng được, trường hợp này Ngân hàng gặp rủi ro mất vốn.
Như vậy, rõ ràng là trong nền kinh tế thị trường, đối với thẩm định ngân hàng việc phân tích thông tin để tìm ra những nhân tố rủi ro là cực kỳ quan trọng trong nâng cao chất lượng tài trợ