Đề tài Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp

Từ nay đến 2010 thì sản lượng điện tăng rất lớn, song song đó là nhu cầu về việc xây dựng mạng lưới truyền tải điện và phân phối điện năng từ lưới cao thế tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhu cầu cáp điện cho các lĩnh vực sản xuất ôtô, mô tơ, máy biến áp, liên lạc viễn thông, truyền dữ liệu cũng sẽ tăng cao. Hiện tại, khả năng cung cấp của các DN trong nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu nội địa, trong khi đó, nhu cầu NK của các nước đối với sản phẩm dây và cáp điện liên tục tăng. Qua đó, có thể nhận thấy nhu cầu sử dụng dây đồng để sản xuất dây và cáp trong thời gian tới sẽ tăng nhanh.

doc37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG 3 III. NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 4 PHẦN 2: HỒ SƠ KHÁCH HÀNG 5 1. Báo cáo tài chính 5 2. Hồ sơ về dự án 5 3. Hồ sơ tài sản bảo đảm 5 PHẦN 3: THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN 7 I. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 7 II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP 7 1. Quan hệ tín dụng của doanh nghiệp 7 2. Xếp loại khách hàng vay vốn 7 1. Ngành nghề kinh doanh 7 2. Đội ngũ lãnh đạo 8 4. Phương hướng hoạt động và chiến lược kinh doanh 5. Kết luận 8 PHẦN 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 9 I. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 9 II. THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 9 1. Sản phẩm của dự án 9 2. Tổng quan thị trường ngành sản xuất dây và cáp 9 3. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 13 4. Phương thức tiêu thụ 13 5. Phương thức thanh toán 14 6. Đầu vào của dự án 14 7. Khả năng cạnh tranh 16 III. KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 18 1. Địa điểm xây dựng 18 2. Công nghệ, thiết bị 20 3. Quy trình công nghệ 20 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 21 1. Tiến độ thực hiện dự án 21 2. Cách thức quản lý và khai thác dự án 21 3. Kết luận về tổ chức quản lý dự án 22 V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN NGUỒN VỐN 22 1. Tổng vốn đầu tư 22 2. Khả năng tham gia vốn của doanh nghiệp 23 3. Tiến độ nguồn vốn 23 V. PHÂN TÍCH RỦI RO 24 1. Phân tích theo mô hình SWOT 24 2. Rủi ro của dự án 25 VI. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 27 1. Thông số dự án 27 2. Kết quả tính toán 33 PHẦN 5: ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG 34 I. MỨC ĐỘ CUNG CẤP TÍN DỤNG – DỊCH VỤ 34 1. Nhu cầu đầu tư dự án 34 2. Nhu cầu vốn lưu động 34 II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG 35 1. Điều kiện giải ngân 35 2. Phương pháp quản lý tín dụng 36 3. Tài sản bảo đảm 37 CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT Công ty Công ty x DA ĐT Dự án đầu tư DN Doanh nghiệp KCN Khu công nghiệp NK Nhập khẩu USD Ký hiệu đơn vị tiền tệ Mỹ (Dollar Mỹ) VND Ký hiệu đơn vị tiền tệ Việt Nam (Việt Nam đồng) XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu CĂN CỨ TRÌNH (1) Hồ sơ nhận được từ phòng Tín dụng TT  Hồ sơ  Ghi chú   1  Giấy đề nghị vay vốn    2  Hồ sơ pháp lý    3  Hồ sơ tài sản bảo đảm    4  Hồ sơ DA ĐT    (2) Các buổi làm việc với khách hàng TT  Ngày làm việc  Đối tượng tiếp xúc  Ghi chú   1  10/02/2006     2  28/02/2006     3  08/03/2006     (3) Các buổi làm việc với bên thứ ba PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chủ đầu tư  Công ty Cổ phần x   Đại diện doanh nghiệp  Ông   Dự án đầu tư  Xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp   Sản phẩm của dự án  Các loại dây cáp và nguyên vật liệu để sản xuất dây cáp: - Dây đồng nguyên liệu có kích cỡ Φ8mm và Φ2,6mm   Công suất thiết kế  10.000 tấn/năm   Địa điểm xây dựng    Diện tích sử dụng  Diện tích đất: 10.000 m2.   Công nghệ lựa chọn  - Nhà cung cấp: OUTOKUMPU (Phần Lan); SAMP S.P.A (Italy) - Hình thức lựa chọn nhà cung cấp: ủy thác nhập khẩu   Tổ chức quản lý  Ban Giám đốc: 3 người Nhân viên văn phòng: 7 người Kỹ sư: 10 người Công nhân: 25 người (từ năm thứ 2: 30 người)   Số lượng lao động  45 người (từ năm thứ 2: 50 người)   Thị trường mục tiêu  Việt Nam   Giá bán sản phẩm  Giá đồng MLE + US$500 /tấn sản phẩm   Tổng vốn đầu tư  Tổng vốn đầu tư tài sản cố định: 50.000 triệu VND   Vốn chủ sở hữu  - Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án: 39.000 triệu VND   II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG Tên khách hàng  Công ty Cổ phần x   Tên giao dịch tiếng Anh    Tên viết tăt    Địa chỉ    Mã CIC    Điện thoại    Fax    Email    Năm thành lập    Tổng Giám đốc    Số nhân viên    Loại hình doanh nghiệp  Cổ phần   Ngành nghề kinh doanh  Sản xuất, kinh doanh mua bán, XNK các loại dây cáp và nguyên vật liệu để sản xuất dây cáp   Vốn điều lệ dự kiến    Doanh thu hàng năm ($)    Tỉ trọng xuất khẩu (%)    Thị trường xuất khẩu    III. NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG Số tiền đề nghị vay tối đa  100 tỷ VND (một trăm tỷ đồng chẵn) trong đó: + 40 tỷ VND vay vốn cố định + 60 tỷ VND vay vốn lưu động   Thời gian vay  48 tháng   Lãi suất vay    Mục đích  Đầu tư xây dựng nhà máy dây và cáp   Hình thức trả vốn gốc, lãi    Tài sản đảm bảo  - Quyền sử dụng đất; - Toàn bộ tài sản trên đất; - Máy móc thiết bị; - Hàng tồn kho; - Các khoản phải thu; - Phương tiện vận tải.   PHẦN 2: HỒ SƠ KHÁCH HÀNG I. DANH MỤC HỒ SƠ PHÁP LÝ - Biên bản họp đại hội đồng cổ đông ngày 30/06/2005 về việc thành lập công ty x - Điều lệ Công ty Cổ phần x lập ngày 30/06/2005. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 12345 - Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Cục thuế cấp ngày 18/08/2007 - Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần x ngày 02/12/2007 v/v đồng ý tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ đồng lên 55 tỷ đồng Việt Nam. - Biên bản Họp Hội đồng quản trị về việc vay vốn tại Ngân hàng A Nhận xét: Hồ sơ pháp lý của DN tương đối đầy đủ và hợp lệ, sau khi bổ sung những hồ sơ sau, DN có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn tại NH A: - Biên bản bổ nhiệm Kế toán trưởng. II. DANH MỤC HỒ SƠ DỰ ÁN 1. Báo cáo tài chính - Do DN mới thành lập nên các báo cáo tài chính chưa được xây dựng. 2. Hồ sơ về dự án - Quyết định của Hội đồng quản trị ngày 01/09/2005 v/v đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất dây và cáp. - Quyết định của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần x v/v đầu tư vào KCN P ký tháng 10/2005. - Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp tại KCN P của Công ty Cổ phần x lập tháng 10/2005. - Văn bản chấp thuận của Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương ngày 15/11/2005 về DA ĐT xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp của Công ty Cổ phẩn x 3. Hồ sơ tài sản bảo đảm 3.1. Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu Công nghiệp Phúc Điền 3.2. Lò nấu đồng của hãng OUTOKUMPU CASTFORM (Finland) - Nghị quyết và Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần x ngày 24/10/2005 v/v phê duyệt Hợp đồng mua thiết bị số C5036/05. - Hợp đồng uỷ thác NK ký ngày 31/10/2005 giữa Công ty Cổ phần Trường Phú (bên ủy thác) và Công ty Cổ phần giày Thái Bình (Bên nhận ủy thác) v/v ủy thác NK thiết bị nấu và sản xuất dây đồng. - Hồ sơ kỹ thuật lò nấu đồng của hãng OUTOKUMPU (Technical Specifications of UPCAST® US20X-10). - Sales Contract between OUTOKUMPU CASTFORM OY and Thai Binh Shoes JSC (11/2005). 3.3. Thiết bị kéo dây đồng của hãng SAMP S.p.A (Italy) - Nghị quyết và Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần x ngày 22/12/2005 v/v phê duyệt hợp đồng mua thiết bị số 05-602-1c. - Hợp đồng uỷ thác NK ký ngày 12/12/2005 giữa Công ty Cổ phần x (bên ủy thác) và Công ty Cổ phần giày Thái Bình (Bên nhận ủy thác) v/v ủy thác NK thiết bị sản xuất dây đồng. Nhận xét: Công ty cần bố sung những giấy tờ sau: - Bố trí mặt bằng sản xuất, tổ chức sản xuất, dự toán chi tiết tình hình tài chính của dự án… - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại KCN Phúc Điền, tỉnh Hải Dương. III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỒ SƠ KHÁCH HÀNG - Về hồ sơ pháp lý, DN cần bổ sung Biên bản bổ nhiệm Kế toán trưởng. - Về báo cáo tài chính, do DN mới thành lập nên chưa có báo cáo tài chính năm 2005. - Về hồ sơ dự án, DN cần bổ sung Bố trí mặt bằng sản xuất, tổ chức sản xuất - Về hồ sơ về tài sản bảo đảm, DN cần bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại KCN Phúc Điền, tỉnh Hải Dương. DN đủ điều kiện tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. PHẦN 3: THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN I. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Do DN mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, nên tại Báo cáo thẩm định này sẽ không tíên hành phân tích tình hình tài chính cũng như sản xuất kinh doanh của khách hàng. II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP 1. Quan hệ tín dụng của doanh nghiệp Hiện nay, DN đề nghị những Ngân hàng sau cung cấp tín dụng: - Ngân hàng A - Ngân hàng C 2. Xếp loại khách hàng vay vốn Theo quy định của A Công ty chưa đủ điều kiện chấm điểm. III. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC QUẢN LÝ 1. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần x được Sở kế hoạch và Đầu tư, tỉnh F cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 013456 ngày 09/08/2005. * Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh mua bán, XNK các loại dây cáp và nguyên vật liệu để sản xuất dây cáp. * Vốn điều lệ (dự kiến): 55.000.000.000 VND * Danh sách thành viên góp vốn (tính đến 30/08/2005): TT  Tên thành viên  Giá trị vốn góp (triệu VND)  Tỷ lệ / VĐL  Năm sinh  Nơi thường trú  Chức vụ trong công ty   1   7.000  20,0 %  1953  HCM  Chủ tịch HĐQT   2   7.000  20,0 %  1957  HCM    3   5.250  15,0 %  1964  Hà Nội  Tổng Giám đốc   4   1.750  5,0 %  1965  HCM    5   3.500  10,0 %  1966  Hà Nội    6   1.750  5,0 %  1971  HCM    7   3.500  10,0 %  1982  HCM    8   875  2,5 %  1954  Hà Nội    9   875  2,5 %  1955  Hà Nội       Tổng cộng  31.500  90,0 %          Kết luận: Công ty Cổ phần x được thành lập vào tháng 08/2005. Đến nay đang triển khai xây dựng nhà máy dây và cáp tại KHC 2. Đội ngũ lãnh đạo (Danh sách và tiểu sử đội ngũ lãnh đạo) 5. Kết luận - Công ty mới thành lập, chưa tạo dựng được thị trường riêng. - Trong danh sách cổ đông sáng lập có một số cá nhân đã và đang có kinh nghiệm trong ngành, có uy tín trên thương trường sẽ tạo một động lực tốt giúp công ty phát triển. - Hướng đi của Công ty là dài hạn, nó đòi hỏi sự gắn bó mật thiết của đội ngũ lãnh đạo cũng như sự tạo dựng thị trường riêng của DN. PHẦN 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN Từ nay đến 2010 thì sản lượng điện tăng rất lớn, song song đó là nhu cầu về việc xây dựng mạng lưới truyền tải điện và phân phối điện năng từ lưới cao thế tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhu cầu cáp điện cho các lĩnh vực sản xuất ôtô, mô tơ, máy biến áp, liên lạc viễn thông, truyền dữ liệu cũng sẽ tăng cao. Hiện tại, khả năng cung cấp của các DN trong nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu nội địa, trong khi đó, nhu cầu NK của các nước đối với sản phẩm dây và cáp điện liên tục tăng. Qua đó, có thể nhận thấy nhu cầu sử dụng dây đồng để sản xuất dây và cáp trong thời gian tới sẽ tăng nhanh. II. THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 1. Sản phẩm của dự án Sản phẩm của dự án là dây đồng đường kính 8,0mm và 2,6mm với độ tinh khiết cao, là nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất dây và cáp điện, cáp thông tin. 2. Tổng quan thị trường ngành sản xuất dây và cáp 2.1. Thị trường dây và cáp điện Dây và cáp điện là đầu vào của nhiều lĩnh vực như điện lực, liên lạc viễn thông, truyền dữ liệu, ôtô, mô tơ, máy biến áp… 2.1.1. Tình hình phát triển ngành điện Với xu hướng phát triển chung của xã hội, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam từ 2002 đến 2010 được dự báo tăng 15-16% hàng năm. Tốc độ phát triển sản xuất của ngành điện cũng phải tăng trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và phát triển kinh tế. Số liệu về tăng trưởng sản lượng sản xuất điện hàng năm như sau: NĂM  SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT (tỷ Kwh)  TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN (%/năm)   2005  53,0  11-12   2010  88,0 - 93,0  09-10   2020  201,0 - 250,0  -   Nguồn: Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam 2005-2020. Đi đôi với sự phát triển của sản lượng điện năng sản xuất là xây dựng mạng lưới phân phối truyền tải điện từ mạng lưới cao thế đến hạ thế và tiêu dùng, nhu cầu này được dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới. 2.1.2. Tình hình thị trường dây và cáp điện Dây và cáp điện là đầu vào của nhiều lĩnh vực như điện lực, liên lạc viễn thông, truyền dữ liệu, ôtô, mô tơ, máy biến áp… Không chỉ vậy, dây và cáp điện còn được sử dụng vào các lĩnh vực như: sản xuất ôtô và động cơ, sản xuất môtơ và máy biến áp, liên lạc viễn thông và truyền dữ liệu v.v... Những năm gần đây, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam đứng trước một cơ hội thị trường hết sức thuận lợi, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DN sản xuất dây và cáp điện có đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn của IEC (Uỷ ban Điện Quốc tế) đều ở mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. XK cáp điện của Việt Nam liên tục tăng, nhờ sự khởi sắc của các thị trường chính là Nhật Bản chiếm 90% lượng hàng XK, kế đến là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma. Năm 2001 ngành sản xuất dây cáp điện XK đạt giá trị khoảng 154 triệu USD, năm 2002 đạt 186 triệu USD tăng 20,8%, năm 2003 đạt 290 triệu USD tăng 56%, sang năm 2004 đạt 500 triệu USD tăng 172%... Thị trường nội địa cũng phát triển đầy triển vọng, khả năng cung cấp của các DN sản xuất chỉ đạt 70% nhu cầu, khoản thiếu hụt còn lại được NK từ bên ngoài, chủ yếu là các sản phẩm dây và cáp điện có chất lượng cao. Tuy nhiên, theo Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam (VEA), thời gian qua, do sự biến động tăng giá của nguyên liệu đầu vào như đồng, nhôm, nhựa... trên thế giới, thị trường dây và cáp điện Việt Nam đã xuất hiện hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng dây và cáp điện phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và XK. Có thể khẳng định, ngành sản xuất dây và cáp điện tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Theo Báo cáo về tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020 của Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ: lưới điện quốc gia đã phát triển đến các tỉnh lỵ, 95% huyện lỵ, 76% số xã và 65% hộ nông thôn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ dây và cáp điện trong cả nước giai đoạn 2005 - 2010: Năm  Nhu cầu (tấn)  Tốc độ tăng %   2005  220.000  138   2007  310.000  194   2010  400.000  250   (Theo số liệu của Hiệp hội dây và cáp điện) 2.2. Thị trường dây và cáp thông tin 2.2.1. Tình hình hạ tầng viễn thông Về mạng truyền dẫn, các hệ thống truyền dẫn quốc tế bao gồm ba trung tâm viễn thông quốc tế được kết nối tới nhiều nước khác nhau thông qua cáp quang và vệ tinh. Đối với truyền dẫn liên tỉnh có mạng truyền dẫn tuyến trục Bắc – Nam bằng cáp quang 20 Gbps trên quốc lộ 1A và trên đường dây 500 KV đảm bảo độ an toàn cao và băng thông rộng… Truyền dẫn liên tỉnh hầu hết cũng được cáp quang hoá. Tuy nhiên hiện nay mạng truyền dẫn nội tỉnh chưa được cáp quang hoá nhiều. Về Internet, đến tháng 10/2005, đã có gần 9 triệu người sử dụng đạt tỷ lệ xấp xỉ 11%. Theo VNNIC, thuê bao dial-up hiện đang có xu hướng giảm. Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng đã được cung cấp từ năm 1997 với nhiều loại hình như ISDN, leased line, VSAT đã được khách hàng sử dụng nhiều do giá cước giảm. Về thị trường viễn thông, hiện Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông và CNTT, trong đó có 5 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là VNPT, Viettel, EVNT, Hanoi Telecom, STC. Tính đến nay, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đạt khoảng 15,02 triệu máy điện thoại (mật độ gần 18 máy/100 dân), trong đó thuê bao di động chiếm gần 56,3. Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng trung bình của ngành là từ 25% đến 30%/ năm. Nếu mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì, ngành Viễn thông sẽ đạt mục tiêu phát triển là mật độ điện thoại trung bình đạt tới 30% trong năm 2006. Theo Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010, định hướng phát triển ngành của Bộ Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 như sau: Chỉ tiêu  Năm 2010   Mật độ điện thoại (máy/100 dân)  32-42   Mật độ điện thoại cố định (máy/100 dân)  14-16   Mật độ thuê bao Internet (thuê bao/100 dân)  8-12   Tỷ lệ người sử dụng Internet (% dân số)  25-30   2.2.2. Tình hình thị trường cáp thông tin Trong năm 2001, thị trường cáp đồng có độ lớn khoảng từ 600 tỷ đồng - đến 650 tỷ đồng; tương đương với sản lượng tiêu thụ từ 2.200.000 km đôi dây đến 2.500.000 km đôi dây. Từ đó đến nay, nhu cầu về các loại cáp thông tin tăng khoảng 10-15%/năm. Nguyên nhân là do mức tăng trưởng cao đối với lắp đặt điện thoại cố định. Ngoài ra, lượng cáp dùng cho lắp đặt máy điện thoại hiện nay đòi hỏi trung bình gắn mới 1 máy điện thoại cố định cần khoảng 4 km dây so với trước đây chỉ cần 2,5km dây/máy. Trước năm 2000, phần lớn mặt hàng dây và cáp thông tin cung cấp cho thị trường là từ nguồn NK. Sau đó, nhờ chính sách khuyến khích sản xuất trong nước (ví dụ tăng thuế NK cáp để bảo hộ sản xuất trong nước), một số các công ty sản xuất lớn trong nước tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ tăng năng lực sản xuất lên một cách đáng kể. Ngoài ra, một loạt các liên doanh giữa các nhà sản xuất lớn nước ngoài với VNPT được phép đầu tư sản xuất cáp đồng và cáp quang. Cho đến 2003, 70% nhu cầu thị trường tiêu thụ cáp thông tin trong nước là từ sản xuất nội địa. 30% còn lại là từ NK thông qua các công ty vật tư trong ngành Viễn thông. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước đã gây không ít khó khăn cho các công ty NK và kinh doanh đơn thuần. Trong nhiều trường hợp đấu thầu dự án lớn, các công ty kinh doanh đơn thuần nhiều khi phải mua cáp từ chính những nhà sản xuất và kinh doanh trong nước mà họ đang cạnh tranh trong cùng gói thầu. Tuy nhiên, cơ hội thị trường của các công ty NK kinh doanh đơn thuần vẫn không nhỏ. Trong các năm qua, nhu cầu đối với cáp thông tin rất lớn, trong khi năng lực sản xuất trong nước mặc dù đã có nhiều đầu tư tăng năng lực sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Hơn nữa, trong tiến trình Việt nam gia nhập AFTA, thuế suất NK cáp sẽ giảm từ 15% xuống còn 5%. Phương hướng phát triển thông tin liên lạc của Việt Nam là đẩy nhanh tốc độ phát triển bưu chính viễn thông trên cơ sở công nghệ hiện đại: số hóa, cáp quang hóa, tự động hóa, tin học hóa, bằng kỹ số quang học với những công nghệ tiên tiến để có những dung lượng lớn, tốc độ cao. Xuất phát từ định hướng của Bộ Bưu chính – Viễn thông, nhu cầu sử dụng cáp thông tin hàng năm hiện nay khá lớn. Bên cạnh đó, tại một số khu vực, mạng cáp đang xuống cấp nghiêm trọng, chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đặt cáp mới. Theo quy hoạch phát triển mạng viễn thông Việt Nam đến 2010 nhu cầu cáp đồng thông tin bình quân là khoảng 6 – 7 triệu km đôi dây/năm. Hiện nay các DN chính sản xuất các loại dây và cáp thông tin bao gồm Doanh nghiệp  Sản lượng (km đôi dây/năm)   SACOM  1.800.000   Công ty Liên doanh Vinadaesung  1.000.000   Nhà máy vật liệu bưu điện (thuộc VNPT)  800.000   Các đơn vị khác  1.200.000   Tổng cộng  4.800.000   Như vậy, lượng dây và cáp thông tin sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, phần còn lại vẫn phải NK (chủ yếu qua 2 DN thương mại là POSTMASCO và COKYVINA). Bên cạnh đó, theo định hướng của Chính phủ thì hàng năm các đơn vị sản xuất còn phải dành 10% sản lượng để XK. Sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp cáp đồng viễn thông là không thật sự cao. Các đơn vị Sản xuất lớn như (Sacom, Vinadaesung, Nhà máy VLBĐ) hay các đơn vị NK lớn đều thuộc VNPT hay liên doanh với VNPT. Các nhà máy khác như Z43, M3 (Bộ quốc Phòng) hay các mạng điện thoại… chủ yếu sản xuất và NK phục vụ nhu cầu trong ngành của mình là chính. Đối với lượng cáp đồng NK, giá cả thường cao hơn khoảng 10% so với giá cáp đồng sản xuất trong nước và hầu hết lượng cáp này được nhập từ Hàn Quốc hay Đài Loan (chất lượng tương đương với sản phẩm trong nước)… Mặc dù giá cao hơn, tuy nhiên, do một số loại cáp trong nước chưa sản xuất được thì các DN vẫn phải NK. Ngoài ra có một số cáp đồng, giá rẻ hơn khoảng 10%-20% so với cáp trong nước, chất lượng kém hơn, chỉ dùng ở một số c