Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá
phức tạp, tuy đã có khởi sắc nhưng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn gặp
nhiều khó khăn, tái cơ cấu kinh tế có những kết quả bước đầu song chưa thật sự
cao; nợ xấu giảm tuy nhiên việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn thấp. Năm
2013, đặc biệt là ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng
không tăng (Trong thời điểm hiện nay, khi các dịch vụ khác của ngân hàng chưa
phát triển thì lãi cho vay là lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Theo số liệu các ngân
hàng niêm yết thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận chiếm trên
60% tổng lợi nhuận của ngân hàng). Thu NSNN năm 2013 dù vượt quá 5% nhưng
tình hình cân đối NSNN còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ
thu trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng
kinh tế, đồng thời với việc thực hiện thu NSNN còn phải thực hiện nuôi dưỡng
nguồn thu. TP.HCM là một trong những địa phương thu ngân sách cao trong cả
nước, nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng khó khăn chung. Do vậy, nhiệm vụ đặt
ra cho ngành thuế là rất nặng nề. Để đảm bảo nguồn thu NSNN, Cục ThuếTP.HCM
thực hiện quyết liệt các biện pháp chống gian lận thương mại, chống thất thu, nợ
đọng thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế, đặc biệt là đảm bảo số thu thuế
TNDN. Tuy nhiên, số thu thuế nói chung và số thu thuế TNDN nói riêng biến động
rất phức tạp và khó đoán trước được, làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi ngân
sách.
62 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo số thu thuế TNDN bằng mô hình Arima tại cục thuế TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
--------
Sau gần 4 năm học tập và 3 tháng thực tập tại Cục ThuếTP.HCM, em
đã có điều kiện tiếp cận với thực tế, kết hợp với những kiến thức đã học ở
trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM đã giúp cho em củng cố thêm kiến thức
của mình.
Trong thời gian thực tập tại Cục ThuếTP.HCM, em đã được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Cục, của các cô chú, anh chị trong Phòng Kiểm
tra 2, nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết và giải đáp những
thắc mắc của em trong thời gian thực tập tại Cục ThuếTP.HCM.
Với lòng biết ơn ấy, em xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, đặc biệt là
các thầy cô khoa Tài Chính Công đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu và sâu sắc về nghiệm vụ ngành.
Chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Bạch Vân đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, cô chú và anh chị là hành
trang quý báu cho em sau này.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú cùng các anh chị nhiều sức
khỏe và thành công trong cuộc sống.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyến Thị Trúc My
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ THUẾ TNDN ...................... 1
1.1. Lý thuyết thuế tối ưu ............................................................................... 1
1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thuế ................................................. 1
1.2.1. Khái niệm chung về thuế ........................................................................ 2
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thuế ............................................................ 2
1.3. Giới thiệu về thuế TNDN ....................................................................... 3
1.4. Vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế thị trường ............................. 4
1.5. Một số nghiên cứu và thực trạng về dự báo số thu thuế TNDN ở Việt
Nam ................................................................................................................ 5
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU THUẾ TNDN TẠI CỤC
THUẾTP.HCM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 ............................................................ 14
2.1. Giới thiệu về Cục ThuếTP.HCM .......................................................... 14
2.1.1. Giới thiệu chung về Cục thuế ............................................................... 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 16
2.1.3. Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Phòng Của Cục ThuếTPHCM. ................ 16
2.2. Tình hình về số thu thuế TNDN từ giai đoạn 2006 – 2013 .................. 18
2.3. Sự biến chuyển của thuế suất thuế TNDN từ năm 2006 đến nay ......... 22
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 27
3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu: ........................................................... 27
3.1.1. Dữ liệu chuỗi thời gian ......................................................................... 27
3.1.1.1. Khái niệm chuỗi thời gian thực ............................................................ 27
3.1.1.2. Các thành phần của dữ liệu chuỗi thời gian thực ................................. 27
3.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian ............................................. 29
3.1.3. Tổng quan về mô hình dự báo kinh tế theo chuỗi thời gian ................. 30
3.1.3.1. Giới thiệu về dự báo ............................................................................. 30
3.1.3.2. Phương pháp định tính .......................................................................... 30
3.1.3.3. Phương pháp dự báo định lượng ........................................................... 30
3.1.3.3.1. Mô hình kinh tế lượng (econometric model) ........................................ 30
3.1.3.3.2. Mô hình cân đối liên ngành (gọi tắc là I/O, Input-output) ................... 31
3.1.3.3.3. Mô hình cân bằng tổng thể (CGE-Computable General Equilibrium) . 32
3.1.3.4. Giới thiệu mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (ARIMA) ...... 33
3.1.4. Cơ sở lý thuyết Mô hình ARIMA ......................................................... 34
3.1.4.1. Hàm tự tương quan ACF (Autocorrelation Function) .......................... 34
3.1.4.2. Hàm tự tương quan riêng phần PACF (Partial Autocorrelation
Function) .............................................................................................................. 37
3.1.4.2.1. Mô hình AR(p)...................................................................................... 40
3.1.4.2.2. Mô hình MA(q) ..................................................................................... 40
3.1.4.2.3. Mô hình ARMA(p,q) ............................................................................ 41
3.1.4.2.4. Mô hình ARIMA(p,d,q): ....................................................................... 41
3.1.4.2.5. Trình tự cơ bản của phương pháp Box-Jenkins .................................... 42
3.1.4.3. Ứng dụng mô hình ARIMA .................................................................. 43
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 45
4.1. Số liệu và nguồn gốc số liệu ................................................................. 45
4.2. Ứng dụng mô hình vào dự báo ............................................................. 45
4.3. Xây dựng mô hình ARIMA cho chuỗi biến động số thu thuế TNDN.. 48
4.4. Thực hiện dự báo .................................................................................. 50
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT Giá trị gia tăng
NSNN Ngân sách Nhà nước
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
KBNN Kho bạc Nhà nước
ARIMA Autoregressive Integrated Moving Average
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
SXKD Sản xuất kinh doanh
DN Doanh nghiệp
NNT Người nộp thuế
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SỐ LIỆU
Hình 2. 1 Số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài giai
đoạn 2006 - 2013 ...................................................................................................... 19
Hình 2. 2 Tỷ trọng thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong
nguồn thu NSNN giai đoạn 2011- 2013 .................................................................. 21
Hình 3. 1 Xu hướng tăng theo thời gian ................................................................. 27
Hình 3. 2 Thành phần mùa ..................................................................................... 28
Hình 3. 3 Thành phần chu kỳ ................................................................................. 28
Hình 3. 4 Hàm tự tương quan ACF cho chuỗi ví dụ ............................................. 36
Hình 3. 5 Hàm tự tương quan riêng phần PACF cho chuỗi ví dụ ........................ 38
Hình 3. 6 a) Dao động hàn số mũ tắt dần ............................................................... 39
Hình 3. 7 b) Dao động tắt dần theo luật số mũ ....................................................... 39
Hình 3. 8 c) Dao động tắt dần theo hình sin........................................................... 39
Hình 3. 9 Sơ đồ mô phỏng mô hình Box-Jenkins: ................................................. 42
Hình 4. 1 Đồ thị LNTNDN ...................................................................................... 46
Hình 4. 2 Đồ thị TNDN ............................................................................................ 46
Hình 4. 3 Kiểm định tính dừng................................................................................ 47
Hình 4. 4 Đồ thị tự tương và tương quan riêng phần của chuỗi LNTNDN ......... 48
Hình 4. 5 Kiểm định mô hình LNTNDN ................................................................ 50
Hình 4. 6 Đồ thị số thu thực và số thu dự báo ........................................................ 52
Bảng 4. 1 Số liệu sô thu thuế TNDN từ quý 1-2006 đến quý 4-2013 (đơn vị: triệu
đồng) ......................................................................................................................... 45
Bảng 4. 2 Kết quả kiểm định ADF đối với chuỗi gốc và chuỗi laga nepe ............. 47
Bảng 4. 3 Kết quả ước lượng mô hình .................................................................... 49
i
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá
phức tạp, tuy đã có khởi sắc nhưng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn gặp
nhiều khó khăn, tái cơ cấu kinh tế có những kết quả bước đầu song chưa thật sự
cao; nợ xấu giảm tuy nhiên việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn thấp. Năm
2013, đặc biệt là ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng
không tăng (Trong thời điểm hiện nay, khi các dịch vụ khác của ngân hàng chưa
phát triển thì lãi cho vay là lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Theo số liệu các ngân
hàng niêm yết thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận chiếm trên
60% tổng lợi nhuận của ngân hàng). Thu NSNN năm 2013 dù vượt quá 5% nhưng
tình hình cân đối NSNN còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ
thu trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng
kinh tế, đồng thời với việc thực hiện thu NSNN còn phải thực hiện nuôi dưỡng
nguồn thu. TP.HCM là một trong những địa phương thu ngân sách cao trong cả
nước, nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng khó khăn chung. Do vậy, nhiệm vụ đặt
ra cho ngành thuế là rất nặng nề. Để đảm bảo nguồn thu NSNN, Cục ThuếTP.HCM
thực hiện quyết liệt các biện pháp chống gian lận thương mại, chống thất thu, nợ
đọng thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế, đặc biệt là đảm bảo số thu thuế
TNDN. Tuy nhiên, số thu thuế nói chung và số thu thuế TNDN nói riêng biến động
rất phức tạp và khó đoán trước được, làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi ngân
sách.
Với những lí do trên, em lựa chọn đề tài “DỰ BÁO SỐ THU THUẾ TNDN
BẰNG MÔ HÌNH ARIMA TẠI CỤC THUẾTP.HCM” nhằm ước lượng, dự báo
số thu thuế TNDN trong 3 quí đầu năm 2014 để có những biện pháp kiểm tra, thanh
tra kịp thời, khai thác nguồn thu hợp lí và thực hiện công tác thu nợ thuế nhằm đảm
bảo được dự toán thu ngân sách.
Mục tiêu thực hiện đề tài
Mục tiêu của đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Với các dữ liệu thu thập được về số thu thuế TNDN có yếu tố nước ngoài do
Phòng Kiểm tra số 2, Cục ThuếTP.HCM quản lí, phân tích sự biến động của
số thu thuế TNDN giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013;
(2) Dự báo số thu thuế TNDN trong 3 quý đầu năm 2014, để đảm bảo nguồn thu
ngân sách, kế hoạch kiểm tra thuế, chống thất thu thuế, đảm bảo đủ số thu
thuế phải được hoàn thiện như thế nào?
Quy trình thực hiện đề tài
ii
Đề tài được thực hiện theo qui trình sau:
Đầu tiên, khái quát về lý thuyết thuế tối ưu, thuế nói chung và thuế TNDN
nói riêng, vai trò của thuế TNDN trong nguồn thu NSNN; các nghiên cứu
trước đó về dự báo số thu thuế TNDN.
Tiếp đến, tìm hiểu cơ sở lý thuyết mô hình dự báo kinh tế Arima, một mô
hình khá phổ biến trong lĩnh vực dự báo với số liệu chuỗi thời gian. Mô hình
Arima phân tích tính tương quan giữa các dữ liệu quan sát để đưa ra mô hình
dự báo thông qua các giai đoạn nhận dạng mô hình, ước lượng các tham số
từ dữ liệu quan sát và kiểm tra các tham số ước lượng để tìm ra mô hình
thích hợp. Mô hình kết quả của quá trình trên gồm các tham số thể hiện mức
độ tương quan trên dữ liệu, và được chọn để dự báo giá trị tương lai.
Cuối cùng, phân tích và dự báo số thu thuế TNDN bằng mô hình Arima với
các dữ liệu thu thập được từ Phòng Kiểm tra số 2 - Cục ThuếTP.HCM. Bao
gồm số thu thuế TNDN theo quí từ quí 1 năm 2006 đến quí 4 năm 2013 của
các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Từ đó, đưa ra các kế hoạch kiểm tra
phù hợp, kịp thời đảm bảo số thu thuế TNDN.
Dữ liệu và kĩ thuật thực hiện đề tài
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về chuỗi thời gian, các phương pháp xử lí chuỗi thời gian, cơ sở lý
thuyết về mô hình Arima, xây dựng mô hình dự báo phù hợp, thực hiện chạy
mô hình và kiểm định kết quả.
Mô hình dự kiến
- Mô hình Trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (Autoregressive Integrated
Moving Average - ARIMA)
Nguồn số liệu dự kiến
- Dữ liệu thu thập được là nguồn từ Phòng Kiểm tra số 2, Cục ThuếTP.HCM.
Bao gồm số thu thuế TNDN có yếu tố nƣớc ngoài theo quí từ quí 1 năm
2006 đến quí 4 năm 2013.
Tất cả các dữ liệu thu thập trên đây đều được quy ước theo một chuẩn thời gian cố
định. Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thuế và thuế TNDN
Chương 2: Tình hình thực hiện thu thuế TNDN giai đoạn 2006 – 2013
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ THUẾ TNDN
1.1. Lý thuyết thuế tối ưu
Lý thuyết kinh tế học về thuế chỉ ra rằng không có một hệ thống thuế hoàn hảo và
lý tưởng duy nhất. Khi thiết kế bất cứ sắc thuế nào, các nhà làm chính sách đều phải
hướng đến việc trả lời bốn câu hỏi: (1) Hệ thống thuế có hiệu quả kinh tế hơn hay
không? (2) Hệ thống thuế có công bằng về mặt xã hội hơn không? (3) Hệ thống
thuế có tạo nhiều thu ngân sách ròng hơn không? và (4) Hệ thống thuế có khả thi về
mặt hành thu không?
Trong điều kiện có thể, chính phủ các nước đều có xu hướng cố gắng thu được càng
nhiều thuế càng tốt. Tuy nhiên, nếu việc tuân thủ nghĩa vụ thuế trở thành một gánh
nặng quá lớn đối với người dân thì thuế không chỉ gây ra những biến dạng về mặt
kinh tế mà còn có nguy cơ tạo ra những biến động xã hội do sự phản kháng của
người nộp thuế. Do vậy, trong quá trình thiết kế các sắc thuế, chính phủ các nước
luôn phải cân nhắc đồng thời các mục tiêu trên. Lý thuyết về đánh thuế tối ưu chỉ ra
rằng một cơ chế thuế vững chắc là cơ chế thuế đảm bảo được yêu cầu: cơ sở thuế
rộng, thuế suất thấp, thiết kế đơn giản.
Tóm lại, một hệ thống thuế được xem là phù hợp khi, trong điều kiện cụ thể của
quốc gia, nó trả lời được bốn yêu cầu trên.
Dự báo số thu thuế từ thuế TNDN trong phạm vi của nghiên cứu này là việc sử
dụng phần mềm Eview để chạy mô hình ARIMA dự báo số thu thuế và đưa ra
phương án giúp đạt được số thu thuế cao nhất trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay và phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thuế
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công ” (1934) đã đưa ra
một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “ Thuế là
một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các
công dânđóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi tiêucủa Nhà nước”.
Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn
thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không
hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường
quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức
năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuếnhư sau: “Thuế là
hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
2
nhằmhình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà
nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: “thuế là
khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho
Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu
nhập còn lại. Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: “thuế là biện
pháp đặcbiệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần
nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-
xã hội của Nhà nước. Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế.
Cho dù về hình thức có nhiều cách nhìn nhận về thuế Nhà nước có khác nhau trong
phong cách diễn đạt, song mọi cách nhìn nhận về thuế Nhà nước đều có những
điểm chung nhất là:
Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính chất bắt buộc phi
hình sự;
Về nội dung vật chất của thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển
vào khu vực công. Bộ phận của cải đó dược dùng cho việc nuôi sống bộ máy
Nhà nước và trang trải các khoản chi phí công cộng.
1.2.1. Khái niệm chung về thuế
Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động
viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá, dịch
vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thế nhân và pháp nhân nhằm trang
trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế
bằng hệ thống pháp luật.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thuế
Thuế là khoản thu không mang tính hoàn trả trực tiếp. Việc động viên qua thuế
không gắn liền với lợi ích cụ thể mà người trả thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp
hàng hoá, dịch vụ công cộng của Nhà nước. Thuế mang tính nghĩa vụ của công dân
đối với Nhà nước, thuế không phải là một khoản đối giá, nguời dân không có quyền
đòi hỏi ở Nhà nước cung cấp cho họ một lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ tương ứng
với số thuế họ đã nộp. Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ thuế và các khoản phí, lệ
phí khác.
Thuế là một hình thức phân phối lại, vừa chứa đựng yếu tố kinh tế và xã hội. Đặc
điểm này cho ta một quan niệm rõ ràng rằng việc đánh thuế của Chính phủ không
thể thoát ly yếu tố kinh tế, xã hội, bởi vì nguồn thu nhập của thuế chính là kết quả
của quá trình hoạt động kinh tế. Không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế
3
kém hiệu quả không thể tạo ra được nguồn thu của thuế. Ngược lại, việc đánh thuế
của Chính phủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh tế- xã hội. Chính mối quan
hệ này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý thuế sự cân nhắc cần
thiết khi thực hiện hành vi đánh thuế.
Thuế là một khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn liền với quyền lực Nhà nước,
tính chất bắt buộc của thuế là một yêu tố khách quan, nó xuất phát từ tính chất cung
cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng. Trong việc cung
cấp hàng hoá, dịch vụ của Nhà nước xuất hiện một vấn đề mà trong kinh tế học gọi
là “người ăn không". Chính vì vậy mà Nhà nuớc đặt ra sự đóng góp mang tính chất
bắt buộc. Tuy nhiên tính chất bắt buộc này lại phi hình sự. Nó khác với các khoản
phạt là khoản áp dụng đối với người thực hiện một số hành vi cụ thể mà được coi là
gây cản trở đối với xã hội. Thuế thì ngược lại, không có mục đích cụ thể nào, nhưng
nó thường ảnh hưởng tới những vấn đề chung nhất. Hành vi mà thuế tác động
không phải là hành vi được coi là cản trở xã hội, nói cách khác, người nộp thuế cho
Nhà nước không phải là khoản phạt của Nhà nước đối với người nộp thuế.
1.3. Giới thiệu về thuế TNDN
Theo quy định của luật thuế TNDN năm 2008 thì thuế TNDN chỉ điều tiết vào thu
nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, không
còn điều tiết thu nhập của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế TNCN).
Đặc điểm cơ bản của thuế TNDN:
Đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ
yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, dưới góc độ lý luận, để thu
nhập được coi là thu nhập chịu thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện:
Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế, không