Đề tài Dự kiến và giải pháp thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2009-2010

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài chính và tiền tệ là những công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động tới hoạt động tới hoạt động kinh tế. Những chính sách này được coi là công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động tới hoạt động kinh tế. Những chính sách này được coi là công cụ điều tiết vĩ mô nhằm hướng tới các mục tiêu: Tăng trưởng, ổn định, công bằng xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế. Kế hoạch ngân sách là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nó xác định tổng nguồn thu ngân sách có thể đạt được, dựa trên tổng thu nhập của nền kinh tế, cân đối cac nguồn thu với các nguồn chi tiêu cần có từ ngân sách trong kế hoạch. Xác định thực trạng cơ bản ngân sách của kỳ kế hoạch, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm cải thiện cán cân ngân sách. Kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006 – 2010 đã đi được hơn nửa chặng đường và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Trong đề tài phân tích kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006 – 2010, nhóm tôi xin đưa ra một số nhận định về tình hình thực hiện của kế hoạch trong giai đoạn đầu 2006 – 2008 và đồng thời có một số đóng góp chủ quan cho giai đoạn tiếp theo 2009 – 2010.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự kiến và giải pháp thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 2 I. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH VÀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 2 1. Ngân sách nhà nước 2 2. Kế hoạch ngân sách nhà nước 2 II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 2 1. Xác định tổng nguồn thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách 3 2. Xác định tổng nhu cầu chi tiêu và cơ cấu nhu cầu chi tiêu kỳ kế hoạch 5 III. CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP 6 1. Thâm hụt ngân sách 6 2. Thặng dư ngân sách 7 IV. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH 7 1. Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước 7 2. Giải pháp giảm chi ngân sách nhà nước 8 3. Giải pháp xử lí bội chi ngân sách 9 CHƯƠNG II 11 KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 2006 – 2010 11 VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG 3 NĂM 2006 – 2008 11 I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 11 2006 - 2010 11 II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH BA NĂM ĐẦU KẾ HOẠCH 2006 – 2008 VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ GIAI ĐOẠN 2009-2010. 12 1. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2006 12 2. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2007 16 3. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2008 20 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAI ĐOẠN 23 2009 – 2010 VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 23 I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 2009 – 2010. 23 II. KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NĂM 2009 VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THỰC HIỆN. 24 1. Mục tiêu thu ngân sách năm 2009 đưa ra không cao và giảm tương đối 24 2. Mục tiêu chi đưa ra vẫn cao 26 III. DỰ KIẾN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2009-2010 27 1. Giải pháp từ Chính phủ: 27 2. Giải pháp từ nhóm thực hiện 29 KẾT LUẬN 31 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài chính và tiền tệ là những công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động tới hoạt động tới hoạt động kinh tế. Những chính sách này được coi là công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động tới hoạt động kinh tế. Những chính sách này được coi là công cụ điều tiết vĩ mô nhằm hướng tới các mục tiêu: Tăng trưởng, ổn định, công bằng xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế. Kế hoạch ngân sách là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nó xác định tổng nguồn thu ngân sách có thể đạt được, dựa trên tổng thu nhập của nền kinh tế, cân đối cac nguồn thu với các nguồn chi tiêu cần có từ ngân sách trong kế hoạch. Xác định thực trạng cơ bản ngân sách của kỳ kế hoạch, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm cải thiện cán cân ngân sách. Kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006 – 2010 đã đi được hơn nửa chặng đường và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Trong đề tài phân tích kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006 – 2010, nhóm tôi xin đưa ra một số nhận định về tình hình thực hiện của kế hoạch trong giai đoạn đầu 2006 – 2008 và đồng thời có một số đóng góp chủ quan cho giai đoạn tiếp theo 2009 – 2010. Trong quá trình phân tích và đánh giá không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài phân tích được hoàn chỉnh hơn. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH I. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH VÀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 1. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Kế hoạch ngân sách nhà nước Kế hoạch ngân sách là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách xác định tổng nguồn thu ngân sách có thể đạt được dựa trên tổng thu nhập của nền kinh tế, dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn và dài hạn để từ đó cân đối các nguồn thu với các nguồn chi tiêu cần có từ ngân sách trong thời kì kế hoạch, xác định thực trạng cân bằng ngân sách kỳ kế hoạch và đề xuất giải pháp chính sách nhằm cải thiện cán cân ngân sách. II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH Kế hoạch ngân sách gồm 4 nhiệm vụ cơ bản - Căn cứ vào thu nhập của nền kinh tế, kế hoạch ngân sách xác định tổng nguồn thu ngân sách trong kỳ kế hoạch, cơ cấu thu ngân sách trong kỳ kế hoạch. - Căn cứ vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách xác định tổng nhu cầu chi tiêu và cơ cấu nhu cầu chi tiêu trong kỳ kế hoạch. - Dựa trên khả năng các nguồn thu và nhu cầu chi tiêu, kế hoạch ngân sách sẽ cân đối thu – chi, xác định thực trạng cán cân ngân sách kỳ kế hoạch. - Đề ra các giải pháp chính sách nhằm cải thiện cán cân ngân sách. 1. Xác định tổng nguồn thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách 1.1. Cơ cấu thu trong ngân sách nhà nước - Thuế, phí và lệ phí + Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình. + Phí là khoản huy động bắt buộc nhằm bù đắp một phần chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra đáp ứng yêu cầu của đối tượng nào đó như phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trời... + Lệ phí là khoản huy động bắt buộc do cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp thực hiện như lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí làm hộ chiếu, lệ phí toà án... - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như: + Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế. + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi). - Thu từ hoạt động sự nghiệp. - Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. - Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản... 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách - Thu nhập GDP bình quân đầu người: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên của ngân sách nhà nước. - Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn là nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu ngân sách nhà nước. - Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên: đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách. - Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước: nhân tố này phụ thuộc vào: + Quy mô tổ chức của bộ máy NN và hiệu quả hoạt động của nó. + Những nhiệm vụ KT – XH nhà nước đảm nhận trong thời kỳ. + Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu ngân sách nhà nước tăng. - Tổ chức bộ máy thu nộp: tổ chức bộ máy thu nộp sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước. Nếu bộ máy thu nộp được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả cao, chống thất thu do trốn, lậu thuế thì sẽ là nhân tố tích cực làm tăng thu ngân sách nhà nước. 1.3. Khoản thu lớn trong thu ngân sách nhà nước Thuế, phí và lệ phí là các khoản thu không thể thiếu trong ngân sách nhà nước, bình quân các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm 95% đến 98% trong tổng ngân sách nhà nước. Nguyên tắc thu thuế, phí và lệ phí phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc ổn định và lâu dài: trong những điều kiện hoạt động kinh tế bình thường cần thiết phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không gây xáo trộn thuế trong nền kinh tế. - Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Việc thiết lập hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. - Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này yêu cầu các sắc thuế được quy định trong luật phải thể hiện đầy đủ các tiêu thức (đối tượng nộp, đối tượng tính, mức thu, thủ tục nộp...). - Nguyên tắc đơn giản: mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, có thể tiến đến áp dụng một thuế suất, cần xác định rõ mục tiêu chính và không nên đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. - Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế: Thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp, thuế suất. Trong các khoản thu trên thì thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số ngân sách Nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay áp dụng các 10 sắc thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tài nguyên. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của chính sách thuế thì các chính sách thuế cần thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính. 2. Xác định tổng nhu cầu chi tiêu và cơ cấu nhu cầu chi tiêu kỳ kế hoạch 2.1. Cơ cấu các khoản chi trong ngân sách nhà nước - Chi thường xuyên: là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Nhà nước. Về cơ bản, nó mang tính chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất để tiêu dùng trong tương lai, chi thường xuyên gồm: chi quốc phòng, chi an ninh, chi đặc biệt, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; chi sự nghiệp y tế, chi Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chi sự nghiệp văn hoá - thông tin, chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn, chi sự nghiệp Thể dục - thể thao, chi lương hưu và đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể; chi trợ giá mặt hàng chính sách, chi khác ngân sách, chi thường xuyên khác. - Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Nó là các khoản chi mang tính chất chi tích luỹ như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi cho các dự án, chương trình quốc gia. Chi đầu tư phát triển gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn thu tiền sử dụng đất, chi xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn huy động theo khoản 3 điều 8 Luật ngân sách nhà nước, chi xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư; chi góp vốn cổ phần các tổ chức tài chính quốc tế, chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi, chi cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chi bổ sung vốn và hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ công ích, doanh nghiệp khu kinh tế quốc phòng, chi bổ sung dự trữ quốc gia, chi cấp vốn điều lệ, chi đầu tư phát triển khác - Chi trả nợ: bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước và vay ngoài nước khi đến hạn (bao gồm cả nợ gốc và lãi) và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. + Chi trả nợ trong nước (nợ lãi và nợ gốc) + Chi trả nợ ngoài nước (nợ lãi và nợ gốc) - Chi viện trợ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách - Sự phát triển của lực lượng sản xuất: là nhân tố vừa tạo ra khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. - Khả năng tích luỹ của nền kinh tế: nhân tố này càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển tăng càng lớn. Tuy nhiên, việc chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển còn tuỳ thuộc ở khả năng tập trung nguồn tích luỹ vào ngân sách nhà nước và chính sách chi của Nhà nước trong từng giai đoạn. - Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ. - Ngoài ra, chi ngân sách nhà nước còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái. III. CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP 1. Thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu mang tính chất hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là tác động vào thị trường lãi suất, tiết kiệm quốc gia, đầu tư và cán cân thương mại. Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng lãi suất thị trường, cản trở đầu tư và thúc đẩy tình trạng nhập siêu, gây ra nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm và đời sống của người lao động. Thâm hụt ngân sách là một hiện tượng phổ biến đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Có hai loại thâm hụt ngân sách là thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ. Thâm hụt cơ cấu là thâm hụt do nguyên nhân mang tính chủ quan thuộc về quá trình quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng… Thâm hụt chu kỳ là thâm hụt do nguyên nhân mang tính chất khách quan như chu kỳ kinh doanh, tác động của các điều kiện tự nhiên, tác động từ các quy luật kinh tế, tác động của các yếu tố bất khả kháng. 2. Thặng dư ngân sách Thặng dư ngân sách là tình trạng mà các khoản thu của ngân sách nhà nước vượt qua tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Thặng dư ngân sách tạo ra cho nhà nước cơ hội tập trung nguồn lực vào phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội, các mục tiêu đã định trước hơặc sẵn sàng đối phó được với biến động bất ngờ không lường trước được của thị trường. Thặng dư ngân sách thường xuất hiện ở các nước phát triển. Thặng dư ngân sách càng cao thì nhà nước sẽ có cơ hội giảm thuế, cắt giảm các nguồn thu không cần thiết, tạo cơ hội cải thiện mức sống cho người dân. Đối với các nước đang phát triển, thặng dư ngân sách thể hiện rằng không tận dụng được hết nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm trung bình đối với các nước đang phát triển thâm hụt ngân sách là 3 – 5 % , nếu có thặng dư sẽ thể hiện sự yếu kém trong việc đầu tư phát triển, giải ngân ngân sách… IV. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH 1. Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước Trước hết, Chính sách thuế Nhà nước phải vừa huy động được cho Nhà nước, phải vừa khuyến khích tích tụ vốn của doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, cần phải ổn định mức huy động bằng thuế của Nhà nước và phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp và của dân cư. Chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. Nếu Nhà nước vay quá lớn, dân sẽ không cải thiện được đời sống, không còn khả năng tự đầu tư để phát triển, giải quyết những vấn đề mà Nhà nước chưa giải quyết được như thu nhập, việc làm đồng thời khó khăn trong việc tạo ra nguồn tài chính mới. Tài nguyên quốc gia thường đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhàn nước nên bên cạnh việc khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên để tăng thu cho ngân sách thì cũng cần phải dành kinh phí thoả đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá huỷ tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. Nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trên những ngành, những lĩnh vực then chốt nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra nguồn tài chính mới. Bên cạnh đó, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào con người, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, phát triển khoa học, chăm sóc sức khoẻ để có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng suất lao động cao. Nhà nước phải giảm chi tiêu cho tiêu dùng, tinh giản bộ máy Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính để tích luỹ vốn chi đầu tư, đồng thời khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng dành vốn cho đầu tư phát triển. 2. Giải pháp giảm chi ngân sách nhà nước Gắn chặt khả năng thu để bố trí các khoản chi. Chi ngân sách nhà nước phải dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Mức độ chi, cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước. Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. Trong thực tế, tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước (đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản) diễn ra rất phổ biến. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi ngân sách nhà nước. Tập trung có trọng điểm. Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải căn cứ vào chương trình trọng điểm của Nhà nước. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi, sẽ có tác động dây chuyền thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển. Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. Trước khi quyết định các khoản chi ngân sách nhà nước cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn khác để giảm nhẹ các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước. Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp theo luật định để bố trí các khoản chi cho thích hợp. Áp dụng nguyên tắc này tránh được việc bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp. Tổ chức chi ngân sách nhà nước trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô. 3. Giải pháp xử lí bội chi ngân sách 3.1. Phát hành tiền. Với biện pháp này, Nhà nước cần có sự xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế để xác định lượng tiền phát hành hợp lý. Phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc: chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không được sử dụng cho tiêu dùng để hạn chế tình trạng gây ra lạm phát. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây tăng trưởng nóng và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. 3.2. Vay nợ trong và ngoài nước để bù đắp bội chi. Nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ, vay các Chính Phủ, các NHTM nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế... Về nguyên tắc, chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau… 3.3. Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước. Tận thu các nguồn thu, đồng thời cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách nhà nước, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKH ngan sach 1.doc
  • docKH ngan sach 2.doc
Luận văn liên quan