Đề tài Du lịch Đồng Tháp cơ hội và thách thứ

Đồng Tháp có trên 10 cồn lớn, nhỏ nằm rải rác ở các huyện và nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, tượng đài Gò Quản Cung-Giồng Thị Đam. Hơn thế, nơi đây còn có sự giao thoa của nhiều sắc thái văn hóa được thể hiện rõ nét qua những di tích Gò Tháp, chùa Bửu Lâm, dinh Ông Đốc Vàng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nhà cổ ở thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự, chùa Kiến An Cung, chùa Hương, chùa Bà, chùa Tổ, đình Thần Tân Phú Trung, miếu Ông Bà Chủ chợ Cao Lãnh. Ngoài ra, Đồng Tháp còn khá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà. có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 đã đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch trong những năm tới: “Nâng cấp mở rộng khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng các sự kiện, lễ hội văn hóa, tín ngưỡng kết hợp với du lịch, phát huy các khu bảo tồn sinh thái và di tích lịch sử-văn hóa ở Đồng Tháp Mười trở thành những điểm du lịch đặc trưng đủ điều kiện gắn kết với các tuyến du lịch trong và ngoài nước, xúc tiến thực hiện quy hoạch ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch”.

doc28 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Đồng Tháp cơ hội và thách thứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ —«– Em xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy (cô) khoa KT-QTKD trường đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề kinh tế. Và em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Quốc Hùng, giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề kinh tế này. Với thời gian thực hiện chuyên đề hơn hai tuần, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bước đầu còn bỡ ngỡ, do vậy không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy. Và đây cũng là kinh nghiệm quý giá giúp em bổ sung, hoàn thiện và củng cố kiến thức để có thể hoàn thành tốt hơn chuyên đề chuyên ngành QTKD. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy(cô) luôn dồi dào sức khỏe và niềm vui để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau. Ngày . tháng . năm . Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày . tháng . năm Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên) TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày .. tháng .. năm .. Người thực hiện MỤC LỤC Chương1: Giới thiệu .4 1.1 Lý do chọn đề tài 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5 1.2.1 Mục tiêu chung 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5 1.3 Phạm vi nghiên cứu 5 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 5 1.3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 6 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 6 1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 6 Chương 2: Phân tích về du lịch Đồng Tháp 7 2.1 Khái quát về thực trạng du lịch Đồng Tháp 7 2.1.1 Giới thiệu du lịch Đồng Tháp 7 2.1.2 Phân tích những thành quả đạt được (2012-2015) 8 2.2 Phân tích Swot cho du lịch Đồng Tháp 9 2.2.1 Điểm mạnh và cơ hội............................................................ 9 2.2.2 Điểm yếu và thách thức 15 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng du lịch Đồng Tháp 17 3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả 17 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng 18 Chương 4: Kết luận và kiến nghị .20 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài: Đồng Tháp có trên 10 cồn lớn, nhỏ nằm rải rác ở các huyện và nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, tượng đài Gò Quản Cung-Giồng Thị Đam. Hơn thế, nơi đây còn có sự giao thoa của nhiều sắc thái văn hóa được thể hiện rõ nét qua những di tích Gò Tháp, chùa Bửu Lâm, dinh Ông Đốc Vàng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nhà cổ ở thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự, chùa Kiến An Cung, chùa Hương, chùa Bà, chùa Tổ, đình Thần Tân Phú Trung, miếu Ông Bà Chủ chợ Cao Lãnh. Ngoài ra, Đồng Tháp còn khá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà... có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 đã đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch trong những năm tới: “Nâng cấp mở rộng khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng các sự kiện, lễ hội văn hóa, tín ngưỡng kết hợp với du lịch, phát huy các khu bảo tồn sinh thái và di tích lịch sử-văn hóa ở Đồng Tháp Mười trở thành những điểm du lịch đặc trưng đủ điều kiện gắn kết với các tuyến du lịch trong và ngoài nước, xúc tiến thực hiện quy hoạch ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch”. Để phát huy được tiềm năng sẵn có, tỉnh đã xác định tập trung cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là hai điểm yếu của du lịch Đồng Tháp, vì vậy cần phải phát huy hơn nữa hai lĩnh vực này để du lịch phát triển. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu điểm du lịch trọng yếu của tỉnh như: khu di tích Gò Tháp, khu du lịch Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn quốc gia Tràm Chim, làng hoa kiểng Sa Đéc theo mục tiêu cuốn chiếu, không dàn trải, nâng dần giá trị và sức thu hút khách đến các khu điểm du lịch. Tỉnh đầu tư mở rộng và phát triển các công trình dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí phù hợp tại các điểm, khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, chú trọng phát triển hệ thống các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, chủ yếu phát triển, tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử-cách mạng và các lễ hội, làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch, đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách. Với những tiêu chí này, trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các khu du lịch Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Gò Tháp và vườn quốc gia Tràm Chim; đồng thời các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đã mạnh dạn đầu tư, xây mới nâng cấp các nhà hàng, khách sạn và phát triển nhiều dịch vụ du lịch. Đến nay, các tuyến đường phục vụ du lịch đã được nâng cấp giải nhựa thông suốt, xe 4 bánh đều đã đi đến các điểm du lịch trọng điểm trong tỉnh. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong xây dựng hạ tầng là “cầu yếu, mặt đường hẹp”. Cùng với phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, Đồng Tháp còn rất nhiều việc phải làm như: công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư, công tác xã hội hóa về du lịch... Bình quân doanh thu hằng năm hơn 100 tỷ đồng từ du lịch, vì vậy tỉnh phấn đấu đầu tư tương xứng làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh du lịch sẵn có, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Từ những lý do trên, đề tài “Du lịch Đồng Tháp cơ hội và thách thức” thật sự cần thiết nghiên cứu. Đề tài sẽ giúp ta nhìn lại những thành tựu đạt được trong những năm qua, đồng thời giúp đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Đồng Tháp. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho khách du lịch muốn ghé thăm Đồng Tháp, cho những ai quan tâm đến du lịch Đồng Tháp. Đồng thời cũng là một phương tiện quảng bá về du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là phân tích những thuận lợi, những tiềm năng sẵn có về du lịch Đồng Tháp. Bên cạnh đó, cũng tìm ra những khó khăn mắc phải, những yếu tố cản trở sự phát triển du lịch để hiểu sâu hơn và từ những hiểu biết đó đưa ra biện pháp kiến nghị để du lịch tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn. Mục tiêu cụ thể: Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động trong 4 năm gần đây (2012-2015). Tìm ra thế mạnh và khó khăn của ngành du lịch Đồng Tháp . Đề ra giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung nghiên cứu Thực tế cho thấy, du lịch Đồng Tháp đang có sức hút lớn đối với du khách, lượt khách đến Đồng Tháp ngày một tăng thêm. Mặc dù vậy, ngành vẫn còn khiếm khuyết về nhiều mặt. Do có sự giới hạn về nhân lực và chi phí nên nội dung nghiên cứu tập trung xoay quanh vấn đề thực trạng hoạt động của du lịch Đồng Tháp và tìm hiểu định hướng giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng du lịch Đồng Tháp. Giới hạn địa điểm nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh Đồng Tháp Thời gian nghiên cứu là tình hình hoạt động 3 năm gần đây của ngành du lịch Đồng Tháp. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Dự tính hơn 1 tháng (bắt đầu từ ngày 10/09 – 10/10/2016). 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ Internet, sách báo, tạp chí và thông tin từ Công ty DL Sông Sen. Phương pháp sử lý số liệu: Dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh liên hoàn, phân tích dữ liệu để đưa ra các kết quả, và thực trạng hoạt hoạt động của du lịch Đồng Tháp. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ DU LỊCH ĐỒNG THÁP Khái quát về thực trạng du lịch Đồng Tháp Giới thiệu về du lịch Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích gò tháp, có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)... Các điểm tham quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước Đồng Tháp Mười và biên giới đất liền với Campuchia. Phân tích những thành quả đạt được trong những năm qua (2012 – 2015) 2012: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch và lưu trú tại tỉnh trong năm 2012 là 1.460.000 lượt khách. Doanh thu từ dịch vụ du lịch mang lại cả năm 2012 khoảng 198 tỷ đồng. 2013: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch và lưu trú tại tỉnh cả năm 2013 là 1.622.000 lượt khách tăng 11.07% so với năm 2012. Trong đó: Khách quốc tế là 40.000 lượt tăng 13.61% so năm 2012. Doanh thu từ dịch vụ du lịch mang lại cả năm 2013 khoảng 234 tỷ đồng. Tăng 22.73% so với năm 2012. 2014: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch và lưu trú tại tỉnh cả năm 2014 là 1.800.000 lượt khách. Trong đó: Khách quốc tế là 42.000 lượt tăng 38% so năm 2013. Doanh thu từ dịch vụ du lịch mang lại cả năm 2014 khoảng 297 tỷ đồng. Tăng 24% so với năm 2013. 2015: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch và lưu trú tại tỉnh cả năm 2015 là 2.100.000 lượt khách. Trong đó: Khách quốc tế là 47.000 lượt tăng 7.69% so năm 2014. Doanh thu từ dịch vụ du lịch mang lại cả năm 2014 khoảng 360 tỷ đồng. Tăng 9.6% so với năm 2014. Biểu đồ giúp ta đánh giá lại tình hình hoạt động của ngành du lịch Đồng Tháp từ năm 2011 đến 2015: Lượt khách đến với Đồng Tháp ngày càng tăng nhanh. Chúng ta có thể thấy rõ cả năm 2012 chỉ có 1.460.000 lượt khách đến Đồng Tháp. Sau đó, lượng khách tăng lên 1.800.000 lượt khách vào năm 2014 và năm 2015 đã tăng lên 2.100.000 lượt khách. Lượt khách đến Đồng Tháp tăng lên đáng kể trong giai đoạn năm 2012 đến 2015 làm cho doanh thu từ dịch vụ du lịch cũng không ngừng tăng: 234 tỷ đồng (2013), 297 tỷ đồng (2014), đến 360 tỷ ( 2015). Để hiểu rõ nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng không ngừng về du lịch Đồng Tháp phát triển chúng ta cùng tìm hiểu những điểm mạnh và cơ hội giúp Đồng Tháp đạt được điều này. Phân tích SWOT cho du lịch Đồng Tháp Điểm mạnh và cơ hội: 2.2.1.1 Điểm mạnh: Đồng Tháp có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, sông nước hữu tình, bốn mùa hoa thơm quả ngọt, cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với con người thân thiện, tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng và nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là những lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Sản phẩm tiêu biểu nhất là du lịch sinh thái theo mùa, du lịch sông nước, du lịch trải nghiệm, làng nghề, ẩm thực gắn liền với tham quan các địa danh đặc trưng trong vùng và nổi tiếng cả nước, như: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM - TAM NÔNG Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã : Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim– huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với hệ sinh thái vô cùng phong phú khoảng 130 loài thực vật khác nhau,đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Vườn Quốc Gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của thế giới. Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn. Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim được Nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng đã tài trợ để bảo vệ hệ sinh thái đa dạng ở vùng nầy. KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, nơi mọi nguời thường quen gọi là vườn chim Gáo Giồng từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy,... sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười. Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng,hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp. Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước. Những câu thơ : Xin mời ghé chốn quê tôi xứ này Quê tôi vừa đẹp vừa hay Dưới sông cá lội, chim bay trên trời Quả thật không sai. Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm. Đến đay du khách có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. LÀNG HOA KIỂNG SA ĐÉC Nói đến hoa và kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc Hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác. Làng hoa kiểng Sa Đéc trước đây nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, rộng khoảng 60 ha, với 600-3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 ha. Vào làng quê hiền hoà Tân Quy Đông, vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng : hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng quý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ. Đến với làng hoa kiểng Sa Đéc, bạn được đắm mình trong thế giới của muôn hoa với vô vàn hương thơm thanh cao, quyến rũ, bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ còn lại cảm giác thanh thản yên bình. KHU DI TÍCH XẺO QUÝT Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách. Khu căn cứ Xẻo Quýt với diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.Nơi đây Khi xưa cỏ dại hoang vu , kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng, từ năm 1960-1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Đến đây bạn sẽ cảm nhận ngay một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.Tham quan Xẻo Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa bạn luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Đến đây bạn còn được sống lại khung cảnh của chiến khu xưa khi chứng kiến những hầm tránh bom chử A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất được phục chế nguyên vẹn như trước. Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh. Ở đây môi trường sinh thái hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ. KHU DI TÍCH GÒ THÁP Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.Khu di tích cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc,cách TP.CaoLãnh 43 km về hướng đông bắc. Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ VH-TT công nhận từ năm 1998, nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị của nền văn hóa Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây?Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Khu di tích Gò Tháp từng là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8 Hằng năm, tại Khu di tích nầy có hai kì lễ hội truyền thống dân gian : Vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về Gò Tháp hành hương, Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ. VƯỜN CÂY TRÁI ĐỒNG THÁP Hai con sông Tiền và sông Hậu với dòng nước ngọt ngào hằng năm đã bồi đắp phù sa cho Đồng Tháp, khiến nơi đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung Xoài Cao Lãnh là đặc sản quý của Đồng Tháp. Người dân Đồng Tháp đã tặng cho huyện Cao Lãnh cái tên “vương quốc của xoài” vì nơi đây có hơn 4000 ha vườn cây ăn trái, trong đó hơn một nửa là diện tích trồng xoài và trồng nhiều nhất là xoài cát Hoà Lộc
Luận văn liên quan