Đề tài Dự toán ngân sách hoạt động cho công ty U&X

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong những công cụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công việc quản lý, từ khâu lập kế hoạch bao gồm việc xác định các mục tiêu của doạnh nghiệp cũng như xác định các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó đến việc kiểm tra, phân tích và ra các quyết định, các nhà quản trị cần phải đến rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong đó thông tin về tiềm lực và tổ chức nội bộ của doanh nghiệp do kế toán quản trị cung cấp là bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác quản lý. Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý và cung cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí. Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên giác độ quản lý, chi phí phần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối chủ quan của nhà quản trị, do vậy kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị. Để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, các doanh nghiệp phải thiết lập các kế hoạch. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đã xây dựng. Trong đó việc lập dự toán chi phí giữ vai trò hết sức quan trọng vì:dự toán là cơ sở định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh cũng như phối hợp các chương trình hành động ở các bộ phận; Dự toán được lập là cở sở để kiểm tra kiểm soát các nội dung chi phí cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận;

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự toán ngân sách hoạt động cho công ty U&X, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong những công cụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công việc quản lý, từ khâu lập kế hoạch bao gồm việc xác định các mục tiêu của doạnh nghiệp cũng như xác định các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó đến việc kiểm tra, phân tích và ra các quyết định, các nhà quản trị cần phải đến rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong đó thông tin về tiềm lực và tổ chức nội bộ của doanh nghiệp do kế toán quản trị cung cấp là bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác quản lý. Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý và cung cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí. Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên giác độ quản lý, chi phí phần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối chủ quan của nhà quản trị, do vậy kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị. Để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, các doanh nghiệp phải thiết lập các kế hoạch. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đã xây dựng. Trong đó việc lập dự toán chi phí giữ vai trò hết sức quan trọng vì:dự toán là cơ sở định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh cũng như phối hợp các chương trình hành động ở các bộ phận; Dự toán được lập là cở sở để kiểm tra kiểm soát các nội dung chi phí cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận; Thực hiện chức năng này kế toán quản trị phải tổ chức việc thu thập thông tin cần thiết để lập dự toán gồm thông tin về tổ chức, về định mức, về chi phí tiêu chuẩn, các thông tin kế toán tài chính, thống kê cũng như kỹ thuật tính toán, ước tính phục vụ cho việc lập dự toán ở doanh nghiệp. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Khái niệm: Dự toán là những tính toán, dự kiến phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu số lượng và giá trị. 2.Ý nghĩa của dự toán ngân sách: - Dự toán là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định. - Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp. - Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong doanh nghiệp. - Dự toán là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị. 3. Phân loại dự toán: - Dự toán ngân sách dài hạn là dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm. - Dự toán nhân sách ngắn hạn là dự toán ngân sách được lập cho kì kế hoạch là một năm và được chia ra từng thời kì ngắn hơn là từng quý, từng tháng. - Dự toán ngân sách tĩnh là dự toán ngân sách theo mức độ hoạt động nhất định. - Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán ngân sách được lập tương ứng nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức, dự toán cug cấp cho doanh nghiệp thông tin toàn bộ về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra việc lập dự toán còn có tác dụng khác như sau: Xát định rõ mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này. Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắng. Liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác. Chính nhờ vậy dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công việc. II. LẬP DỰ TOÁN CHO CÔNG TY U& X VỚI TÀI LIỆU SAU: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG CHO CÔNG TY U& X Công ty U&X chuyên sản xuất và kinh doanh vòng đeo tay làm từ Inox. Trong năm 2011, công ty có tài liệu như sau: - Số lượng sản phẩm bán ra quý I: 10.000 chiếc - Số lượng sản phẩm bán ra quý II: 12.000 chiếc - Số lượng sản phẩm bán ra quý III: 13.000 chiếc - Số lượng sản phẩm bán ra quý IV: 15.000 chiếc - Số lượng sản phẩm bán ra quý I ( 2012): 12.500 chiếc Đơn giá bán : 50.000 đ/ chiếc, không đổi so với 2010 Nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm là 25g Inox, đơn giá 200.000 đ/ chiếc Mỗi vòng đeo tay cần 2h công lao động để hoàn thành Đơn giá 5.000 đ/ 1h công lao động Chính sách thu tiền trong năm: Doanh thu bán hàng được thu 80% trong quý bán, 10% thu trong quý thứ 2 tiếp theo, số còn lại thu trong quý thứ 3 tiếp theo. Số nợ đầu năm dự tính thu toàn bộ trong quý I (2011): 112.800.000 đ Nợ phải thu cuối quý IV (2010) là 112.800.000 đ Chính sách tồn kho thành phẩm: số lượng tồn kho thành phẩm cuối kỳ bằng 10% số lượng thành phẩm dự kiến bán ra quý tiếp theo. Chi phí sản xuất một sản phẩm 2011: 30.000 đ/ chiếc - Nhu cầu nguyên vật liệu trong quý I ( 2012): 312,5 kg Tồn kho thành phẩm cuối quý IV (2010): 1.000 đ/ chiếc – giá (vốn) 28.000 đ/ chiếc. Chính sách tồn kho nguyên liệu: số lượng nguyên liệu tồn kho cuối kỳ bằng 10% số lượng nguyên liệu cần sử dụng cho kỳ sau. Nguyên liệu tồn kho cuối quý IV (2010): 30 kg - đơn giá 195.000 đ/ kg. Chính sách thanh toán tiền mua nguyên liệu: 70% trả trong quý mua, 20% trả trong quý thứ 2 tiếp theo, số còn lại trả trong quý 3 tiếp theo. Nợ nguyên liệu vào ngày 31/ 12/ 2010: 17.550.000 đ Định mức chi phí sản xuất chung: + Biến phí sản xuất chung được xát định bằng 50% chi phí nhân công trực tiếp. + Định phí sản xuất chung hàng năm 1.240.000 đ, trong đó chi phí khấu hao 960.000.000 đ được chia đều cho mỗi quý. Định mức chi phí bán hàng: + Biến phí: hoa hồng bán hàng 5% doanh số bán + Định phí chi tiền lương 300.000.000 đ, chia đều cho mỗi quý. Chi phí khấu hao hàng năm 20.000.000 đ, chia đều cho mỗi quý. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp: + Biến phí: được xát định bằng 2% chi phí nhân công trực tiếp + Định phí: chi tiền lương 100.000.000 đ, chia đều cho mỗi quý + Chi phí khấu hao 24.000.000 đ, chia đều cho mỗi quý Tiền mặt tại quỹ 31/12/2010: 50.000.000 đ Doanh nghiệp muốn duy trì lượng tiền mặt vào cuối mỗi quý: 100.000.000 đ . Nếu không đủ lượng tiền mặt tồn quỹ tối thiểu, công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 12%/ năm. Tiền vay được vay vào đầu kỳ ( nếu vay) và được trả vào cuối kỳ ( nuế trả) Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nôp trong năm 160.000.000 đ, chia đều cho mỗi quý. III. CÁC BẢNG DỰ TOÁN BẢNG DỰ TOÁN DOANH THU ĐVT : 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ  10.000  12.000  13.000  15.000  50.000   2. Đơn giá bán  50  50  50  50  50   3. Tổng doanh thu  500.000  600.000  650.000  750.000  2.500.000   BẢNG DỰ TOÁN THU TIỀN ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Phải trả kỳ trước  112.800       2. Thu nợ quý I  400.00  50.000  50.000   500.000   3. Thu nợ quý II   480.000  60.000  60.000  600.000   4. Thu nợ quý III    520.000  65.000  585.000   5. Thu nợ quý IV     600.000  600.000   6. Tiền mặt thu trong kỳ  512.800  530.000  630.000  725.000  2.397.800   BẢNG DỰ TOÁN SẢN XUẤT ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Khối lượng sp tiêu thụ  10.000  12.000  13.000  15.000  50.000   2. Nhu cầu sp tồn kho cuối kì  1200  1300  1500  1250  1250   3. Tổng nhu cầu sp  11200  13300  14500  16250  51250   4. SP tồn kho đầu kì  1.000  1.200  1.300  1.500  1.000   5. Nhu cầu sp sản xuất  10.200  12.100  13.200  14.750  50.250   BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Nhu cầu sản xuất  10.200  12.100  13.200  14.700  50.250   2. Định mức lượng NVL(kg)  0,025  0,025  0,025  0,025  0,025   3. Khối lượng NVL cần sản xuất  255  302,5  330  368,75  1256,25   4. Nhu cầu mua NVL tồn kho  30,25  33  36,875  31,25  31,25   5. Tổng nhu cầu NVL  285,25  335,5  366,875  400  1.287,5   6. Tồn kho NVL cuối kì  30  30,25  33  36,875  30   7. Nhu cầu mua NVL trong kì  255,25  305,25  333,875  363,125  1262   8. Đơn giá NVL  200  200  200  200  200   9.Chi phí NVL trực tiếp  51050  60050  66,775  72,625  252.400   BẢNG DỰ TOÁN THANH TOÁN TIỀN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Phải trả kì trước  17.550     17.550   2. Thanh toán nợ quý I  35.735  10.210  5.105   51.050   3. Thanh toán nợ quý II   42.035  12.010  6005  60.050   4. Thanh toán nợ quý III    46.742,5  13.355  60.097,5   5. Thanh toán nợ quý IV     50.837,5  50.837,5   6. Tổng thanh toán nợ trong kì  53.285  52.245  63.857,5  70,197,5  239.585   BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Nhu cầu sản phẩm sản xuất  10.200  12.100  13.200  14.750  50.250   2. Định mức thời gian (h/sp)  2  2  2  2  2   3. Tổng nhu cầu thời gian  20.400  24.200  26.400  29.500  100.500   4. Đơn giá nhân công trực tiếp  5  5  5  5  5   5. Tổng chi phí nhân công trực tiếp  102.00  121.200  132.000  147.500  502.500   BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Tổng biến phí sản xuất chung  51.000  60.500  66.000  73.750  251.250   a. Chi phí nhân công trực tiếp (a)  102.000  121.000  132.000  147.500  502.500   b. Tỷ lệ biến phí sản xuất chung  50%  50%  50%  50%  50%   2. Định phí sản xuất chung  310.000  310.000  310.000  310.000  1240.000   3. Tổng chi phí sản xuất chung  330.100  370.500  376.00  383.750  1.491.250   4. Chi phí KH tai sản cố định  240.000  240.000  240.000  240.000  240.000   5. Chi phí sản xuất chung bằng tiền  121.000  130.500  136.000  143.750  531.250   BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Tổng biến phí quản lý DN  2.040  2.420  2.640  2.950  10.050   a. Chi phí nhân công trực tiếp  102.000  121.000  132.000  147.500  502.500   b. Tỷ lệ biến phí quản lý DN  2%  2%  2%  2%  2%   2. Tổng định phí quản lý DN  31.000  31.000  31.000  31.000  124.000   a. Tiền lương  25.000  25.000  25.000  25.000  100.000   b. Khấu hao tài sản cố định  6.000  6.000  6.000  6.000  24.000   3. Tổng chi phí quản lý DN  33.040  33.420  33.640  33.950  134.050   4. Khấu hao  6.000  6.000  6.000  6.000  24.000   5. Tổng chi phí quản lý DN bằng tiền  27.040  27.420  27.640  27.950  110.050   DỰ TOÁN TIỀN MẶT ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu  Qúy I  Qúy II  Qúy III  Qúy IV  Cả năm   1. Tiền mặt tồn đầu kỳ  50.000  100.000  100.000  193.625,355  50.000   2. Số thu vào trong kỳ  512.800  530.000  630.000  725.000  2.397.800   3. Tổng số tiền  562.800  630.000  730.000  918.625,355  2.447.800   4. Các khoản chi  493.325  526.165  506.997,5  541.897,5  2.068.385   - Mua NVL  53.285  52.245  63.857,5  70.197,5  239.585   - Chi phí nhân công trực tiếp  102.000  121.000  132.000  147.500  502.500   - Chi phí sản xuất chung  121.000  130.500  136.000  143.750  531.250   - Chi phí bán hàng  100.000  105.000  107.500  112.500  425.000   - Chi phí quản lý DN  27.040  27.420  27.040  27.950  110.050   - Thuế TNDN  40.000  40.000  40.000  40.000  160.000   - Mua tài sản cố định  50.000  50.000    100.000   5. Cân đối thu chi  69.475  104.835  223.002,5  376.727,855  379.415   6. Thu từ hoạt động tài chính  30.525  ( 3.835)  (29.377,145)   ( 2.687,145)   - Vay ngân hàng  30.525     30.525   - Trả lãi vay   ( 1.831,5)  ( 855,645)   ( 2.687,145)   - Trả nợ   ( 2.003,5)  ( 28.521,5)   ( 30.525)   7. Tồn quỹ cuối kỳ  100.000  100.000  193.625,355  377.242,855  376.727,855   DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu  Số tiền   1. Doanh thu  2.500.000   2. Gía vốn hàng bán  1.498.000   3. Lợi nhuận gộp  1.002.000   4. Chi phí bán hàng  425.000+20.000= 445.000   5. Chi phí quản lý doanh nghiệp  110.000+24.000=134.050   6. Lợi nhuận thuần  422.950   7. Chi phí lãi vay  2.672,145   8. Lợi nhuận trước thuế  420.277,855   9. Thuế thu nhập doanh nghiệp  160.000   10. Lợi nhuận sau thuế  260,277,855   KẾT LUẬN Qua ví dụ lập dự toán kinh doanh cho công ty U&X ta thấy được sự cần thiết của việc lập dự toán, thông qua lập dự toán ta có thể dự đoán được lợi nhuận trong năm tới, ngoài ra có thể giúp doanh nghiệp năng động huy động vốn đầu tư trong tương lai một cách có hiệu quả Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Ở một mức độ nhất định các doanh nghiệp đã vận dụng một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá và kiểm soát chi phí nhưng chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học này.
Luận văn liên quan