Sự tồn tại và phát triển kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của một con người.
Những tế bào nhỏ trong cơ thể con người góp phần tạo nên sự sống. Vậy thì, kinh tế cũng
như một cơ thể sống, nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Chúng ta cũng đã biết, nền kinh
tế có tác động mạnh mẽ đến một quốc gia hay rộng hơn là cả một thế giới. Nếu như nền
kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi con người cần có những cách thích nghi hợp lí để
có thể hòa nhập với cuộc sống hiện đại cũng như tiến trình phát triển của kinh tế. Điều cần
thiết nhất con người cần phải làm đó chính là nâng cao trình độ, áp dụng khoa học kĩ thuật
vào thực tiễn,
Trên phương diện lý thuyết, chúng ta sẽ nhận thấy để phát triển nền kinh tế của một
quốc gia sẽ không quá khó. Nhưng khi đã áp dụng vào thực tiễn thì chúng ta sẽ gặp phải
vô số những vấn đề gây trở ngại trong con đường phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
Thậm chí ngay khi chúng ta tìm ra được hướng giải quyết cho một vấn đề thì vẫn khó có
thể thực thi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
31 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào mô hình phân phối thu nhập hãy phân tích phương pháp phân phối thu nhập của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 1
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 4
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 5
VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5
B. PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 6
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG PHÚC LỢI .......... 6
1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 6
2. Vấn đề đáp ứng phúc lợi ................................................................................ 6
III. NHỮNG MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP CHÍNH ........................... 6
1. Khái niệm phân phối thu nhập ..................................................................... 6
2. Các mô hình phân phối thu nhập.................................................................. 7
2.1. Mô hình phân phối thu nhập theo chức năng (phân phối lần đầu) .... 7
2.2. Mô hình phân phối lại thu nhập ............................................................. 8
2.3. Mối quan hệ giữa mô hình phân phối thu nhập theo chức năng và
mô hình phân phối lại thu nhập ....................................................................... 8
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM ........... 9
1. Phân phối theo lao động ................................................................................. 9
2. Phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần ..........................................................10
3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi, xã hội ...........................................12
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 2
V. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN
TỒN TẠI TRONG NHỮNG MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP ...............13
1. Những thành tựu đạt được ..........................................................................13
2. Những khó khăn còn tồn tại ........................................................................13
VI. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ..................................13
1. Bất bình đẳng và phát triển kinh tế ............................................................13
1.1. Bất bình đẳng là gì? ...............................................................................13
1.2. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập .................................14
1.3. Bất bình đẳng về thu nhập giữa các nước và trong từng nước .........15
1.4. Một số giải pháp giảm bớt bất bình đẳng ............................................18
2. Nghèo khổ ở các nước đang phát triển .......................................................18
2.1. Khái niệm ................................................................................................18
2.2. Nghèo khổ về thu nhập ..........................................................................19
2.3. Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập ...................................19
2.4. Thực trạng nghèo khổ về thu nhập ở các nước đang phát triển .......20
2.5. Một số giải pháp chiến lược xóa đói giảm nghèo ................................22
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................25
D. DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM THẢO .........................................................26
E. PHỤ LỤC ...........................................................................................................27
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự tồn tại và phát triển kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của một con người.
Những tế bào nhỏ trong cơ thể con người góp phần tạo nên sự sống. Vậy thì, kinh tế cũng
như một cơ thể sống, nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Chúng ta cũng đã biết, nền kinh
tế có tác động mạnh mẽ đến một quốc gia hay rộng hơn là cả một thế giới. Nếu như nền
kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi con người cần có những cách thích nghi hợp lí để
có thể hòa nhập với cuộc sống hiện đại cũng như tiến trình phát triển của kinh tế. Điều cần
thiết nhất con người cần phải làm đó chính là nâng cao trình độ, áp dụng khoa học kĩ thuật
vào thực tiễn,
Trên phương diện lý thuyết, chúng ta sẽ nhận thấy để phát triển nền kinh tế của một
quốc gia sẽ không quá khó. Nhưng khi đã áp dụng vào thực tiễn thì chúng ta sẽ gặp phải
vô số những vấn đề gây trở ngại trong con đường phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
Thậm chí ngay khi chúng ta tìm ra được hướng giải quyết cho một vấn đề thì vẫn khó có
thể thực thi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những yếu tố cấu thành một nền kinh tế để nền kinh tế của một quốc gia đang phát
triển và hướng đến phát triển bền vững phải có sự tương tác và phối hợp một cách hợp lí
với nhau. Chính vì những lí do ấy mà nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu một khía cạnh
nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia – cụ thể hơn là nền kinh tế của Việt
Nam – nhằm nhận định một cách cụ thể, khách quan hơn về đề tài nghiên cứu của chúng
tôi “Dựa vào mô hình phân phối thu nhập hãy phân tích phương pháp phân phối thu nhập
của Việt Nam hiện nay. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại. Để
giảm bớt sự bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo Chính phủ cần thực hiện các giải pháp
nào”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài “Dựa vào mô hình phân phối thu nhập hãy phân tích phương pháp phân phối thu
nhập của Việt Nam hiện nay. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại.
Để giảm bớt sự bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo Chính phủ cần thực hiện các giải
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 4
pháp nào” là một trong những vấn đề gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế của một quốc
gia hay cụ thể hơn là Viện Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đưa ra được những hướng
giải quyết hợp lí cho tình hình về phân phối thu nhập hiện nay.
Mặc khác, Việt Nam đang trên đà hội nhập, lại là một nước đang phát triển nên khó
khăn là không tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có rất nhiều thuận lợi. Đề tài mà chúng
tôi nghiên cứu nhằm giải thích cụ thể về vấn đề phân phối thu nhập hiện nay của Việt Nam.
Cũng như khái quát về ưu, nhược điểm của phân phối thu nhập ở Việt Nam. Đồng thời thể
hiện chi tiết về vấn đề bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo.
Từ đó, tóm lược những chính sách mà Chính phủ cần thực hiện để giảm bớt những khó
khăn, nhược điểm đã nêu. Mục đích cuối cùng là để hiểu và nhận định cụ thể về vấn đề
phân phối thu nhập, bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo với phát triển con người.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Những thành tựu và khó khăn của phân phối thu nhập ở Việt Nam. Cũng như những
giải pháp giảm bớt bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo.
2. Khách thể nghiên cứu
Tình hình phân phối phối thu nhập ở Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng và xóa đói giảm
nghèo.
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Xem xét cụ thể về những thành tựu đã đạt được và những khó khăn về tình hình phân
phối thu nhập ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những phương pháp hợp lí cho sự phân phối thu
nhập ở Việt Nam. Hướng đến mục tiêu hoàn thiện trong việc giảm bất bình đẳng và xóa
đói giảm nghèo.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hệ thống khái niệm về phân phối thu nhập, bất bình đẳng và xóa đói
giảm nghèo.
- Tìm hiểu thực trạng về phân phối thu nhập, bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 5
- Đưa ra những biện pháp nhằm cải tạo thực trạng về phân phối thu nhập, bất bình
đẳng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đồng thời khái quát hợp lí để có thể áp
dụng những đề xuất vào tình hình hiện tại của Việt Nam.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết, học hỏi những sáng kiến của các tác
giả đã từng nghiên cứu vấn đề, đồng thời loại trừ những sai lầm.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: nhờ chuyên gia giải thích về vấn đề thực tiễn
và lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Ngoài 3 phương pháp trên, phương pháp được nhóm sử dụng chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu tư liệu.
VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chủ yếu về phân phối thu nhập, bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 6
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Làm rõ nội dung vấn đề phân phối thu nhập của Việt Nam với mục tiêu cho thấy sự tác
động của hai mô hình phân phối thu nhập đối với sự phát triển kinh tế và những chính sách
của cơ quan chức năng nhằm giảm bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo. Điều đó nhằm
hướng đến lợi ích của cả cộng đồng trong xã hội nhất là những người có thu nhập thấp.
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG PHÚC LỢI
1. Tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập quốc dân
hoặc thu nhập quốc dân tính trên đầu người.
- Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số (Douglass C. North
và Robert Paul Thomas).
2. Vấn đề đáp ứng phúc lợi
- Từ những năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển đã có sự chuyển
hướng ưu tiên trong quá trình phát triển từ việc quan tâm đặc biệt tới sự tăng trưởng
kinh tế sang các mục tiêu kinh tế - xã hội rộng lớn hơn như: xóa nghèo đói, giảm
chênh lệch về thu nhập.
- Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi cho người giàu. Trong khi
đó thì đời sống của phần lớn dân cư lại không được cải thiện.
- Vì vậy trong chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi gia tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất
cho người dân, cũng tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”.
III. NHỮNG MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP CHÍNH
1. Khái niệm phân phối thu nhập
- Phân phối thu nhập là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định. Tuy là sản vật
của sản xuất, song sự phân phối có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất: có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với sản xuất. Ph. Ăngghen viết: “Phân phối không phải
chỉ đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi; nó cũng có tác động trở
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 7
lại sản xuất và trao đổi”. Nó cũng liên quan mật thiết với việc ổn định tình hình kinh
tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Các mô hình phân phối thu nhập
2.1. Mô hình phân phối thu nhập theo chức năng (phân phối lần
đầu)
- Khái niệm: Phân phối lần đầu là phân phối phần thu nhập cơ bản giữa những thành
viên tham gia tạo ra của cải vật chất của xã hội.
- Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu tại khâu cơ sở của hệ thống
tài chính.
- Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong khu vực sản xuất sẽ hình
thành những bộ phận sau:
Phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản
phẩm, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ (phần này hình thành quỹ khấu
hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vống lưu động đã ứng ra).
Phần hình thành quỹ lương để trả lương cho người lao động.
Phần để hình thành quỹ bảo hiểm (bào hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại).
Phần nộp thuế cho Nhà nước để hình thành nên quỹ tập trung của Nhà nước.
Phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn vay hay nguồn tài nguyên.
Sản
xuất
Tiền lương
Tiền thuê
Lợi nhuận
Hộ gia đình 4
Hộ gia đình 3
Hộ gia đình 2
Hộ gia đình 1
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 8
2.2. Mô hình phân phối lại thu nhập
- Kết thúc quá trình phân phối lần đầu sẽ hình thành nên những phần thu nhập cơ bản
của các chủ thể tham gia tạo ra của cải vật chất của xã hội hay thực hiện các dịch
vụ. Nếu quá trình phân phối dừng lại đó thì nhiều nhu cầu cần thiết khác của xã hội
sẽ không được đáp ứng. Do đó, nảy sinh nhu cầu khách quan là phải tiến hành phân
phối lại.
- Khái niệm: phân phối lại thu nhập là sự phân phối phần thu nhập cơ bản đã
được hình thành trong phân phối lần đầu và thực hiện các quan hệ điều tiết
thu nhập để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng cũng như phục vụ các yêu
cầu quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Phân phối lại thu nhập nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu một phần thu
nhập từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào trong tay Nhà nước dưới
hình thức thuế.
- Phân phối lại thu nhập còn giúp Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp
dân cư trong xã hội và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua thuế và
các hình thức đóng góp tự nguyệnnhằm đảm bảo công bằng xã hội, rút bớt
khoảng cách giữa người giàu và nghèo.
2.3. Mối quan hệ giữa mô hình phân phối thu nhập theo chức năng
và mô hình phân phối lại thu nhập
- Có mối quan hệ hữu cơ, có sự phân phối lần đầu mới có sự phân phối lại.
- Sự phân phối lại nhằm điều chỉnh hợp lí cho những hạn chế gặp phải ở phân phối
lần đầu:
Duy trì bộ máy Nhà nước.
Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm đảm bảo công
bằng xã hội.
Mở rộng và phát triển nền sản xuất.
Đẩy mạnh phúc lợi xã hội.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 9
Tăng mức thu nhập và tiêu dung thực tế của nhân dân.
- Phân phối lần đầu được xem như là nền tảng cho việc phân phối lại (vì vậy phân
phối lần đầu chỉ có một nhưng phân phối lại thì có thể có nhiều).
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM
1. Phân phối theo lao động
- Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và
chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xã hội.
- Theo nguyên tắc này người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động
mà không làm thì không được hưởng; lao động có kỹ thuật cao, lao động ở những
ngành nghề độc hại, trong những điều kiện khó khăn đều hưởng phần thu nhập thích
đáng.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 10
- Tuy vậy, C. Mác cho rằng, phân phối theo lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa
tồn tại sự khác biệt. Sự khác biệt về phân phối này một mặt biểu hiện sự khác biệt
về năng lực sản xuất của người lao động, một người hơn một người khác về thể lực
và trí lực, vì thế trong cùng một thời gian có thể cung cấp lao động tương đối nhiều,
hoặc có thể lao động trong một thời gian khá dài. Sự khác biệt về năng lực lao động
của người lao động do những nhân tố sau khi sinh tạo thành, là “mặc nhiên thừa
nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân và do đó, về năng lực lao động,
coi đó là những đặc quyền tự nhiên”.
2. Phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần
- Phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần là sự xác định thu nhập mang lại cho người sở
hữu tư liệu sản xuất, vốn tiền tệ, kỹ thuật – công nghệ (sở hữu công nghiệp)đó
tham gia vào sản xuất kinh doanh.
- Nguyên tắc phân phối này được biểu hiện dưới nhiều hình thức phân phối và thu
nhập khác nhau, chẳng hạn như lãi suất cho vay, lãi suất cổ phần, tiền thuê tư liệu
sản xuấtTất cả tài sản mang lại thu nhập ở đây thực chất là những yếu tố về vốn
là những hình thái cụ thể của lao động quá khứ tham gia vào sản xuất, kinh doanh.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 11
- Vậy phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần chính là quá trình tham gia phân phối lợi
nhuận của các yếu tố sản xuất thuộc về lao động quá khứ, chứ không phải thuộc về
lao động hiện tại.
Top 10 người giàu nhất thế giới 2014 (nguồn: tạp chí Forbes)
Tên Giá trị tài sản ròng Nguồn tài sản
Bill Gates 76 tỷ USD Microsoft
Carlos Slim Helu 72 tỷ USD Viễn thông
Armancio Ortega 64 tỷ USD Bán lẻ
Warren Buffet 58.2 tỷ USD Berkshire Hathaway
Larry Ellison 48 tỷ USD Oracle
Charles Koch 40 tỷ USD Đa lĩnh vực
David Koch 40 tỷ USD Đa lĩnh vực
Sheldon Adelson 38 tỷ USD Sòng bạc
Christy Walton 36.7 tỷ USD Wal-Mart
Jim Walton 34.7 tỷ USD Wal-Mart
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 12
3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi, xã hội
- Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi, xã hội là hình thức phân phối nhằm nâng cao
mức sống về vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân
lao động.
- Hình thức phân phối này bản thân nó là một biện pháp làm giảm bất bình đẳng
nhưng trên thực tế do công tác quản lý và thực hiện yếu kém nên có nhiều nơi để
xảy ra hiện tượng sai trái trong công tác phân phối đến từng hộ gia đình.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 13
V. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN
TẠI TRONG NHỮNG MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP
1. Những thành tựu đạt được
- Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao trong những năm qua.
- Những chính sách chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục, y tế, công cộng ngày càng
được quan tâm hơn.
- Nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động được chú trọng hơn.
- Quan hệ phân phối thu nhập thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Tạo động lực cho người lao động sản xuất, làm việc ngày càng nhiều nhằm phục vụ
cho lợi ích bản thân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
2. Những khó khăn còn tồn tại
- Phân phối thu nhập chưa đồng đều giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những
người giàu thì càng giàu, người nghèo thì càng nghèo.
- Gây ra sự chênh lệch, bất hợp lí giữa các bộ phận, các ngành nghề, các vùng khác
nhau.
- Tình trạng tham ô, lãng phí vẫn còn khá phổ biến trong xã hội.
- Những chính sách hỗ trợ cho những người khó khăn vẫn còn chậm và nhiều hạn
chế.
- Nhiều dự án đầu tư của Chính phủ còn nhiều bất cập.
VI. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Bất bình đẳng và phát triển kinh tế
Vấn đề bất bình đẳng và giảm bớt bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của
mọi vấn đề phát triển. Và trên thực tế, nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của chính
sách kinh tế.
1.1. Bất bình đẳng là gì?
Bất bình đẳng là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối
với các cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 14
Bất bình đẳng thu nhập là có sự phân phối thu nhập tạo nên khoảng cách lớn
cho các thành viên trong xã hội.
1.2. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập
Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được các nhà kinh tế, các
nhà thống kê sử dụng nhiều trong các nghiên cứu và phân tích kinh tế là đường cong
Lorenz và hệ số GINI.
1.2.1. Đường cong Lorenz
- Đường Lorenz càng xa đường 45o, sự bất bình đẳng càng cao.
- Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm
của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
- Đường cong Lorenz biểu diễn tỷ trọng của thu nhập nhận được bời % tích lũy của
những người nhận.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN D12QT06
NHÓM 2 Page | 15
1.2.2. Hệ số GINI
- Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực
nghiệm.
- Dựa vào đường Lorenz có thể tính toán hệ số GINI.
- Hệ số GINI chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường
45o với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45o.
𝐻ệ 𝑠ố 𝐺𝐼𝑁𝐼 (𝐺) =
𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ (𝐴)
𝐷𝑖ệ𝑛