1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Trong tất cả các lĩnh vực đổi mới như xã hội,chính trị , văn hoá Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên và là vấn đề được đảng và nhà nước chú trọng nhất và đầu tư phát triển từng bước. Từ đó sẽ là nền tảng phát triển các lĩnh vực khác của xã hội . Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện.
Đổi mới ở Việt Nam tương tự quá trình cải tổ của các nước Đông âu, cải cách Khai Phóng ở Trung Quốc và đổi mới ở Lào .
Quan điểm đổi mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, đổi mới về kinh tế được Nhà Nước Việt Nam định nghĩa: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đôỉ mới nước ta đã không ít gặp những khó khăn và thách thức nhưng dần dần cũng đã vượt qua và đạt dược những thành tựu lớn. Từ đó đưa nước ta trở thàn một một nước có nền kinh tế phát triển, hội nhập thế giới, cạnh tranh với các cường quốc khác. Hiện nay còn niều vấn đề cơ bản, lý luận chưa đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn xây dựng đất nước.Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống quan điểm và nhận thức tương đối hoàn chỉnh và cụ thể về mục tiêu và định hướng về nền kinh tế nước ta.
Nghiên cứu về nền kinh tế giúp ta hiểu đươc nền kinh tế hiên nay của nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới nó là một vấn đè rất quan trọng đối với một sinh viên việt nam hiên nay để từ đó có thể nêu ra những nhu cầu của người dân hiên nay đồng thời cũng nêu ra những sai lệch mà đảng ta mắc phải.
2. Lịch sử, phương pháp nhiên cứu
Vấn đề kinh tế nóng bỏng của thế giới ngày nay không chỉ đựơc các nhà kinh tế học nhiên cúu mà còn được tấ cả mọi người quan tâm . Đồng thời đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của Đảng ta để tổng kết, đánh giá từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài viết này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Đọc sưu tầm tài liệu, từ đó nêu ra những nhận xét của mình
+ Phương pháp liên ngành kết hợp với các bô môn khoa học khác (Lịch sử đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh)
3. Giới hạn nghiên cứu
Kinh tế là một vấn đề rộng lớn , để tìm hiểu đi sâu vào nền kinh tế nước ta trên cơ sở tìm tài liệu em đi sâu vào nội dung của chính sách kinh tế mà đảng và nhà nước đã đề ra trong đại hội lần VI (12- 1986 ). Từ đó nêu ra nhận xét của mình về nền kinh tế của nước mình, thành tựu và kết quả đạt được. sau đó là hạn chế mà công cuộc đổi mới đã mắc phải, nó như một sự tất yếu mà công cuộc đổi mới hay cải cách mở cửa của các nước khác đều không thể tránh khỏi. Để làm rõ những chính sách của nhà nước ta em nêu một số chính sách, bài học để áp dụng hay tránh những khuyết điểm mà Trung Quốc đã mắc phải vào nước ta của công cuộc mở cửa – cải cách của Trung Quốc.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4349 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đường lối đổi mới nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng (1986-2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Trong tất cả các lĩnh vực đổi mới như xã hội,chính trị , văn hoá … Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên và là vấn đề được đảng và nhà nước chú trọng nhất và đầu tư phát triển từng bước. Từ đó sẽ là nền tảng phát triển các lĩnh vực khác của xã hội . Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện.
Đổi mới ở Việt Nam tương tự quá trình cải tổ của các nước Đông âu, cải cách Khai Phóng ở Trung Quốc và đổi mới ở Lào .
Quan điểm đổi mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, đổi mới về kinh tế được Nhà Nước Việt Nam định nghĩa: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đôỉ mới nước ta đã không ít gặp những khó khăn và thách thức nhưng dần dần cũng đã vượt qua và đạt dược những thành tựu lớn. Từ đó đưa nước ta trở thàn một một nước có nền kinh tế phát triển, hội nhập thế giới, cạnh tranh với các cường quốc khác. Hiện nay còn niều vấn đề cơ bản, lý luận chưa đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn xây dựng đất nước.Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống quan điểm và nhận thức tương đối hoàn chỉnh và cụ thể về mục tiêu và định hướng về nền kinh tế nước ta.
Nghiên cứu về nền kinh tế giúp ta hiểu đươc nền kinh tế hiên nay của nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới nó là một vấn đè rất quan trọng đối với một sinh viên việt nam hiên nay để từ đó có thể nêu ra những nhu cầu của người dân hiên nay đồng thời cũng nêu ra những sai lệch mà đảng ta mắc phải.
2. Lịch sử, phương pháp nhiên cứu
Vấn đề kinh tế nóng bỏng của thế giới ngày nay không chỉ đựơc các nhà kinh tế học nhiên cúu mà còn được tấ cả mọi người quan tâm . Đồng thời đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của Đảng ta để tổng kết, đánh giá từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài viết này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Đọc sưu tầm tài liệu, từ đó nêu ra những nhận xét của mình
+ Phương pháp liên ngành kết hợp với các bô môn khoa học khác (Lịch sử đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh)
3. Giới hạn nghiên cứu
Kinh tế là một vấn đề rộng lớn , để tìm hiểu đi sâu vào nền kinh tế nước ta trên cơ sở tìm tài liệu em đi sâu vào nội dung của chính sách kinh tế mà đảng và nhà nước đã đề ra trong đại hội lần VI (12- 1986 ). Từ đó nêu ra nhận xét của mình về nền kinh tế của nước mình, thành tựu và kết quả đạt được. sau đó là hạn chế mà công cuộc đổi mới đã mắc phải, nó như một sự tất yếu mà công cuộc đổi mới hay cải cách mở cửa của các nước khác đều không thể tránh khỏi. Để làm rõ những chính sách của nhà nước ta em nêu một số chính sách, bài học để áp dụng hay tránh những khuyết điểm mà Trung Quốc đã mắc phải vào nước ta của công cuộc mở cửa – cải cách của Trung Quốc.
PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA TƯ TƯỞNG ĐỔI MỚI
Kết hợp giữa cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch hoá tập trung là hết sức xa lạ với quan niện của những người theo chủ nghĩa marx cổ điển . Họ nhiều lần nhấn mạnh rằng cơ chế thị trường là cơ chế hoạt động kém , cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hoá có ý thức . Một trong những mục đích của việc xoá bỏ hệ thống sở hữu tư nhân chính là để chem dứt cách điều phối sản xuất thị trường một cách mù quáng và dọ dẫm , để thay thế nó bằng kế hoạch có ý thức.
Oscar lange đã phác hoạ một nền kinh tế mà các công ty sở hữu công cộng có thể tối đa hoá lợi nhuận của mình hoặc hoạt động theo công thức tối ưu hoá gần như thế . Cơ quan kế hoạch trung ương cố gắng thiết lập các giá cả cân bằng và làm trong sạch thị trường bằng cách mô phỏng cơ chế thị trường : Khi thấy dư cầu , nó tăng lên và khi thấy dư cung , nó giảm xuống . Ông khẳng định rằng một hệ thống như vậy có khả năng cân bằng giữa cung và cầu
Tuy nhiên , Fridrich von hayek đã bác bỏ tư tưởng trên của lange bằng lập luận : Vấn đề lớn thực sự của chủ nghĩa xã hội không phải là việc liệu nó có thiết lập được giá cả cân bằng hay không mà là vấn đề có những động cơ khuyến khích gì để thu thập và áp dụng nhanh chóng những thông tin nhất thiết là tản mạn , lẫn lộn ở nhiều chỗ khách nhau. Những thông tin tản mạn đó được Hayek gọi là tri thức riêng phần, những tri thức được sở hữu và chỉ được sử dụng tốt nhất bởi mỗi cá nhân.
Trong bài luận “Sử dụng tri thức trong xã hội ” (the use of Knowledge in Society) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945 , Hayek cho thấy rằng kế hoach hoá kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tự do hoá kinh tế bởi vì kế hoạch hoá không thể giải được bài toán của hệ thống giá cả là một hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp với kế hoạch cá nhân riêng rẽ. Chính vì thế, Hayek chủ trương rằng cần phải để nền kinh tế hoạt động tự do trên nguyên tắc của cơ chế thị trường .
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX quy định có sáu thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn còn giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson – Nobel kinh tế năm 1970 –với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay : thị trường và Nhà nước . Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn nhân lực xã hội để tối đa hoá lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế ..
- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước đổi mới , Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt . Sau đổi mới , quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu chung của loài người , không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội . Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế , vì theo quan điểm của chủ nghĩa marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới.
III. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ
Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế –xã hội nổ ra , lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc chỉnh giá-lương –tiền
- 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức thực hiện đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- 1 tháng 3năm 1987: Giải thể các trạm kiểm soát hàng hoá trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá.
- 5 tháng 4 năm 1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là khoản 10).
- 1989: Tung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn . Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định tiếp tục đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội .
- 1990: bắt đầu thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 5 năm 1990: háp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
- 1993 :Bình thường hoá quan hệ tài chính với các tổ chức
- 2000 : Luật Doanh nghiệp ra đời .
- 2001 : Ban hành luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
- 2002 : Tự do hoá lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng
- 2005 : Luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực
- 2006 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân
- 7/11/2006 : Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới .
IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA QÚA TRÌNH ĐỔI MỚI
1. Trước thời kỳ đổi mới nước ta đang trong tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế xã hội : Sản xuất đình đốn , lạm phát tăng vọt , đất nước bị bao vây về kinh tế , đời sống nhân dân hết sức khó khăn , lòng tin vào Đảng , sự lãnh đạo của Đảng bị giảm sút , những điểm sai lầm , nóng vội
Đổi mới trở thành đòi hỏi bức thiết của xã hội
2. Trên thế giới , chủ nghĩa xã hội hiện thực đang tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng với những tên gọi khác nhau : “ cải cách , mở cửa “ ở Trung Quốc , cải tổ ở Liên Xô . Điều đó đã tác động vào hoàn cảnh nước ta . Mặt khác , những tác động từ xu thế toàn cầu hoá, đòi hỏi dân tộc ta phải vươn lên mạnh mẽ để vượt qua những thách thức , tranh thủ thời cơ trong hội nhập quốc tế . Để giữ vững bản chất cao quý đáng tự hào của đảng ta , dân tộc ta , chế độ ta để hoà nhịp với những thay đổi của thời đại
Chúng ta phải đổi mới .
Công cuộc đổi mới của Trung Quốc
Trước thời kỳ đổi mới của nhà nước ta, Trung Quốc cũng tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa ( 1978 -1998) . Trung quốc đã bước vào thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa , sau hai mươi năm cải cách mở cửa , tốc độ tăng trưởng kinh tế của trung quốc đạt cao nhất thế giới , sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường , đời sống nhân dân được cải thiện , vị thế quốc tế được nâng cao . Từ 1978 đến nay thực hiện cải cách mở cửa Trung Quốc đã chuyển sang một bước ngoặt lịch sử từ một quốc gia khép kín nửa đóng nửa mở trì trệ , bần cùng và lạc hậu trở thành một quốc gia ổn định , phồn vinh .
Cũng như Việt Nam Trung Quốc cũng tiến hành cuộc cải cách của mình theo phương hướng :
+ Cải cách toàn diện song phải coi cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm .
+ Lựa chọn thể chế kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hoá truyền thống .
+ Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách trong nước và mở cửa ra thế giới
Đây cũng là bài học được rút ra qua công cuộc cải cách , mở cửa của Trung Quốc. Nó không chỉ có giá trị tham khảo bổ ích cho các quốc gia đang có hướng phát tỉiển tương tự đặc biệt là nước ta trong tình hình nề kinh tế đang bị khủng hoảng cần có bước đi đúng đắn đẻ dưa đất nước đúng lên.
V. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ
1. BỐ TRÍ LẠI CƠ CẤU SẢN XUẤT , ĐIỀU CHỈNH LỚN CƠ CẤU ĐẦU TƯ
Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 , phải thật sự tập trung sức người , sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm ,hàng xuất khẩu, để đén khi kết thúc chặng đường đầu tiên đạt được kết quả như sau:
- Về lương thực , thực phẩm : Bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ . Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm . Mức tiêu dùng lương thực , thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động .hàng tiêu dùng : sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu .
- Về hàng tiêu dùng : sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu .
- Về hàng xuất khẩu : tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ; đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư , máy móc , phụ tùng và những hàng hoá cần thiết .
Các chương trình mục tiêu trên cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên đã được Đại hội lần thứ V của Đảng xác định .
Yêu cầu cấp bách về lương thực , thực phẩm , về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng , về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp . Phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn , nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ suất hàng hoá nông sản . Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật , về vật tư , về lao động kỹ thuật ; những nguồn vốn đầu tư ấy phải được sử dụng có hiệu quả . Đầu tư cho nông nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chê biến , vận chuyển , bảo quản để có nhiều sản phẩm cuối cùng . Mở rộng và hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ lợi ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật , đặc biệt là công nghệ sinh học , đưa vào sử dụng phổ biến và ổn định các loại giống mới ; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu và phân bón , thuốc trừ sâu thuốc thú y ; tăng thêm sức kéo, đảm bảo đủ công cụ thường và công cụ cải tiến , thực hiện từng bước và có trọng điểm việc cơ giới hoá ; hạ thấp mức hư hao nông sản trong các khâu thu hoạch , bảo quản , vận chuyển , chế biến ;chủ động phòng , chống lụt bão .
Phương châm phát triển nông nghiệp là kết hơp chuyên môn háo với phát triển toàn diện , cân đối giữa trồng trọt và chân nuôi , lúa và màu , cây lương thực và cây công nghiêp.Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày ; việc mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày phải chú trọng chất lượng , thâm canh ngay từ đầu . Phát triển nông nghiệp phải lấy thâm canh , tăng vụ là chính , đồng thời mở rộng diện tích một cách vững chắc và có hiệu quả . Sửa đổi , bổ sung các chính sách về đất ruộng và các loại đất khác để quản lý , sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất .
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng , tăng thêm vốn rừng , phát triển có trọng điểm việc trồng rừng tập trung chuyên canh , đẩy nhanh nhịp độ phủ xanh đất trống , đồi trọc theo phương thức nông –lâm kết hợp ; ngăn chặn nạn phá rừng , cháy rừng ; phát triển rộng khắp phong trào trồng cây, chú ý cả cây lấy gỗ , cây làm nguyên liệu và làm củi . Tiến hành tích cực việc định canh , định cư , giao đất , giao rừng cho các đơn vị tập thể và nhân dân sử dụng lâu dàiđể làm chủ đất rừng như làm chủ đất ruộng . Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp lâm-nông-công nghiệp ; khai thác , bảo quản , chế biến , sử dụng gỗ và các loại lâm sản khác với hiệu quả kinh tế ngày càng cao .
Hải sản và thuỷ sản nước ngọt , nước lợ là một nguồn lợi lớn . Coi trọng cả đánh bắt và nuôi trồng , đi đôi với việc giải quyết chế biến vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh hàng xuất khẩu . Tăng đầu tư và bổ sung chính sách nhằm tận dụng mọi diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản. Những diện tích mà các cơ sở quốc doanh và tập thể quản lý không sử dụng hết, thì giao cho nhân dân mượn hoặc nhận khoán để mở rộng sản xuất.
Công nghiệp nhẹ và tiểu công nghiệp , thủ công nghiệp đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loai hàng thông thường , đảm bảo nhu cầu chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăng nhanh việc làm hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác, đồng thời mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của nước tiêu dùng . Khai thác triệt để mọi nguồn nguyên liệu ; tận dụng các loại phế liệu ; tranh thủ nguồn nguyên liệu gia công của nước ngoài .
Phát triển công nghiệp nhẹ trước hết dựa vào việc tổ chức lại sản xuất , đầu tư chiều sâu và đầu tư đồng bộ để tận dụng công suất thiết bị của các cơ sở hiện có; coi trọng các cơ sở có năng lực và hiệu suất chế biến cao . Sử dụng hợp lý khả năng sản xuất hàng tiêu dùng của các xí nghiệp quốc phòng . Có chính sách đúng đắn huy động rộng rãi nguồn vốn và kỹ thuật của nhân dân , kể cả của Việt kiều , để phát triển các cơ sở làm ra nguyên liệu và cơ sở chế biến dưới nhiều hình thức . Phát triển và củng cố các cơ sở kinh tế quốc doanh trong những khâu chi phối quá trình sản xuất và lưu thông.
Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng phải gắn chặt với thị trường , nắm chắc nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng . Các tổ chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa vươn lên làm đúng vai trò đại diện cho người tiêu dùng đặt hàng và đặt hàng với cơ sở sản xuất . áp dụng hình thức đấu thầu để ưu tiên đặt hàng và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở làm ra sản phẩm tốt , giá rẻ , không phân biệt đó là cơ sở quốc doanh hay tập thể. Các cơ sở làm ăn kém cỏi mà không vươn lên được, thì phải thay đổi phương hướng sản xuất, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể.
Phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng
Công nghiệp nặng phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đường tiếp theo. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng lượng (điện, than, dầu khí). Ngành công nghiệp cơ khí của tất cả các bộ và các địa phương phải được sắp xếp lại, đồng bộ hoá, chuyên môn hoá, từng bước đổi mới thiết bị. Trong công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, chú ý đế nguyên liệu khoáng sản và các nguyên liệu khác để sản xuất phân bón , thuôc trừ sâu, thuốc thú y; sử dụng hết năng lực hiện có và phát triển thêm một số cơ sở nhỏ về vật liệu xây dựng, hoá chất, kim loại. Sản phẩm nào mà công nghiệp nặng nhất thiết phải tạo ra trong nước để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, thì cố gắng làm với quy mô và kỹ thuật thích hợp. Những sản phẩm nào trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ, thì thông qua xuất khẩu để nhập khẩu . Nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ phải tạo sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của mình và đóng góp ngoại tệ cho nhà nước. Không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả để phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ .
Kết cấu hạ tầng, chú trọng phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc: bảo dưỡng , nâng cấp, đồng bộ hoá và chấn chỉnh tổ chức quản lý để sử dụng có hiệu quả những cái đã có, chọn lọc xây dựng thêm những cơ sở cần thiết bảo đảm cho sản xuất, lưu thông hàng hoá, phục vụ đời sống nhân dân và chuẩn bị cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá . Ưu tiên phát triển giao thông vận tải đường thuỷ , tăng tỷ trọng vận tải đường sắt, sắp xếp hợp lý vận tải đường bộ , phát triển vận tải đường không . Động viên các tổ chức kinh tế tập thể và nhân dân góp sức , góp vốn mở mang đường giao thông nông thôn , miền núi , phát triển các phương tiện vận tải , nhất là phương tiện vận tải, nhất là phương tiện thô sơ, miền núi , phát triển các phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải, nhất là phương tiện thô sơ , , miền núi, phát triển các phương tiện vận tải , nhất là phương tiện vận tải , nhất là phương tiện thô sơ , miền núi , phát triển các phương tiện vận tải , nhất là phương tiện vận tải , nhất là phương tiện thô sơ , , miền núi , phát triển các phương tiện vận tải , nhất là phương tiện vận tải , nhất là phương tiện thô sơ , nửa cơ giới . Khắc phục sự ách tắc trong vận tải hàng hoá , cái thiện một bước đi lại của nhân dân . Nâng cao năng lực , chất lượng phục vụ và giảm nhẹ tình trạng lạc hậu và thông tin liên lạc , hiện đại hoá những khâu có điều kiện .
Đi đôi với việc tăng thêm nguồn điện , cần xây dựng cân đối mạng lưới dẫn điện . Các thành phố và thị xã phải xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp nước , thoát nước và hệ thống cống rãnh .
Phát triển rộng rãi các loại hoạt động dịch vụ : kỹ thuật , phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
Theo phương hướng nêu trên , ba chương trình mục tiêu về lương thực –thực phẩm , hàng tiêu dùng , hàng xuất khẩu phải được xây dựng khẩn trương để triển khai thực hiện trong kế hoạch 1986-1990 như nhiệm vụ trung tâm về kinh tế – xã hội của tất cả các ngành và các cấp .
Các chương trình này phải thực hiện , bảo đảm cân đối giữa mục tiêu , phương tiện , biện pháp , chính sách . Đối với mỗi loại sản phẩm , phải tính đến tất cả các yếu tố của chu trình tái sản xuất , từ điều kiện sản xuất đến chế biến , bảo quản , vận chuyển và tiêu thụ , phải giải quyết đồng bộ cả về kỹ thuật , tổ chức sản xuất và chính sách kinh tế