Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay và là chủ đề nóng bỏng trong 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện đại, kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng chưa từng thấy trên mọi lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Trung Quốc là nước láng giếng lâu đời của Việt Nam, có vai trò là một nước lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng về kinh tế chính trị, văn hoá xã hội rất lớn. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, phát triển với tốc độ nhanh chóng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới. Do đó, việc bình thường hoá và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị của nước ta với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay mang nhiều ý nghĩa to lớn mà từ đó ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể tích cực phát triển hơn nữa.
Để có thể phát triển được quan hệ tốt đẹp, giải quyết được những mâu thuẫn và vấn đề còn tồn tại thì biện pháp hiệu quả nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta với Trung Quốc để từ đó có thể thực hiện, triển khai một cách hiệu quả theo định hướng. Tiểu luận này được viết không nằm ngoài mục địch đó, qua việc nghiên cứu đối tượng là việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại, hi vọng sẽ có những đóng góp thiết thực để cung cấp một cái nhìn toàn diện những thành tựu và vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Nguồn tài liệu được sử dụng là nguồn tài liệu chính thống, phù hợp với quan điểm được hai nhà nước chấp thuận, tuỵêt đối không sử dụng những tài liệu không chính thống, mang tính chống phá, xuyên tạc gây mất đoàn kết và làm xấu đi mối quan hệ hữu nghị đó.
Tiểu luận có 3 phần chính, theo trình tự từ bối cảnh khách quan dẫn đến hoạch định chính sách; từ việc hoạch định chính sách dẫn tới việc triển khai; và cuối cùng là từ khâu triển khai phản hồi lại những vấn đề và tồn tại trong quan hệ ngoại giao hai nước. Qua đó, ta sẽ có thể hiều và nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, tuần tự toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Đảng và nhà nước.
Do thời gian cũng như sự hạn chế về tri thức cũng như nguồn tài liệu, tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý độc giả thông cảm và góp ý.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao của nước ta với Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1: Đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao với Trung Quốc.
I/ Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, khu vực.
II/ Đường lối và Chính sách đối ngoại của ta với Trung Quốc.
Phần 2: Triển khai chính sách.
I/ Giải quyết vấn đề biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và biển, đảo.
II/ Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác mọi mặt.
Phần 3: Những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước và kiến nghị giải pháp.
I/ Những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước.
II/ Kiến nghị giải pháp
Kết luậnLời nói đầu
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay và là chủ đề nóng bỏng trong 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện đại, kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng chưa từng thấy trên mọi lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Trung Quốc là nước láng giếng lâu đời của Việt Nam, có vai trò là một nước lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng về kinh tế chính trị, văn hoá xã hội rất lớn. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, phát triển với tốc độ nhanh chóng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới. Do đó, việc bình thường hoá và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị của nước ta với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay mang nhiều ý nghĩa to lớn mà từ đó ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể tích cực phát triển hơn nữa.
Để có thể phát triển được quan hệ tốt đẹp, giải quyết được những mâu thuẫn và vấn đề còn tồn tại thì biện pháp hiệu quả nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta với Trung Quốc để từ đó có thể thực hiện, triển khai một cách hiệu quả theo định hướng. Tiểu luận này được viết không nằm ngoài mục địch đó, qua việc nghiên cứu đối tượng là việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại, hi vọng sẽ có những đóng góp thiết thực để cung cấp một cái nhìn toàn diện những thành tựu và vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Nguồn tài liệu được sử dụng là nguồn tài liệu chính thống, phù hợp với quan điểm được hai nhà nước chấp thuận, tuỵêt đối không sử dụng những tài liệu không chính thống, mang tính chống phá, xuyên tạc gây mất đoàn kết và làm xấu đi mối quan hệ hữu nghị đó.
Tiểu luận có 3 phần chính, theo trình tự từ bối cảnh khách quan dẫn đến hoạch định chính sách; từ việc hoạch định chính sách dẫn tới việc triển khai; và cuối cùng là từ khâu triển khai phản hồi lại những vấn đề và tồn tại trong quan hệ ngoại giao hai nước. Qua đó, ta sẽ có thể hiều và nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, tuần tự toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Đảng và nhà nước.
Do thời gian cũng như sự hạn chế về tri thức cũng như nguồn tài liệu, tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý độc giả thông cảm và góp ý.
Phần 1:
Đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta với Trung Quốc.
I/ Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, khu vực.
Năm 1991 đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, cục diện thế giới thay đổi một cách mau lẹ và sâu sắc: Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, phá vỡ thế cân bằng trên toàn cầu đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại phải đương đầu với sự chống phá ác liệt từ nhiều phía của các thế lực thù địch quốc tế.
Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão đang cuốn hút tất cả các nước, ảnh hưởng lớn tới nhịp phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Hầu hết các nước chuyển sang cơ chế thị trường và đang hình thành một thị trường toàn thế giới. Không một nước nào có thể tự cô lập mình với thế giời bên ngoài mà buộc phải mở cửa thì mới có thể phát triển được. Mạng lưới thông tin quốc tế bùng nổ và chỉ trong nháy mắt lan toả khắp thế giới. Quá trình quốc tế hoá sản xuất vật chất và đời sống xã hội cùng với sự giao lưu quốc tế đang được thúc đẩy hết sức mạnh mẽ… Điều này chính là cơ hội thuận lợi cho các nước biết cách xử thế và làm ăn để phát triển, nhưng cũng là sự thách thức to lớn với những nước chậm phát triển, có nguy cơ bị tụt hậu rất xa so với sự phát triển chung của thế giới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình chính trị đất nước vẫn khá ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực; đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Mặc dù vậy, nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sóng của nhân dân vẫn còn khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội và vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận.
Vấn đề khu vực lúc bấy giờ của nước ta là những nỗ lực để kết thúc đàm phán tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Bên cạnh đó là nỗ lực xúc tiến quá trình bình thường hoá với Trung Quốc của nước ta, kết thúc hơn một thập kỷ đối đầu giữa hai nước; cuối cùng là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự hợp tác, phát triển kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á, với tổ chứ ASEAN, mở ra một chương mới cho sự hợp tác cùng phát triển của khu vực.
II/ Đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta với Trung Quốc.
Trước tình hình trong nước, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp, "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương(khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII", ngày 27-6-1991 đã xác định: “Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng lợi ích của nhân dân ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
…Cần nhạy bén nhận thức được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp. Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…
…Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam á và châu á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Mở rộng sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước Bắc âu, Tây âu, Nhật Bản và các nước phát triển khác. Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ.”
Qua đó, ta thấy được sự đúng đắn trong việc điều chỉnh đường lối đối ngoại của Đảng ta, thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, với phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của nhân dân và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, ổn định và phát triển.
Với đường lối đối ngoại rộng mở và liên tục được hoàn thiện qua các kỳ đại hội, Đảng ta và bộ phận phụ trách công việc đối ngoại của đất nước đã có những chính sách thích hợp trong quan hệ của từng quốc gia, đặc biệt là những nước làng giềng và khu vực:
“Không ngừng củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia anh em. Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Phấn đấu góp phần sớm đạt được một giải pháp chính trị toàn bộ về vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc.”
Đặc biệt là chính sách đối ngoại với Trung Quốc:
“Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt - Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng hoà bình.”
Trước hết ta đã xác định Trung Quốc cần gì? Trung Quốc phấn đấu thành nước giàu mạnh nhất thế giới. Do đó, vấn đề duy trì và củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho chính sách cải cách và mở cửa được đặt lên hàng đầu trong quan hệ đối ngoại. Vì thế, việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tháng 10/1991 có ý nghĩa lớn lao trong quan hệ giữa hai quốc gia, phù hợp với những lợi ích của nhân dân hai nước và xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong quan hệ với Trung Quốc, ta cần phải giữ vững lập trường 4 nguyên tắc: Độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 4 nguyên tắc này sẽ thúc đẩy mối quan hệ của hai nước phát triển theo hướng tích cực, tránh được những va chạm nảy sinh trong quá trình giải quyết những vấn đề mâu thuẫn.
Qua việc hoạch định chính sách đối ngoại với Trung Quốc, Việt Nam một lần nữa khẳng định quan hệ giữa hai nước là một mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, mang nhiều ý nghĩa lớn lao giữa hai Đảng, hai nhà nước và với nhân dân hai nước. Tình đoàn kết hợp tác ấy cần được vun đắp thường xuyên bằng nhiều hành động cụ thể, thiết thực và phải luôn tuân thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra để cùng nhau phát triển, cùng có lợi.
Phần 2:
Triển khai chính sách.
Như đã trình bày ở trên, việc triển khai chính sách đối ngoại của ta với Trung Quốc có thể chia ra làm hai phần: một phần là giải quyết những vấn đề tranh chấp, cụ thể ở đây là vấn đề biên giới; phần còn lại là việc mở rộng sự hợp tác Việt – Trung trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.
I/ Giải quyết vấn đề biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và biển, đảo
Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, 2 nước Việt Nam Trung Quốc đã có nhiều lần đàm phán nhằm giải quyết vấn đề biên giới 2 nước có 3 vấn đề trọng tâm như sau :
1/ Việc phân định biên giới trên bộ.
Vấn đề phân định biên giới và cắm mốc trên đất liền:
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc; được hoạch định và phân giới, cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 26/06/1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20/06/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Địa hình dọc đường biên giới chủ yếu là đồi núi cao và sông suối, trong đó có gần 400km đường biên giới đi theo sông suối.
Trong hơn 100 năm qua kể từ khi các Công ước Pháp – Thanh được ký kết, đường biên giới giữa hai nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết và do biến động về chính trị - xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ hai nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới 1979. Từ nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, tình hình tranh chấp căng thẳng ở các khu vực biên giới diễn ra khá phổ biến.Việc phân định qua công ước Pháp-Thanh đã thực hiện cách đây hơn 100 năm nên không tránh khỏi nhiều sai sót do nhiều cột mốc đã bị phá hủy hoặc bị xê dịch,sự xâm canh xâm cư,địa hình bị xói mòn do thời gian hơn nữa các cột mốc trên không được xác định bằng phương pháp tọa độ.Trước tình hình đó với nhu cầu xác định rõ ràng đường biên giới tránh sự tranh chấp ảnh hưởng tới quan hệ 2 nước.Ngay sau 11/1991,2 nước đã đàm phán ký kết hiệp ước mới thay cho hiệp ước Pháp-Thanh sau đó tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa.
Hiệp ước 1999: Cơ sở pháp lý của công tác phân giới, cắm mốc
Ngay sau khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng. Ngày 02/11/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử được hoạch định trong các Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, hai Bên thông qua đàm phán giải quyết mọi tranh chấp. Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam. Với mục tiêu xác lập đường biên giới rõ ràng giữa hai nước, từ năm 1974 đến 1979, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 03 lần đàm phán về biên giới lãnh thổ, nhưng không đạt được kết quả do hai bên có lập trường, quan điểm khác xa nhau.
Sau khi bình thường hóa quan hệ, từ tháng 10/1992, hai Bên tiến hành đàm phán lần thứ tư về biên giới lãnh thổ. Sau 01 năm đàm phán, tháng 10/1993, hai Bên đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc, theo đó hai Bên đồng ý lấy các Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 và các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; các khu dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư; đối với những đoạn biên giới sông, suối thì giải quyết theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Hai Bên đã căn cứ vào các nguyên tắc trên để đàm phán xác định đường biên giới. Kết quả là trong tổng chiều dài khoảng 1.400 km thì nhận thức của hai bên trùng nhau gần 950km (chiếm 69% tổng chiều dài đường biên); hai bên có nhận thức khác nhau ở 289 khu vực với tổng chiều dài khoảng 450km (chiếm 31%) với diện tích khoảng 232km2.
Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, thay mặt Nhà nước hai nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, đặt nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài giữa hai nước.
Hiệp ước 1999 đã ghi nhận toàn bộ hướng đi của đường biên giới từ Tây sang Đông và kết quả giải quyết 289 khu vực có nhận thức khác nhau. Theo đó: khoảng 114,9 km2 thuộc Việt Nam; khoảng 117,2km2 thuộc Trung Quốc. Chỉ còn bốn (04) khu vực hai Bên chưa giải quyết được (ba khu vực ở Cao Bằng, trong đó có khu vực thác Bản Giốc) và khu vực cửa sông Bắc Luân (bản đồ đính kèm Hiệp ước chỉ thể hiện nét đứt). Hai Bên thoả thuận sẽ giải quyết các khu vực này trong quá trình phân giới, cắm mốc.
Hiệp ước 1999 là sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đặc biệt, Hiệp ước 1999 là cơ sở pháp lý cho việc phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực địa, hai Bên cần tiến hành phân giới, cắm mốc, chuyển đường biên giới từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa, cùng nhau xác định, đánh dấu rõ ràng từng vị trí cột mốc, vạch ra đường biên giới chính xác trên thực địa.
Quá trình phân giới cắm mốc
Ngay sau khi ký hiệp định về biên giới đất liền Việt-Trung,2 bên đã thành lập uỷ ban Liên hiệp về phân giới cắm mốc,chia biên giới Việt-Trung làm 12 đoạn mỗi đoạn giao cho 1nhóm Liên hợp tiến hành phân định và cắm mốc.
Từ năm 2000 và 2002, hai Bên đã thoả thuận được 12 văn bản pháp lý kỹ thuật làm cơ sở cho công tác phân giới, cắm mốc. Tháng 12/2001, hai Bên tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng. Từ tháng 10/2002, hai Bên đồng loạt triển khai phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Trong 2 năm 2002 và 2003, hai bên thoả thuận tiến hành công tác phân giới, cắm mốc theo hình thức “cuốn chiếu” từ Tây sang Đông, tức là làm đến đâu dứt điểm đến đó. Trong giai đoạn này, do hai Bên còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai nên công tác phân giới, cắm mốc tiển triển rất chậm, hai Bên chỉ cắm được 89 cột mốc.
Từ năm 2004 - 2006, hai Bên thỏa thuận triển khai công tác phân giới, cắm mốc theo phương châm “dễ trước, khó sau”. Nhờ đó, công tác phân giới, cắm mốc có tiến triển nhanh hơn. Hết năm 2006, hai Bên đã xác định được gần 70% vị trí mốc giới. Tuy nhiên, sang đầu năm 2007 tốc độ phân giới, cắm mốc chậm lại do các khu vực tồn đọng đều là các khu vực nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời, đã qua nhiều vòng đàm phán nhưng chưa giải quyết được.
Trước tình hình đó, hai Bên đã đưa ra nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc, thỏa thuận giải quyết các vấn đề còn tồn đọng theo phương thức “cả gói”, trên cơ sở các nguyên tắc:
1. Căn cứ pháp lý Hiệp ước năm 1999 và bản đồ đính kèm.
2. Giải quyết tất cả các khu vực trong “gói” theo cùng một tiêu chí.
3. Công bằng, hợp tình, hợp lý; cân bằng về lợi ích, hai Bên đều chấp nhận được.
4. Biên giới đi qua tất cả mốc cũ và các dấu tích lịch sử.
5. Giảm thiểu tối đa tác động đến đời sống dân cư.
Trong quá trình giải quyết cụ thể, hai Bên đã nhất trí chia các khu vực tồn đọng thành nhiều “gói”, mỗi “gói” giải quyết theo một số tiêu chí nhất định. Hai Bên đặc biệt quan tâm đến các gói: “cửa khẩu”, “mốc cũ Pháp - Thanh” và gói “thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân”.
Suốt 8 năm qua, hai Bên đã cùng nhau cố gắng giải quyết các vấn đề trên thực địa và trong đàm phán trên tinh thần thông cảm và chiếu cố đến mối quan tâm của nhau nhằm tìm ra một giải pháp công bằng, phù hợp với lời văn và tinh thần của Hiệp ước 1999. Hai Bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn Đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ; 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc. Riêng trong năm 2008, hai Bên đã tiến hành 06 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn Đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ, 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất kéo dài 23 ngày, phiên họp dài nhất kéo dài liên tục hơn 30 giờ liền.
Đến ngày 31/12/2008, hai Bên đã giải quyết dứt điểm toàn bộ các vấn đề còn tồn tại, hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đúng thời hạn như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận.
Hai Bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km, trong đó có gần 400km đường biên giới đi theo sông, suối; cắm 1.991 cột mốc (trong đó có 1.548 cột mốc chính; 443 cột mốc phụ). Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dầy đặc và rõ ràng, được xác định theo phương pháp hiện đại, đảm bảo tính trung thực và bền vững lâu dài.
2/ Vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ.
Trong các vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ giữa ta và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ là xác định đường biên giới trên đất liền ; phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông (mà thực chất là vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta). Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần