Đề tài Đương sự – chủ thể của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự có ba đặc điểm cơ bản: - Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết. Khởi đầu là việc chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của mình thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có) và kết thúc khi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trị bắt buộc thi hành. - Bản chất của chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ. Hai yếu tố cấu thành vụ án dân sự là yếu tố chủ quan (đương sự) và yếu tố khách quan (bao gồm đối tượng – mục đích khởi kiện và nguyên nhân – cách thức bảo vệ quyền của các chủ thể trước tòa án). Hoạt động chứng minh được xếp vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án. Điều này có nghĩa là yếu tố cấu thành vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đi tìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Hay nói cách khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chứng cứ để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án. Là một yếu tố quan trọng nên khái niệm chứng cứ được luật tố tụng dân sự của nhiều nước đề cập đến. Cá biệt còn có một số nước xây dựng luật về chứng cứ thể hiện sự quan trọng của vấn đề này. Luật tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: “Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được tòa án công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó tòa án được thuyết phục là một tình tiết có tồn tại hay không?” hoặc theo điều 401 Luật chứng cứ của Mỹ định nghĩa “Chứng cứ là những gì mà hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự thực nào mà bản thân sự hàm chứa đó ảnh hưởng tới việc xác định được một hành động hơn hoặc kém hơn”. Trong Luật TTDS 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đương sự – chủ thể của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯƠNG SỰ – CHỦ THỂ ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Posted on 04/09/2009 by Civillawinfor QUÁCH MẠNH QUYẾT – LỚP DÂN SỰ B  KHÓA 31 CHÍNH QUI, ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình gồm hoạt động của tòa án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình và phán quyết của tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật. Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự có ba đặc điểm cơ bản: - Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết. Khởi đầu là việc chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của mình thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có)… và kết thúc khi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trị bắt buộc thi hành. - Bản chất của chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ. Hai yếu tố cấu thành vụ án dân sự là yếu tố chủ quan (đương sự) và yếu tố khách quan (bao gồm đối tượng – mục đích khởi kiện và nguyên nhân – cách thức bảo vệ quyền của các chủ thể trước tòa án). Hoạt động chứng minh được xếp vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án. Điều này có nghĩa là yếu tố cấu thành vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đi tìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Hay nói cách khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chứng cứ để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án. Là một yếu tố quan trọng nên khái niệm chứng cứ được luật tố tụng dân sự của nhiều nước đề cập đến. Cá biệt còn có một số nước xây dựng luật về chứng cứ thể hiện sự quan trọng của vấn đề này. Luật tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: “Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được tòa án công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó tòa án được thuyết phục là một tình tiết có tồn tại hay không?” hoặc theo điều 401 Luật chứng cứ của Mỹ định nghĩa “Chứng cứ là những gì mà hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự thực nào mà bản thân sự hàm chứa đó ảnh hưởng tới việc xác định được một hành động hơn hoặc kém hơn”. Trong Luật TTDS 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”. Quá trình chứng minh không có gì khác ngoài việc sử dụng chứng cứ đúng đắn (thỏa mãn ba yêu cầu về tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp) bao gồm bốn giai đoạn khác nhau là cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, chỉ có giai đoạn trước mới có giai đoạn sau, và giai đoạn sau sẽ là cơ sở để đánh giá tính đúng đắn và triệt để của giai đoạn trước. Phải có hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ thì mới phát sinh hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và kết quả của họat động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ sẽ phát sinh những nhận thức từ vụ án dân sự, nhận thức này có đúng đắn, khách quan và toàn diện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp, thu thập chứng cứ có đầy đủ và đúng hay không. Bốn giai đoạn này kéo dài, nối tiếp và đan xen nhau, không thể tách bạch cơ học từ thời điểm nào đến thời điểm nào là giai đoạn cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay đánh giá chứng cứ. Nhưng có thể nhận thấy rằng những giai đoạn này kéo dài suyên suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự, nó chỉ kết thúc khi tòa án ra phán quyết. Mặc dù có thể tòa án cấp dưới đã ra quyết định giải quyết vụ án nhưng bản án này lại được giải quyết tiếp theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì lại phát sinh hoạt động chứng minh mới độc lập với hoạt động chứng minh trước đây. - Chủ thể của hoạt động chứng minh rất đa dạng Như đã phân tích ở trên, chứng minh là làm cho rõ là đúng, là có thật. Trong một vụ án cụ thể có rất nhiều ý kiến cần phải được chứng minh là đúng, là có thật đồng nghĩa với việc chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh là đa dạng. Nguyên đơn chứng minh cho yêu cầu của mình, bị đơn chứng minh cho bác yêu cầu, yêu cầu phản tố (nếu có) tòa án chứng minh cho phán quyết của mình, Viện kiểm sát chứng minh cho kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của mình… Ngoài ra, khi đương sự không đủ khả năng tham gia tố tụng hoặc không hiểu biết về pháp luật, không có kinh nghiệm tố tụng họ có thể nhờ người khác thay mình tham gia tố tụng từ đó phát sinh ra các chủ thể khác tham gia tố tụng như người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự… họ có quyền và nghĩa vụ không giống nhau xuất phát từ vị trí tố tụng cũng như thỏa thuận giữa họ và đương sự nhưng đây cũng là những chủ thể của họat động chứng minh. 1. Đương sự – người phát động và giới hạn hoạt động chứng minh Chứng minh là một quá trình nhận thức kéo dài suyên suốt vụ án với bốn giai đoạn kế tiếp nhau liên tục là thu thập, cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau củng cố và đánh giá giai đoạn trước. Tính liên tục của bốn giai đoạn được khởi động bằng việc nguyên đơn nộp đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện chính là biểu hiện rõ nét nhất của quyền đi kiện (tố quyền) của cá nhân, cơ quan tổ chức. Khi pháp luật thừa nhận cho một chủ thể những quyền năng nhất định cũng đồng thời phải đảm bảo cho quyền năng ấy được thực hiện thông qua một thủ tục tố tụng và nguyên đơn phải cụ thể hóa quyền đó bằng một đơn khởi kiện để yêu cầu bảo vệ, đây chính là “gạch nối” giữa luật nội dung và luật hình thức. Khi được thụ lý, đơn khởi kiện sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong BLTTDS buộc nguyên đơn không thể tự xử để bảo vệ quyền lợi của mình, buộc bị đơn dù không muốn cũng bị xét xử đồng thời với đó ràng buộc tòa án có thẩm quyền phải giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. Trong quá trình chứng minh nói chung lại diễn ra nhiều quá trình chứng minh nhỏ như chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn, bác yêu cầu của bị đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người thứ ba… nhưng có một điểm chung là tất cả các yêu cầu đó đều bắt đầu phát sinh từ đương sự hay đương sự là người bắt đầu hoạt động chứng minh. Theo nguyên tắc chung, khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì nội dung của đơn kiện chỉ coi là hợp lệ khi có “tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp” (điểm i khoản 2 Điều 164 BLTTDS), nếu không đáp ứng điều kiện này thì đơn khởi kiện sẽ không được tòa án chấp nhận và tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện theo căn cứ tại Điều 169 BLTTDS. Như thế, hoạt động chứng minh đã được bắt đầu và hoạt động chứng minh này được thực hiện bởi nguyên đơn. Khi bị đơn, người thứ ba có yêu cầu thì cũng phải chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp theo nguyên tắc tại điều 79 BLTTDS: “1. Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứnh minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. 2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.” Bản chất của quá trình tố tụng là giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa hai bên nguyên – bị, lợi ích của một bên sẽ đồng thời là nghĩa vụ của bên kia. Vì thế cần thiết phải có một bên thứ ba trung lập, khách quan đứng ra giải quyết và điều hòa lợi ích giữa các bên – trọng trách này được giao cho nhà nước và thể hiện cụ thể là tòa án có thẩm quyền với quyền lực cưỡng chế cũng như tính trung lập sẽ đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên, duy trì trật tự và ổn định của xã hội. Tuy vậy, trách nhiệm của tòa án cũng chỉ được thực hiện khi đương sự có yêu cầu, điều này thể hiện rõ nét nhất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án nhận thức của tòa án cũng dựa trên hoạt động chứng minh của đương sự. Là người đưa ra yêu cầu, phát động tranh chấp nên thông thường đương sự là người bắt đầu của hoạt động chứng minh và cũng chính từ yêu cầu của đương sự sẽ giới hạn hoạt động chứng minh không chỉ của đương sự mà còn của tòa án và những chủ thể khác của hoạt động chứng minh. Ví dụ khi nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Nguyên đơn phải chứng minh mình có căn cứ cho yêu cầu hủy hợp đồng. Nếu bị đơn không đồng ý, họ sẽ phải chứng minh điều ngược lại. Tòa án cũng chỉ cần kiểm tra hợp đồng đã được xác lập là có hiệu lực pháp luật hay không? Hoạt động chứng minh trong vụ án này sẽ bắt đầu khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và được tòa án thụ lý. Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn sẽ thực hiện họat động chứng minh thông qua việc cung cấp những chứng cứ như hợp đồng vô hiệu, bị đơn vi phạm nghĩa vụ đã cam kết… Toàn bộ quá trình chứng minh sẽ xoay quanh hợp đồng mua bán nhà giữa hai bên nguyên – bị. Mặc dù bị đơn có thể có yêu cầu phản tố như yêu cầu bồi thường thiệt hại… nhưng nó cũng có liên quan mật thiết với việc chứng minh hợp đồng trên có hay không hiệu lực pháp luật. 2. Đương sự – chủ thể chứng minh chủ yếu Khi nguyên đơn sử dụng quyền đi kiện (hành xử tố quyền) của mình thì cũng là lúc vụ án được phát động kéo theo đó là rất nhiều các chủ thể khác nhau bao gồm hai loại chính là người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Mỗi người một chức năng, nhiệm vụ khác nhau và trong đó, hầu hết đều liên quan đến hoạt động chứng minh nhưng hoạt động chứng minh của đương sự là chủ yếu bởi một số điểm như sau: 2.1. Đương sự là người thực hiện hầu hết công việc thu thập và cung cấp chứng cứ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự là một nghĩa vụ có tính lịch sử. Kế thừa điều đó, BLTTDS 2004 đã quy định đương sự là người thu thập cung cấp chứng cứ chủ yếu, tòa án chỉ tham gia thu thập trong một số ít trường hợp như như lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 87 BLTTDS), đối chất khi thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 88 BLTTDS), định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS ). Còn lại, các biện pháp thu thập chứng cứ khác được quy định tại chương VII BLTTDS – chứng cứ và chứng minh, đều thuộc về đương sự như: đương sự có quyền được khai báo (Điều 86), yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng (Điều 87), yêu cầu đối chất (Điều 88), giám định, giám định bổ xung (Điều90), yêu cầu định giá tài sản (Điều 92), yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân đang nắm giữ giao chứng cứ (điểm b khoản 2 Điều 58)… Đương sự có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình thông qua hai cách là tự mình thu thập hoặc nhờ tòa án thu thập hộ khi đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 85: “Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ: a) lấy lời khai của người làm chứng b) Quyết định định giá tài sản c) Xem xét, thẩm định tại chỗ đ) ủy thác thu thập chứng cứ e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự” Nhìn chung, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầu của mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập, yêu cầu thu thập. Tuy nhiên không thể nói là việc thu thập không có sự can thiệp của nhà nước bởi nếu không can thiệp sẽ gây ra tình trạng lộn xộn và đôi khi chứng cứ thu thập được không có giá trị pháp lý. BLTTDS đã quy định đầy đủ trình tự và điều kiện để đương sự thực hiện quyền năng này, đây chính là vấn đề về thủ tục. Khi vi phạm về thủ tục luật định thì chứng cứ do đương sự thu thập được cũng sẽ không được chấp nhận, tạo ra tính công bằng giữa các bên. Trong giai đoạn cung cấp chứng cứ thì đương sự chính là người cung cấp chứng cứ cho tòa án. Đây chính là hoạt động giao nộp chứng cứ vào hồ sơ vụ án, chứng cứ nhiều hay ít sẽ giới hạn việc tranh luận giữa các bên, chứng cứ càng cụ thể, xác đáng bao nhiêu thì việc tranh luận và trách nhiệm của tòa án càng đơn giản bấy nhiêu. Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự được quy định thành một nguyên tắc tố tụng “ Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án”(Điều 6) áp dụng chung cho cả các cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho người khác. Người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ ngay khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án theo quy định tại Điều 165 BLTTDS “Người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền cung cấp chứng cứ khi tòa án thông báo về việc khởi kiện của nguyên đơn“Trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu có” (khoản 1 Điều 175). Trong quá trình giải quyết vụ án đương sự có quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ sẽ phải chịu những hậu quả về việc đó “Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án; Nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc không nộp đầy đủ đó…” (khoản 1 Điều 84 ). Tại phiên tòa sơ thẩm “Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” (khoản 3 Điều 221). Đương sự còn có thể giao nộp chứng cứ tại cấp phúc thẩm “kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ xung nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp”, tại phiên tòa phúc thẩm “đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ” (khoản 3 Điều 271). Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật, đương sự cũng có thể giao nộp chứng cứ bổ sung tại tòa án hoặc viện kiểm sát để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Việc quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và thời điểm cung cấp mở rộng tại tất cả quá trình giải quyết là tạo điều kiện để đương sự có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc cung cấp chứng cứ. 2.2. Đương sự là người tham gia tích cực trong hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Một trong những lý do để xếp hai hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ cùng một giai đoạn chứng minh là vì không thể tách bạch một cách cơ học rõ ràng từ thời điểm nào đến thời điểm nào là giai đoạn nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Hai hoạt động này đan xen, diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án đòi hỏi không những phải có hệ thống chứng cứ đầy đủ mà còn đòi hỏi chủ thể nghiên cứu, đánh giá phải nhìn nhận một cách toàn diện, đặt hệ thống chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Yêu cầu đặt ra là phải loại bỏ được những yếu tố mang tính “ngẫu nhiên”, tìm ra các yếu tố “tất nhiên” – mang tính quy luật nội tại mới có thể nhận thức chính xác vụ án. Thông thường, hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là của thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án hoặc các thành viên của hội đồng xét xử và phải tuân theo nguyên tắc đánh giá chứng cứ được quy định tại Điều 96 BLTTDS: “1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. 2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị của từng chứng cứ.” Quy định này là cần thiết vì tòa án là cơ quan phán xử đòi hỏi việc xem xét phải thật sự công bằng và không thiên vị bên nào. Nhưng để tòa án nhận biết được nhanh nhất, khách quan nhất thì các đương sự và một số chủ thể khác cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và thực tế đã cho thấy, rất nhiều vụ án hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của tòa án đạt hiệu quả cao lại dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá của đương sự. Điều này thể hiện tính tích cực của đương sự trong hoạt động này. Liên quan đến hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự, đương sự có một số quyền như: Đương sự có quyền “được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do tòa án thu thập” (điểm d khoản 2 Điều 58). Khi có quyền được biết này, đương sự sẽ có sự chủ động cao trong việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ cũng như tìm kiếm những bằng chứng để phủ nhận quan điểm của đối phương. Tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa (Điều 199, 200, 201), được nghe lời trình bày của các bên (Điều 221), được trình bày quan điểm ý kiến của mình (Điều 197), được tham gia hỏi tại phiên tòa (Điều 222) và đặc biệt BLTTDS đã dành một phần là mục 4 chương XIV để quy định về việc tranh luận giữa các đương sự, đây là sự thể hiện rõ ràng nhất về vai trò của đương sự trong việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ cũng như trong quá trình chứng minh. Đây luôn là phần hấp dẫn nhất của một phiên tòa khi mà các bên được tự do thể hiện ý chí, quan điểm của mình, vận dụng những hiểu biết pháp lý và kinh nghiệm tố tụng để bảo vệ quan điểm đó. Sự tranh luận này có hệ quả trực tiếp đến phán quyết của tòa án giải quyết vụ việc. 2.3. Vai trò chứng minh nổi bật của đương sự trong sự so sánh với các chủ thể khác của hoạt động chứng minh Chủ thể của hoạt động chứng minh là những người bằng hành vi của mình tham gia vào quá trình xác minh có hay không những tình tiết khách quan làm cơ sở cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Chủ thể của hoạt động chứng minh không chỉ có các đương sự mà còn nhiều người khác như người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích công cộng, Viện kiểm sát và Tòa án. Xuất phát từ vị trí, vai trò của những chủ thể này là khác nhau khi tham gia quan hệ tố tụng nên vai trò chứng minh và phạm vi chứng minh của họ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng dù trực tiếp hay gián tiếp thì vai trò chứng minh của các chủ thể này cũng phái sinh từ vai trò chứng minh của đương sự. * Người đại diện của đương sự Người đại diện của đương sụ trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì người đại diện theo pháp luật bao gồm có cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ hộ gia đình đối với gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác (Điều 142 BLDS), ngoài ra cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật cho người được khởi kiện (Điều 73 BLTTDS), người được tòa án chỉ định để đại diện cho đương sự tham gia tố tụng (Điều 76 BLTTDS). Người đại diện theo ủy quyền cũng là người thay mặt cho đương sự thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng thông qua một giấy ủy quyền thể hiện ý chí của người đại diện và người được đại diện, phạm vi đại diện được ghi nhận một cách cụ thể trong giấy ủy quyền đó. Có thể đại diện một phần hay toàn bộ nhưng trong vụ án ly hôn, đương sự không thể ủy quyền cho người khác tham gia thay mình. Quyền và nghĩa vụ
Luận văn liên quan