Phần chi tiêu của chính phủ cho sản xuất, thành phần của chi tiêu và thu
nhập có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn không? Theo mô hình tăng
trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Swan (1956), câu trả lời là hầu như không.
Thậm chí nếu chính phủ có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dân số, ví dụ như
cách giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em hoặc khuyến khích việc sinh con, điều này sẽ
không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của thu nhập theo đầu người. Trong
mô hình này, thuế và mức chi tiêu ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc việc khuyến
khích đầu tư vào vốn vật chất hoặc vốn nhân lực thì cuối cùng ảnh hưởng đến các tỷ
lệ nhân tố cân bằng hơn là đến tốc độ tăng trưởng ổn định.
Ngược lại, trong những mô hình tăng trưởng nội sinh, đầu tư vào con người
và vốn hữu hình sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định và do đó nhiều khả
năng trong những mô hình này có thể chỉ ra ít nhất vài thành phần của thuế và chi
tiêu công đóng vai trò trong quá trình tăng trưởng. Kể từ khi sự đóng góp tiên
phong của Barro (1996), King và Reblo (1990) và Lucas (1990), nhiều nghiên cứu
đã mở rộng phân tích thuế, chi tiêu công và tăng trưởng, chứng minh với những
điều kiện khác nhau những biến tài chính có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
dài hạn (xem, ví dụ, Jones và cộng sự, 1993; Stockey và Rebelo, 1995; Mendoza và
cộng sự, 1997).
Lý thuy ết hoàn toàn rõ ràng hợp lý tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm thì
không. Như Stockey và Rebelo (1995, trang 519) phát biểu “những ước tính gần
đây về sự ảnh hưởng của cải cách thuế đến tăng trư ởng tiềm năng thay đổi một cách
đáng kể, biến động từ 0 đến 8 điểm %” Thực ra hầu như không có nghiên cứu nào
được thiết kế để kiểm tra các dự đoán của mô hình tăng trưởng nội sinh đối với cấu
Page 2
trúc của cả thuế và chi tiêu theo cách mà chúng tôi làm ở đây (Devarajian và cộng
sự (1996) chỉ nghiên cứu cho vần đề chi tiêu). Ngoài ra một vài nhà nghiên cứu đã
nhận ra rằng những nghiên cứu từng phần (ví dụ những nghiên cứu chỉ tập trung
vào vấn đề ngân sách mà bỏ qua những vấn đề khác) chấp nhận sai số hệ thống để
ước lượng tham số kết hợp với những giả định tài chính tiềm ẩn. Điểm này đã được
giải thích bởi Helms (1985), Mofidi và Stone (1990) và Miller và Russek (1193)
cho nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Chúng tôi khám phá ra tác động của những tranh
luận này về việc cụ thể hóa mô hình hồi quy và chỉ ra rằng, nếu điểm này bị bỏ qua
thì sai lệch để ước lượng tác động của các biến tài chính đến tốc độ tăng trưởng có
thể rất đáng kể. Vấn đề này giả định quan trọng hơn vì lý thuy ết trở nên tinh tế hơn
trong việc dự đoán sự tác động của những thành phần khác nhau của chi tiêu và
thuế đến tăng trưởng.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi kiểm tra những dự đoán cụ thể của mô
hình tăng trưởng nội sinh chính sách công gần đây như Barro (1990) và Medoza và
cộng sự (1997), chú ý cẩn thận để tránh nguồn gốc sai lệch vừa được đề cập. Sử
dụng các tiêu chuẩn đề xuất của những mô hình này để phân loại dữ liệu tài chính,
chúng tôi xem xét tác động đến tăng trưởng của chính sách tài khoá cho 1 nhóm 22
quốc gia OECD, 1970 – 95. Chúng tôi thấy: (i) Hỗ trợ đáng kể cho những dự đoán
của Barro (1990) với sự chú ý đến ảnh hưởng của cấu trúc thuế và chi tiêu đến tăng
trưởng. (ii) Việc không cụ thể hóa giới hạn ngân sách chính phủ dẫn tới việc ước
lượng tham số rất khác nhau mà trong những nghiên cứu trước đây đã bị nhầm lẫn
với không bền vững; và (iii) những kết quả của chúng tôi là mạnh đối với một số
thay đ ổi trong phân loại dữ liệu hay cụ thể hóa mô hình hồi quy.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau. Chúng tôi tóm tắt
những dự đoán chính của mô hình tăng trưởng nội sinh chính sách công gần đây và
thảo luận những tác động của giới hạn ngân sách chính phủ đối với thử nghiệm thực
nghiệm. Lý thuyết thực nghiệm có liên quan được trình bày ở phần 3.Phần 4 thảo
luận về phương pháp và kết quả thực nghiệm cho mẫu là các nước OECD.Phần 5
đưa ra một số kết luận.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Fiscal policy and growth evidence from oecd countries, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------
TÀI CHÍNH CÔNG
PAPER 3:
FISCAL POLICY AND GROWTH
EVIDENCE FROM OECD COUNTRIES
Richard Kneller, Michael F. Bleaney, Norman Gemmell
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Sử Đình Thành
Lớp : Ngân hàng Đêm 1 – K22
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
1. Hồ Thị Thu Hiền
2. Trần Thị Ngọc Huệ
3. Lương Thị Hồng Quế
4. Trần Thị Cẩm Tú
Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
MỤC LỤC
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNGBẰNG CHỨNG TỪ
NHỮNG NƯỚC OECD
I. GIỚI THIỆU .........................................................................................................1
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ...................................................................................3
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................3
1. Lý thuyết nền: .......................................................................................................3
2. Bằng chứng thực nghiệm có sẵn ...........................................................................4
IV. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................6
V. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...........................................................................7
VI. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................................9
1. Thống kê mô tả:.....................................................................................................9
2. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 11
3. Kiểm tra sự bền vững .......................................................................................... 14
3.1 GDP ban đầu ................................................................................................. 14
3.2 Thời kỳ 5 năm thay thế .................................................................................. 15
3.3 Ước tính biến công cụ ................................................................................... 16
3.4 Phân loại lại biến tài chính ........................................................................... 18
VII. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 20
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp lý thuyết của phân loại chính thức
Bảng 2: Thống kê mô tả
Bảng 3: Kết quả hồi quy
Bảng 4: Xác định sai giới hạn ngân sách
Bảng 5: Thu nhập ban đầu bỏ qua từ hồi quy
Bảng 6: Ước tính bằng biến công cụ
Bảng 7: Phân phối lại việc giải thích tài chính
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG
BẰNG CHỨNG TỪ NHỮNG NƯỚC OECD
Richard Knellera, Michael F. Bleaneyb, *, Norman Gemmellb
Viện Quốc gia Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, Luân Đôn, Vương quốc Anh
Trường Kinh tế, Đại học Nottingham, Nottingham, Vương quốc Anh
Nhận được ngày 01 Tháng mười 1998, nhận được bản sửa đổi ngày 01 Tháng 12
1998, chấp nhận ngày 01 tháng 12 năm 1998
I. GIỚI THIỆU
Phần chi tiêu của chính phủ cho sản xuất, thành phần của chi tiêu và thu
nhập có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn không? Theo mô hình tăng
trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Swan (1956), câu trả lời là hầu như không.
Thậm chí nếu chính phủ có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dân số, ví dụ như
cách giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em hoặc khuyến khích việc sinh con, điều này sẽ
không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của thu nhập theo đầu người. Trong
mô hình này, thuế và mức chi tiêu ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc việc khuyến
khích đầu tư vào vốn vật chất hoặc vốn nhân lực thì cuối cùng ảnh hưởng đến các tỷ
lệ nhân tố cân bằng hơn là đến tốc độ tăng trưởng ổn định.
Ngược lại, trong những mô hình tăng trưởng nội sinh, đầu tư vào con người
và vốn hữu hình sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định và do đó nhiều khả
năng trong những mô hình này có thể chỉ ra ít nhất vài thành phần của thuế và chi
tiêu công đóng vai trò trong quá trình tăng trưởng. Kể từ khi sự đóng góp tiên
phong của Barro (1996), King và Reblo (1990) và Lucas (1990), nhiều nghiên cứu
đã mở rộng phân tích thuế, chi tiêu công và tăng trưởng, chứng minh với những
điều kiện khác nhau những biến tài chính có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
dài hạn (xem, ví dụ, Jones và cộng sự, 1993; Stockey và Rebelo, 1995; Mendoza và
cộng sự, 1997).
Lý thuyết hoàn toàn rõ ràng hợp lý tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm thì
không. Như Stockey và Rebelo (1995, trang 519) phát biểu “những ước tính gần
đây về sự ảnh hưởng của cải cách thuế đến tăng trưởng tiềm năng thay đổi một cách
đáng kể, biến động từ 0 đến 8 điểm %” Thực ra hầu như không có nghiên cứu nào
được thiết kế để kiểm tra các dự đoán của mô hình tăng trưởng nội sinh đối với cấu
Page 1
trúc của cả thuế và chi tiêu theo cách mà chúng tôi làm ở đây (Devarajian và cộng
sự (1996) chỉ nghiên cứu cho vần đề chi tiêu). Ngoài ra một vài nhà nghiên cứu đã
nhận ra rằng những nghiên cứu từng phần (ví dụ những nghiên cứu chỉ tập trung
vào vấn đề ngân sách mà bỏ qua những vấn đề khác) chấp nhận sai số hệ thống để
ước lượng tham số kết hợp với những giả định tài chính tiềm ẩn. Điểm này đã được
giải thích bởi Helms (1985), Mofidi và Stone (1990) và Miller và Russek (1193)
cho nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Chúng tôi khám phá ra tác động của những tranh
luận này về việc cụ thể hóa mô hình hồi quy và chỉ ra rằng, nếu điểm này bị bỏ qua
thì sai lệch để ước lượng tác động của các biến tài chính đến tốc độ tăng trưởng có
thể rất đáng kể. Vấn đề này giả định quan trọng hơn vì lý thuyết trở nên tinh tế hơn
trong việc dự đoán sự tác động của những thành phần khác nhau của chi tiêu và
thuế đến tăng trưởng.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi kiểm tra những dự đoán cụ thể của mô
hình tăng trưởng nội sinh chính sách công gần đây như Barro (1990) và Medoza và
cộng sự (1997), chú ý cẩn thận để tránh nguồn gốc sai lệch vừa được đề cập. Sử
dụng các tiêu chuẩn đề xuất của những mô hình này để phân loại dữ liệu tài chính,
chúng tôi xem xét tác động đến tăng trưởng của chính sách tài khoá cho 1 nhóm 22
quốc gia OECD, 1970 – 95. Chúng tôi thấy: (i) Hỗ trợ đáng kể cho những dự đoán
của Barro (1990) với sự chú ý đến ảnh hưởng của cấu trúc thuế và chi tiêu đến tăng
trưởng. (ii) Việc không cụ thể hóa giới hạn ngân sách chính phủ dẫn tới việc ước
lượng tham số rất khác nhau mà trong những nghiên cứu trước đây đã bị nhầm lẫn
với không bền vững; và (iii) những kết quả của chúng tôi là mạnh đối với một số
thay đổi trong phân loại dữ liệu hay cụ thể hóa mô hình hồi quy.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau. Chúng tôi tóm tắt
những dự đoán chính của mô hình tăng trưởng nội sinh chính sách công gần đây và
thảo luận những tác động của giới hạn ngân sách chính phủ đối với thử nghiệm thực
nghiệm. Lý thuyết thực nghiệm có liên quan được trình bày ở phần 3.Phần 4 thảo
luận về phương pháp và kết quả thực nghiệm cho mẫu là các nước OECD.Phần 5
đưa ra một số kết luận.
Page 2
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1. Có bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc của thuế và chi tiêu công có thể ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn trong mô hình tăng trưởng nội sinh
hay không? (Bao gồm các yếu tố thuế bóp méo, thuế không bóp méo thì
không, chi tiêu của chính phủ cho sản xuất, chi tiêu phi sản xuất ).
2. Giới hạn ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng đến hệ số ước lượng của
mỗi biến tài chính trong mô hình hồi quy hay không?
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lý thuyết nền:
Như đã biết, mô hình tăng trưởng tân cổ điển chính sách công (xem, ví dụ
Judd, 1985; Chamley, 1986) ủy thác vai trò của chính sách tài khóa cho một trong
những quyết định đầu ra hơn là tốc độ tăng trưởng dài hạn. Tốc độ tăng trưởng bền
vững được lèo lái bởi các yếu tố ngoại sinh của tăng trưởng dân số và tiến bộ công
nghệ, trong khi chính sách tài khóa có thể chỉ ảnh hưởng đến con đường chuyển đổi
sang trạng thái bền vững này. Ngược lại, mô hình tăng trưởng nội sinh chính sách
công của Barro (1990), Barro và Sala-i-Martin (1992), (1995) và Mendoza và cộng
sự (1997) cung cấp cơ chế mà chính sách tài khóa có thể xác định cả mức sản lượng
đầu ra và tốc độ tăng trưởng bền vững.
Những dự báo từ những mô hình tăng trưởng nội sinh này được lấy từ việc
phân loại các thành phần của ngân sách chính phủ vào một trong 4 nhóm: thuế bóp
méo hoặc thuế không bóp méo, chi tiêu sản xuất hoặc chi tiêu phi sản xuất. Thuế
bóp méo ở trong bối cảnh này là những loại thuế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của nhà đầu tư (đối với vốn hữu hình hoặc vốn con người) tạo thành cái nêm thuế
và do đó bóp méo tốc độ ổn định của tăng trưởng. Thuế không bóp méo không ảnh
hưởng đến quyết định tiết kiệm hay đầu tư vì bản chất không có thật của các chức
năng ưu tiên và vì thế không ảnh hưởng đến tốc độ của tăng trưởng. Chi tiêu của
chính phủ được phân biệt tùy thuộc vào việc chúng có được bao gồm như những
tranh luận trong chức năng sản xuất tư nhân hay không.Nếu có, thì chúng sẽ được
phân loại vào chi tiêu sản xuất và vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng. Nếu không thì chúng sẽ được phân loại vào chi tiêu phi sản xuất và không
Page 3
ảnh hưởng đến tốc độ ổn định của tăng trưởng (xem Barro và Sala-i-Martin, 1995
để trình bày lý thuyết rõ ràng hơn)
Những kết quả này có thể được mở rộng thành nhiều cách khác nhau, ví dụ
bằng cách cho phép hàng hóa do chính phủ cung cấp được sản xuất dưới dạng tồn
kho hơn là hình thức lưu thông (Glomm và Ravikumar, 1994, 1997) hoặc cho phép
có nhiều hình thức thuế khác nhau được bóp méo (hoặc hình thức khác nhau chi
tiêu cho sản xuất) ở các mức độ khác nhau (Devarajan và cộng sự, 1996; Mendoza
và cộng sự, 1997). Tất nhiên có tranh luận về việc phân loại của các chi tiêu cụ thể
như cho sản xuất hay phi sản xuất hoặc của các loại thuế cụ thể như thuế bóp méo
hay không bóp méo và đây là điểm mà chúng ta sẽ quay trở lại trong phần thực
nghiệm.
Những mô hình này dự báo sự thay đổi của thu nhập quốc gia từ các hình
thức bóp méo của thuế và hướng tới hình thức không bóp méo có tác dụng thúc đẩy
tăng trưởng, trong khi việc chuyển đổi hình thức chi tiêu từ sản xuất hướng đến phi
sản xuất làm chậm tăng trưởng. Thuế không bóp méo được tài trợ tăng trong chi
tiêu cho sản xuất được dự báo là có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng.
Trong khi với việc tài trợ thuế bóp méo mức ảnh hưởng đến tăng trưởng được dự
báo không rõ ràng. Cuối cùng chi tiêu phi sản xuất được tài trợ bằng thuế bóp méo
có ảnh hưởng tiêu cực một cách rõ ràng đến tăng trưởng, nhưng ảnh hưởng bằng 0
sẽ được dự đoán nếu tài trợ bằng thuế không bóp méo (xem Barro, 1990)
2. Bằng chứng thực nghiệm có sẵn
Hầu hết các lý thuyết thực nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa tốc độ tăng
trưởng kinh tế với các biến tài chính trước ngày mô hình tăng trưởng nội sinh chính
sách công được nói đến ở trên, và thay đổi về bộ dữ liệu, kỹ thuật kinh tế lượng và
chất lượng. Bản chất đặc biệt của hầu hết những lý thuyết trước năm 1990 là nó
cung cấp, lúc tốt nhất, những thử nghiệm thô của giá trị thực tiễn của mô hình tăng
trưởng nội sinh (cũng như bị những sai lệch như đã đề cập trước đó) và những kết
quả thì rất dễ thay đổi.
Trong Kneller và cộng sự (1998) chúng tôi lập bảng những nghiên cứu chính
và những kết quả quan trọng của chúng, phân loại chúng theo biến tài chính trong
hàm hồi quy (thuế, chi tiêu tiêu dùng công, chi phí chuyển nhượng/ phúc lợi, đầu tư
công). Dấu và ý nghĩa của hệ số không bền vững trên diện rộng, thậm chí trong một
Page 4
vài trường hợp, các biến tương tự nhau trong những mô hình hồi quy cụ thể tương
tự cũng cho thấy như vậy, một vấn đề cũng đã được giải thích bởi Levine và Renelt
(1992). Easterly và Rebelo (1993) cung cấp thêm bằng chứng về việc không mạnh
của các biến tài chính bằng cách chứng minh sự phụ thuộc của chúng dựa trên một
tập hợp các biến điều kiện và những điều kiện ban đầu.
Sự không bền vững này có thể một phần phản ánh xu hướng thêm các biến
tài chính vào mô hình hồi quy trong cách thức tương đối đặc biệt mà không chú ý
đến giới hạn tuyến tính được ám chỉ bởi giới hạn ngân sách chính phủ. Chỉ Helms
(1985), Modifi và Stone (1990) và Miller và Russek (1993) đã giải quyết vấn đề
này. Miller và Russek, ví dụ, nhận thấy (đối với bảng dữ liệu hàng năm cho 39
nước, 1975 – 84) rằng hiệu ứng tăng trưởng của việc thay đổi trong chi tiêu phụ
thuộc chủ yếu vào cách thức mà việc thay đổi trong chi tiêu đó được tài trợ. Nhìn
chung những kết quả của họ cho thấy rằng việc tài trợ những thay đổi trong chi tiêu
bằng thuế đem lại hiệu ứng tăng trưởng không đáng kể, và chúng xảy ra, tác động
tiêu cực có xu hướng liên quan đến những thay đổi tài trợ thâm hụt ngân sách bằng
thuế hoặc chi tiêu. Tuy nhiên chúng không phân biệt các biến khác nhau của chi
tiêu và nguồn thu trong cách đề xuất của mô hình tăng trưởng nội sinh.
Tầm quan trọng của việc cụ thể hóa hoàn toàn giới hạn ngân sách chính phủ
được đưa ra bởi những kết quả thực nghiệm gần đây. Mendoza và cộng sự (1997)
kết luận rằng hỗn hợp thuế có tác động không đáng kể đến tăng trưởng (mặc dù nó
ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư tư nhân), nhưng bởi vì mô hình hồi quy của họ
không bao gồm biến chi tiêu cho nên ước tính của họ bị sai lệch bởi việc tài trợ một
phần tiềm ẩn của chi tiêu sản xuất. Điều này được xác nhận bởi Kocherlakota và Yi
(1997) tìm thấy rằng thuế ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng chỉ khi nào chi đầu tư
công được bao gồm trong mô hình hồi quy. Xem xét của chúng tôi về bằng chứng
trong Kneller và cộng sự (1998) cũng làm nổi bật ước lượng chi tiêu chính phủ ảnh
hưởng lên tăng trưởng trong phạm vi rộng. Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu
này không bao gồm (hoặc rất ít) biến về thuế. Có một số hỗ trợ cho quan điểm đầu
tư công vào giao thông và thông tin liên lạc ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng,
trong khi thuế thu nhập có xu hướng có một hệ số âm đáng kể, nhưng mặt khác có
rất ít sự nhất quán giữa các nghiên cứu.
Page 5
IV. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm một vấn đề quan trọng đã thường
xuyên bị xem nhẹ - là việc tài trợ rõ ràng hay tiểm ẩn của thay đổi 1 đơn vị trong
một yếu tố của ngân sách chính phủ sẽ ảnh hưởng đến hệ số ước lượng. Khái quát
hóa, giả sử rằng tăng trưởng, g it , ở nước thứ i tại thời điểm t là hàm của biến điều
kiện (phi tài chính) Yit , vector của các biến tài chính X jt
k m
g it i Yit jX jt u it (1)
i1 j1
Giả định đã bao gồm tất cả các thành phần của ngân sách (gồm cả thâm hụt /
thặng dư), vì thế:
m
X jt 0
j1
Một thành phần của X phải được bỏ qua trong ước lượng của phương trình
(1) để tránh hiện tượng cộng tuyến hoàn hảo. Biến được bỏ qua là nhân tố bổ sung
được giả định trong phạm vi giới hạn ngân sách của chính phủ. Vì thế chúng ta viết
lại phương trình (1) là:
k m1
g it i Yit jX jt m X mt u it (2)
i1 i1
Và sau đó bỏ qua X mt để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, đồng nhất thức:
m
X jt 0
j1
Ngụ ý là phương trình thực sự được ước tính là
k m1
git iYit ( j m )X jt uit (3)
i1 i1
Kiểm tra giả thuyết tiêu chuẩn hệ số bằng 0 của X jt thật ra là kiểm tra giả
thuyết vô giá trị ( j m ) 0 chứ không phải j 0 . Theo đó việc giải thích chính
xác hệ số của mỗi biến tài chính là do ảnh hưởng của việc thay đổi một đơn vị trong
các biến liên quan được bù đắp bởi thay đổi 1 đơn vị trong biến bị bỏ qua. Nếu biến
được chọn để bỏ qua bị thay đổi thì hệ số ước lượng của tất cả các biến sẽ thay đổi.
Điều này ám chỉ rằng, nhà nghiên cứu phải cẩn thận để chọn biến loại bỏ “trung
lập” (nghĩa là lý thuyết đưa ra giả thuyết m 0 )
Page 6
Ngụ ý rằng có thể chỉ kiểm tra sự khác nhau giữa 2 giá trị , còn mỗi giá trị
đơn lẻ thì không, không loại trừ khả năng kiểm tra khi 2 giá trị bằng nhau.
Điều này thích hợp khi lý thuyết cho rằng có nhiều hơn 1 biến trung lập (trong
trường hợp này là thuế không bóp méo và chi tiêu phi sản xuất), trong trường hợp
này cả hai giá trị của dự kiến sẽ bằng 0.Nếu giả thuyết bằng nhau không bị bỏ
qua, thì ước lượng tham số chính xác hơn có thể đạt được bằng cách bỏ qua cả 2
biến. Nói cách khác, quy trình thích hợp là thử nghiệm đi từ việc chi tiết nhất của
giới hạn ngân sách chính phủ cho đến việc miêu tả không đầy đủ, cẩn thận để chỉ bỏ
qua những yếu tố mà lý thuyết cho rằng sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng không
đáng kể. Nếu điều này không được thực hiện, và (ví dụ) những biến chi tiêu được
bỏ qua từ việc hồi quy và chỉ còn lại các biến thuế (như Mendoza và cộng sự,
1997), thì kết quả sẽ bị sai lệch do việc tài trợ phần tiềm ẩn bởi yếu tố không trung
lập của ngân sách chính phủ. Trong trường hợp được trích dẫn, một đơn vị thuế
tăng lên sẽ tài trợ một phần cho chi tiêu sản xuất, tác động ước tính (tiêu cực) sẽ bị
sai lệch về 0 (chúng tôi trình bày bằng chứng về điều này sau)
V. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Như đã nói ở trên, trong loại mô hình tăng trưởng nội sinh có liên quan đến
nghiên cứu này, các kết quả được tìm ra bằng cách phân loại các biến tài chính vào
một trong bốn loại. Để có những điều này chúng ta thêm thặng dư ngân sách chính
phủ, các khoản thu nhập và chi