Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tếthếgiới, tuy bước đầu còn gặp
phải nhiều khó khăn nhưng Việt Nam _ một vùng đất có lịch sửđấu tranh hào hùng, có
truyền thống cần cù, sáng tạo và một sức trẻnăng động, sẽtận dụng những cơ hội mới,
thách thức mới đểngày càng đổi mới _ trởthành một đất nước có nền kinh tếsôi động,
thu hút nhiều nhà đầu tư trên thếgiới. Với một nền kinh tếthịtrường mởrộng, Việt Nam
đang ngày càng có nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thịtrường, điều này đã làm
cho thịtrường Việt Nam trởnên sôi động và có tính cạnh tranh gay gắt hơn. Những
thương hiệu nổi tiếng trên thếgiới cũng đã có mặt tại Việt Nam như KFC, Gloria Jeans
Coffees , ngày càng khẳng định tên tuổi của mình với một hệthống kinh doanh rộng
khắp.
Trong bối cảnh như vây, một phương thức kinh doanh mới cũng đã xuất hiện tại Việt
Nam _ Nhượng Quyền Thương Mại ( Franchise ). Với phương thức kinh doanh này, nhà
đầu tư có thểsửdụng vốn của mình một cách hiệu quảvà ít rủi ro, phát triển nhanh thị
trường, mởrộng thịtrường và có được chổđứng trong lòng khách hàng.
Nhượng quyền thương mại đã có từrất lâu trên thếgiới, nhưng đây là một lĩnh vực khá
mới mẽtại Viêt Nam. Có thểthuật ngữ“ nhượng quyền kinh doanh” hay “ nhượng
quyền thương mại” thì nhiều người đã nghe qua nhưng hiểu vềhình thức này thì không
nhiều. Trên thếgiới, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã áp dụng thành công hình thức
kinh doanh này như Mc’Donald, KFC, Gloria Jeans Coffees , từđó đã tạo được thương
hiệu mạnh có một vịthếchắc chắn trên thếgiới. Còn tại Việt Nam, những thương hiệu
như: Phở24, Cà phê Trung Nguyên _ được coi là những thương hiệu mạnh và có tiềm
năng phát triển cao nhưng lại chưa có được một chỗđứng và uy tín đối với khách hàng
trong nước và thếgiới. Cà phê Trung Nguyên được coi là thương hiệu tiên phong trong
việc áp dụng phương thức kinh doanh này tại Việt Nam và đã gặp hái được nhiều thành
công trong nước lẫn quốc tế. Nhưng rồi sau đó là sựtụt hậu và mất kiểm soát trong hệ
thống nhượng quyền, đểđến một ngày Trung nguyên không còn là một hệthống lớn
mạnh như trước nữa.
76 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Franchise – Một số giải pháp phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PL
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009”
TÊN CÔNG TRÌNH:
FRANCHISE_ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2009
2 PL
MỤC LỤC
LỜI MỞ DẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới………...……1
1.2. Khái niệm và phân loại Franchise
1.2.1. Khái niệm Franchise………………………………………………4
1.2.2.Phân loại Franchise
A. Đại lý franchise độc quyền (Master franchise)……………………9
B. Franchise phát triển khu vực …………………………….………..9
C. Bán cho từng cá nhân riêng lẻ……………………………………10
1.3. Quy định pháp luật về Franchise
1.3.1. Quy định pháp luật vế Franchise trên thế giới………………..….11
1.3.2. Quy định pháp luật về Franchise tại Việt Nam ………………….17
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1 …………………………...…….…..18
Chương 2:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách
hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí
Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi
2.1.1 Giới thiệu……………………………………...…………………..19
2.1.2. Sơ lược về sự hài lòng của khách hàng……………..……………19
2.1.3. Các nhân tố rút ra từ các Item trong khảo sát sự hài lòng của
khách hàng…………………………………………………………..20
2.1.4. Ước lượng mô hình hồi quy………………………………..…….25
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.2.1. Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam………………….….……28
3 PL
2.2 2. Thực trạng của hệ thống nhượng quyền
tại thành phố Hồ Chí Minh……………………………………..……….30
2.3. Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp dụng hình thức
nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Bài phỏng vấn số 1: TS LÝ QUÝ TRUNG_ Tổng giám đốc thương hiệu
PHỞ 24 & Giám đốc điều hành Nam An Group ……….…………….36
2.3.2. Bài phỏng vấn số 2: CAO MINH KIM KHÁNH-
Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE………………………..……38
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 2………………………………………41
Chương 3:
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình nghiên cứu việc
áp dụng hình thức Franchise của các doanh nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh ………………………………………………………….42
3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu
3.2.1. Đề xuất của nhóm dựa trên các nhân tố rút ra từ
mô hình hồi quy……………………………………………...…………44
3.2.2. Giải pháp chung
A.Đối với các nhà nhượng quyền…………………………..……….47
B.Đối với các nhà nhận quyền………………………………...…….48
C.Giải pháp chung…………………………………………….……..49
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 PL
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhượng quyền ở một số
nước trên thế giới đến năm 2006 ……………………………….............1PL
Phụ Lục 2: Luật về Nhượng Quyền Thương Mại tại Việt Nam …….….4PL
Phụ Lục 3: Hồ sơ đăng ký nhượng quyền của doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài ………………………………………………… ………….10PL
Phụ Lục 4 : Bảng Câu hỏi Khảo sát …………………………………………12PL
Phụ Lục 5: Bảng 2.2: Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền tại
Việt Nam ………………………………………………………..…15PL
Phụ Lục 6: Tài liệu do anh Cao Minh Kim Khánh cung cấp – Để trở thành nhà
nhận quyền của iSPACE
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhựợng quyền ở một số nước
trên thế giới đến năm 2006
Bảng 1.2: Mười ngành kinh doanh sử dụng hình thức nhượng quyền nhiều nhất
Bảng 2.1:Kết quả phân tích nhân tố , kiểm định cho từng nhân tố được rút ra
Bảng 2.2: Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt
Nam
Bảng 2.3: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
Bảng 2.4: Những thương hiệu Việt Nam áp dụng hình thức nhượng quyền thương
mại.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. WFC: Word Franchise Council
2. EFF: European Franchise Federation
3. IFA :International Franchise Association
5 PL
LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài
Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, tuy bước đầu còn gặp
phải nhiều khó khăn nhưng Việt Nam _ một vùng đất có lịch sử đấu tranh hào hùng, có
truyền thống cần cù, sáng tạo và một sức trẻ năng động, sẽ tận dụng những cơ hội mới,
thách thức mới để ngày càng đổi mới _ trở thành một đất nước có nền kinh tế sôi động,
thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Với một nền kinh tế thị trường mở rộng, Việt Nam
đang ngày càng có nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, điều này đã làm
cho thị trường Việt Nam trở nên sôi động và có tính cạnh tranh gay gắt hơn. Những
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã có mặt tại Việt Nam như KFC, Gloria Jeans
Coffees …, ngày càng khẳng định tên tuổi của mình với một hệ thống kinh doanh rộng
khắp.
Trong bối cảnh như vây, một phương thức kinh doanh mới cũng đã xuất hiện tại Việt
Nam _ Nhượng Quyền Thương Mại ( Franchise ). Với phương thức kinh doanh này, nhà
đầu tư có thể sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả và ít rủi ro, phát triển nhanh thị
trường, mở rộng thị trường và có được chổ đứng trong lòng khách hàng.
Nhượng quyền thương mại đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng đây là một lĩnh vực khá
mới mẽ tại Viêt Nam. Có thể thuật ngữ “ nhượng quyền kinh doanh” hay “ nhượng
quyền thương mại” thì nhiều người đã nghe qua nhưng hiểu về hình thức này thì không
nhiều. Trên thế giới, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã áp dụng thành công hình thức
kinh doanh này như Mc’Donald, KFC, Gloria Jeans Coffees …, từ đó đã tạo được thương
hiệu mạnh có một vị thế chắc chắn trên thế giới. Còn tại Việt Nam, những thương hiệu
như: Phở 24, Cà phê Trung Nguyên … _ được coi là những thương hiệu mạnh và có tiềm
năng phát triển cao nhưng lại chưa có được một chỗ đứng và uy tín đối với khách hàng
trong nước và thế giới. Cà phê Trung Nguyên được coi là thương hiệu tiên phong trong
việc áp dụng phương thức kinh doanh này tại Việt Nam và đã gặp hái được nhiều thành
công trong nước lẫn quốc tế. Nhưng rồi sau đó là sự tụt hậu và mất kiểm soát trong hệ
thống nhượng quyền, để đến một ngày Trung nguyên không còn là một hệ thống lớn
mạnh như trước nữa.
6 PL
Từ đó nhiều người sẽ tự hỏi rằng, hình thức kinh doanh này có thật sự phù hợp với
nước ta hay là nó có quá nhiều rủi ro? Do đâu mà những thương hiệu lớn trên thế giới lại
áp dụng hình thức này thành công đến như vậy, còn những thương hiệu Việt Nam thì lại
không?
Đó cũng chính là những câu hỏi mà nhóm chúng em rất muốn tìm hiểu và qua đề tài
NCKH này, chúng em mong có thể có thêm được những kiến thức về hình thức kinh
doanh Franchise và làm sao để áp dụng nó một cách thành công vào thị trường Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu một cách tổng quan về franchise_nhượng quyền thương mại trên thế giới.
- Nêu những lý thuyết và những quy định pháp luật về franchise tại thị trường Việt Nam.
- Đánh giá tình hình phát triển của hệ thống Franchise tại thị trường Việt Nam.
- Đưa ra những thành quả đã đạt được của các công ty kinh doanh theo mô hình franchise
tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng kinh doanh theo mô hình của các
doanh nghiệp franchise tại TP Hồ Chí Minh.
- Xác định những hạn chế và thiếu xót của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
khi vân dụng mô hình kinh doanh franchise .
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoat động kinh
doanh franchise của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh .
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số công ty đã sử dụng phương thức Franchise trong kinh
doanh.
Thương hiệu Phở 24- Nam An Group
Cà phê Trung Nguyên
iSPACE- Trường Cao Đẳng Nghề
- Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Hồ Chí Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia kinh tế.
- Trao đổi trực tiếp với người đại diện của các công ty.
- Điều tra thông qua Bảng câu hỏi khảo sát.
7 PL
- Sử dụng phần mền phân tích dữ liệu SPSS để phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền
thương mại
- Nghiên cứu các tài liệu về Franchise qua sách báo và Internet.
- Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu .
5. Tính mới
Hình thức Franchise chỉ mới thực sự phổ biện tại Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí
Minh trong vài năm gần đây. Hiện nay tại nước ta vẫn chưa có một trung tâm đào tạo nào
đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này và cũng ít ai có thể hiểu rõ hình thức kinh doanh này.
Do đó, nghiên cứu về hình thức Franchise _ Nhượng quyền thương mại là một đề tài
nghiên cứu còn khá mới mẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bố cục
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sờ lý luận
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới
1.2. Khái niệm và phân loại Franchise
1.3. Quy định pháp luật về Franchise
Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các
thương hiệu đang nhượng quyền thương mại thông qua bảng khảo sát – Sử dụng phần
mền phân tích dữ liệu SPSS
2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại
thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.3. Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp dụng hình thức nhượng
quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh ( Nhóm đã phỏng vấn TS Lý Quý Trung-
Tổng giám đốc thương hiệu PHỞ 24 & Giám đốc điều hành Nam An Group và anh Cao
Minh Kim Khánh - Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE )
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và giải pháp rút ra từ đề tàinghiên cứu khoa học
8 PL
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình nghiên cứu việc áp dụng hình thức Franchise
của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu
9 PL
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới
Từ cách đây hàng trăm năm, Franchise đã xuất hiện tại Châu Âu, rồi sau đó lan
rộng và phát triển mạnh tại Mỹ. Vào thập niên 90, khi tình hình khủng hoảng kinh tế
bùng nổ, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, việc cắt giảm biên chế xảy ra ở hầu hết
các nước. Khi đó, tại những nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là Mỹ, các nhân viên quản trị
cao cấp đã tìm đến hình thức kinh doanh Franchise như một giải pháp cứu cánh lúc bấy
giờ. Họ tự bỏ vốn và làm chủ mô hình kinh doanh của mình, đồng thời họ cũng đã góp
phần vào sự phát triển mạnh mẽ của hình thức này tại Mỹ.
Năm 1851, nhà sản xuất máy may Singer của Mỹ đã ký và thực hiện hợp đồng
nhượng quyền thưong mại đầu tiên và trở thành người tiên phong trong việc phát triển
của hình thức kinh doanh này. Đây cũng là hợp đồng nhượng quyền đầu tiên được ký
giữa người nhượng quyền và người nhận quyền.
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi nhận thì sự phát triển ồ ạt của các trạm xăng và
các gara buôn bán xe hơi sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, được coi là một trong
những loại hình kinh doanh đầu tiên được nhân rộng thông qua hình thức nhượng quyền
_ nhưng ở đây chỉ là hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm.
Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, mô hình kinh doanh Franchise mới thực sự
bùng nổ và trở nên phổ biến nhất là trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, phân phối, nhà hàng
và khách sạn. Khi nhắc tới hình thức kinh doanh Franchise, người ta sẽ liên tưởng ngay
đến ngành ăn uống mà cụ thể là các chuỗi nhà hàng “fast food” như Mc’Donald, KFC,
Lotteria … và hiện nay ngành này cũng đang là ngành sử dụg phương thức Franchise
nhiều nhất
Hiện nay, Franchise đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với mức tăng
trưởng cao. Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và đặc thù của mỗi nước mà hoạt
động nhượng quyền thương mại có tốc độ và qui mô phát triển khác nhau. Theo thống kê
từ World Franchise Council (WFC, 2006), nhóm nước phát triển có hoạt động nhượng
quyền thương mại diễn ra mạnh mẽ hơn so với các nước đang phát triển hay kém phát
triển.
10 PL
Cũng theo thống kê này, trên thế giới hiện nay có trên 19.000 hệ thống nhượng
quyền và hoạt động trong 100 lĩch vực khác nhau. Bên cạnh đó, doanh thu hàng năm từ
hoạt động nhượng quyền trên thế giới là trên 2.000 tỷ USD ( năm 2006) và tạo hơn 20
triệu việc làm cho xã hội.
Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhượng quyền ở một số nước
trên thế giới đến năm 2006 ( PHỤ LỤC 1)
Theo điều tra của WFC (10/2006) thì Trung Quốc đang là quốc gia có số lượng hệ
thống nhượng quyền nhiều nhất thế giới với 2.100 hệ thống. Tiếp sau là Mỹ với 1.500 hệ
thống và Nhật là 1.088 hệ thống. Tuy nhiên, xét số lượng cửa hàng nhượng quyền thì Mỹ
là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với hơn 750.000 cửa hàng. Mexico có số lượng
cửa hàng đứng thứ 2 với hơn 450.000. Nhật Bản là hơn 220.000 và Trung Quốc trên
120.000 cửa hàng. Trung bình mỗi hệ thống nhượng quyền tại Mỹ có khoảng 511 cửa
hàng trong khi Trung Quốc chỉ có 57 cửa hàng. Như vậy, với những quốc gia có nền
nhượng quyền lâu đời, phát triển mạnh thì hệ thống của quốc gia đó có sự ảnh hưởng,
phạm vi hoạt động rộng, còn các quốc gia mới phát triển hệ thống nhượng quyền thương
mại, chẳng hạn như Trung Quốc, thì số cửa hàng cho một hệ thống nhượng quyền là ít
hơn rất nhiều và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp. Đây được xem là một trong những điều
hiện cốt lõi để xem xét, đánh giá “sức mạnh” của các hệ thống nhượng quyền thương mại.
10 quốc gia có số lượng hệ thống nhượng quyền lớn nhất thế giới
Nguồn: Theo cuộc điều tra nhượng quyền của WFC được thực hiện bởi EFF –10/2006
2100
1500
1088 971 929 880 850 850 850 735
0
500
1000
1500
2000
2500
Trung Quốc Mỹ Nhật Bản Barzil (2005) Pháp Đức Canada Phil ippines
(2003)
Ấn Độ Ý (2005)
11 PL
Hiện nay, mô hình nhượng quyền thương mại đã mở rộng lĩnh vực hoạt động trên rất
nhiều ngành nghề khác nhau. Ban đầu, những ngành kinh doanh phát triển nhất với mô
hình kinh doanh này là thức ăn nhanh, cửa hàng bản lẻ, dịch vụ, xe hơi, nhà hàng, bảo trì,
xây dựng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh … Và cho đến nay thì mô hình nhượng quyền
thương mại lại tập trungvào một số lĩnh vực mới_ là thế mạnh đặc thù của các nước đang
phát triển như hệ thống siêu thị, bản lẻ, giáo dục của Singapore và Thái Lan, phân phối
của Trung Quốc hay hệ thống kinh doanh các sản phẩm từ trái cây như Việt Nam…
Bảng 1.2: Mười ngành kinh doanh sử dụng hình thức nhượng quyền nhiều nhất
STT Ngành kinh doanh STT Ngành kinh doanh
01 Thức ăn nhanh 06 Bảo dưỡng
02 Cửa hàng bán lẻ 07 Xây dựng
03 Dịch vụ 08 Cửa hàng bán lẻ thức ăn
04 Dịch vụ tự động 09 Kinh doanh dịch vụ
05 Nhà hàng 10 Dịch vụ cho thuê nơi tạm trú
Nguồn: Thống kê của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA)
Cho đến những năm đầu thế kỷ 21 này, ngành kinh doanh có doanh thu lớn nhất, số
lượng cửa hàng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất vẫn là thức ăn nhanh (fast
food) với những thương hiệu rất nổi tiếng như McDonalad’s, KFC, Burger King…
Nhưng qua phân tích tình hình phát triển nhượng quyền trên thế giới, hiện đang có hai xu
hướng tăng trưởng khác nhau trong cơ cấu các ngành nhượng quyền tại các nước trên thế
giới. Tại các nước có nền nhượng quyền thương mại phát triển tương đối sớm như Mỹ,
Anh, Nhật…, mặc dù ngành thực phẩm, bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các
ngành nhượng quyền, nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng chậm lại so với những năm
trước đây. Trong khi đó, ngành dịch vụ lại có tốc độ tăng trưởng cao, có khi gấp nhiều
lần tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm, bán lẻ. Trong khi đó, các quốc gia có hệ
thống nhượng quyền non trẻ như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… thì tốc độ tăng
trưởng và cả thị phần của ngành thực phẩm, bản lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao.
12 PL
-20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Dịch vụ trẻ em
Dịch vụ thông thường
Xây dựng
Bất động sản
Nhà hàng
Dịch vụ kinh doanh
Bảo trì
Giáo dục
Du lịch
Thức ăn bán lẻ
Thể thao
Thức ăn nhanh
Hàng gốm sứ
Cửa hàng bán lẻ
Phòng cho thuê
Ô tô
Dịch vụ cá nhân
In ấn
Tỉ lệ tăng trưởng số cửa hàng nhượng quyền trong các ngành ở Mỹ 2000 – 2006
Nguồn: Darrell Johnson - Franchise Leadership and Development Conference 2007
1.2. Khái niệm và phân loại Franchise
1.2.1. Khái niệm Franchise
Trên thế giới, tùy vào nền văn hóa, kinh tế hay chính trị mà quan niệm về nhượng
quyền cũng khác nhau.Từ franchise có nguồn gốc từ tiếng pháp là “franc” có nghĩa là
“free” (tự do) _ Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu , nhân rộng mô
hình kinh doanh. Theo định nghĩa của từ điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học thì
franchise có nghĩa là nhượng quền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán
hang hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Còn theo định nghĩa
của từ điển Webster thì Franchise là một đặc quyền được trao cho một người hay một
nhóm người để phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối
tác; một bên là franchisee ( bên được nhượng quyền hay mua franchise ) . Hai bên đối tác
này sẽ ký một hợp đồng , gọi là hợp đồng franchise .
13 PL
Do đó cũng có định nghĩa cho rằng franchise là một lọai hợp đồng thỏa thuận giữa 2
bên, có thể bằng văn viết hay văn nói. Sau đây là một số định nghĩa về Franchise tại các
quốc gia:
Liên minh châu Âu _ định nghĩa quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở
hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển
hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ
được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”.
Hội đồng thương mại liên bang hoa kỳ (Federal Trade Commission ) định nghĩa
franchise như sau : “Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất 2 người ,
trong đó : Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm , dịch vụ
theo củng một kế họach hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu . Họat động kinh
doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này
gắn liền với nhãn hiệu , thương hiệu , biểu tượng , khẩu hiệu , tiêu chí, quảng cáo vá
những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu . Người mua franchise pjải trả
một khỏan phí , trực tiếp hay gián tiếp , gọi là phí franchise ”
Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế - hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới –
đã định nghĩa nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối
quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền. Theo đó bên giao đề xuất hoặc
phải duy trì sự quan tâm lien tục tới doanh nghiệp (cơ sở, cửa hàng…) của bên nhận trên
các khía canhk như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên và các chương trình xúc tiến
bán hàng. Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh
doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng
kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ _ định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền
thương mại là hợp đồng theo đó bên giao hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều
hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ cách thức vận hành của bên nhận, chuyển
quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn
hiệu hàng hóa của bên giao và yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản phí
tối thiểu.
14 PL
Luật sở hữu công nghiệp của Mêhico có hiệu lực từ tháng 6 năm 1991 quy định:
“Nhượng quyền thương mại tồn tại khi một “li-xăng” cấp quyền sử dụng một thương hiệu
nhất định, có sự c