Đề tài Giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam

Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN. Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh. Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp.

pdf78 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng 2009” Tên công trình: Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam Thuộc nhóm ngành: XH1a Họ và tên sinh viên: Phạm Thùy Yên Nam/Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Anh 8 – Kinh tế đối ngoại Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên sinh viên: Lê Thảo Huyền Nam/Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp: Nhật 1 - TCNHA Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thọ 2 MỤC LỤC Lời mở đầu ............................................................................................................ 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 4 2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến ......................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 5 Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử ................................ 6 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: ............................................... 6 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: ............................................. 7 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu ở Đông Nam Á: .................................................................................. 8 3.1. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á:................... 9 3.2. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: ...... 11 3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á .. 16 3.4. Vị thế của Việt Nam ............................................................................. 19 4. Kinh nghiệm của một số nƣớc có nền công nghiệp điện tử phát triển .. 20 4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan .................................................................. 20 4.2. Kinh nghiệm của Malaysia .................................................................. 23 Chƣơng 2: Thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO .......................................................................................................... 26 1. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) .................................................................. 26 1.1.Giai đoạn tiền WTO .............................................................................. 26 1.2.Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay) ........................................ 37 2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ... 47 2.1.Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ................... 47 3 2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ............................................................................................................... 53 Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................................................................................. 60 1. Quan điểm và định hƣớng phát triển ....................................................... 60 1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................... 60 1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 61 1.3. Định hƣớng phát triển ......................................................................... 62 2. Giải pháp phát triển ................................................................................... 64 2.1. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 64 2.2. Giải pháp về công nghệ ........................................................................ 66 2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ. .......................... 68 2.4. Giai pháp về chính sách ....................................................................... 72 Kết luận ............................................................................................................... 75 4 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN. Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh. Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải xây dựng những ngành sản xuất công nghiệp bền vững và phát triển. Một trong những ngành sản xuất công nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp điện tử. Để từng bước xây dựng ngành công nghiệp điện tử phát triển. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài - „‟ Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam’’ với mong muốn từ những khó khăn trong thực trạng sản xuất hàng điện tử từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển. 5 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư của Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những số liệu từ báo cáo thông kê của Bộ Công Thương và của International business strategies tác giả đi sâu vào phân tích những yếu kém của công nghiệp điện tử Việt Nam từ đó tìm ra những giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và các hiệp hội doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và so sánh với các ngành sản xuất công nghiệp khác, so sánh với nền công nghiệp điện tử của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để tìm ra những giải pháp phát triển cho con đường của công nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008, và đưa ra những giải pháp dự kiến để phát triển đến năm 2020. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đưa ra những giải pháp để xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành then chốt với tổng kim ngạch lớn trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam trên những điều kiện từ nguồn nhân lực, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. 7. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1 :Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử Chƣơng 2 : Thực trạng sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 6 Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: Khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu lần đầu tiên được các học giả Mỹ đưa ra tại Hội nghị bàn tròn Berkeley về kinh tế quốc tế (BRIE) khi thực hiện chương trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế Đông Á, theo đó mạng lưới sản xuất quốc tế toàn cầu là một kiểu cơ cấu phân chia chi nhánh quốc tế trong nội bộ công ty do các công ty đa quốc gia tạo ra bằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chủ yếu phản ánh sự phân phối về mặt không gian, cơ cấu và các quan hệ qua lại giữa chi nhánh của các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về sự phân chia dây chuyền định giá, đó là, sản xuất bán thành phẩm ở một nơi, giao hàng ở nơi khác và gia tăng giá trị nhất định ở đó. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, mỗi phần của quá trình sản xuất được đặt ở các nước khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khác nhau của từng khu vực. Hầu hết các thành phẩm được lắp ráp cuối cùng sẽ được giao đến các nước khác chứ không phải ở những khu vực như vậy. Kiểu mạng lưới sản xuất này đảm bảo cho sự hội nhập của kinh tế khu vực và sự phát triển của nền kinh tế hướng vào xuất khẩu do tất cả các nước đều có lợi từ lợi thế cạnh tranh dựa vào phân công lao động. Dĩ nhiên là tiến bộ hội nhập và việc dựa vào thị trường thứ ba để xuất khẩu như vậy cũng phải gánh chịu một số phí tổn. Theo quan điểm của Dieter Ernst, khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu cố gắng phổ biến rộng hơn và có các hình thức sản xuất quốc tế hệ thống hơn và phân mắt xích định giá thành nhiều công đoạn có thể có hoặc không đòi hỏi sự bố trí công bằng. Khi sử dụng khái niệm này, chúng ta có thể phân tích cẩn thận 7 chiến lược toàn cầu hoá của các công ty, ví dụ như sắp đặt phần nào mắt xích định giá ở đâu. Các công ty phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài tới mức độ nào, điểm ưu việt của mạng lưới sản xuất liên công ty so với sản xuất trong nội bộ là gì, việc kiểm soát những giao dịch này được tập trung hoá hay đa dạng hoá tới mức nào, những bộ phận cấu thành khác nhau của mạng lưới sản xuất toàn cầu này liên kết với nhau thế nào. 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: a. Sự mở rộng các hoạt động sản xuất ở các vị trí địa lý khác nhau: Mạng lưới sản xuất toàn cầu bao gồm toàn bộ các phần của khâu định giá, không chỉ là khâu sản xuất. Một mạng lưới sản xuất toàn cầu không chỉ bao gồm các giao dịch nội bộ công ty mà còn có cả các hình thức hợp tác: Nó liên kết các chi nhánh, các công ty con, các liên doanh của các công ty hàng đầu với các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng, các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác trong liên minh chiến lược với nhau…Mục tiêu chính của các mạng lưới này là cung cấp các nguồn lực, năng lực và tri thức để các công ty dẫn đầu khoanh vùng một cách nhanh chóng nhờ đó tăng thêm năng lực cho công ty. b. Tính không đối xứng về vai trò của các công ty đứng đầu và các công ty con: Các công ty dẫn đầu quản lý các nguồn lực của mạng lưới và đưa ra quyết định. Các công ty dẫn đầu liên kết các cơ sở sản xuất, khách hàng, tri thức bị phân tán về địa lý vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, điều này có thể làm giảm bớt chi phí giao dịch. Theo ông, một mạng lưới sản xuất toàn cầu đặc trưng sẽ ràng buộc một công ty đứng đầu, các chi nhánh của nó, các công ty con và các công ty liên doanh, các nhà cung cấp và các nhà thợ phụ, các kênh phân phối, những người bán lại, các liên minh R&D và rất nhiều thoả thuận hợp tác…với nhau. Nó có thể có cổ phần bằng nhau hoặc không. Các công ty dẫn đầu được đặt ở trung tâm của mạng lưới, đóng vai trò lãnh đạo về chiến lược và tổ chức, và có những 8 chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của các công ty thành viên trong mạng lưới sản xuất. Thế mạnh của công ty dẫn đầu có được được từ việc kiểm soát các nguồn lực và khả năng then chốt và hợp tác giao dịch giữa các khu vực khác trong mạng lưới. Một trong những khả năng chủ chốt là tài sản trí tuệ và tri thức để thiết lập, duy trì và tiếp tục nâng cao các chuẩn mực thị trường. Chính vì những tài sản bổ sung như vậy mà các mạng lưới sản xuất toàn cầu có tính không đối xứng. c. Sự phổ biến tri thức từ các nước chủ đầu tư sang các nước nhận đầu tư: Sự chia sẻ tri thức là sự cần thiết làm cho các mạng lưới này phát triển. Lợi nhuận thực sự bắt nguồn từ sự phổ biến, trao đổi và tiếp nhận kiến thức và năng lực bổ sung từ bên ngoài. Thường những nước hay khu vực có khả năng trở thành một bộ phận cấu thành của mạng lưới sản xuất toàn cầu chính là những nước đang công nghiệp hóa nhanh nhất. 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu ở Đông Nam Á: Sự tham gia của Đông Nam Á vào mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu là yếu tố quan trọng trong việc thay đổi mô hình và gia tăng sự tham gia của khu vực này vào thương mại quốc tế từ những năm 1980. Cụ thể là, ASEAN-5 ( gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) là những nước có sự tham gia vào các mạng lưới sản xuất của nhiều công ty như Intel ở Châu Âu, Sony, Toshiba, Hitachi và Fujitsu của Nhật Bản, và vào những năm 1990 là các hãng như Samsung và Goldstar của Nam Triều Tiên và Acer của Đài Loan. Khu vực này trở thành cơ sở sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty xuyên quốc gia (TNC) cho thị trường khu vực mình tới phần còn lại của 9 Đông Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Kết quả là sự mở rộng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gia tăng sự hội nhập kinh tế của khu vực. Mạng lưới sản xuất toàn cầu lấy khu vực làm cơ sở là một đặc điểm đáng chú ý của sự phát triển kinh tế Đông Nam Á kể từ thập niên 1980. Một số mạng lưới toàn cầu như vậy đã được thiết lập dựa trên đầu tư FDI của các công ty TNC nhưng chúng không chỉ đơn giản là việc mở rộng vốn đầu tư FDI ở Đông Nam Á. Trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, các công ty TNC đầu tư trực tiếp sẽ tổ chức và hoạt động theo các phương thức rất khác biệt, trong khi đó các nhân tố của hệ thống tại nước bản xứ cũng đồng thời ảnh hưởng đáng kể tên con đường lựa chọn đầu tư của nước chủ nhà thông qua hình thức mạng lưới sản xuất toàn cầu này. Sự đa dạng của nguồn vốn đầu tư FDI ở khu vực Đông Nam Á cũng thể hiện cấu trúc đa tầng của hệ thống sản xuất dây chuyền xuyên quốc gia, đó là ở Đông Nam Á tồn tại các mạng lưới sản xuất toàn cầu đa tầng tổ chức một cách khác thường, nghĩa là một quá trình phát triển toàn cầu không giới hạn, làm suy yếu tầm quan trọng của cơ cấu và mục tiêu phát triển kinh tế của nước bản xứ của nhà đầu tư đối với lựa chọn chính sách của các nước công nghiệp hoá lạc hậu. Ở đây, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Châu Âu và các công ty TNC của Trung Quốc đều thiết lập các mạng lưới xuyên quốc gia đa dạng, có phần chồng chéo nhau và có phần cạnh tranh nhau. 3.1. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á: Các mạng lưới sản xuất toàn cầu của Mỹ ở Đông Nam Á xuất hiện cùng với FDI tại khu vực này, nhưng chúng chỉ bắt đầu hình thành từ những năm 1970. Công ty con ở Đông Nam Á của các công ty điện tử Mỹ thành lập như một phần của hệ thống sản xuất xuyên quốc gia phục vụ cho thị trường các nước phát triển từ lúc ban đầu. Các công ty Mỹ tập trung nguồn lực của họ vào việc phát triển sản phẩm, liên kết hệ thống và phần mềm (những lĩnh vực này cho phép các công ty của Mỹ thiết lập các tiêu chuẩn thực tế cho sản phẩm và giữ vững vị thế 10 của những người dẫn đầu trên thị trường). Dần dần các công ty con của họ tại Đông Nam Á sản xuất chuyên môn hoá vào các bộ phận, linh kiện và các sản phẩm cuối cùng, điều này không những cho phép công ty có thể sản xuất với chi phí rẻ nhưng với năng suất cao mà còn tạo ra các đối thủ cạnh tranh Đông Nam Á chống lại các công ty Nhật Bản trong cá lĩnh vực như chất bán dẫn, màn hình, và các sản phẩm điện tử gia dụng v.v… Các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Mỹ hoạt động theo chiều dọc. Do các công ty con ở Đông Nam Á đã hội nhập vào mạng lưới sản xuất và vận hành phục vụ cho các nước phát triển, các doanh nghiệp của Mỹ thực sự hiện đại hoá các công ty tại Đông Nam Á dựa vào tình hình phát triển của thị trường chính mà họ phục vụ mà chủ yếu là Mỹ. Nói cách khác, họ cập nhật công nghệ dựa vào Mỹ chứ không phải là vòng đời sản phẩm tại địa phương. Do đó, sau rất nhiều lượt đầu tư trực tiếp và cập nhật công nghệ, các công ty chi nhánh của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á ngày càng phát triển về công nghệ sản xuất, từ đó cho phép nâng cao mức độ chuyên môn hoá công nghệ tại địa phương trong hệ thống sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp Mỹ. Trong tình hình như vậy, các hệ thống của Mỹ sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm điện tử công nghiệp như ổ cứng, máy tính cá nhân., máy in phun, các thiết bị viên thông v.v… Các mạng lưới sản xuất của Mỹ thành lập cá chi nhánh cung cấp lao động bổ sung, trong đó các công ty của Mỹ chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực mềm nhất định (lựa chọn, tưởng tượng, thiết kế - xét về mặt tiêu chuẩn), trong khi các công ty Đông Nam Á chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực cứng ( các bộ phận và linh kiện, các quy trình chế tạo và các thành quả thiết kế/phát triển). Nói chung, các công ty Mỹ chuyển giao quyển quản lý và hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng đáng kể cho các công ty con Đông Nam Á. Thực tế này tạo ra một hình thức phân chia lao động trong khu vực phức tạp, thông qua hệ thống như vậy, các công ty con của Mỹ thực hiện quyền tự quản lý 11 sẽ tham gia vào các hoạt động sản xuất phức tạp. Do các công ty Mỹ chuyển giao dây chuyền sản xuất làm gia tăng giá trị lớn từ Mỹ tới Đông Nam Á, các chi nhánh của họ bắt đầu sản xuất linh kiện và bộ phận và các hệ thống phụ phức tạp. Đầu những năm 1990, các công ty Mỹ đưa ra các chiến lược sản xuất khu vực dựa vào sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ khu vực Đông Nam Á. Kết quả là hình thành một hình thức cơ sở cung cấp của các công ty Mỹ, nhờ đó cho phép các công ty Mỹ tránh dược việc dựa vào các công ty cạnh tranh Nhật Bản cung cấp linh kiện, bộ phận quan trọng và công nghệ. 3.2. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: Các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 hay những năm 1970, phát triển nhanh và tồn tại sau giữa những năm 1980. Trước những năm đầu của thập niên 1980, các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản ở Đông Nam Á nhìn chung có đặc điểm tương đối chặt chẽ, là sự mở rộng trên phạm vi quốc tế của hàng loạt các công ty nội địa của Nhật Bản. Nói chung, các công ty con tại nước ngoài của Nhật Bản tiếp tục giữ hình thức tổ chức có thứ bậc của các công ty Nhật Bản trong nước, trụ sở chính tại Tokyo nắm quyền quyết định chính và năng lực công nghệ. Các hoạt động và vận hành của các công ty con tại nước ngoài chịu sự điều khiển nghiêm ngặt của tổng hành dinh tại Tokyo và hình thành một loại hình sản xuất đính kèm và các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản không nên thiết lập qua hệ kinh doanh với các chi nhánh cung cấp không có chi nhánh của địa phương và nước ngoài. Phân tích theo chuỗi giá trị có nghĩa là các công ty TNC của Nhật Bản sắp xếp sản xuất và dây chuyền lắp ráp các sản phẩm cấp thấp ở Đông Nam Á trong khi nắm giữ ở Nhật Bản dây chuyền sản xuất cuối cùng đem lại giá trị gia tăng cao. Th
Luận văn liên quan