Quảng Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi của nền văn hóa cổ Hạ Long, là nơi có thương cảng Vân Đồn, một thương cảng cổ nổi tiếng sầm uất của nước ta trong nhiều thế kỷ. Quảng Ninh còn là vùng đất đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm mà nổi bật là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, phá tan giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Truyền thống ấy còn được lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay, khi quân và dân vùng mỏ đứng lên chống lại chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi chúng sang xâm lược nước ta. Cũng từ nơi đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và phát triển, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Là một tỉnh tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa Bắc Bộ. Rất nhiều các công trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo, chùa chiền được xây dựng trên mảnh đất này, để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, như: Khu di tích danh thắng chùa Yên Tử, nơi ra đời của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; đền Cửa Ông thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng, chùa Quỳnh Lâm, đình làng Trà Cổ, đình làng Phong Cốc Hà Nam, đình làng Quan Lạn.Bên cạnh đó, văn hóa Quảng Ninh còn mang những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Bộ với những làng chài ven biển, như làng chài Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng, Cặp La.
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quảng Ninh với vai trò là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, đã từng bước xây dựng và phát triển trên các lĩnh vực Kinh tế- xã hội. Với mục tiêu: “ xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh” và chiến lược “ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010”. Trong quá trình đó, kinh tế giữ vai trò là nền tảng vật chất của xã hội, còn văn hóa là “ nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội”. Bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hóa của tỉnh là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và địa phương, nhằm góp phần xây dựng “ một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đề tài: Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) được thực hiện với mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy một trong những di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh và địa bàn huyện Yên Hưng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
112 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quảng Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi của nền văn hóa cổ Hạ Long, là nơi có thương cảng Vân Đồn, một thương cảng cổ nổi tiếng sầm uất của nước ta trong nhiều thế kỷ. Quảng Ninh còn là vùng đất đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm mà nổi bật là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, phá tan giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Truyền thống ấy còn được lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay, khi quân và dân vùng mỏ đứng lên chống lại chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi chúng sang xâm lược nước ta. Cũng từ nơi đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và phát triển, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Là một tỉnh tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa Bắc Bộ. Rất nhiều các công trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo, chùa chiền được xây dựng trên mảnh đất này, để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, như: Khu di tích danh thắng chùa Yên Tử, nơi ra đời của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; đền Cửa Ông thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng, chùa Quỳnh Lâm, đình làng Trà Cổ, đình làng Phong Cốc Hà Nam, đình làng Quan Lạn....Bên cạnh đó, văn hóa Quảng Ninh còn mang những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Bộ với những làng chài ven biển, như làng chài Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng, Cặp La....
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quảng Ninh với vai trò là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, đã từng bước xây dựng và phát triển trên các lĩnh vực Kinh tế- xã hội. Với mục tiêu: “ xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh” và chiến lược “ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010”. Trong quá trình đó, kinh tế giữ vai trò là nền tảng vật chất của xã hội, còn văn hóa là “ nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội”. Bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hóa của tỉnh là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và địa phương, nhằm góp phần xây dựng “ một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đề tài: Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) được thực hiện với mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy một trong những di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh và địa bàn huyện Yên Hưng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Từ nhiều năm nay các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc liên tục được xuất bản với cả hai mảng đề tài là văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt các di tích lịch sử trong đó các ngôi chùa nổi tiếng được nhiều nhà khoa học quan tâm khảo cứu.Các giá trị văn hóa nghệ thuật trong các ngôi chùa ở Việt Nam đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu như:
- “ Chùa Việt” của PGS- TS Trần Lâm Biền , nghiên cứu tính chất văn hóa, nghệ thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các ngôi chùa của người Việt từ thời Lý ( thế kỷ XI, XII) đến thế kỷ XIX. Ngoài ra, trong luận án Phó Tiến sỹ Khoa học lịch sử với đề tài: “ Những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả cũng đề cập sơ lược về ngôi chùa ở vùng đồng bằng sông Hồng, kết cấu của ngôi chùa Việt, tượng thờ trong ngôi chùa Việt
- Cuốn:“ Sáng giá chùa xưa” của PGS Chu Quang Trứ nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam với nền văn hóa dân tộc cổ truyền. Trong đó, tác giả giới thiệu về một số ngôi chùa và các di vật đặc sắc trong các ngôi chùa ở Việt Nam.
- Cuốn “ Chùa Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn nghiên cứu về toàn cảnh các ngôi chùa Việt Nam trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc cũng như những đặc điểm của Phật giáo và văn hóa tâm linh của dân tộc được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam. Tác giả đi vào giới thiệu khái quát về 118 ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước qua các thời kỳ.
- Tác giả Trần Mạnh Thường trong cuốn “ Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam” giới thiệu lịch sử, kiến trúc các thành lũy, đền tháp, đình chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay.
- Tác giá Nguyễn Huy Quang trong luận văn tốt nghiệp Cao học với đề tài: “ Chùa Láng- những giá trị văn hóa nghệ thuật” đề cập đến chùa Láng, đi sâu phân tích các giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Láng.
Nằm ở ven biển phía Tây Nam của Quảng Ninh, Yên Hưng là huyện có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc với các công trình kiến trúc, đền chùa, miếu mạo ...tiêu biểu của một làng quê Việt Nam. Có nhiều các công trình nghiên cứu về mảnh đất này, khi trước đây nó có tên là tỉnh Quảng Yên.
Về giá trị văn hóa, nghệ thuật trong các di tích lịch sử văn hóa của huyện Yên Hưng, tác giả Đinh Kiều Sơn với đề tài tốt nghiệp Cao học“ Giá trị văn hóa nghệ thuật đình Phong Cốc” đi sâu vào nghiên cứu các giá trị văn hóa, nghệ thuật của một ngôi đình nổi tiếng ở huyện Yên Hưng.
Chùa Yên Đông, nằm ở xã Yên Hải, cũng được đề cập đến trong một số cuốn sách :
- Trong Địa chí Quảng Ninh ( tập 3), do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất bản năm 2003 đã khái quát về lịch sử hình thành của ngôi chùa cũng như hệ thống hiện vật còn lưu giữ được ở trong chùa.
- Cuốn: “ Di tích và danh thắng Quảng Ninh” của Ban quản lý di tích thắng cảnh Quảng Ninh liệt kê các di tích của tỉnh Quảng Ninh đã được xếp hạng cũng đề cập đến chùa Yên Đông với tư cách là một ngôi chùa cổ còn giữ được ở Huyện Yên Hưng.
- Tác giả Lê Đồng Sơn trong cuốn “ Văn hóa Yên Hưng- Di tích, văn bia, câu đối, đại tự, xuất bản năm 2008..... Cuốn sách đã giới thiệu hệ thống văn bia và câu đối còn lưu giữ được ở các di tích của huyện Yên Hưng cùng với việc phiên dịch hệ thống các văn bia, câu đối đó ra tiếng Việt.
Bên cạnh đó có một số trang web đề cập đến chùa Yên Đông. Trang Web: chuyên mục những di tích được xếp hạng cấp quốc gia, có thể thấy một số thông tin về chùa Yên Đông ở góc độ miêu thuật, bao gồm: tên chùa, vị trí địa lý, niên đại ngôi chùa, hệ thống hiện vật còn lưu giữ được...cùng với việc công nhận chùa là di tích nghệ thuật cấp quốc gia tại quyết định số 30/QĐ-BVHTT ngày 24/11/2000 của Bộ Văn hóa thông tin ( nay là Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch).
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ giới thiệu những nét khái quát nhất về chùa Yên Đông mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những giá trị văn hóa nghệ thuật tiềm ẩn ở trong đó. Dù vậy, đây là những nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
*.Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề:
- Những giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của chùa Yên Đông trong kiến trúc, điêu khắc, nghi lễ tôn giáo và một số di vật tiêu biểu.
- Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Yên Đông.
*. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến chùa Yên Đông.
- Phân tích vai trò của chùa Yên Đông trong đời sống văn hóa nhân dân xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
- Làm rõ các giá trị văn hóa, nghệ thuật được thể hiện qua kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, trang trí của chùa Yên Đông.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị chùa Yên Đông trong đời sống hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: chùa Yên Đông (xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: chùa Yên Đông trong không gian xã Yên Hải
+. Về thời gian: từ khi xây dựng chùa Yên Đông đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu giá trị di tích lịch sử, văn hóa.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành Văn hóa học, mỹ thuật học, dân tộc học...Những phương pháp này giúp người viết có những tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá về các hiện tượng , các vấn đề văn hóa một cách khoa học và khách quan.
- Phương pháp điền dã điều tra xã hội học kết hợp khảo sát thực địa, chụp ảnh- ghi hình và phỏng vấn trực tiếp, nhằm kiểm tra, đánh giá chính xác dựa trên những thông tin đầy đủ mà người viết thu thập được.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: dựa trên những thông tin đã có qua điều tra, khai thác thần tích, truyền thuyết, thư tịch và tìm hiểu, kết hợp với những công trình đi trước để có một cái nhìn tổng thể về di tích, đồng thời đối chiếu so sánh và phân tích những kết quả đó mà đưa ra kết luận cuối cùng cho luận văn.
6. Những đóng góp của đề tài:
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống toàn diện các giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Yên Đông, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp một nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về chùa và di tích lịch sử văn hóa của huyện Yên Hưng và tỉnh Quảng Ninh, góp phần làm phong phú thêm các giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích kiến trúc cổ của Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích chùa Yên Đông trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Không gian văn hóa xã Yên Hải và diễn trình lịch sử chùa Yên Đông
Chương 2: Giá trị văn hóa, nghệ thuật trong kiến trúc, điêu khắc và các nghi lễ của chùa Yên Đông
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông.
Chương 1
KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ YÊN HẢI
VÀ DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA YÊN ĐÔNG
1.1.KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ YÊN HẢI:
1.1.1. Lịch sử hình thành xã Yên Hải :
Xã Yên Hải có diện tích tự nhiên 15,2 km². Phía Bắc giáp xã Nam Hòa và xã Cẩm La. Phía Nam giáp xã Phong Cốc và xã Liên Vị. Phía Đông giáp xã Cẩm La và xã Phong Cốc. Phía Tây giáp sông Bạch Đằng. Số dân năm 2009 là 5.316 người, cư trú ở hai thôn Yên Đông và thôn Hải Yến gồm tám xóm, từ xóm 1 đến xóm 8. Lịch sử hình thành xã Hải Yến gắn liền với sự hình thành của làng Yên Đông và xã Hải Yến.
Yên Hưng là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời. Cách đây khoảng 3000 đến 3.500 năm, khu Hoàng Tân, Yên Hưng, đã có người Việt cổ sinh sống. “ Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Hoàng Tân rất nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt bằng đá, như: rìu, bôn, búa, đục, bàn mài, mũi khoan, chày nghiền của nền văn hóa Hạ Long thời kỳ đá mới, tiếp đến là các đồ đồng của nền văn minh Đông Sơn triều đại các vua Hùng ở vùng của biển, lúc bấy giờ đất Yên Hưng thuộc Bộ Dương Tuyền hay Hải Tuyền thời vua Hùng. Đó là các bình đồng, thạp đồng, vòng tay đồng, lưỡi cày đồng, tấm che ngực, dao găm, mũi tên đồng, rìu đồng...và các hũ bình gốm có chất liệu và mang phong cách văn hóa gốm Phùng Nguyên, Hoa Lộc” [21,tr 8].
Dưới thời nghìn năm Bắc thuộc, dưới sức ép đồng hóa mạnh mẽ của ngoại bang, người dân ở Yên Hưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt. Tiếp thu kỹ thuật làm gốm của người Hán để chế tác ra các đồ gốm dân dụng và gạch nung để xây dựng hầm mộ, nhà cửa. Ở Yên Hưng hiện còn hàng trăm ngôi mộ cổ mang phong cách mộ Hán và một khối lượng lớn các đồ gốm thời Đông Hán trong lòng đất, minh chứng vùng đất Yên Hưng là một trong những trung tâm chính trị cai trị nước Nam của nhà Đông Hán.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư bản khắc năm Chính Hòa 18 ( 1679)[7,tr 236]: đời Đinh, Lê, Yên Hưng thuộc trấn Triều Dương; đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 ( 1023) đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An; đời Trần, vua Trần Thái Tông năm Thiên ứng Chính Bình thứ 11 (1242) gọi châu Vĩnh An là lộ Hải Đông có tám huyện: Yên Bang, Chi Phong, Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Nhà Lê, đầu đời Thuận Thiên (1428) gội là Yên Bang ( An Bang) thuộc Đông Đạo. Năm Quang Thuận (1460-1469) đặt là An Bang Thừa Tuyên; từ năm Gia Thái đời vua Lê Thế Tông ( 1573-1577) vì kiêng húy tên vua Lê Anh Tông, mới đổi An Bang thành Yên Quảng, huyện Yên Hưng thuộc Yên Quảng, trấn Yên Quảng có một phủ ( Hải Đông), sáu huyện ( Chi Phong, Yên Hưng, Hoành Bồ, Thủy Đường, Kim Thành, An Dương) và ba châu ( Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Năm 1802, vua Gia Long trả Kinh Môn Lệ vào trấn cũ Hải Dương; vẫn lấy một phủ Hải Đông làm trấn Yên Quảng; dời trấn lỵ từ xã Vu Thanh, huyện Kim Thanh phủ Kinh Môn đến gò Quỳnh Lâu huyện Yên Hưng làm trấn lỵ trấn Yên Quảng. Trấn Yên Quảng còn một phủ ( Hải Đông) trong đó có ba huyện ( Yên Hưng, Hải Đông, Hoành Bồ) và ba châu ( Tiên Yên, Vạn Ninh, Vân Đồn), với 16 tổng, 123 phường, phố, vạn, xóm.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên. Tỉnh Quảng Yên thuộc loại nhỏ nên chung một quan tổng đốc với tỉnh Hải Dương, gọi là tổng đốc Hải Yên, quân đội thuộc quân thứ Hải Yên. Năm Minh Mạng thứ 17, đặt thêm phủ Sơn Định, bớt châu Vân Đồn. Châu Vân Đồn chuyển thành tổng Vân Hải trong huyện Hoa Phong. Tỉnh Quảng Yên có hai phủ là Hải Ninh, Sơn Định. Phủ Hải Ninh có hai châu Tiên Yên và Hải Ninh, châu Hải Ninh kiêm việc phủ; phủ Sơn Định có ba huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng và Hoa Phong, huyện Hoành Bồ kiêm việc phủ.
Yên Hưng là vùng đất có truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Trong lịch sử dân tộc, người dân Yên Hưng đã ba lần tham gia đánh quân xâm lược phương Bắc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, Quảng Yên, Yên Hưng là nơi thực dân Pháp xây dựng trụ sở cho bộ máy cai trị của chúng ở tỉnh Quảng Yên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Yên Hưng có 17.000 thanh niên nhập ngũ. Dân quân Yên Hưng đã cùng lực lượng bộ đội bắn rơi 37 máy bay Mỹ, trong đó dân quân tự vệ Yên Hưng bắn rơi 6 chiếc. Yên Hưng là huyện bắn rơi nhiều máy bay nhất tỉnh Quảng Ninh, được chính phủ tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Cư dân Yên Hưng có truyền thống cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Từ xa xưa tới nay, đa số cư dân Yên Hưng không thuần nông, vừa làm ruộng, vừa đánh cá biển, nuôi thủy sản và làm các nghề thủ công, nghề sơn tràng, nghề vận tải, buôn đò dọc, chạy chợ.... Nghĩa là tùy thời gian nông nhàn trong năm, hoặc căn cứ nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu của gia đình mà phát sinh rất nhiều nghề khác ngoài cấy lúa trong mỗi gia đình. Ở Yên Hưng, nửa đầu thế kỷ XIX (1800-1850) là thời gian các làng xã xây dựng đình làng, chùa làng, trong khi đó nhiều nơi khác trong nước đất đai hoang hóa, dân cư phiêu tán. Điều đặc biệt ở đây là tập quán sử dụng ruộng đất công – công điền được duy trì với số lượng lớn và tồn tại dai dẳng đến sát cuộc cải cách ruộng đất chính là kết quả của quá trình khai khẩn lấn biển của tập thể các làng xã và thành quả đó được cộng đồng làng xã bảo vệ. Đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của chế độ ruộng đất của Yên Hưng nói chung và của đảo Hà Nam nói riêng. Đó là các tập quán:
- Tập quán sử dụng ruộng công cho những công việc chung của làng xã: Cũng như các làng xã khác ở đồng bằng bắc bộ, ngoài bộ phận lớn ruộng đất để chia cho dân đinh, nơi đây còn dành một phần diện tích ruộng công để dùng vào những việc chung của làng xã: thờ cúng, khuyến học, trọng lão, sửa sang tu bổ hay làm mới đình, chùa...Bên cạnh đó, làng còn dành một bộ phận đáng kể ruộng công cho việc thưởng biếu cho những người đỗ đạt, có công với làng, người cao tuổi hay chức dịch. Lảng xã còn thưởng ruộng công cho những người có công đòi ruộng trong các cuộc tranh chấp ruộng đất với các làng xã bên cạnh. Ngoài ra, làng xã cũng thường đem bán ( có thời hạn) một số diện tích ruộng công để lấy kinh phí chi cho các việc công.
- Tục lệ phân chia ruộng công: lệ chia ruộng công tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc như thời điểm bặt phần ruộng và chính thức nhận ruộng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề thời vụ. Nhìn chung, việc chia ruộng ở đây đều kết hợp hai nguyên tắc: kính xỉ và kính ước . Khẩu phần ruộng được chia thì tùy theo diện tích ruộng công và số dân đinh trong xã. Lệ chia ruộng- “ đổ chương” cũng tùy từng xã mà có quy định khác nhau, có thể là 3,4 hoặc 6 năm thì “ đổ chương” một lần. Ngoài số công điền được chia cho dân đinh, làng còn cấp ruộng cho các họ làm ruộng họ và lo việc hội hè, tế đám của làng. Đối với trường hợp ngụ cư thì có lệ: người ngụ cư khi mới nhập làng thì chưa được nhận ruộng khẩu phần. Những người nào cha ông đã ngụ cư từ trước mới được cấp ruộng. Tuy nhiên, mỗi lần nhận ruộng người ngụ cư nếu đã sống trong làng một đời nộp số tiền 1,5 đồng; hai đời: nộp 1 đồng; ba đời: nộp 0,5 đồng và số ruộng được nhận ít hơn tiêu chuẩn 1 sào. Nếu ngụ cư quá ba đời thì được bình đẳng với các thành viên khác trong việc nhận ruộng khẩu phần.
Qua những tư liệu về ruộng đất công nói đến ở trên cho thấy tính dân chủ ở đây rất cao, song lại cũng thấy được tính chất phúc tạp của các mối quan hệ xã hội xung quanh vấn đề ruộng đất. Làng xã đã thực sự trở thành đơn vị sở hữu, phân phối sử dụng ruộng đất trên cơ sở “ pháp nước lệ làng”.
Yên Hưng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Trong quá trình phát triển làng xã, người dân Yên Hưng phải vật lộn với gió bão, triều dâng, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh cùng bệnh tật hại con người. Do vậy, trong quá trình mở đất, giữ đất và lao động sản xuất, nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông được đặt hết sức mộc mạc thân thương, gắn bó với những kỷ niệm của người dân các làng qua bao đời nay, và trở thành văn hóa truyền thống của làng quê Yên Hưng. Cư dân hiện nay ở Yên Hưng phần lớn có nguồn gốc từ đồng bằng sông Hồng, như: Thăng Long, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh....đến đây định cư lập làng từ thế kỷ XV, như các làng Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Trung Bản, Lưu Khê, Vị Dương, Vị Khê, Quỳnh Biểu, Hải Yến, Hương Học, Yên Hưng, Yên Trì, Quỳnh Lâu, Khê Chanh, La Khê, Bùi Xá, Hoàng Tân, Động Linh, Khoái Lạc, Yên Lập. Các xã mới thành lập gần đây cũng do quai đê lấn biển lập làng và làm thủy lợi là một đặc thù của Yên Hưng. Những kinh nghiệm xẻ đất, bó độn, cắm say để hạp long, đắp đê, đào mương và bảo vệ đê điều là những kinh nghiệm lao động quý báu. Do vậy, ở Yên Hưng hiện còn bảo lưu khá nguyên vẹn văn hóa truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, hội hè, đình đám. Hiện nay ở Yên Hưng còn giữ được khoảng 230 di tích lịch sử văn hóa, gồm 11 đình làng, 23 chùa làng, 41 đền, miếu, 104 từ đường, 10 nhà thờ Thiên chúa, 33 di tích khảo cổ ( 1 di chỉ đá mới, 2 bãi cọ Bạch Đằng, 35 mộ cổ), 1 thành cổ. Trong 230 di tích lịch sử văn hóa, hiện còn lưu giữ hơn 9000 hiện vật là các di tích quý như: 43 sắc phong, 12 chuông đồng, gần 400 tượng thờ, 142 bia đá, hơn 600 câu đối, đại tự và các gia phả, thần tích, các đồ thờ tự khác có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Trong đó có 39 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, dự kiến sẽ có khoảng 50% di tích ở Yên Hưng được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Ngoài ba lễ hội lớn trong vùng là Lễ hội Tiên công, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội xuống đồng, ở Yên Hưng còn hàng trăm hội hè khác gắn với các đình làng, chùa làng và từ đường, dòng họ.
Về tôn giáo- tín ngưỡng, cư dân Yên Hưng có tục thờ Tiên công và cúng gia tiên ở gia đình và từ đường dòng họ; tục thờ thành hoàng của các làng xã ở đình, đền, nghè, miếu; tục thờ Mẫu Liễu Hạnh; tục thờ thần Biển và một số nhân thần, thần núi, thần sông khác. Các vị thần được thờ ở các đình, đền, miếu của các làng xã ở Yên Hưng đa số là các nhân thần như: Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại vương; Đức thánh Niệm ( Phạm Tử Nghi); các vị thần khác khi còn sống có công đánh giặc cứu nước phò vua giúp dân; các vị Tiên công ( có công đầu tiên quai đê lấn biển lập làng) khi mất đều được suy tôn làm thần thờ ở đìn