Đề tài Giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam

Trong xã hội nước ta hiện nay có tồn tại nhiều thành phần giai cấp.Đó là giai cấp công nhân,nông dân,trí thức và các tầng lớp tư sản.Các tầng lớp này có điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên có những mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường XHCN.Với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân.Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì tầng lớp tư sản có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế có khả năng tham gia tích cực vào trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Quan hệ giữa giai cấp công nhân nhân dân lao động và tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh.Đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản,cũng để thực hiện hợp tác,đoàn kết xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh công bằng văn minh.Do đó trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải nắm những quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh. Để từ đó phát huy mọi thế mạnh của các giai cấp trong xã hội để xây dựng đất nươc giàu mạnh.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 18100 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội nước ta hiện nay có tồn tại nhiều thành phần giai cấp.Đó là giai cấp công nhân,nông dân,trí thức và các tầng lớp tư sản.Các tầng lớp này có điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên có những mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường XHCN.Với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân.Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì tầng lớp tư sản có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế có khả năng tham gia tích cực vào trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Quan hệ giữa giai cấp công nhân nhân dân lao động và tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh.Đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản,cũng để thực hiện hợp tác,đoàn kết xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh công bằng văn minh.Do đó trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải nắm những quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh. Để từ đó phát huy mọi thế mạnh của các giai cấp trong xã hội để xây dựng đất nươc giàu mạnh. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A:Giai cấp 1.Quan niệm trước Mác về Nguồn gốc nguyên nhân hình thành của giai cấp: Nhiều nhà triết hoc cho rằng sự khác nhau về giai cấp là do sự khác nhau về màu da, chủng tộc,tài năng cá nhân, địa vị uy tín xã hội, về sở thích cá nhân. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: Các giai cấp hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất. 2.Chủ nghĩa Mác 2.1:Hình thức cộng đồng người trong lịch sử Thị tộc:là một cộng đồng người có cùng huyết thống Bộ lạc:Là một tập hợp dân cư dược tạo thành từ những thị tộc Bộ tộc:Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định Dân tộc:Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc cùng sống trên một vùng lãnh thổ. 2.2:Định nghĩa, đặc trưng của giai cấp a. Khái niệm giai cấp: Là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động,và như khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiề mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định. Không phải mọi hệ thống xã hội đều tạo ra giai cấp hoặc đều tạo ra các giai cấp như nhau mà chỉ có một số hệ thống sản xuất xã hội mới tạo ra các giai cấp và mỗi hệ thống xã hội thay đổi thì hệ thống những giai cấp xã hội cũng thay đổi theo. Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động viến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. b. Đặc trưng của giai cấp: Giai cấp là một pham trù kinh tế xã hội có tính lịch sử, giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Giai cấp là những tập đoàn người có sở hữu khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất. VD: Sở hữu phong kiến là sở hữu về ruộng đất, trang trại… Sở hữu tư bản là hầm mỏ, nhà máy, công trường… Giai cấp tức là sự khác nhau của họ về quan hệ với tư liệu sản xuất, đây là quan hệ cơ bản nhất. Chính sự thay đổi chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất dẫn tới sự thay đổi quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Từ đó dẫn đến địa vị của các giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. VD: Thu nhập giữa địa chủ và nông dân, giữa tư sản và công nhân… Khác nhau về vai trong tổ chức lao động xã hội trong tổ chức quản lý sản xuất xã hội và ngược lại. Khái niệm giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin nêu ở trên đã vạch rõ cơ sở kinh tế của giai cấp và quan hệ giai cấp. Đây là quan hệ khoa học, đối lập với quan hệ tư duy siêu hình trước đây, phân biệt khái niệm giai cấp hay tầng lớp. Những khái niệm vừa nêu chỉ những đặc trưng không liên quan gì đến hệ kinh tế,chế độ kinh tế xã hội c.Nguồn gốc nguyên nhân hình thành của giai cấp. Mác là người đầu tiên chứng minh rằng “Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai phát triển lịch sử nhất định của sản xuất “ Tức là đã có giai đoạn xã hội không có giai cấp là xã hội cộng sản nguyên thủy Sở dĩ trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có giai cấp vì lực lượng sản xuất còn thấp kém chưa phát triển năng suất lao động thấp sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc vào thiên nhiên, giai cấp chưa xuất hiện. Trong quá trình vân động phát triển xã hội lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển đến một lúc nào đó chăn nuôi thoát khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Tạo ra chế độ sản xuất riêng trong từng gia đình. Tư liệu sản xuất làm ra trở thành tài sản riêng của từng gia đình. Như vậy chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời thay thế cho chế độ công hữu dẫn dến tình trạng phân hoá giàu nghèo càng tăng. Ngoài ra giai cấp còn hình thanh thông qua con đương chiến tranh giữa các bộ lạc, tù binh chiến tranh không bị giết mà được đưa lại làm tài sản cho bộ lạc chiến thắng. Họ biến tù binh trong chiến tranh làm nô lệ. Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội giai cấp đầu tiên. Tóm lại nguyên nhân hình thành giai cấp là do sản xuất phát triển. C.Mác và Ph.Anghen đã chứng minh rằng nguyên nhân căn bản sâu xa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống giai cấp khác, nói chung là sự tồn tại của các giai cấp là do lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn nhất định.Còn theo hai Ông thì nguyên nhân trực tiếp của sự phân chia giai cấp đó là do chế độ tư hữu ra đời. d.Kết cấu của giai cấp Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp riêng của nó. Mỗi kết cấu xã hội giai cấp của một xã hội nhất đinh bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau: Chiếm hữu nô lệ bao gồm chủ nô, nô lệ. Phong kiến bao gồm địa chủ và nông nô; Tư bản gồm tư sản và vô sản. Ngoài hai giai cấp cơ bản mỗi kết cấu giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và những tầng lớp trung gian. Trong những tập đoàn này có những tập đoàn là tàn dư của xã hội cũ, là mầm mống của xã hội sau, xã hội nào cũng có những tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị. VD: Tầng lớp bình dân trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Việc phân tích kết cấu xã hội giai cấp và sự biến đổi của nó giúp cho ta hiểu được địa vị, vai trò và thái độ của từng giai cấp đối với các phong trào lịch sử. Từ đó chúng ta mới có chính sách phù hợp để tập hợp cho cuộc đấu tranh cách mạng hiện hành. 2.3:Mối quan hệ giai cấp-dân tộc-nhân loại a.Mối quan hệ giai cấp-dân tộc Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau song đó là các phạm trù chỉ mối quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế được nhau. giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời. Trong lịch sử nhân loại nói chung, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm song khi giai cấp mất đi thì dân tộc vẫn còn tồn tại. Sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, nối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc nếu không nhận rõ vai trò của nhân tố kinh tế xã hội của nhân tố giai cấp. Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp. Là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát triển dân tộc, quy định tính chất mối quan hệ giữa các dân tộc Trong xã hội có nhiều giai cấp thì giai cấp có lợi ích gắn liền với phương thức sản xuất thông trị sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu lãnh đạo dân tộc. Về cơ bản lợi ích dân tộc nó là lợi chung của tất cả các giai cấp, các lực lượng xã hội trong cộng đồng ấy. Tuy nhiên trong xã hội có phương thức sản xuất tồn tai dựa trên chế độ chiếm hữu về tư liệu sản xuất thì lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp thống trị không phải khi nào cũng thống nhất mà nhiều lúc đối lập nhau. Hiện tượng dân tộc này thống trị dân tộc khác, thực chất là giai câp thống trị của dân tộc này áp bức bóc lột của dân tộc khác mà nặng nề nhất là nhân dân lao động. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. Giai cấp nào lãnh đạo phong trào, những giai cấp, liên minh nào là lực lượng nòng cốt của phong trào là những vấn đề trọng yếu của cách mạng dân tộc. Ngược lại áp bức dân tộc và đấu tranh dân tộc cũng tác đông trở lại đối với áp bức giai cấp và đấu tranh giai cấp. b.Quan hệ giai cấp-nhân loại Vấn đề nhân loại là những vấn đề liên quan đến sự sống của loài người như chống chiến tranh hạt nhan bảo vệ môi trường... Lợi ích nhân loại là nhưng nhân tố đáp ứng yêu cầu phát triển của loài người mọi quốc gia. Lợi ích nhân loại không tách rời khỏi lợi ích dân tộc, lợi ích của giai cấp tiến bộ bao giờ cũng phù hợp với lợi ích của nhân loại, lợi ích của giai cấp phản động về căn bản mẫu thuẫn với lợi ích chung của dân tộc và toàn nhân loại. B:Đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp là gì? Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập nhau, căn bản không thể điều hoà được. VD: Đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô, đấu tranh giữa nông dân với phong kiến. Đấu tranh giai cấp chỉ trở thành thực sự khi nó phát triển thành cuộc đấu tranh toàn quốc, hoặc ít nhất có quy mô rộng lớn, nhằm chống lại quyền lực chính trị của giai cấp bóc lột “bất cứ là cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh chính trị”. Nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập về mục đích, do không thể điều hoà được giữa các lợi ích căn bản của giai cấp. VD: Giai cấp tư sản luôn chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn tìm cách bóc lột càng nhiều giá trị thặng dư của công nhân càng tốt. Vì vậy nó đối lập với lợi ích căn bản của công nhân tất yếu dẫn đến đấu tranh. Tất cả các giai cấp thống trị để sử dụng các công cụ bạo lực để chống lại các cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức. Vì thế giai cấp bị trị phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Thời đại ngày nay, bạo lực cách mạng không chỉ là đấu tranh quân sự, khởi nghĩa vũ trang mà còn bao gồm những trạng thái nhất định của đấu tranh chính trị. Khi các điều kiện lịch sử thay đổi thì các hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển quan trọng của xã hội có giai cấp. Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Xuất phát từ quan điểm xem lại sự vận động nội tại của phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của toàn bộ lịch sử xã hội. Mác và Anghen đã xem đấu tranh giai cấp như là đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế – xã hội. Do đó “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trực tiếp của lịch sử xã hội của giai cấp”. Cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người là phương tiện để giải phóng xã hội khỏi ách áp bức giai cấp. Vì vậy đây là quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp. Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Cuộc cách mạng này thắng lợi trứơc hết ở những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh giai cấp chỉ có thể thắng lợi khi giai cấp công nhân xây dựng được một lực lượng sản xuất có năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. Chúng ta cũng cần phê phán hai quan điểm sai lầm về đấu tranh giai cấp hiện nay. Quan điểm thứ nhất chủ quan ý chí coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan, tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp. Quan điểm thứ hai cơ hội hữu khuynh, mơ hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Mác và Anghen đã chứng minh rằng trong lịch sử, những kẻ áp bức và những người bị áp bức họ luôn luôn đối kháng với nhau đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau. Quá trình hình thành và kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp : Theo C.Mac:” tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có , những quan hệ sản xuất này trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất: khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội “ Theo quan niệm Mac cần phân biệt “ Đấu tranh giai cấp và xung đột giữa cá nhóm trong xã hội có lợi ích khác nhau”. Bởi lẽ các nhóm xã hội xung đột nhau về lợi ích không bao giờ cũng là biểu hiện của đối kháng giai cấp. VD: Xung đột giữa hai tập đoàn không khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế. C.Mác và Ăngghen khẳng định trong xã hội có giai thì đáu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử. Trong xã hội cũ tồn tại hình thái kinh tế của xã hội cũ, thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội mà xã hội mới ra đời đồng nghĩa với việc hình thái kinh tế xã hội mới ra đời C:Vấn đề giai cấp ở việt nam 1:Đặc điểm giai cấp việt nam hiện nay Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tồn tại nhiều giai cấp khác nhau nhưng đều nằm dưới sự quản lí chung của nhà nước. Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đông đảo, giữ giữ sứ mệnh lịch sử tiếp tục xây dựng đất nước tiến lên XHCN. Ngày nay, ở Việt Nam đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa chế độ xã hội ưu việt với chế độ xã hội lỗi thời. Mối quan hệ giữa các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác trong nội bộ nhân dân tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bằng chính trị, ít bạo lực. Đối tượng của cuộc đấu tranh là nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, là các thế lực thù địch luôn luôn tìm cách chống phá Việt Nam, Là các hiện tượng tham nhũng quan liêu. 2:Đấu tranh giai cấp Trong bối cảnh Liên Xô & Đông Âu sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa đang bị thoái trào tạm thời , CNTB đang tạm thời khắc phục những hạn chế và đang chiếm ưu thế trên nhiều mặt quân sự , kinh tế , chính trị , xã hội … Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời như thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc mà ẩn dấu đằng sau qua các cuộc đấu tranh về kinh tế , văn hóa , tư tưởng . Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không chỉ là đấu tranh bảo vệ chính quyền mà còn định hướng đi lên CNXH. Một số cán bộ thoái hóa biến chất vô tình hay hữu ý , trực tiếp hay gián tiếp đã tiếp tay cho những nhân tố gây mất ổn định chính trị xã hội đi ngược lại với lợi ích nhân dân . Mặt khác cũng do những vấn đề toàn cầu đang dặt ra một cách gay gắt nó dường như lấn áp vấn dề đấu tranh giai cấp như AIDS , dịch cúm gia cầm , ô nhiễm môi trường , bùng nổ dân số … Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay đang diễn ra trong từng con người một giữa cái thiện và cái ác , giữa cái bảo thủ lạc hậu và cái tiến bộ , giữa cái cũ và cái mới , giữa truyền thống và hiện đại …. Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp của nước ta : Củng cố chính quyền về tay nhân dân để chính quyền thực sự là của dân do dân và vì dân . Về kinh tế muốn xây dựng thành công CNXH trước hết phải thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước , xây dựng thành công nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc . Muốn giải quyết vấn đề giai cấp dân tộc và tôn giáo phải thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc . Phải sử dụng một cách có hiệu quả các thành phần kinh tế phi XHCNvà mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh . Chống lại các luận diểm sai lầm xuyên tạc lịch sử giữ vững định hướng phát triển XHCN Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng IX chỉ rõ nội dung chủ yếu về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay: Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nghèo kém phát triển. Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công. Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục các tư tưởng hoạt động chống phá của kẻ thù bảo vệ độc lập dân tộc. Đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân nông dân trí thức dưới sự lãnh đao của Đảng. Từng giai cấp có lợi ích, quyền hạn riêng nhưng luôn phải đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên đầu. Đưa ra chính sách nhằm giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các giai cấp. Thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, mọi giai cấp nếu có năng lực đều có quyên tham gia vào bộ máy nhà nước thông qua tuyển cử bỏ phiếu. Song tính dân chủ, bình đẳng mang nặng tính hình thức. Trong chính sách còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính rườm rà dẫn đến gây mất đoàn kết nội bộ, giảm bớt niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống quan liêu, tham ô khi chưa dứt khoát, quyền lợi giai cấp chưa đảm bảo. 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc Tư tưởng Hồ Chí minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển học thuyết Mác lênin .Luận điểm về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc là một trong những sáng tạo đó Mac - Engghen, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản". Tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết. Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam: Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Mac đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mac bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mac ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Mac về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…". Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được." Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung. PHẦN III:KẾT THÚC V
Luận văn liên quan