Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ bảo mật đang là ngành mũi nhọn làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực kinh tế xã hội toàn cầu đặc biệt là ngân hàng.
Các biện pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến cũng là một bộ phận trong công nghệ bảo mật. Bảo mật thông tin khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của ngân hàng trong dịch vụ mới Ngân hàng điện tử.
Việc sử dụng các biện pháp bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề cấp bách hiện nay khi mà tội phạm liên quan đến hoạt động thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng. Dựa trên những kiến thức thu được qua quá trình học tập tại trường đại học và qua quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, em đã chọn đề tài “ Giải pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONGTHANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Lam
Lớp: K41-I2
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Gia Mạnh
HÀ NỘI – 2009
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, phương pháp sau bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại doanh nghiệp. Có được kết quả này không chỉ một mình em phấn đấu, nỗ lực mà còn có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ chỉ bảo và hỗ trợ nhiệt tình, sự động viên khích lệ của gia đình, của các thầy cô Khoa Thương mại điện tử, thầy cô Khoa Tin học thương mại, Trường Đại học Thương mại cùng các cán bộ, nhân viên Chi nhánh Nam Hà Nội-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Trung tâm tin học Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn!
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Đàm Gia Mạnh, Trưởng khoa Tin học Thương mại, người hướng dẫn thực hiện luận văn, đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình nghiên cứu, viết và hiệu chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn anh Trịnh Quang Tuấn, Giám đốc phòng giao dịch số 10, chi nhánh Nam Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cán bộ khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu, cung cấp cho em tài liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác để em làm tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÓM LƯỢC
Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ bảo mật đang là ngành mũi nhọn làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực kinh tế xã hội toàn cầu đặc biệt là ngân hàng.
Các biện pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến cũng là một bộ phận trong công nghệ bảo mật. Bảo mật thông tin khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của ngân hàng trong dịch vụ mới Ngân hàng điện tử.
Việc sử dụng các biện pháp bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề cấp bách hiện nay khi mà tội phạm liên quan đến hoạt động thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng. Dựa trên những kiến thức thu được qua quá trình học tập tại trường đại học và qua quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, em đã chọn đề tài “ Giải pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT
Thương mại điện tử
TTTT
Thanh toán trực tuyến
ATM
Automatic teller machine
Máy rút tiền tự động
CA
Certificate authority
Cơ quan chứng thực
SET
Secure electronic transaction
Giao thức điện tử an toàn
SSL
Secure socket layer protocol
Giao thức an toàn tầng vận chuyển
IP
Internet protocol
Giao thức liên mạng
IPsec
IP security
Giao thức mạng về bảo mật
CNTT
Công nghệ thông tin
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
POS
Point of sale
Thiết bị bán hàng
ID
Identification/ identity/identifier
Nhận dạng
IPCAS
The modernization of interbank payment and customer accounting system
Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng
WAN
Wide Area Network
Mạng diện rộng
SMS
Short Message Services
Dịch vụ tin nhắn ngắn
PKI
Public key infrastructure
Hạ tầng mã khoá bảo mật công cộng
AD
Active directory
Dịch vụ hệ thống
IT
Information technology
Công nghệ thông tin
OTP
One time password
Mật khẩu dùng một lần
USB
Universal serial bus
Chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính
NHNN
Ngân hàng nhà nước
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM LƯỢC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thời gian qua nhiều ngân hàng đã đưa ra các dịch vụ internet banking, home banking, ATM, phone banking và mobile banking. Tất cả các dịch vụ đó là nền tảng cho chính ngân hàng trong việc hỗ trợ TMĐT. Nó góp phần quan trọng thay đổi nhận thức của khách hàng về các kênh TTĐT. Về phía ngân hàng, mức độ sẵn sàng cho thanh toán trực tuyến đã ở mức cao: ví dụ thanh toán qua thẻ, tài khoản... Tuy nhiên, mức độ đồng nhất về chuẩn nghiệp vụ, bảo mật hay các chuẩn khác (chuẩn dữ liệu...) khi nền kinh tế chuyển sang TMĐT vẫn còn hạn chế. Các ngân hàng vẫn chưa tạo được “tiếng nói” chung.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến hiện đại nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và hoạt động rất hiệu quả kể từ tháng 5/2002 đến nay. Hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại cũng đã hoàn thành và đưa vào vận hành kể từ cuối năm 2003.
Lợi ích mang lại từ hiện đại hoá hoạt động thanh toán không chỉ làm giảm đáng kể thời gian thanh toán, giúp tăng nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn là cơ sở cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Đồng thời số lượng khách hàng gia tăng, khoản tiền giao dịch qua ngân hàng cũng tăng đột biến theo. Không những thế, một sự thay đổi tích cực khác sẽ xuất hiện trong mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng theo hướng ngày càng sâu đậm hơn. Khách hàng trực tuyến cảm thấy tiện lợi hơn cả về thời gian và tiền bạc so với các khách hàng ngoại tuyến.
Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đang được các ngân hàng áp dụng ngày một nhiều hơn, giúp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nó cũng chính là con dao hai lưỡi có thể phá sụp các ngân hàng bất cứ lúc nào bởi sự tấn công từ bên ngoài. Những “gian lận công nghệ cao” trong lĩnh vực ngân hàng đang xuất hiện ngày một nhiều. Số lượng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các hacker cũng tăng lên từng ngày. Hoạt động của hệ thống ngân hàng rất nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro: Rủi ro về quy trình nghiệp vụ - rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro quản trị; rủi ro về hệ thống, về con người; rủi ro liên quan đến khách hàng, đến đối tác của khách hàng... Vì thế, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng nói chung và đặc biệt là bảo mật và an toàn thông tin ngân hàng luôn là một trọng tâm đối với cả hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với mục tiêu tạo ra một kênh thanh toán trực tuyến hiện đại, thực sự tiện lợi và đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán nên luôn luôn chú trọng đến vấn đề bảo mật trong thanh toán. Tuy nhiên là người đi sau và còn ít kinh nghiệm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam không tránh khỏi những vấp váp, sai sót khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống của mình. Một trường hợp xảy ra ngày 1/10/2006, anh Hoàng Tuấn Anh (Phòng 513, B22, Kim Liên, Hà Nội) rút tiền qua máy ATM Agribank đặt tại Sở giao dịch Chi Nhánh Thăng Long (đường Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội). Anh Tuấn Anh đưa thẻ vào, thực hiện các thao tác nhập mã số bình thường, nhưng khi anh vừa ấn nút "rút tiền", máy ATM trả lại thẻ, đồng thời in hoá đơn thông báo rằng khách hàng đã rút 5 triệu đồng và bị trừ trong tài khoản. Có thể nói đây cũng là một trong những trường hợp sai sót trong thanh toán qua thẻ của ngân hàng, gây phản ứng xấu của khách hàng với Ngân hàng.
Nhận thức được vấn đề này, sau quá trình tìm hiểu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, em đã chọn đề tài “ Giải pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các mặt tồn tại của ngân hàng hiện nay và với hy vọng các giải pháp cùng công nghệ tiên tiến hiện đại nhất có thể giúp cho ngân hàng ngày một phát triển và được khách hàng tin dùng.
1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về an toàn dữ liệu, chế độ bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ thống lý luận và thực tiễn, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu.
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ hiểu biết, đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo quan tâm, đóng góp ý kiến để cho đề tài của em được hoàn thiện.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
2.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
2.1.1 Khái niệm về bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính trọn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin.
Tính bảo mật nghĩa là đảm bảo thông tin chỉ được tiếp cận bởi những người được cấp quyền. Tính trọn vẹn là bảo vệ sự chính xác, hoàn chỉnh của thông tin và thông tin chỉ được thay đổi bởi những người được cấp quyền. Tính sẵn sàng của thông tin là những người được quyền sử dụng có thể truy xuất thông tin khi họ cần.
2.1.2 An toàn dựa trên người sử dụng
Là mức an toàn mà tất cả người sử dụng đều nhận biết được sự hiện diện của nó. Đây là dạng an toàn đưa ra buộc người sử dụng phải nhập tên người sử dụng và password mỗi khi sử dụng hệ thống.
Một mạng cần được bảo vệ ngay đối với người sử dụng làm việc với chúng hàng ngày. Điều này nghĩa là cần tạo ra sự đảm bảo rằng mỗi người sử dụng chỉ có khả năng sử dụng những nguồn lực mà công việc hàng ngày của anh ta đòi hỏi sử dụng. Mức an toàn này cũng cho phép nhà quản trị mạng kiểm soát các dữ liệu người sử dụng có khả năng xem xét và thay đổi.
2.1.3 Mục tiêu của bảo mật thông tin
Đưa ra một số tiêu chuẩn an toàn. Ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn này vào đâu để loại trừ hoặc giảm bớt các nguy hiểm. Do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao nên hệ thống chỉ có thể đạt tới độ an toàn nào đó.
Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, tăng sự an toàn bằng cách giảm tối thiểu rủi ro. Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng.
2.1.4 Bảo mật thông tin khách hàng
Các thông tin khách hàng cần bảo mật
+ Những thông tin quan trọng về khách hàng của công ty.
+ Chi tiết nghiệp vụ quan trọng của khách hàng với công ty.
+ Chính sách chăm sóc khách hàng của công ty.
Bảo mật thông tin khách hàng theo cấp bậc
+ Cấp tuyệt mật: Thông tin khách hàng cấp tuyệt mật là thông tin quan trọng nhất của công ty, khi thông tin này lọt ra ngoài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và quyền lợi của công ty. Thông tin khách hàng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công ty được coi là cấp tuyệt mật.
+ Cấp cơ mật: Thông tin khách hàng cấp cơ mật là bí mật quan trọng của công ty, khi thông tin này lọt ra ngoài thì sẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và quyền lợi của công ty. Thông tin khách hàng liên quan đến nghiệp vụ quan trọng của công ty coi là cấp cơ mật.
+ Cấp bí mật: Thông tin khách hàng cấp bí mật là những bí mật của công ty. Khi để lọt ra ngoài sẽ gây tổn hại cho lợi ích và quyền lợi công ty. Thông tin khách hàng có mối quan hệ bình thường với công ty là cấp bí mật.
2.1.5 Vai trò của bảo mật thông tin khách hàng
Bảo mật thông tin khách hàng đóng vai trò quan trọng trước quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, đồng thời nó mang lại niềm tin cho khách hàng khi tham gia hoạt động giao dịch trên mạng. Là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu của các ngân hàng vì việc sử dụng hệ thống thanh toán tiền tự động hiện còn khá rủi ro về vấn đề bảo mật, tính riêng tư như việc chữ ký điện tử bị rò mật mã, các mã số thông tin cá nhân (pin) thông tin về thẻ tín dụng bị rò rỉ và có thể bị liên hệ đến từng vụ thanh toán tự động, nên việc xây dựng hệ thống bảo mật khắc phục các mặt tồn tại đó là rất cần thiết và cấp bách.
2.2. NHỮNG LÝ THUYẾT BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
2.2.1 Khái niệm thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến là việc thanh toán thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt.
Theo cách hiểu này thanh toán trực tuyến là hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và mạng máy tính, nối mạng các đơn vị thành viên tham gia thanh toán.
2.2.2 Vai trò của thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến nhằm thực hiện cân bằng cho việc trao đổi giá trị. Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng…đã quen thuộc từ lâu nay thực chất đều là các dạng TTTT. TTTT sử dụng các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng mua hàng (Purchasing Card), thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ có gắn chip điện tử (Electronic Purse), tiền mặt Cyber (Cyber Card), các chứng từ điện tử (ví dụ như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử)…Việc xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính tự động an toàn là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT, tiến tới nền kinh tế số hoá.
Sử dụng hệ thống TTTT tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá các phương thức sử dụng tiền tệ và lưu chuyển dễ dàng ở phạm vi đa quốc gia. Tiền sử dụng là tiền điện tử không mất chi phí in ấn, kiểm đếm, giao nhận. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ qua ngân hàng nhanh và kiểm soát được quy trình rủi ro trong thanh toán. Về phía người sản xuất thì thu được tiền nhanh chóng, rút ngắn chu trình tái sản xuất tránh đọng vốn, tăng tốc độ lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Người tiêu dùng có khả năng lựa chọn dễ dàng hàng hoá một cách tức thời và theo ý của mình.
2.2.3 Bảo mật thông tin và tác động của nó đến hoạt động thanh toán
Bốn yêu cầu chủ yếu về bảo mật cho việc thanh toán điện tử an toàn bao gồm:
2.2.3.1 Xác thực
Là việc kiểm tra nhân thân của người mua trước khi việc thanh toán được chứng thực. Xác thực là một tính năng rất quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch điện tử qua mạng, cũng như các thủ tục hành chính với cơ quan pháp quyền. Các hoạt động này cần phải xác minh rõ người gửi thông tin để sử dụng tư cách pháp nhân.
2.2.3.2 Mã hóa
Một quá trình làm cho các thông điệp không thể giải đoán được, ngoại trừ bởi những người có khóa giải mã được cho phép sử dụng. Khi người gửi đã mã hoá thông tin bằng khoá công khai của bạn, chắc chắn chỉ có bạn mới giải mã được thông tin để đọc. Trong quá trình truyền thông tin qua Internet, dù có được các gói tin đã mã hoá này, kẻ xấu cũng không thể biết được trong gói tin có thông tin gì. Đây là một tính năng rất quan trọng, giúp người sử dụng hoàn toàn tin cậy về khả năng bảo mật thông tin. Những trao đổi thông tin cần bảo mật cao, chẳng hạn giao dịch liên ngân hàng, ngân hàng điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng, đều cần phải có chứng chỉ số để đảm bảo an toàn.
2.2.3.3 Tính toàn vẹn
Bảo đảm rằng thông tin sẽ không bị vô tình hay ác ý thay đổi hay phá hỏng trong quá trình truyền đi.
2.2.3.4 Tính không thoái thác
Bảo vệ chống lại sự từ chối của khách hàng đối với những đơn hàng đã đặt và sự từ chối của người bán hàng đối với những khoản thanh toán đã được trả.
2.2.4 Những biện pháp bảo mật trong hệ thống thanh toán điện tử
2.2.4.1 Mã hóa
Mã hóa là phương thức biến đổi thông tin từ định dạng thông thường thành một dạng khác (mã hóa) không giống như ban đầu nhưng có thể khôi phục lại được (giải mã).
Mục tiêu của mã hóa là nhằm bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Trong một hệ thống mã hóa, một thông điệp được mã hóa bằng cách dùng một khóa. Văn bản đã được mã hóa (Giai đoạn chuyển thông tin nguyên gốc ban đầu thành các dạng thông tin được mã hóa – gọi là bản mã) sau đó được chuyển tới người nhận, ở đó nó được giải mã (Thực hiện biến đổi bản mã để thu lại thông tin nguyên gốc như trước khi mã hóa) bằng cách sử dụng một khóa để tạo ra thông điệp gốc.
2.2.4.2 Chữ ký số
Chữ ký số được sử dụng cho việc xác thực người gửi bằng việc áp dụng mã hóa khóa công khai lại. Để tạo ra một chữ ký số, người gửi mã hóa một thông điệp với chìa khóa riêng của mình. Trong trường hợp này, bất cứ người nhận nào đó có chìa khóa công khai của họ đều có thể đọc nó, song người nhận có thể tin chắc rằng người gửi thực sự là tác giả của thông điệp. Một chữ ký số thường được gắn kèm với thông điệp được gửi, cũng giống như chữ ký viết tay. Tính chân thực và việc xác nhận được đảm bảo bằng việc sử dụng chữ ký số.
Khi kết hợp với kỹ thuật số hóa thông điệp, việc mã hóa sử dụng khóa riêng cho phép người sử dụng ký thông điệp. Một số hóa thông điệp là một giá trị được tạo ra cho một thông điệp mang tính duy nhất cho thông điệp đó (không thể tạo ra 2 thông điệp khác nhau có cùng số hóa thông điệp- xác suất 1/1048 ). Một số hóa thông điệp được tạo ra bằng cách đưa thông điệp qua một chức năng mã hóa một cửa, tức là một nơi không thể quay lại. Khi số của thông điệp được mã hóa dùng riêng của người gửi và được ghép thêm vào thông điệp gốc, kết quả được gọi là chữ ký số hóa của thông điệp. Người nhận chữ ký số hóa có thể chắc chắn rằng thông điệp thực sự đến từ người gửi.
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
- Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cấp.
- Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
- Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
Việc giả mạo chữ kí điện tử là hoàn toàn có thể. Vì vậy trong giao dịch các doanh nghiệp thường phải sử dụng các biện pháp như: không hoàn toàn dựa vào chữ kí điện tử hoặc gọi điện cho đối tác để chứng thực ......
2.2.4.3 Các chứng thực (xác nhận)
Để xác nhận về nhân thân, được phát hành bởi một cơ quan chứng thực bên thứ ba CA (third- party certificate authority) đáng tin cậy.
Một chứng thực bao gồm các bản ghi các thông số như seri, tên người chủ sở hữu, các chìa khóa công khai của người chủ sở hữu (một cho việc trao đổi khóa bí mật với tư cách là người nhận và một cho chữ ký số với tư cách người gửi), một thuật toán sử dụng những khóa này, loại hình chứng thực, tên của CA và chữ ký số của CA. Việc chứng thực được củng cố thêm bằng việc sử dụng các giấy chứng nhận.
Sự cần thiết của chứng thực: Trước khi hai bên sử dụng mã hóa khóa công cộng để tiến hành kinh doanh, mỗi bên muốn được đảm bảo rằng bên kia là xác thực. Trước khi A nhận một thông điệp với chữ ký số hóa của B, anh ta muốn được đảm bảo rằng k