Đề tài Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre

Người Bến Tre tự bao đời nay vẫn như tự cô lập trên chính quê hương mình. Cách Tiền Giang hơn 30 phút qua phà, hẳn rằng Bến Tre đối với phần ít người nào đó vẫn là một cụm từ lạ lẫm. Người ta thường biết đến Bến Tre như quê hương của những vườn dừa bạt ngàn: “Thấy dừa là nhớ Bến Tre-Thấy bông sen trắng nhớ quê Tháp Mười”; hay là cái nôi của phong trào đồng khởi năm 1960. Nhưng còn hơn thế nữa, Bến Tre là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có được những đặc ân trời ban mà chúng ta chưa biết đến. Năm 2009, cầu Rạch Miễu nối liền 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang được hoành thành, cũng đồng thời nối liền ước mơ từ bao đời con người Bến Tre dạo trước. Người Bến Tre như thoát ra khỏi cái kìm hãm của địa thế, vươn mình ra với những hướng phát triển mới. Trước những tiềm năng phát triển vượt bậc của một tỉnh trước kia bị bao bọc bởi những con sông lớn, nhóm nghiên cứu – có người con đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, thực sự trăn trở, suy ngẫm, khát khao mong muốn tìm cho quê mình một hướng đi mới, hướng đi không phải là cây dừa, hay danh hiệu quê hương đồng khởi. Đã đến lúc con người Bến Tre sử dụng nhiệt huyết máu lửa trong những ngày kháng chiến để chung tay xây dựng kinh tế quê hương. Qua tìm tòi, nghiên cứu, nhóm thật sự vui mừng khi tìm thấy ở Bến Tre những mỏ ngọc trời ban, hàng triệu con nghêu tự nhiên chọn Bến Tre làm ngôi nhà lâu dài của nó. Trong những năm qua, mỏ nghêu ở 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đã mang lại cho người dân lam lũ nơi đây những nguồn thu mới; nhưng cũng chính mỏ nghêu nơi đây đã mang đến những chuyện phức tạp "Người dân ở đây cả đời nghèo khó, vốn vẫn hiền lành, nhường nhịn nhau. Nhưng bỗng dưng vì tranh nhau con nghêu mà có khi hàng xóm láng giềng vốn thân thiện với nhau hàng chục năm nay, bỗng chốc ra ngoài bãi nghêu thì hằm hè nhau như kẻ thù”. Bãi nghêu trở thành bãi chiến trường và bóng nghêu dần thưa. Các HTX quản lý và khai thác nghêu ra đời là giải pháp ngăn cản nạn khai thác nghêu bừa bãi đó. Tuy nhiên, thật sự các HTX nơi đây có đem lại cho người dân nghèo quê biển những khoảng thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện phần nào những khó khăn vất vả mà hàng ngàn người nơi đây đã và đang như thế? Tháng 10/2008, nghêu Bến Tre được công nhận thương hiệu MSC, thương hiệu mà tại Việt Nam chưa một loài thủy sản nào vinh hạnh có được. Liệu rồi, thương hiệu đó có mang lại cho Bến Tre nói chung và dân nghèo nơi đây những tiền đề mới, những điều kiện để phát triển và cải thiện cuộc sống? Ngày 23/5/2009, hơn 3000 người ập đến bãi nghêu tại HTX Thạnh Lộc huyện Thạnh Phú nhằm “cướp cạn” nghêu giống, những mỏ vàng trời ban bởi giá nghêu giống hiện tại đã đạt ngưỡng 13 triệu đồng/kg – một mức lợi vô cùng khổng lồ. Tại sao đã đặt dưới sự quản lý của các HTX, bãi nghêu vẫn như con mồi thu hút người dân, khơi gợi lòng tham của dân không chỉ ngoải tỉnh, mà cả các xã viên của HTX? Những tưởng đã khắc phục được nạn “nghêu tặc” kéo dài trong mấy chục năm qua, nhưng thực tế cho thấy giá nghêu ngày một tăng do không đủ nguồn cung, nên ngày càng nhiều xuất hiện những nhóm cướp nghêu lớn hơn, nhiều hơn, và gan lỳ hơn, bất chấp mọi sự phản kháng của các đội bảo vệ. Thực trạng khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên rõ ràng vẫn bị đang đe dọa nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân! Tình trạng này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn, thì mỏ vàng trên đất Bến Tre sẽ cạn kiệt; Bến Tre nói riêng, Việt Nam và cả thế giới nói chung sẽ ngày càng khan hiếm loại nghêu giá trị này, không những thế, nguồn cung nghêu thiếu hụt sẽ làm tăng giá nghêu trong thời gian sắp tới, và nghêu có thể sẽ trở thành 1 nhu cầu tiêu dùng xa xỉ trong tương lai.

doc379 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ........................oOo........................ CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009” Teân coâng trình: GIẢI PHÁP ĐẦU RA CHO THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ  PHẦN 1 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH MỤC LỤC CÁC DANH MỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1 Mục lục Tóm tắt công trình MỤC LỤC CÔNG TRÌNH Danh mục bảng sử dụng trong công trình Danh mục biểu đồ sử dụng trong công trình Danh mục hình ảnh sử dụng trong công trình Danh mục các chữ viết tắt trong công trình Lời mở đầu PHẦN 2  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỦY HẢI SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ....................................................................................1 1.1.1 Xu hướng tiêu dùng thủy hải sản trên Thế Giới ...............................................................1 1.1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi xu hướng tiêu dùng trên thế giới ...............................1 1.1.1.2 Mức tiêu thụ ........................................................................................................................1 1.1.1.3 Các mặt hàng tiêu thụ .........................................................................................................1 1.1.1.4 Thị trường ..........................................................................................................................2 1.1.2 Vai trò của việc xuất khẩu thủy hải sản đối với Việt Nam...............................................3 1.2 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGHÊU ..................................................................................4 1.2.1 Định nghĩa, phân loại nghêu ...............................................................................................4 1.2.1.1 Nghêu ..................................................................................................................................4 1.2.1.2 Nghêu Bến Tre ....................................................................................................................4 1.2.2 Giá trị con nghêu..................................................................................................................5 1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng ...............................................................................................................5 1.2.2.2 Giá trị kinh tế ......................................................................................................................6 1.3 TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHÊU TẠI VIỆT NAM .......................................................6 1.3.1 Trà Vinh................................................................................................................................6 1.3.2 Tiền Giang ............................................................................................................................7 1.3.3 Thành Phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ NGHÊU TẠI TỈNH BẾN TRE 2.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHÊU TẠI BẾN TRE .........................................................9 2.1.1 Giới thiệu đôi nét về Bến Tre ..............................................................................................9 2.1.2 Vai trò của nghêu với sự phát triển của tỉnh Bến Tre ......................................................10 2.1.2.1 Đóng góp vào GDP ...........................................................................................................10 2.1.2.2 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu ..................................................................................11 2.1.2.3 Đóng góp vào thu ngân sách .............................................................................................11 2.1.2.4 Giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân..............................................................12 2.1.3 Tình hình bảo tồn và khai thác Nghêu tại Bến Tre ..........................................................13 2.1.3.1 Mô hình HTX.........................................................................................................................13 2.1.3.2 Con giống...............................................................................................................................14 2.1.3.3 Công cụ, kỹ thuật cào nghêu..................................................................................................15 2.1.3.4 Sản lượng khai thác................................................................................................................15 2.1.3.5 Đánh giá chung tình hình khai thác ......................................................................................16 2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NGHÊU TẠI BẾN TRE.............................................................16 2.2.1 Tại nội địa .............................................................................................................................16 2.2.1.1 Kênh phân phối ...................................................................................................................16 2.2.1.2 Các thành phần tham gia vào kênh phân phối ....................................................................17 2.2.1.3 Cách bảo quản sau khai thác ...............................................................................................20 2.2.1.4 Thương hiệu nghêu Bến Tre tại nội địa ..............................................................................20 2.2.2 Xuất khẩu ra nước ngoài.....................................................................................................21 2.2.2.1 Tổng quan ...........................................................................................................................21 2.2.2.2 Các thị trường nhập khẩu nghêu .........................................................................................21 2.2.2.3 Doanh nghiệp xuất khẩu nghêu tại Việt Nam .....................................................................23 2.2.3 Đánh giá chung dây chuyền tiêu thụ .................................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 3.1 CƠ SỞ, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP .....................................25 3.1.1 Cơ sở xây dựng giải pháp ......................................................................................................25 3.1.1.1 Nghêu là nguồn tài nguyên có giá trị lớn..............................................................................25 3.1.1.2 Thực trạng khai thác và tiêu thụ nghêu còn tồn tại một số khuyết tật ..................................25 3.1.2 Quan điểm xây dựng giải pháp .............................................................................................25 3.1.3 Mục đích xây dựng giải pháp................................................................................................25 3.1.3.1 Mục tiêu chiến lược ..............................................................................................................25 3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................25 3.2 NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH NGUỒN CUNG NGHÊU VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHÊU THỊT .......................................................................................................26 3.2.1 Nhóm giải pháp tăng trưởng ổn định nguồn cung nghêu ...............................................26 3.2.1.1 Quy hoạch vùng nuôi nghêu tiềm năng ..............................................................................26 3.2.1.1.1 Quy hoạch vùng nuôi nghêu ............................................................................................26 3.2.1.1.2 Đảm bảo điều kiện tự nhiên vùng quy hoạch thích hợp cho việc nuôi nghêu .................27 3.2.1.1.3 Nâng cao năng lực quản lý của các HTX, đáp ứng nhu cầu mở rộng.............................27 3.2.1.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển .......................................................27 3.2.1.2 Bảo vệ và tạo điều kiện cho nghêu giống sinh trưởng ........................................................28 3.2.1.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất giống nhân tạo .........................................................28 3.2.1.3.1 Tính cấp thiết của giải pháp ............................................................................................28 3.2.1.3.2 Cách thức thực hiện .........................................................................................................28 3.2.1.4 Nuôi nghêu kết hợp với nuôi tôm .......................................................................................28 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghêu thịt ............................................................29 3.2.1.1 Đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy hải sản ..................................................................................29 3.2.1.2 Thường xuyên đánh giá, đảm bảo môi trường sống cho nghêu .......................................29 3.2.1.3 Khai thác có chọn lọc .......................................................................................................29 3.2.1.4 Nâng cao công tác bảo quản nghêu thịt sau thu hoạch......................................................29 3.2.1.5 Áp dụng khoa học kỹ thuật cho khâu sơ chế và chế biến..................................................30 3.3 NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGHÊU BẾN TRE: 3.3.1 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ................................................................................... 30 3.3.1.1 Tại Bến Tre........................................................................................................................ 30 3.3.1.1.1 Xây dựng trang web đấu giá trực tuyến .......................................................................... 31 3.3.1.1.2 Xây dựng đại lý nghêu cho các HTX.............................................................................. 32 3.3.1.1.3 Xây dựng nhà hàng ven biển .......................................................................................... 33 3.3.1.2 Tại Việt Nam nói chung.................................................................................................... 34 3.3.1.2.1 Thành lập hiệp hội Nghêu............................................................................................... 34 3.3.1.2.1.1 Lợi ích của hiệp hội ..................................................................................................... 34 3.3.1.2.1.2 Tên gọi ......................................................................................................................... 34 3.3.1.2.1.3 Nguyên tắc hoạt động .................................................................................................. 35 3.3.1.2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội.......................................................................... 35 3.3.1.2.1.5 Quyền và nghĩa vụ của các hội viên ............................................................................ 35 3.3.1.2.1.6 Điều kiện để trở thành hội viên của Hiệp hội.............................................................. 36 3.3.1.2.1.7 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 36 3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ............................................................................... 38 3.3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường trong nước và thâm nhập thị trường thế giới.............. 38 3.3.2.1.1 Giải pháp phát triển thị trường trong nước ..................................................................... 38 3.3.2.1.1.1 Các giải pháp cơ bản ................................................................................................... 39 3.3.2.1.1.2 Giải pháp kênh phân phối............................................................................................ 39 3.3.2.1.2 Giải pháp thâm nhập thị trường thế giới ........................................................................ 39 3.3.2.1.2.1 Trước khi xuất khẩu ..................................................................................................... 39 3.3.2.1.2.2 Trong khi xuất khẩu ..................................................................................................... 41 3.3.2.1.2.3 Sau khi xuất khẩu ......................................................................................................... 41 3.3.2.1.3 Giải pháp cho một số thị trường cụ thể .......................................................................... 41 3.3.2.1.3.1 Thị trường EU ........................................................................................................... 41 3.3.2.1.3.2 Thị trường Mỹ ........................................................................................................... 42 3.3.2.1.3.3 Thị trường Nhật ........................................................................................................ 43 3.3.3 Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu cho Nghêu Bến Tre........................................... 44 3.3.3.1 Điều kiện để giải pháp thành công ................................................................................. 44 3.3.3.1.1 Chất lượng sản phẩm ...................................................................................................... 44 3.3.3.1.2 Hệ thống phân phối, bảo quản ........................................................................................ 44 3.3.3.1.3 Kiến thức về thương hiệu................................................................................................ 44 3.3.3.2 Những công việc liên quan chủ yếu cần thực hiện ........................................................ 45 3.3.3.2.1 Về phía nhà nước ............................................................................................................ 45 3.3.3.2.2 Về phía doanh nghiệp và hiệp hội................................................................................... 45 3.3.3.3 Hỗ trợ các loại hình truyền thông nâng cao nhận biết thương hiệu ........................... 45 3.3.3.3.1 Truyền hình ................................................................................................................... 46 3.3.3.3.2 Website ........................................................................................................................... 46 3.3.3.3.3 Báo, tạp chí ................................................................................................................... 46 3.3.3.3.4 Nhãn mác, logo ............................................................................................................... 46 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ................................ 46 3.4.1. Đối với các HTX .................................................................................................................. 46 3.4.1.1. Đối với nội bộ HTX ........................................................................................................... 46 3.4.1.2. Đối với xã viên................................................................................................................... 46 3.4.2. Đối với Liên hiệp HTX Thủy Sản Bến Tre ....................................................................... 47 3.4.2.1. Đôi nét về Liên Hiệp HTX Thủy Sản Bến Tre .................................................................. 47 3.4.2.2. Một vài kiến nghị của nhóm nghiên cứu đối với Liên hiệp HTX Thủy sản Bến Tre ........ 48 3.4.3. Đối với UBND tỉnh Bến Tre ................................................................................................. 49 PHẦN 3 Phụ lục 1: Phiếu và kết quả khảo sát Phụ lục 2: Ngành Nghêu Việt Nam Phụ lục 3: Ngành Nghêu thế giới Phụ lục 4: Đôi nét về tỉnh Bến Tre Phụ lục 5: Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế Phụ lục 6: Phát triển nghề nuôi ngao ven biển miền Trung Việt Nam Phụ lục 7: Chiến lược xuất khẩu nghêu vào thị trường thị trường Hoa Kỳ, Nhật và EU Phụ lục 8: Dự án phát triển nhà hàng ven biển TÓM TẮT CÔNG TRÌNH “Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre” Sau một thời gian dài tận tâm tìm hiểu, kết hợp với các chuyến đi khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài “Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre” với kết cấu gồm 3 chương. CHƯƠNG 1 Chương này bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về xu hướng tiêu dùng thủy sản trên thế giới, về vai trò của việc xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam, về con nghêu và một số tỉnh nuôi nghêu ở nước ta hiện nay. Tất cả các vấn đề trên được thể hiện trong 7 trang (từ trang 1 đến trang 7). Để hoàn thành chương này, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm, đọc và tổng hợp từ các thông tin trên sách, báo, internet và các thông tin do các cơ quan, các HTX tỉnh Bến Tre hỗ trợ cung cấp. CHƯƠNG 2 Chuyến khảo sát ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre đã mang lại cho nhóm nghiên cứu rẩt nhiều thông tin bổ ích để hoàn thiện chương này. Việc khảo sát được tiến hành qua 3 giai đoạn: ¾ Giai đoạn 1: Thiết lập Bảng câu hỏi – Phiếu khảo sát trên cơ sở nắm bắt một cách khái quát tình hình khai thác và tiêu thụ tại tỉnh Bến Tre, . Qua tài liệu nghiên cứu và quá trình khảo sát sơ bộ, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin cần thiết, xác thực và cụ thể nhất cho đề tài. ¾ Giai đoạn 2: Tiến hành điều tra khảo sát. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát thực tế từ 17/12/2008 đến 7/05/2009 và chia làm 3 đợt như sau: ƒ Đợt 1: Nhóm nghiên cứu khảo sát thực tế để nắm tổng thể tình hình sản xuất và tiêu thụ Nghêu ở Bến Tre, xác định phạm vi nghiên cứu, đối tượng và tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn, thử nghiệm bảng câu hỏi, xác định phương pháp điều tra hợp lý( từ ngay 17/12/2008 đến ngày 20/12/2008) ƒ Đợt 2: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát để lượng hóa các chỉ tiêu, trực tiếp đến với các HTX và nhà các xã viên. Đối tượng gồm: xã viên, người tiêu dùng, tiểu thương tại chợ cũng như các ban ngành có liên quan để có những nhận định khách quan cho đề tài.( từ ngày 10/1/2009 đến ngày 18/1/2009) ƒ Đợt 3: Nhóm nghiên cứu đã đi đến trực tiếp các HTX và nhà các xã viên, các chợ địa phương Bến Tre, Tp Hồ Chí Minh phỏng vấn và phát phiếu khảo sát cho xã viên, người bán tại chợ và các hộ gia đình, đồng thời đi đến các công ty chế biến thủy sản Bến Tre : Aquatex Bến Tre và Faquimex để hỏi chuyên gia về quy trình chế biến và xuất khẩu thương phẩm. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 1 phiếu khảo sát chung cho xã viên các HTX ; 1 khảo sát chung cho tiểu thương ở các chợ và các vựa ở chợ đầu mối; 1 khảo sát cho người tiêu dùng. Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho xã viên là 300 phiếu, tiểu thương và các vựa ở chợ đầu mối là 50 phiếu, người tiêu dùng là 300 phiếu. (nhóm khảo sát tiếp tục chia làm 2 đợt đi nhỏ để thực hiện quá trình này: 1. từ ngày 10/4/2009 đến 18/4/2009 và 2. từ ngày 4/5/2009 đến 8/5/2009). ¾ Giai đoạn 3: Tổng hợp – xử lý số liệu và cho ra kết quả cuối cùng bằng chương trình SPSS. Đối tượng khảo sát của nhóm nghiên cứu là bà con xã viên, người tiêu dùng và tiểu thương, các vựa ở chợ đầu mối ở Bến Tre và Thành Phố Hồ Chí Minh (danh sách những người được khảo sát xin xem ở Phụ lục 1). Trên cơ sở những vấn đề điều tra, nhóm nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề sau trong 17 trang (từ trang 8 đến trang 24): ¾ Tình hình bảo tồn và khai thác Nghêu tại Bến Tre bằng cách xem xét, đánh giá trên các khía cạnh Mô hình HTX; con giống; kỹ thuật và công cụ cào nghêu và sản lượng khai thác. ¾ Tình hình tiêu thụ nghêu tại Bến Tre bằng cách xem xét, đánh giá kênh phân
Luận văn liên quan