Đề tài Giải pháp giảm nghèo cho các hộ ngư dân vùng ven biển tại xã Ngư Thuỷ Nam - Lệ Thuỷ - Quảng Bình

Nghèo đói đã và đang tồn tại như một thách thức thức lớn đối với mỗi quốc gia, vì nghèo đói liên quan đến rất nhiều vấn đề. Trước hết là ảnh hưởng đến bộ mặt chung của đất nước, sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có tiềm lực về vật chất và con người nhưng một khi đất nước đang trong tình trạng nghèo đói thì các tiềm lực trên bị hạn chế, nhiều người dân không đủ ăn, trình độ học vấn thấp, của cải trong đang còn ít, nhà nước khó có thể huy động vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, điều này làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, khó phát triển. Nghèo đói làm cho chất lượng cuộc sống giảm xuống: Thiếu ăn, thiếu mặc, suy dinh dưỡng, bệnh tât.và nhiều hiện tượng khác như thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ổn định xã hội. Việt Nam là một nước được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại cả về vật chất lẫn tin thần, đời sống người dân cực khổ. Sau nhiều năm nổ lực, cố gắng cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Nhà nước, nhân dân ta đã đưa đất nước ngày một đi lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó nước ta cũng gặp nhiều thách thức do nền kinh tế thị trường mang lại, đặc biệt là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng diễn ra sâu sắc. Do đó, XĐGN là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước chú trọng nhất với mục đích làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống đầy đủ, vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Xã Ngư Thuỷ Nam là một xã bãi ngang ven biển, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào đánh bắt thuỷ sản gần bờ. Những năm gần đây do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đặc bịêt là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường sinh thái biển đã tác động trực tiếp tới các loài động vật biển, làm cho các loài động vật biển di chuyển đi tìm môi trường mới để thích nghi. Trong khi đó, ngư cụ đánh bắt của người dân vẫn còn thô sơ, trình độ đánh bắt hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm, không nắm bắt được nơi cu trú mới của các loài động vật biển. Vì vậy, việc đánh bắt thuỷ sản của các hộ ngư dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn: bão tố, mất mùa. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản qua 3 năm trở lại đây giảm rõ rệt. Điều này đã làm cho thu nhập của người dân giảm đáng kể, các hộ thoát nghèo nay có nguy cơ tái nghèo. Nếu như không có những biện pháp KTXH cụ thể, đúng đắn thì xã khó có thể phát triển kịp với các vùng khác. Nhận thức được điều này, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp kinh tế, XĐGN và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục

pdf54 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp giảm nghèo cho các hộ ngư dân vùng ven biển tại xã Ngư Thuỷ Nam - Lệ Thuỷ - Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài. Nghèo đói đã và đang tồn tại như một thách thức thức lớn đối với mỗi quốc gia, vì nghèo đói liên quan đến rất nhiều vấn đề. Trước hết là ảnh hưởng đến bộ mặt chung của đất nước, sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có tiềm lực về vật chất và con người nhưng một khi đất nước đang trong tình trạng nghèo đói thì các tiềm lực trên bị hạn chế, nhiều người dân không đủ ăn, trình độ học vấn thấp, của cải trong đang còn ít, nhà nước khó có thể huy động vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, điều này làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, khó phát triển. Nghèo đói làm cho chất lượng cuộc sống giảm xuống: Thiếu ăn, thiếu mặc, suy dinh dưỡng, bệnh tât...và nhiều hiện tượng khác như thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ổn định xã hội. Việt Nam là một nước được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại cả về vật chất lẫn tin thần, đời sống người dân cực khổ. Sau nhiều năm nổ lực, cố gắng cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Nhà nước, nhân dân ta đã đưa đất nước ngày một đi lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó nước ta cũng gặp nhiều thách thức do nền kinh tế thị trường mang lại, đặc biệt là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng diễn ra sâu sắc. Do đó, XĐGN là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước chú trọng nhất với mục đích làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống đầy đủ, vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Xã Ngư Thuỷ Nam là một xã bãi ngang ven biển, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào đánh bắt thuỷ sản gần bờ. Những năm gần đây do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đặc bịêt là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường sinh thái biển đã tác động trực tiếp tới các loài động vật biển, làm cho các loài động vật biển di chuyển đi tìm môi trường mới để thích nghi. Trong khi đó, ngư cụ đánh bắt của người dân vẫn còn thô sơ, trình độ đánh bắt hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm, không nắm bắt được nơi cu trú mới của các loài động vật biển. Vì vậy, việc đánh bắt thuỷ sản của các hộ ngư Đại ọ Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 2 dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn: bão tố, mất mùa. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản qua 3 năm trở lại đây giảm rõ rệt. Điều này đã làm cho thu nhập của người dân giảm đáng kể, các hộ thoát nghèo nay có nguy cơ tái nghèo. Nếu như không có những biện pháp KT- XH cụ thể, đúng đắn thì xã khó có thể phát triển kịp với các vùng khác. Nhận thức được điều này, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp kinh tế, XĐGN và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Xuất phát từ thực tế đó nên em chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ ngư dân vùng ven biển tại xã Ngư Thuỷ Nam - Lệ Thuỷ - Quảng Bình” làm nội dung nghiên cứu của mình, nhằm nghiên cứu thực trạng và góp phần tìm ra những giải pháp giảm nghèo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. 2.Mục đích nghiên cứu. Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo đói, đánh giá đúng thực trạng nghèo đói của ngưòi dân ở xã Ngư Thuỷ Nam. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ làm cở sở khoa học để đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy mạnh công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ ngư dân. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề kinh tế - xã hội trong công tác giảm nghèo ở xã Ngư Thuỷ Nam.  Phạm vi ghiên cứu: - Về mặt không gian: tiến hành nghiên cứu các hộ ngư dân nghèo đói của xã Ngư Thủy Nam, gồm 5 thôn: Liêm Tiến, Nam Tiến, Liêm Bắc, Liêm Nam,Tây Thôn. - Về mặt thời gian: Số liệu phân tích nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010. Điều tra hộ năm 2011. 4.Phương pháp nghiên cứu.  Phương pháp điều tra chọn mẫu, tổng hợp và phân tích hệ thống. Mẫu điều tra gồm 40 hộ. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan, không lập hộ điều tra theo danh sách xã.  Phương pháp thu thập thông tin, phân tích số liệu: Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 3 + Tổng hợp tài liệu: tham khảo các tài liệu, đề tài, các công trình nghiên cứu về XĐGN qua thư viện, internet... + Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để phân tích đánh giá tình trạng cụ thể, từ đó rút ra kết luận chính xác.  Phương pháp duy vật biện chứng: dựa vào phương pháp này để xem xét, phân tích, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học.  Và một số phương pháp khác. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở lý luận về vấn đề giảm nghèo. 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói. 1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói. Đói nghèo là trạng thái có tính động, thay đổi theo không gian và thời gian mà xuất phát điểm căn nguyên của nó là: Sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự tăng lên và biến động của con người và những biến động của xã hội. Quá trình thực tế cho ta thấy rằng các chỉ số xác định nghèo đói và giàu nghèo luôn biến đổi. Ở một thời gian nào đó, một vùng một nước nào đó, chỉ số nào đó về nghèo đói hoặc giàu có, nhưng sang một thời điểm khác, một vùng khác thì con số đó không có ý nghĩa. Để đánh giá được thực trạng nghèo của một quốc gia, nhận dạng hộ đói, hộ nghèo để từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề nghèo đói, mà trước hết là khái niệm, chỉ tiêu, thước đo chuẩn mực. Nghĩa là có một quan điểm khoa học, nhận thức về các hiện tượng kinh tế - xã hội. Vấn đề thu nhập là cơ sở đánh giá mức độ nghèo đói, sự phân phối thu nhập không đồng đều thường dẫn tới sự gia tăng về nghèo đói. Do vậy vấn đề XĐGN có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam, khái niệm nghèo đói biểu hiện cụ thể là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu với các đặc trưng cơ bản: Thiếu ăn, nợ ngân hàng không có khả năng hoàn trả, phải vay nặng lãi để ăn, con em không có điều kiện đến trường, ốm đau không có tiền chữa trị, phải đi làm thuê để duy trì cuộc sống hằng ngày. Ở Việt Nam nghèo đói là khái niệm chỉ tình trạng thu nhập thực tế của người dân chi tiêu hầu như toàn bộ cho việc ăn, thậm chí không đủ cho ăn uống, phần tích lũy Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 5 gần như không có, các nhu cầu tối thiểu ngoài ra như ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp, giáo dục, văn hóa hầu như một phần nhỏ. 1.1.1.2.Đặc điểm của hộ nghèo đói. Người nghèo hầu như sống khắp nơi trong xã hội, tập trung chủ yếu ở các vùng ven thành thị,nông thôn và miền núiPhần lớn người nghèo bị thiệt thòi nhiều do cách biệt về địa lý, xã hội, chịu rủi ro mùa vụ, chịu sức ép về tài nguyên do khai thác cạn kiệt. Các dịch vụ dành cho người nghèo không đến được tay họ vì họ thiếu phương tiện sử dụng, thiếu năng lực để tiếp nhận, sử dụng chúng không hiệu quả. Ở nông thôn đặc điểm nghèo đói khác với thành thị bởi hộ nghèo ở nông thôn sống chủ yếu dựa vào đất đai, sức lao động và thu nhập chính dựa vào năng suất, sản lượng của ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi. Còn ở thành thị hộ nghèo phải đi làm thuê, bán sức lao động để nuôi sống bản thân. Không có người thuê thì họ không có thu nhập và sẽ thiếu ăn, thiếu mặcỞ nông thôn hộ nghèo thường sống hẻo lánh rời xa cộng đồng, canh tác trên vùng đất bạc màu cằn cỗi bởi thiếu sự chăm sóc cho đất, làm cho năng suất sản xuất thấp là điều không tránh khỏi. Cơ hội để có thu nhập phi nông nghiệp là rất thấp, với lại nhu cầu lao động nông nghiệp phụ thuộc vào thời vụ sản xuất, tác động mạnh đến đời sống hộ nông dân khi đến mùa giáp hạt Tại các vùng đồng bằng người nghèo may mắn có tài nguyên khá hơn nhưng lại thiếu các dịch vụ, chích sách hỗ trợ, cơ sở hạ và hướng dẫn kỹ thuật. Mặc dù thu nhập ở thành thị so với nông thôn cao hơn và có sẵn phương tiện kỹ thuật hơn nhưng hộ nghèo ở thành thị khổ hơn nông thôn xét trên nhiều khía cạnh. Họ sống trong nhà cửa tồi tàn, thiếu nhà vệ sinh, thiếu nước sạch, hầu hết họ không có việc làm ổn định, khối lượng công việc nặng nề. Tuy nhiên cơ hội việc làm thuê hoặc tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn nông thôn. Nhìn chung hộ nghèo có những đặc điểm sau: - Hộ nghèo thường có thu nhập thấp, không có việc làm thường xuyên. - Hộ nghèo thường có ít ngành lao động chính và nhiều người ăn theo. - Hộ nghèo thường có trình độ học vấn thấp so với đại bộ phận dân cư. - Hộ nghèo thường thiếu tài sản lẫn thu nhập phụ. - Hộ nghèo thường dễ bị tổn thương. Đại ọ Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 6 - Hộ nghèo thiếu khả năng phát triển kinh tế, cuộc sống của hộ nghèo thường phải phụ thuộc vào người khác. - Hộ nghèo thường hay thủ phận, chấp nhận nghèo đói, không có ý thức vươn lên. 1.1.2.Khái niệm giảm nghèo. Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm số lượng nghèo giảm xuống. Nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn trước đây của họ. Ở góc độ nước nghèo, giảm nghèo chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn, tiên tiến hơn. Ở góc độ người nghèo, giảm nghèo chính là giúp đỡ người nghèo có cơ hội đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hằng ngày và tạo cho họ được tiếp cận với các hình thức sản xuất, các nguồn lực của sự phát triển nhằm từng bước đưa họ thoát khỏi tình trạng nghèo đói. 1.1.3.Tiêu chí để phân định nghèo đói. 1.1.3.1.Quan điểm của thế giới. Để xác định mức sống, thông thường người ta dùng chỉ tiêu thu nhập hay chỉ tiêu tính theo đầu người trong một năm (hoặc tháng) cụ thể: - Thu nhập tính từ nguồn thu do nông hộ sản xuất ra, đó là nguồn thu nhập rất quan trọng của hầu hết người nghèo trên thế giới, nguồn thu khác do phân phối lại của xã hội từ các phần phức lợi như y tế, văn hóa - Chỉ tiêu trên đầu người một năm ( một tháng) gồm tất cả các khoản ăn ở, đi lại và các sinh hoạt khác. Khi đánh giá về nghèo đói, các tổ chức thế giới cũng như các nước có sự khác nhay về chỉ tiêu và phương pháp đánh giá nghèo đói, song quan niệm và cách xác định về mức tối thiểu có những khía cạnh giống nhau. - Các nhà khoa học khi xác định thước đo sự nghèo khổ thường bắt đầu từ việc vạch ra giới hạn nghèo khổ, giới hạn này thường biểu hiện dưới dạng thu nhập gia đình tính bình quân theo đầu người. Nếu các gia đình thu nhập bình quân theo đầu người dưới mức nghèo khổ thì được coi là nghèo, còn quy mô của sự nghèo khổ đó được tính theo tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ trong vùng, khu vực, hay toàn quốc. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 7 Đối với người nghèo đói điều quan trọng nhất là khi thu nhập thì thấp thì chi cho ăn càng nhiều, để đảm bảo thu nhập tối thiểu của sự phát triển, người ta còn phải lo cho việc mặc,ở, học hành, đi lại, giao tiếpNgoài ra, tình trạng nghèo đói của các hộ còn thể hiện qua nhà ở, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phương tiện sản xuất, trình độ văn hóa giáo dục, tình trạng sức khỏe và vị trí chính trị xã hội của con người. Tóm lại: Quan điểm nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có những cách lý giải khác nhau. Sự nghèo đói là một khái niệm có tính động và mang tính tương đối, nó thay đổi theo không gian và thời gian. 1.1.3.2.Quan điểm nghèo đói ở Việt Nam. Để xác lập các chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói, chúng ta căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư nước ta hiện nay thì có mấy chỉ tiêu chính sau đây: - Thu nhập - chi tiêu bình quân bình quân đầu người/năm (tháng). - Điều kiện về nhà ở và tiện ghi sinh hoạt. - Điều kiện về tư liệu sản xuất. - Điều kiện về vốn và của để dành. Trong bốn chỉ tiêu trên, cần đặc biệt chú ý tới chỉ tiêu thu nhập - chi tiêu và nhà ở ( cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà), vì hai chỉ tiêu này phản ánh mức sống hay mức độ thực hiện các nhu cầu tối thiểu của đời sống con người. Hai chỉ tiêu còn lại cũng có ý nghĩa không nhỏ, nó cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo, ngoài ra còn giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa hộ giàu và hộ nghèo ở các vùng nông thôn và thành thị. Căn cứ nghị quyết số 06/2005/NQ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ. Xét đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006 – 2010 như sau: Ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 8 1.1.4.Nguyên nhân nghèo đói. Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm: - Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực. - Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro... - Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế. 1.1.5.Hậu quả nghèo đói. Hậu quả nghèo đói xét từ bình diện xã hội đều bắt nguồn và phát sinh trực tiếp từ căn nguyên kinh tế, nó làm ảnh hưởng tới đời sống chung của cả cộng đồng dân cư, xã hội. Gây trở ngại tới sự phát triển chung của đất nước cũng như mọi quốc gia. 1.2.Cơ sở thực tiễn về vấn đề giảm nghèo đói ở nông thôn. 1.2.1.Kinh nghiệm của thế giới. Đến thời điểm này, nghèo đói vẫn là nổi ám ảnh thường trực đối với tất cả loài người trên thế giới, chúng ta cũng đã chứng kiến thảm họa của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng, thế nhưng hậu quả nghèo đói cũng khủng khiếp không kém. Trên tất cả các châu lục, đói nghèo vẫn diễn ra với những mức độ khác nhau, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 1,5 tỷ người sống trong cảnh nghèo đói, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn; 0,5 tỷ người không đủ ăn hằng ngày và mỗi năm có khoảng từ 15 đến 20 triệu người chết vì đói, chủ yếu tập trung ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 9 Do số người nghèo đang chiếm phần đáng kể trong cộng đồng dân cư nên các nước trên thế gới đang tìm các biện pháp để chống lại sự nghèo đói, tiêu biểu là các giải pháp sau: - Kiến nghị với các nước công nghiệp phát triển xóa nợ hoặc giảm nợ cho các nước kém phát triển và tăng cường nguồn viện trợ cho các nước nghèo. - Tăng quyền bình đẳng cho người dân,bởi vì mức độ bất bình đẳng dẫn đến nghèo khổ tràn lan giữa các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Sự bất bình đẳng giữa các khu vực trong một nước làm cho kinh tế nước đó chậm phát triển. Đối với các nước đang phát triển đang áp dụng các giải pháp sau: - Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, coi đây là khu vực trọng điểm, vì đại đa số người nghèo sống ở nông thôn nên việc đẩy mạnh và phát triển nông thôn có tác dụng giảm nghèo rõ rệt. - Tạo việc làm cho người nghèo phù hợp với năng lực, trình độ lao động kỹ thuật của họ. Giúp họ có thu nhập cao, đặc biệt là vượt qua những thời điểm giáp hạt khó khăn nhất. - Trợ giúp cho người nghèo thông qua các chương trình, dự án XĐGN bằng nhiều hình thức như: Phát triển sản xuất, giao thông, y tế, giáo dục, nhà ở, cấp thoát nước sinh hoạt. - Hình thành nhiều loại quỹ hỗ trợ cho người nghèo thông qua quỹ tín dụng nông thôn với lãi suất thấp, quỹ của các chương trình dự án dành cho phụ nữ bằng phương thức trả dần cả vốn lẫn lãi, qua nhiều năm sẽ tiến bộ, trả hết nợ và thoát nghèo. 1.2.2.Chương trình chống nghèo ở nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự quan tâm của từng địa phương trong cả nước, đến nay cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 603 quận huyện, 9200 xã, phường đều có ba chỉ đạo XĐGN. Bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn vốn khác nhau, Nhà nước kể cả trung ương và địa phương, cùng với các đoàn thể quần chúng, các cộng đồng làng xã đã dành vốn cho chương trình XĐGN với mức cao nhất. Nhằm tập hợp sức mạnh của nhiều người, nguồn lực địa phương, các ngành các cấp cũng đã tích cực lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án khác nhau cho mục tiêu XĐGN. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 10 Từ việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và dựa vào điều kiện cụ thể của đất nước, trong những năm qua nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được các nước trên thế giới công nhận là nước giảm nghèo nhanh nhất, song vẫn còn những tồn tại thiếu sót, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau: - Trước hết phải có sự chuyển biến trong nhận thức về XĐGN, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, từ trung ương đến địa phương, phải xác định XĐGN là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” để từ đó có định hướng thích hợp trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình bằng việc trợ giúp một phần của Nhà nước và huy động nội lực của nhân dân nhằm hỗ trợ người nghèo tự vươn lên. - Thứ hai là: có giải pháp thích hợp để huy động nguồn lực tạo cơ chế cho chính sách XĐGN. Hiệu quả nhất là các địa phương, cơ sở phải chủ động trong điều tra, khảo sát đúng thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề ra giải pháp thích hợp để từ đó có sự vận hành và kiểm tra đúng đối tượng, đúng mục tiêu, tự tạo nguồn lực tại chổ là chính với mõi phần hỗ trợ của Nhà nước. Khơi dậy tiềm năng trong nhân dân theo hướng tự chủ vươn lên đồng thời tự hình thành các mô hình, tổ chức bộ máy và cán bộ trực tiếp triển khai đến xã nghèo - hộ nghèo. - Ba là: Có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở và lồng ghép XĐGN với với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác. - Bốn là: Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện chương trình, thông qua các tổ chức để vận động và chuyển biến nhận thức đến từng hội viên và nhân dân, huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công chương trình XĐGN. 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. 1.3.1. Giá trị sản xuất. Là giá trị toàn bộ sản xuất vật chất và dịch vụ cho lao động xã hội sáng tạo ra trong một thời gian nhất định là một năm. Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Dương Văn Ánh - K41A - KTNN 11 GO = 1 n i   Qi Pi Trong đó: Qi: là khối lượng sẩn phẩm loại i Pi: là giá sản phẩm loại i 1.3.2.Chi phí trung gian (IC). Là chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất. IC = 1 n i   Ci Trong đó: Ci là các khoản chi phí thứ i trong năm sản xuất của từng ngành. 1.3.3.Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA).
Luận văn liên quan