Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long, có trụ sở chính tại đường Phạm Văn Đồng huyện Từ Liêm – Hà Nội. Ra đời trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-TCCB ngày 3/1/1974 nhằm mục đích cấp phát, kiểm tra , thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho công trình xây dựng cầu Thăng Long, phòng này đặt tại Hà Nội. Đến năm 1981 theo quyết định số 75 NH/QĐ ngày 17/07/1981 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Duy Gia ký, được mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long, được giao nhiệm vụ : Thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB, tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán , quản lý tiền mặt , quản lý chi tiêu quỹ trong lĩnh vực XDCB, thực hiện phục vụ theo đúng chính sách, thể lệ, kế hoạch và chế độ của Nhà nước.
Về mặt tổ chức lúc bấy giờ Chi nhánh chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn về thực hiện công tác nghiệp vụ thì ngân hàng trực thuộc Ngân hàng ĐT – XD Việt Nam.
Để cho việc chỉ đạo của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam được toàn diện, năm 1991 có quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02/04/1991 được Thống đốc Ngân hàng Cao Sỹ Khiêm ký, được thành lập và mang tên Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đến 01/01/95theo quyết định số 293 NH/QĐ ngày 18/11/94 của Thống đốc NH Cao Sỹ Khiêm ký nhằm điều chỉnh chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế, kĩ thuật kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, được phép thực hiện các hoạt động của NHTM quyết định tại pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo điều lệ mới được Thống đốc NH phê quyệt.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với sự phát triển toàn diện của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh (BIDV) Thăng Long ngày càng phát triển và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống NH Việt Nam. BIDV Thăng Long là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và đóng góp một phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển từng bước hòa nhập vào kinh tế nói chung của thế giới đang hoạt động rất sôi động.
Với đội ngũ 120 cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, BIDV Thăng Long đã và đang phục vụ một cách nhiệt tình đối với khách hàng của Ngân hàng, chủ yếu là các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, TM , dịch vụ, du lịch và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư.
61 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.
Khái quát một số nét hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long ( BIDV Thăng Long ).
Giới thiệu chung về công ty
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long, có trụ sở chính tại đường Phạm Văn Đồng huyện Từ Liêm – Hà Nội. Ra đời trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-TCCB ngày 3/1/1974 nhằm mục đích cấp phát, kiểm tra , thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho công trình xây dựng cầu Thăng Long, phòng này đặt tại Hà Nội. Đến năm 1981 theo quyết định số 75 NH/QĐ ngày 17/07/1981 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Duy Gia ký, được mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long, được giao nhiệm vụ : Thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB, tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán , quản lý tiền mặt , quản lý chi tiêu quỹ trong lĩnh vực XDCB, thực hiện phục vụ theo đúng chính sách, thể lệ, kế hoạch và chế độ của Nhà nước.
Về mặt tổ chức lúc bấy giờ Chi nhánh chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn về thực hiện công tác nghiệp vụ thì ngân hàng trực thuộc Ngân hàng ĐT – XD Việt Nam.
Để cho việc chỉ đạo của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam được toàn diện, năm 1991 có quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02/04/1991 được Thống đốc Ngân hàng Cao Sỹ Khiêm ký, được thành lập và mang tên Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đến 01/01/95theo quyết định số 293 NH/QĐ ngày 18/11/94 của Thống đốc NH Cao Sỹ Khiêm ký nhằm điều chỉnh chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế, kĩ thuật kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, được phép thực hiện các hoạt động của NHTM quyết định tại pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo điều lệ mới được Thống đốc NH phê quyệt.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với sự phát triển toàn diện của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh (BIDV) Thăng Long ngày càng phát triển và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống NH Việt Nam. BIDV Thăng Long là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và đóng góp một phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển từng bước hòa nhập vào kinh tế nói chung của thế giới đang hoạt động rất sôi động.
Với đội ngũ 120 cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, BIDV Thăng Long đã và đang phục vụ một cách nhiệt tình đối với khách hàng của Ngân hàng, chủ yếu là các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, TM , dịch vụ, du lịch và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư.
1.1.2.Mô hình tổ chức
/
Chức năng nhiệm vụ của BIDV Chi nhánh Thăng Long
- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
- Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ.
- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tê, TCTD trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán Quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.
- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng Quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card, cung cấp Séc du lịch, ATM.
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
1.1.4. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh
Thời gian qua chi nhánh Thăng Long đã gặt hái được những thành quả cao trong hoạt động kinh doanh, đây là thời điểm quan trọng trước khi bước vào lộ trình cổ phần hóa.Với những thành quả đã đạt được trên các lĩnh vực hoạt động, trong năm 2007 Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hồi nợ ngoại bảng kết quả thu được trên 75 tỉ đồng, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch, mở rộng hoạt động dịch vụ, tận thu mọi khoản phí, tăng trưởng dịch vụ với mức cao ( 75% ) , chấp hành tốt cơ chế quản lý vốn tập trung và lãi suất FTP, hạn chế huy động vốn có lãi suất cao, phát triển khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản để huy động vốn với lãi suất thấp đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, phát huy tối đa hiệu quả tài sản có sinh lời để đem lại lợi nhuận tối đa.
a. Những kết quả đạt được
* Tổng tài sản huy động
Tổng tài sản năm 2007 đạt 2960 tỷ tăng 15 %; số tuyệt đối tăng 390 tỷ so với năm 2006, trong đó tăng do nguồn vốn huy động là 339 tỷ.Tỷ lệ tài sản có sinh lời chiếm 93%/ tổng tài sản của Chi nhánh. So với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thì tốc độ tăng tổng tài sản của Chi nhánh ở mức không cao do Chi nhánh Thăng Long những năm gần đây luôn thừa vốn khả dụng , nguồn vốn huy động chưa phát huy hết hiệu quả, năm 2007 thực hiện cơ chế lãi suất FTP, giá mua vốn thấp hơn giá bán vốn nên việc huy động vốn không sử dụng hết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh vì vậy trong năm Chi nhánh đã cơ cấu lại nguồn vốn đảm bảo sử dụng một cách hợp lý và do huy động vốn tăng trưởng không cao đã làm ảnh hưởng tới mức tăng trưởng tổng tài sản.
* Kết quả thu nhập và chi phí.
- Chênh lệch thu chi trước DPRR ( bao gồm cả thu nợ HTNB và thu khác ) 161 tỷ đồng, tăng trưởng 144% so với năm 2006, đạt 121% so với kế hoạch.
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng 75 tỷ, vượt kế hoạch 14%.
- LN trước thuế ( sau DPRR ) 51 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2006
- LN sau thuế bình quân đầu người đạt 0,26 tỷ đồng.
- Trích DPRR 35 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch trung ương giao.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra B/q trong năm đạt trên 3%
Kết quả kinh doanh các chỉ tiêu chính của Chi nhánh trong năm đều tăng trưởng cao so và hoàn thành vượt mức kế hoạch Ngân hàng Trung ương giao.với tổng số chênh lệch thu chi sau khi trích DPRR trả Ngân hàng và DPRR theo kế hoạch, lợi nhuận còn lại cũng tương đối cao, chắc chắn đời sống của cán bộ CNVC năm 2007 sẽ được nâng lên hơn so với năm 2006
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng các hoạt động
Bảng 1 : Chỉ tiêu cơ cấu cho vay của Chi nhánh
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2006
TH 2007
1
Dư nợ cho vay NQD/tổng dư nợ
%
56
70
2
Tỷ trọng dư nợ có TSCĐ/TDN
%
67
60
3
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/TDN
%
21
23
4
Tỷ trọng cho vay KHNN/TDN
%
0,8
0,5
5
Tỷ trọng cho vay VND/TDN
%
66
82,6
6
Tỷ trọng dư nợ /tổng tài sản
%
63,8
59,6
7
Tỷ lệ nợ QH/TDN
%
2,5
1,4
8
Tỷ lệ nợ xấu/TDN
%
10
4,7
Nguồn : phòng nguồn vốn kinh doanh BIDV chi nhánh Thăng Long
Các chỉ tiêu như trên cho thấy năm 2007 các giới hạn đều đã được điều chỉnh tăng,giảm hợp lý theo kế hoạch Trung ương đề ra. Riêng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chưa đạt kế hoạch Ngân hàng trung ương giao là 75%.
Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản còn thấp, hệ số sử dụng vốn chưa cao do Chi nhánh còn tồn tại nhiều dư nợ xấy lắp cũ để lại quá hạn hoặc đã chuyển hạch toán ngoại bảng nên từ năm 2005 Chi nhánh tập trung sức lực cho công tác xử lý nợ, cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ ngoại bảng và lãi treo nên tăng trưởng tín dụng thấp.
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chấp hành tỷ lệ nợ xấu,tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu giảm từ 10% năm 2006 xuống còn 4,5 % năm 2007, đạt mức Ngân hàng Trung ương giao là 5%.Tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã được khống chế ở mức thấp.
Về tỷ lệ giảm dư lãi treo: Năm 2007 Ngân hàng Trung ương giao giảm 34%, Chi nhánh đã không thực hiện được chỉ tiêu này mà trong năm số lãi treo tăng thêm so với năm 2006 là 25%.Nguyên nhân tăng lãi treo do các đơn vị nợ lãi từ năm trước chuyển sang và các đơn vị có phát sinh lãi treo do tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn,mặt khác phần lớn thời gian và sức lực Chi nhánh tập trung cho công tác xử lý thu hồi nợ gốc ngoại bảng, nên việc thu hồi dần dần để đơn vị có điều kiện trả nợ gốc và lãi đồng thời có một số đơn vị thực sự khó khăn nhưng đã có thiện chí trả nợ, Chi nhánh đang đề nghị trung ương miễn giảm lãi.
Tình hính thực hiện trích DPRR và thu nợ ngoại bảng .Trong năm Chi nhánh đã thực hiện trích DPRR theo đúng kế hoạch giao là 35 tỷ, đồng thời tích cực thu hồi nợ ngoại bảng để trả nợ quỹ DPRR Trung ương gốc là 75 tỷ đồng. Đây là sự cố gắng rất lớn vì ngoài số dư nợ ngoạibảng thu được từ việc xủ lý bán nợ cho DATC là 40 tỷ,Chi nhánh còn thu thêm được các đơn vị khác được trên 30 tỷ đồng làm cho nợ ngoại bảng giảm xuống còn 65 tỷ đồng, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn nhất của Chi nhánh trong năm qua.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
- Công tác nguồn vốn : Công tác phát triển khách hàng còn hạn chế nhất là việc mở rộng khách hàng TCKT do thực hiện cơ chế lãi suất FTP, trong năm nguông vốn huy động từ TCKT giảm mạnh do lãi suất FTP thấp hơn lãi suất trên thị trường.
- Công tác tín dụng : công tác thu hồi nợ ngoại bảng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Trung ương giao năm 2007 sonng nợ ngoại bảng của Chi nhánh vẫn còn 65 tỷ, thu hồi lãi treo trong năm chưa đạt kế hoạch giao.Tăng trưởng tín dụng thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
- Công tác dịch vụ : Công tác dịch vụ còn hạn chế trong việc phát triển dịch vụ POS, dịch vụ trả lương qua tài khoản theo chỉ thị 20 và các dịch vụ phi tín dụng chưa được tiếp thị thường xuyên, triển khai sản phẩm mới còn chậm.
-Công tác quản trị điều hành : sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa thường xuyên đồng bộ,lãnh đạo phòng còn thiếu tính chủ động sáng tạo, còn thụ động và chưa bài bản, cán bộ nghiệp vụ trình độ còn bất cập, trình độ Marketing còn hạn chế.
* Nguyên nhân
-Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng, biến động lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay khó lường.
- Tốc độ trượt giá cao, nguy cơ lạm phát bùng nổ, thị trường bất đoọng sản và thị trường chứng khoán khó kiểm soát được rủi ro .
- Chính sách tín dụng của hệ thống BIDV ngày càng thắt chặt việc mở rộng khách hàng , gặp khó khăn trong cạnh tranh gay gắt.
- Công nghệ hiện đại song chưa tiên tiến, máy móc thiết bị chưa đồng bộ, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn chậm đổi mới,công tác chăm sóc khách hàng còn hạn chế.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại BIDV Chi nhánh Thăng Long.
1.2.1. Khái quát về công tác thẩm định tại BIDV chi nhánh Thăng Long
Hoạt động thẩm định tại Chi nhánh được thực hiện bởi Phòng Thẩm định và Phòng Tín dụng, công tác thẩm định được thực hiện theo đúng quy trình của BIDV đề ra.Trong công tác thẩm định tín dụng, nhò có nhận thức đúng đắn và quán triệt phương châm "mở rộng tín dụng đến đâu phải chắc chắn có hiệu quả đến đó" cho nên công tác thẩm định đã được chú trọng khi xét duyệt cho vay. Quy trình thẩm định của chi nhánh là khá chặt chẽ, qua đó cán bộ thẩm định có thể nắm rõ được tình hình của dự án và đưa ra những quyết định chính xác.
Trong những năm qua các dự án vay vốn tại ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các dự án trang bị máy móc thiết bị và xây dựng với thời gian vay từ 3-5 năm. Hình thức này giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xảy ra rủi ro thấp. Theo cách này tốc độ tăng trưởng cho vay trung –dài hạn tăng khá nhanh trong thời gian qua. Một số dự án thẩm định cho vay trung hạn trong năm qua tại BIDV Chi nhánh Thăng Long:
Bảng 2: Các dự án thẩm định tiêu biểu
Đơn vị : tỷ đồng.
TT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Tổng vốn đầu tư
NH cho vay
1
Thu phí đường bộ
Công ty 324
300
120
2
DAĐT khai thác,chế biến quặng sắt Bản Cuôn.
Cty MATEXIM
71
40
3
DA đường quốc lộ 2B
Công ty Lạc Hồng
60
30
4
DAĐT dây truyền khai thác đá
Cty Hoa Phát
45
20
5
DA đầu tư máy móc thiết bị thi công
Cty XD công trình ngầm
26
14
6
DA đầu tư dây truyền dệt Vĩnh Phúc
Cty dệt Vĩnh Phúc
15
10
7
DA XD nhà xưởng khu CN Từ Liêm
Cty TNHH Á Long
6
3
8
DAĐT MMTB thi công cầu đường
Cty Đạt Phương
7
3,5
9
Các dự án khác
50
25
Nguồn : Phòng thẩm định BIDV Chi nhánh Thăng Long
Các dự án trên đều được BIDV Thăng Long xét duyệt cho vay. Các dự án này đã và đang hoạt động có hiệu quả. Nợ và lãi hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại các Chi nhánh và Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là tài liệu quy định hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư tại các Phòng thực hiện chức năng thẩm định dự án để phục vụ cho việc xem xét cho vay và là 1 nội dung trong bước thứ 2 của quy trình tín dụng trung, dài hạn: “Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn”.
Các bước chính thực hiện như sau:
(1) - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
(2) - Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
(3) - Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án và trình Trưởng Phòng thẩm định xem xét.
(4)- Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
(5)- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng Phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại các Phòng Thẩm định được thể hiện tóm tắt tại Lưu đồ :
Phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa
rõ
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
1.2.3.1- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, xem xét 4 loại hồ sơ sau :
(1)- Giấy đề nghị vay vốn.
(2)- Hồ sơ về khách hàng vay vốn.
a. Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
* Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước : quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, kế toán trưởng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề cần cấp giấy phép; Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đối hoặc đăng ký mã số XNK; Đăng ký mã số thuế; Văn bản ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như : văn bản của Hội động quản trị, ủy quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc cho người khác ký hợp đồng….
* Đối với pháp nhân hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài cần có thêm giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh.
* Đối với các nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác : Sổ hộ khẩu, chứng minh thư; giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép; giấy phép đăng kí kinh doanh; Giấy tờ xác định quyền thuê, sử dụng đất.
b. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có).
* Đối với pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài :
- Các báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất và quý gần nhất : Bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ nếu có.
- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm thì gửi báo cáo tài chính cho đến thời điểm gần nhất.
* Đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ.
(3)- Hồ sơ về dự án vay vốn.
* Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của các cấp có thẩm quyền.
* Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác:
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các cấp có thẩm quyền…
- Các văn bản, các quyết định chỉ đạo, các văn bản liên quan đến chế độ ưu đãi, hỗ trợ…
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất; văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng…
- Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện dự án…
(4)- Hồ sơ về đảm bảo nợ vay.
1.2.3.2- Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn: Các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm:
(1)- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.
Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Đối với doanh nghiệp :
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật DN; Giấy phép đầu tư đối với DN hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với DN nhà nước.
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với DN liên doanh.
- Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp.
- Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng …
- Trong tổ chức doanh nghiệp thì ai là người đại diện pháp nhân.
* Đối với khách hàng tư nhân:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Có đầy đủ năng lực dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Có hộ khẩu thường trú.
(2)- Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng.
* Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng:
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư.
- Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
* Mô hình tổ chức, bố trí lao động
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý, tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp.
- Thu nhập của người lao động.
* Quản trị điều hành của lãnh đạo.
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực quản trị điều hành
- Phẩm chất tư cách, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài DN.
- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thì trường.
- Đoàn kết trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp.
* Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng.
- Quan hệ tín dụng: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; Mục đích vay vốn của các khoản vay; Doanh số cho vay, thu nợ; Mức độ tín nhiệm.
- Quan hệ tiền gửi; Số dư tiền gửi bình quân; Doanh số tiền gửi , tỷ trọng so với doanh thu.
(3)- Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.
a.Nguyên tắc đánh giá
Việc tính toán các chỉ số để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng cần phải được thực hiện qua nhiều năm( tối thiểu 2 năm). Đánh giá tổng thể về các chỉ tiêu và có so sánh với thực tế, đặc điểm kinh doanh của khách hàng.
b. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính
* Tình hình sản xuất kinh doanh :
- Tổng doanh thu, lợi nhuận
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả