Đề tài Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Hồng Dũng

Công ty TNHH Hồng Dũng tiến thân là một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, mua bán các mặt hàng bao bì, kinh doanh vận chuyển hàng hóa băng ô tô. Dịch vụ giao thông hàng hóa, cho thuê xe ô tô với nguồn vốn pháp định 1.000.000.000 VND. Công ty TNHH Hồng Dũng được thành lập vào ngày 15/09/2000. Dần về sau khi nền kinh tế nước ta đổi mới với những nhu cầu ngày càng cao cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thế giới. Với một thị trường mở thì công ty đã ý thức được nhu cầu sản xuất là phương hướng đúng đắn và duy nhất để tồn tại trong thời kỳ nền kinh tế đang cạnh tranh khốc liệt. Đến ngày 20/06/2003, công ty TNHH Hồng Dũng đã được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ hai với số đăng ký kinh doanh là: 4102053832. Công ty TNHH Hồng Dũng đã mở rộng với tổng diện tích là 2.800m2 và tăng nguồn vốn pháp định lên 3.500.000.000 VND.

docx45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Hồng Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MARKETING VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG DŨNG. Cơ sở lý luận của marketing. Khái niệm về marketing: Marketing là quá trình quàn trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng những yêu cầu cùa khách hàng một cách hiệu quả và có lợi. Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá xúc tiến đến phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Marketing là tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu cá nhân và tổ chức. Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên để đạt được nhu cầu và mong muốn. Sự ra đời và phát triển của Marketing: Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa đen của nó là “thị trường”. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường đại học tổng hợp Michigan tại Mỹ. Từ năm 1910, tất cả các trường đại học tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nó được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Bộ môn Marketing đầu tiên của Châu Âu được thành lập tại thành phố GRAJ (Áo) năm 1968, sau đó xuất hiện tại thành phố Manster của cộng hòa Liên Bang Đức. Quá trình quốc tế hóa Marketing đã xuất hiện rất nhanh ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Marketing được đưa vào giảng dạy ứng dụng trong sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Thời gian đầu, Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, chỉ nhằm tiêu thụ nhanh chóng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận cao. Đây là giai đoạn hoạt động của Marketing truyền thống hay Marketing thụ động. Hoạt động của Marketing truyền thống không còn khả năng giải quyết được những mâu thuẩn phát sinh. Chính vì vậy, Marketing hiện đại hay Marketing năng động ra đời, nó không còn hoạt động trong phạm vi hạn hẹp là chỉ bán hàng hóa và dịch vụ có sẵn, mà nó được mở rộng ra toàn diện hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất, nhu cầu của người mua trên thị trường đóng vai trò quyết định đến sản xuất và bán hàng thỏa mãn nhu cầu, nó bao gồm tất cà các hoạt động: tính toán về mục tiêu ý đồ chiến lược từ trước khi sản xuất, tiêu thụ và những dịch vụ sau bán hàng. 1.1.3 Vai trò và chức năng của Marketing: 1.1.3.1 Vai trò: Marketing có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định về doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó nó ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2 Chức năng: Marketing có chức năng làm cho sản phẩm hay dịch vụ luôn luôn thích ứng với nhu cầu thị trường, thăm dò tiềm năng nhu cầu thị trường và dự đoán hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Giúp công ty không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống phân phối sản phẩm và các dịch vụ sau khi phân phối. Tạo thế chủ động cho công ty trong sản xuất kinh doanh, kịp thời thay đổi mẫu mã nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các chiến lược Marketing: Khái niệm về chiến lược Marketing: Chiến lược Marketing là một hệ thống những chính sách, biện pháp nhằm triển khai và phối hợp các mũi nhọn Marketing để đạt được mục tiêu của công ty một cách có hiệu quả nhất, nó biểu hiện một cách tổng hợp nhất các mối quan hệ giữa nhu cầu của thị trường và khả năng của công ty. Chiến lược sản phẩm: 1.2.2.1 Khái niệm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những tính dụng cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng, nó có thể hữu hình hoặc vô hình. Trong việc triển khai sản phẩm người lập kế hoạch cần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ: Phần cốt lõi: Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: “Người mua đang muốn mua cái gì?”. Nhà tiếp thị phải khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗi sản phẩm và đem bán những lợi ích chứ không phải những đặc điểm. Phần cụ thể: Gồm chất lượng, đặc điểm, kiểu dáng, tên hiệu, bao bì ... Phần phụ thêm: Người thiết kế sản phẩm phải đưa ra thêm những dịch vụ và lợi ích bổ sung để tạo thành phần phụ thêm của sản phẩm. 1.2.2.2 Nội dung của chiến lược sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm: Bất kỳ một sản phẩm nào cũng phải trải qua những giai đoạn nhất định: Giai đoạn giới thiệu hay triền khai: Vì mới xuất hiện trên thị trường nên sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, khách hàng có thể còn đang lưỡng lự hay ngập ngừng vì chưa hiểu hết về hàng hóa, cũng như chưa có nhiều đối chứng trong việc tiêu thụ nó nên số lượng bán chưa nhiều và doanh số bán thấp, mức tăng trưởng chậm. Việc định một mức giá tương đối thấp có thể giúp công ty mở rộng nhanh các khu vực tiêu thụ, tăng nhanh khối lượng bán. Trong giai đoạn này công ty thường phải chịu lỗ, do đó để sản phẩm có thể thích ứng, người ta phải vận dụng linh hoạt các chính sách của Marketing: chính sách xúc tiến, chính sách phân phối, chính sách giá và sản phẩm. Giai đoạn phát triển hay tăng trưởng: Đặc điểm của giai đoạn này là khối lượng hàng tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, chi phí giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể nên khả năng thu lợi nhuận cao. Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trường mới, đồng thời tiếp tục nâng cao các đặc tính sử dụng và chất lượng hàng hóa, nắm vững các kênh mới thuộc hệ thống phân phối. Giai đoạn suy thoái: Khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận thu được giảm nghiêm trọng trong giai đoạn này, nếu công ty không thấy trước và không đối phó kịp thời thì mức thiệt hại có thể dẫn đến sự phá sản. Việc làm lúc bấy giờ của công ty là ngừng sản xuất sản phẩm hiện tại và tung ngay sản phẩm mới vào thị trường để chặn đứng tình trạng suy thoái, kích thích việc tiêu thụ, hạ giá. Chiến lược chủng loại : Trong kinh doanh hiện đại, đòi hỏi một công ty phải có nhiều sản phẩm để đảm bảo mục tiêu an toàn đối phó với thị trường nhiều biến động. Công ty phải có một chủng loại hơp lý: Chiến lược thiết lập chủng loại: Thiết lập và giữ vửng chủng loại các mặt hàng của công ty bằng những loại sản phẩm có chất lượng cao, củng cố nâng cao uy tín của sản phẩn. Trên cơ sở đó duy trì và phát triển phần thị trường đã chiếm được. Chiến lược hạn chế chủng loại: Trong quá trình kinh doanh công ty nhận biết được sản phẩm nào có hiệu quả nhất được khách hàng ưa chuộng thông qua những ý kiến đóng góp từ thị trường. Từ đó loại bỏ những sản phẩm không thỏa mãn yêu cầu của khách hàng đồng thời tập trung phát triển những sản phẩm coa hiệu quả cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược biến đổi chủng loại: Việc biến đổi chủng loại không nhất thiết phải thay đổi sản phẩm hoàn toàn mới và có thể tạo ra sản phẩm mới dựa trên cơ sở làm khác đi ít nhiều những sản phẩm đã có. Trong trường hợp chỉ thay đổi ít về sản phẩm cung cấp cho khách hàng cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm: Hàng hóa có những công cụ khác nhau vì nó có những đặc tinh sủ dụng khác nhau. Tổng hợp tất cả các đặc tính đó lại tức là tập hợp tất cả những năng lực nhiều mặt vốn có của sản phẩm được gọi là chất lượng sản phẩm. Người tạo ra sản phẩm (dịch vụ) đôi khi chỉ xét về khía cạnh kỹ thuật của chất lượng sản phẩm ít chú ý đến các chi phí, tốn kém phải bỏ ra để nâng cao chất lượng. Sản phẩm hoàn thiện có nghĩa các đặc tính sử dụng phải phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng và đáp lại là khách hàng chấp nhận mua sản phẩm đó. Chiến lược đổi mới chủng loại Chiến lược đổi mới chủng lọa hướng vào việc phát triển một sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hay phát triển một số sản phẩm mới cho khu vực mới của khách hàng. Điểm mấu chốt trong chiến lược sản phẩm là xí nghiệp phải bảo đảm lúc nào cũng phải có một sản phẩm mới hoặc được gọi là mới, để khi thị trường trì trệ là có quả đấm chiến lược tung ra ngay. Điều cốt lõi của chiến lược sản phẩm là phải linh hoạt, nhạy bén, quyết đinh kip thời để “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái ta sẵn có”. Vấn đề đa dạng hóa mặt hàng là những biện pháp tạo nên sự thành công trong kinh doanh của nhiều công ty. Chiến lược về giá: 1.2.3.1 Khái niệm: Gía cả là giá trị trao đổi mà khách hàng sẵn sàng trả để đổi lấy những lợi ích từ việc sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. 1.2.3.2 Vai trò của chiến lược giá: Giá cả là một trong những biến số quan trọng của Marketing – Mix, giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thị trường. Xác lập một chiến lược giá đúng đắn sẽ đảm bảo cho xí nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. 1.2.3.3 Nội dung của chiến lược giá: Khi xây dựng chính sách định giá của mình, công ty phải xem xét nhiều yếu tố. Sáu giai đoạn được trình bày dưới đây sẽ bao gồm những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc định giá: Lựa chọn mục tiêu định giá: trước hết công ty phải quyết định xem mình muốn đạt điều gì với sản phẩm cụ thể đó. Mục tiêu của công ty càng rõ ràng, thì càng dễ ấn định giá. Mỗi giá sẽ có tác động khác nhau đến những mục tiêu như lợi nhuận, doanh số từ việc bán hàng và thị phần. Xác định nhu cầu: mổi giá mà công ty có thể đặt ra dẫn đến một mức nhu cầu khác nhau và vì thế sẽ có tác động khác nhau đến những mục tiêu Marketing của nó. Mối liên hệ giữ giá hiện hành và nhu cầu hiện tại đã hình thành được biểu diễn bằng đồ thị nhu cẩu quen thuộc. Đồ thị nhu cầu thể hiện số đơn vị sản phẩm mà thị trường sẽ mua trong một thời gian nhất định tương ứng với những giá khác nhau có thể áp dụng trong thời gian đó. Trong trường hợp bình thường nhu cầu và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là giá càng cao thì nhu cầu càng thấp và ngược lại. Trong trường hợp đối với hàng hóa sang trọng đường cầu đôi khi đôi khi có độ dốc dương. Hình 1.1: minh họa độ co dãn của cầu Giá Giá P2 P2 P1 P1 Q2 Q1 Lượng cầu Q2 Q1 Lượng cầu Nhu cầu ít co dãn (B) Nhu cầu co dãn nhiều Những người làm Marketing cần phải biết nhu cầu phản ứng lại như thế nào đối với sự biến động của giá cả. Hãy xét hai đường cầu trong hình 1.1, việc tăng giá từ P1 lên P2 dẫn đến sự giảm sút tương đối nhỏ nhu cầu từ Q1 đến Q2. Trong hình việc tăng giá cũng đúng theo mức độ, như vậy lại dẫn đến sự sụt giảm lớn nhu cầu từ Q1 đến Q2. Nếu nhu cầu khó thay đổi khi có biến động nhỏ về giá, thì ta nói nhu cầu không co dãn. Nếu sức cầu thay đổi đáng kể, thì ta nói nhu cầu co dãn. Tính co dãn của nhu cầu được xác định bằng công thức đặc trưng sau: % thay đổi số cầu Độ co dãn của cầu = % thay đổi giá Xác định chi phí: nhu cầu là yếu tố chủ yếu quyết định trần của giá mà công ty có thể tính cho sản phẩm của mình. Còn giá thành của công ty thì quyết định sàn của giá. Công ty muốn tính một giá nào đó đủ trang trại những chi phí cuả mình sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm, kể cả lợi nhuận chính đáng vì đã mất công sức vá ganh chịu rủi ro. Chi phí của công ty có 2 dạng: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số bán. Chi phí biến đổi: là thay đổi tỷ lệ thuận với mức sản xuất. Tổng chi phí là tổng các chi phí cố định và chi phí biến đổi đối với một mức sản xuất nhất định bất kỳ. Phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh: mặt dù nhu cầu của thị trường có thể quy định giá trần và chi phí của công ty và quy định giá sàn cho việc định giá. Giá thành, giá cả của đối thủ cạnh tranh và những phản ứng có thể có về giá của họ vẫn giúp công ty xác định xem giá của mình có thể quy định ở mức nào. Công ty cần phải so sánh giá thành của mình với giá thành của đối thủ cạnh tranh để biết mình có lợi hay bất lợi về chi phí. Lựa chọn phương án định giá: khi biết qua đồ thị nhu cầu của khách hàng, hàm chi phí và giá cả của đối thủ cạnh tranh, công ty đã có thể bắt tay vào việc lựa chọn một giá cả nào đó. Giá đó sẽ nằm giữa giá quá thấp không đem lại lợi nhuận và giá quá cao không tạo ra được nhu cầu. Có nhiều phương pháp định giá: Định giá theo cách cộng lời vào chi phí. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu. Định giá theo giá trị nhận thức được. Định giá theo mức giá hiện hành. Định giá trên cơ sở đấu giá kín. Chiến lược về phân phối: Các loại kênh phân phối: Các loại kênh phân phối thường dùng nhất được trình bày trong hình minh họa các kênh phân phối gồm có: Kênh trực tiếp: không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng (1). Kênh một cấp: chỉ có 1 trung gian bán hàng. Trong thị trường người tiêu dùng đó là người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng (2). Kênh hai cấp: có 2 trung gian tiếp thị. Trong thị trường người tiêu dùng đó là nhà bán sỉ và bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn (3). Kênh ba cấp: có 3 cấp trung gian phân phối: đại lý buôn bán, người bán sỉ và người bán lẻ(4). Hình 1.2 minh họa các loại kênh phân phối (1) (2) (3) (3) (4) Chức năng của kênh phân phối: Kênh phân phối thực hiện các chức năng sau: Điều nhiên: Thu thập thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợi cho sự trao đổi. Cổ động: Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về những món hàng đang kinh doanh và các sản phẩm mới. Tiếp xúc: Tìm ra và thông tin được với khách hàng tương lai. Phân chia đóng gói, phân loại hàng hóa. Thương lượng: Cố gắn đi tới thỏa thuận về giá cả và các vấn đề khác quanh món hang mà khách hàng định mua để có thể bán được. Tài trợ: Huy động và phân chia tiền bạc để thanh toán chi phí của kênh, cấp tín dụng cho khách hàng. Chịu rủi ro: Chấp nhận các rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh. Các chức năng trên có thể thay đổ được giữa các thành viên trong kênh. Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả của nhà sản xuất sẽ thấp hơn, nhưng phải tính thêm chi phí cho nhà trung gian. Vấn đề ai phải thực hiện mỗi chức năng trên của kênh, chính là do năng suất và hiệu quả quyết định. Chiến lược cổ động: Khái niệm: Cổ động hay chiêu thị là một công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạt động Marketing. Cổ động không chỉ hỗ trợ mà còn tăng cường các chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối. Các hình thức cổ động: Quảng cáo Là một trong những công cụ quan trọng của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để tuyên truyền về sản phẩm cho khách hàng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin của người tiêu thụ về sản phẩm của công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng. Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc A.I.D.A. Đây là 4 chữ đầu của các từ: A: Attention ( tạo ra sự chú ý) I: Interest ( làm cho thích thú) D: Desire ( gây nên sự ham muốn) A: Action ( dẫn đến hành động mua hàng) Các quyết định quảng cáo sẽ dựa vào mục tiêu quảng cáo, ngân sách quảng cáo, phương tiện quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất. Khuyến mãi Bao gồm rất nhiều công ty cổ động nhằm kích thích thị trường nhằm đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hầu hết các tổ chức kinh doanh đều sử dụng các công cụ khuyến mãi. Việc khuyến mãi hữu hiệu nhất khi được dùng kèm với quảng cáo và chào hàng, có nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài công ty góp phần làm hoạt động khuyến mãi tăng lên dữ dội. Bên trong công ty, sự nhận thức vai trò quan trọng của khuyến mãi ở mọi cấp quản trị đã được khẳng định. Bên ngoài công ty do cạnh tranh, do lạm phát, do suy thoái kinh tế, đã làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, mặt khác do chi phí quảng cáo cao, phải chen chúc nhau trong các phương tiện truyền thông ... làm cho người ta sử dụng khuyến mãi càng nhiều hơn. Theo thời gian, hình thức khuyến mãi sẽ được phát minh thêm nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, doanh số bán sẽ cao hơn. Tuyên truyền Tuyên truyền là hoạt động để công chúng biết đến những điều mà các nhà chính trị lỗi lạc, các nhà nghệ thuật nổi tiếng đến thăm công ty mình. Cũng có thể tổ chức mời phóng viên báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngày thành lập công ty, ngày nhận huân chương lao động ... có thể tài trợ cho các phong trào văn nghệ, thể thao, cấp học bổng cho sinh viên học sinh ... nhằm nâng cao uy tín, tạo hình ảnh một công ty tốt, làm ăn đúng đắn. Tiến trình xây dựng chiến lược chiêu thị Các giai đoạn xây dựng chương trình chiêu thị hiệu quả: Định dang khách hàng mục tiêu: nhà kinh doanh cần định dạng rõ ràng về khách hàng mục tiêu của mình, đó có thể là khách hàng tiềm năng hay khách hàng thường xuyên. Khách hàng mục tiêu thường ảnh hưởng quan trọng tới quyết định của công ty về những gì sẽ nói, khi nào nói, nói ở đâu và nói nhân danh ai trong chiến lược chiêu thị. Xác định ngân sách chiêu thị: một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược chiêu thị đó là quyết định mức ngân sách dành cho chiêu thị. Mức ngân sách được xác định tùy theo khả năng của công ty. Lịch sử hình thành của công ty TNHH: 1.3.1 Lịch sừ hình thành Công ty TNHH Hồng Dũng tiến thân là một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, mua bán các mặt hàng bao bì, kinh doanh vận chuyển hàng hóa băng ô tô. Dịch vụ giao thông hàng hóa, cho thuê xe ô tô với nguồn vốn pháp định 1.000.000.000 VND. Công ty TNHH Hồng Dũng được thành lập vào ngày 15/09/2000. Dần về sau khi nền kinh tế nước ta đổi mới với những nhu cầu ngày càng cao cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thế giới. Với một thị trường mở thì công ty đã ý thức được nhu cầu sản xuất là phương hướng đúng đắn và duy nhất để tồn tại trong thời kỳ nền kinh tế đang cạnh tranh khốc liệt. Đến ngày 20/06/2003, công ty TNHH Hồng Dũng đã được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ hai với số đăng ký kinh doanh là: 4102053832. Công ty TNHH Hồng Dũng đã mở rộng với tổng diện tích là 2.800m2 và tăng nguồn vốn pháp định lên 3.500.000.000 VND. Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT – IN ẤN – QUẢNG CÁO HỒNG DŨNG. Tên viết tắt: công ty TNHH Hồng Dũng. Địa chỉ: B419 quốc lộ 1A, khu phố 3, phường Đông Hưng Thuận, Q.12, Tp. HCM. Điện thoại: (08)22434572 Fax: (08)5920960 MST: 0305181826 Email: inktstiendung@gmail.com Vốn pháp định: 3.500.000.000 VND. Quá trình phát triển của công ty Tháng 09/2000: chính thức thành lập công ty. Tháng 01/2004: khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất ống nhựa HPVC, HDPE. Trong thời buổi thị trường mở cửa cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liện xây dựng. Để tồn tại thì các đơn vị sản xuất phải liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có nhiều tính năng và chất lượng với mục tiêu như vậy công ty Hồng Dũng đã dần tìm được vị trí khá vững chắc trên thị trường. Năm 2005 tỉ trọng hàng xuất bán đi tăng vượt bậc 30% và xuất khẩu ra các nước lân cận như: Campuchia, Lào và Thái Lan, với 30.000 sản phẩm được xuất khẩu hàng tháng. Trong những năm qua thương hiệu nhựa Hồng Dũng đã nhận được nhiều giấy chứng nhận và được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Từ 2003 đến nay, sản phẩm nhựa Hồng Dũng luôn đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Với phương châm “ hàng Việt chất lượng cao”, công ty TNHH nhựa Hồng Dũng luôn nhận thức rằng chất lượng không chỉ riêng của doanh nghiệp mà cũng là của xã hội, sự tồn tại và ph
Luận văn liên quan