Đề tài Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn nước ngoài

+Mục tiêu, yêu cầu đối với Việt Nam hiện nay là giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước. Chủ động ngăn chặn và làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại. +Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, làm chuyển biến rõ nét về tình hình trật tự an toàn xã hội. Chăm lo làm tốt công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. +Cần nghiên cứu để đổi mới phương thức hoạt động của lực lượng công an phù hợp với thực tiễn; trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, dựa vào nhân dân để nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, tập trung đấu tranh với các đối tượng trọng điểm. +Tiếp tục quan tâm làm tốt hơn công tác xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới; coi đây là nhiệm vụ then chốt, là công tác trọng tâm của toàn lực lượng công an nhân dân. - Đối với vấn đề môi trường: + Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,. có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở, vì vậy có điều kiện và vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên cùng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. + Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Về dài hạn, cần một bộ luật nghiêm khắc, có sự cưỡng ép thực hiện luật đó một cách thấu đáo. + Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. + Việt Nam cần có thêm những chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn – đại diện các doanh nghiệp, các bộ ngành và hơn 100 đại biểu từ 16 nước trên thế giới tham gia đồng kiến nghị trên. Theo thống kê, VN hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia còn rất khiêm tốn như vậy bởi VN hiện còn thiếu cơ sở pháp lý để bắt buộc các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn

doc179 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1.Khái niệm và kết cấu môi trường đầu tư quốc tế 1.1.1.Khái niệm: “Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” (World Bank 2004). Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ và các nhân tố khác liên quan đến qui mô thị trường và ưu thế địa lí. Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội (Opportunity Costs) của vốn đầu tư, mức độ rủi ro (Investment Risks) trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư (Barriers to Competition). Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào đó. Tất cả những cải cách chính sách từ phía chính phủ chung qui vẫn là cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư ít rủi ro, chi phí cơ hội thấp và ít cản trở nhà đầu tư trong quá trình hoạt động mang tính cạnh tranh của họ. Một môi trường đầu tư tốt là môi trường không chỉ tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn tốt cho cả các nhà đầu tư trong nước tốt cho cả một cộng đồng. Có nghĩa là nếu như có một môi trường đầu tư tốt cho tất cả mọi người thì phải tạo ra một kịch bản thắng cuộc từ nhiều phía khác nhau (Win-Win Scenario). 1.1.2. Kết cấu môi trường đầu tư Nội dung của môi trường đầu tư bao gồm 8 khía cạnh phản ánh 8 vấn đề trong một môi trường đầu tư: Khía cạnh thứ nhất: Môi trường chính trị - xã hội: Sự ổn định của chế độ chính trị. Quan hệ các đảng phái đối lập và vai trò kinh tế của họ. Sự ủng hộ của quần chúng, của các Đảng phái, tổ chức xã hội và quốc tế với chính phủ cầm quyền. Năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước. Ý thức dân tộc và tinh thần tiết kiệm của nhân dân. Mức độ an tòan và an ninh trật tự của xã hội, sự ổn định chính trị: khủng bố, bạo động, nguy cơ chiến tranh, tội phạm.. Khía cạnh thứ hai : môi trường văn hóa : Tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán. Ngôn ngữ Truyền thống lịch sử, văn hóa. Khía cạnh thứ ba: môi trường pháp lý và hành chính : Tính hòan thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Tính chuẩn mực và hội nhập của hệ thống pháp luật. Tính rõ ràng, công bằng, công khai, minh bạch và ổn định của hệ thống pháp luật. Khả năng thực thi của pháp luật. Những ưu đãi và hạn chế giành cho các nhà đầu tư nước ngòai. Khả năng của pháp luật bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư. Thủ tục hành chính và hải quan. Khía cạnh thứ tư: môi trường kinh tế tài nguyên : Chính sách kinh tế Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội : tổng GDP, GNP, GDP/người, tăng trưởng kinh tế… Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia: các luồng vốn đầu tư cho phát triển Dung lượng thị trường và sức mua của thị trường. Tài ngguyên thiên nhiên và khả năng khai thác . Tính cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế. Tình hình buôn lậu và khả năng kiểm soát. Chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Hệ thống thông tin kinh tế. Khía cạnh thứ năm : môi trường tài chính : Mức độ mở cửa của thị trừong tài chính trong nước với thế giới. Các chính sách tài chính: chính sách thu chi tài chính , mở tài khỏan vay vốn, lãi suất, chuyển lợi nhuận về nước… Nền tài chính quốc gia: đánh giá qua các chỉ tiêu: cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh tóan quốc tế, nợ quốc gia, tỷ lệ lạm phát.. Vấn đề cân đối ngọai tệ để nhập khẩu, phục vụ cho nhập khẩu để kinh doanh của nhà đầu tư. Tỷ giá hối đóai và khả năng điều tiết của nhà nước. Khả năng tự do chuyển đổi của đồng tiền. Hiệu quả họat động của hệ thống ngân hàng. Sự họat động của các thị trường tài chính: thị trường chứng khóan, thị truờng tiền tệ, bất động sản, leasing… Hệ thống thuế và lệ phí: lọai thuế, thuế suất và tính ổn định. Khả năng đầu tư từ Chính phủ cho phát triển. Giá cả hàng hóa. Khía cạnh thứ sáu: môi trường cơ sở hạ tầng : Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng… Mức độ thỏa mãn các dịch vụ: điện, nước, bưu chính viễn thông,… Khả năng thuê đất, thuê cơ sở và sở hữu nhà. Chi phí thuê đất, đền bù giải tỏa, thuê nhà, chi phí dịch vụ vân tải, bưu chính viễn thông, điện ,nước… Khía cạnh thứ bảy: môi trường lao động : Nguồn lao động và giá cả nhân công lao động. Trình độ đào tạo cán bộ quản lí và tay nghề. Cường độ lao động và năng suất lao động. Tính cần cù và kỷ luật lao động. Tình hình đình công, bãi côngOK Hệ thống giáo dục và đào tạo Sự hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, chính sách thu hút nhân tài Khía cạnh thứ tám: môi truờng quốc tế Quan hệ ngọai giao của Chính phủ. Thiết lập quan hệ mua bán với Thế giới, mức độ được hưởng ưu đãi MFN và GSP của các nước này. Hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia các khối kinh tế ASEAN, APEC, ASEM, OPEC,WTO… Sự ủng hộ tài chính thông qua các hiệp định thông qua các hiệp định song phưong và đa phương ( Nhật, EU, IMF, WB, ADB…) để vay vốn ODA. Mức độ mở cửa về kinh tế và tài chính với thị truờng bên ngòai. 1.2.Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế: 1.2.1.Đối với nhà lãnh đạo ở các cấp vĩ mô: Để thu hút đầu tư quốc tế thì điều đầu tiên mà bản thân nước nhận đầu tư phải trang bị cho mình chính là tạo ra được môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế tại bản thân quốc gia sẽ giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn, từ đó có các chính sách, giải pháp để điều chỉnh môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư giúp nhà lãnh đạo nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường đầu tư của quốc gia mình, từ đó sẽ đề ra các chính sách để tận dụng hoặc khác phục chúng. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế không chỉ gói gọn trong việc nghiên cứu môi trường đầu tư của quốc gia mình mà còn là nghiên cứu môi trường đầu tư của các quốc gia khác. Do vậy, khi nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế, các nhà lãnh đạo có thể học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác về vấn đề tạo môi trường đầu tư tốt để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế, đồng thời cũng là việc nghiên cứu môi trường kinh tế của nước nhà. Do vậy, nó sẽ là cơ sở cho các quyết định, chính sách quan trọng về vấn đề kinh tế, xã hội, pháp luật… của đất nước. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư thường xuyên sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa quốc gia tiến gần đến chuẩn mực môi trường đầu tư toàn cầu trên thế giới hiện nay. Môi trường đầu tư luôn biến động qua từng thời điểm, từng giai đoạn. Do vâyj, việc nghiên cứu môi trường đầu tư sẽ giúp các nhà lãnh đạo chủ động đối phó kịp thời với sự biến động này, không gây tổn hại cho nền kinh tế và nhất là vấn đề thu hút đầu tư quốc tế. Góp phần làm trong sạch, thông thoáng môi trường pháp lý của quốc gia nhận đầu tư cho phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế, cũng như từ các nhà đầu tư thật sự. 1.2.2.Đối với nhà đầu tư: Việc đầu tư luốn chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là khi thực hiện đầu tư quốc tế. Do vậy, để hạn chế rủi ro thì các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đầu tư ( giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trong đầu tư. Nắm bắt nhanh nhạy và kịp thời về môi trường đầu tư quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư nhanh, chính xác để thu về lợi nhuận cao. Việc am hiểu môi trường đầu tư quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư tự tin hơn khi thực hiện đầu tư. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế và phát hiện ra các điểm bất hợp lý trong môi trường đầu tư của một quốc gia nào đó, nhà đầu tư có thể kiến nghị với chính phủ của họ (nhà đầu tư) hoặc với nhà lãnh đạo của nước nhận đầu tư để hợp lý hóa chúng ( tạo thuận lợi cho việc đầu tư của mình. Môi trường đầu tư của mỗi nước là khác nhau, và môi trường đầu tư cũng biến động không ngừng qua từng giai đoạn, thời kỳ. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế giúp các nhà đầu tư chủ động có biện pháp đối phó đối với các biến động đó. Giúp nhà đầu tư tìm kiếm môi trường đầu tư hiệu quả để thực hiện đầu tư vào đây. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư cũng giúp nhà đầu tư nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường đang đầu tư từ đó có các chính sách dự phòng hoặc rút khỏi thị trường này nếu cần thiết. Việc nghiên cứu đầu tư có thể giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro bằng cách chuyển từ môi trường đầu tư kém hiệu qua sang môi trường đầu tư hiệu quả hơn, tốt hơn, an toàn hơn. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế giúp các nhà đầu tư đề ra một kế hoạch đầu tư tốt và chuẩn bị các giai đoạn sau đó. 1.3.Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế: Như đã nói, môi trường đầu tư quốc tế bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nên. Các yếu tố này tùy theo từng tổ chức mà sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi riêng và các điều khoản, tiêu chí riêng. Hiện tại, có 3 tổ chức có uy tín nhất trong việc đánh giá môi trường đầu tư quốc tế. Mỗi tổ chức ấy lại có những tiêu chí của riêng mình để xây dựng nên 1 bảng báo cáo về môi trường đầu tư quốc tế rất khách quan và khá chính xác. Sau đây là một số tổ chức uy tín với các tiêu chí đánh giá về môi trường đầu tư : Theo tạp chí Forbes (Forbes là công ty xuất bản và truyền thông của Mỹ. Sản phẩm xuất bản nổi tiếng nhất là tạp chí "Forbes", xuất bản hai số mỗi tuần. Forbes được thành lập năm 1917, có trụ sở ở Đại lộ số năm, thành phố New York. Forbes.com tự nhận là "Trang chủ cho những lãnh đạo kinh doanh trên thế giới" và là trang web kinh doanh được thăm nhiều nhất. Nó đề cập sâu đến nhiều lĩnh vực từ sự kiện kinh doanh đến tài chính hiện nay và phong cách sống cao cấp. Chủ tịch kiêm Tổng biên tập hiện nay là James J. Spanfeller; chủ bút là Paul Maidment; quản lý biên tập Daniel Bigman) các tiêu chí dùng để đánh giá môi trường đầu tư quốc tế (Best Contries for Business) bao gồm: GDP Growth (Tốc độ tăng trưởng của GDP) GDP/Capital (Thu nhập bình quân trên đầu người) Trade Balance (Cán cân thương mại) Population (Dân số) Public Debt As % of GDP (Tỷ lệ nợ công so với GDP) Trade Freedom (Mức độ Tự do hóa thương mại) Monetary Freedom (Tự do tiền tệ) Property Rights (Mức độ bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ) Innovation (Sự đổi mới) Technology (Trình độ Công nghệ) Red Tape (Tình trạng quan liêu) Investor Protection (Mức độ bảo vệ nhà đầu tư) Corruption (Tham nhũng) Pesonal Freedom (Tự do cá nhân) Tax Burden (Gánh nặng thuế) Market Performance (Hiệu suất thị trường) Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF), các tiêu chí dùng để đánh giá môi trường thương mại toàn cầu (Global Enabling Trade Report) bao gồm: Domestic and foreign access (Gia nhập/tiếp cận thị trường) : được đo lường bằng mức độ bảo hộ của nền kinh tế thị trường, chất lượng của chế độ thương mại, mức độ bảo hộ mà quốc gia xuất khẩu phải đối mặt ở thị trường mục tiêu này. Sự đo lường này được đánh giá thông qua các chỉ số về thuế, kể cả phi thuế, miễn thuế, và các ưu đãi mà quốc gia đó áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Efficiency of Customs Administration (Hiệu quả của quản trị hải quan): được đánh giá dựa vào hiệu quả của các thủ tục hải quan, cũng như sự nhận thức được của khu vực kinh tế tư nhân, và mức độ dịch vụ được cung cấp bởi hải quan và các cơ quan có liên quan khác Efficience of import – export procedures (Hiệu quả của thủ tục xuất nhập khẩu): là yếu tố mở rộng vượt ra ngoài quản trị hải quan, nó đánh giá năng lực và mức độ hiệu quả của quá trình thông quan của cơ quan hải quan và các cơ quan kiểm soát biên giới khác có liên quan. Việc đánh giá dựa vào thời gian, các thủ tục, tài liệu cần và các chi phí (bao gồm thuế các loại) cần thiết để xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Transparency of border administration (Quản trị thương mại xuyên biên giới): tham nhũng là một trở ngại lớn trong thương mại, tiêu chí này sẽ đánh giá về sự không minh bạch trong giấy tờ và các khoản phải chi thêm khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Đồng thời nó cũng đánh giá mức độ nhận thức chung về tình trạng tham nhũng ở mỗi nước. Availability and quality of transport (Mức độ sẵn có và chất lượng cơ sở hạ tầng vân tải): đánh giá tình trạng của hạ tầng giao thông, các phương thức vận tải của nền kinh tế thông qua các chỉ số về mật độ sân bay, tỷ lệ đường trải nhựa, mức độ trung chuyển được kết nối sẵn sàng ở mỗi quốc gia, chất lượng của hạ tầng giao thông bao gồm hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy. Availability and quality of transport services (Mức độ sẵn có và chất lượng dịch vụ vận tải): đánh giá về chất lượng và mức độ sẵn có của dịch vụ vận tải, bao gồm số lượng dịch vu được cung cấp bởi các công ty vận tải, khả năng theo dõi và quản lý các lô hàng, tính chính xác và kịp thời trong giao hàng tại đích đến, hiệu quả của bưu chính và các khâu hậu cần tại địa phương. Tiêu chí này cũng tính đến mức độ cởi mở, công khai của các ngành liên quan đến vân tải, được đo bằng các cam kết quốc gia theo Hiệp định thương mại chung về dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - GSTS) Availability and use of ICTs (Mức độ sẵn có và việc sử dụng công nghê thông tin và truyền thông) : được đánh giá dựa vào tỷ lệ sử dụng các công cụ thông tin, như là điện thoại, máy tính và các công cụ truyền thông khác, tiêu chí này cũng đánh giá dựa vào việc mua bán, trao đổi hàng hóa qua mạng và mức độ tin học hóa trong việc quản lý của chính phủ. Regulatory environment (Môi trường pháp lý): đánh giá dựa vào mức độ quản lý của nhà nước, sự thông thoáng cởi mở với các thành phần kinh tế nước ngoài, bao gồm cả việc dễ dàng thuê lao động nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, các hạn chế về kiểm soát vốn, và một số điều ước đa phương khác có liên quan đến việc thương mại của chính phủ. Physical security (Mức độ trật tự an ninh) : đánh giá dựa vào mức độ tội phạm, bạo lực, khủng bố và độ tin cậy về cảnh sát và dịch vụ an ninh. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), các tiêu chí dùng để đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) gồm: Basic requirements (Các yêu cầu cơ bản): Institutions (Thể chế) : đánh giá dựa vào thể chế nhà nước, cơ chế thị trường, tình trạng quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật và khả năng quản lý của bộ máy nhà nước đối với nền kinh tế. Infrastructure (Cơ sở hạ tầng) : đánh giá dựa vào chất lượng và mức độ hiệu quả và sẵn có của hạ tầng giao thông, hệ thống đường xá, nhà ga, cảng biển, sân bay và mạng lưới bưu chính viễn thông và truyền truyền thông Macroeconomic Enviroment (Môi trường kinh tế vĩ mô): đánh giá sự ổn định của môi trường vĩ mô, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách nhà nước, cán cân thương mại… Health and primery education (Giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế) : đánh giá dựa vào các chỉ số về giáo dục cơ bản, chăm sóc y tế Efficiency enhancers (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) Higher education and training (Giáo dục bậc cao và đào tạo) : đánh giá chất lượng của giáo dục bậc cao và công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp Goods market efficiency (Tính hiệu quả của thị trường hàng hóa): hàng hóa đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong điều kiện cho phép, thị trường cạnh tranh lành mạnh Labor market efficiency (Tính hiệu quả của thị trường lao động): sự linh hoạt, nhanh chóng trong việc chuyển đổi lao động trong nền kinh tế, chi phí cho việc chuyển đổi và sự biến động tiền lương, các ưu đãi và phúc lợi cho lao động, bình đẳng giới trong lao động. Financial market development (Mức độ phát triển của thị trường tài chính): đánh giá dựa tính minh bạch, hiệu quả và quy mô của thị trường tài chính, Technological readiness (Mức độ sẳn sàng về công nghệ): được đánh giá dựa vào tỷ lệ sử dụng các công cụ thông tin, như là điện thoại, máy tính và các công cụ truyền thông khác, tiêu chí này cũng đánh giá dựa vào việc mua bán, trao đổi hàng hóa qua mạng và mức độ tin học hóa trong việc quản lý của chính phủ. Market size (Quy mô thị trường) : giới hạn của thị trường không chỉ là thị trường trong nước mà còn là thị trường nước ngoài của một quốc gia. Innovation and sophistication factors (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) Business Sophistication (Trình độ phát triển của doanh nghiệp) : đo lường bằng chất lượng, số lượng và mạng lưới các công ty, hệ thống chiến lược của các công ty , các ngành công nghiệp phụ trợ, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, sự hình thành các khu vực kinh tế theo địa lý Innovation (Năng lực sáng tạo và đổi mới) : sự cả tiến về công nghê, sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), nghiên cứu khoa học và cả vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.  Theo Ngân hàng thế giới World Bank (WB) và tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thì các tiêu chí để đánh giá môi trường kinh doanh (trong báo cáo Doing Business) bao gồm Starting a business (Thành lập doanh nghiệp) : được đánh giá dựa vào các thủ tục cần thiết, chi phí, thời gian và mức vốn pháp định được yêu cầu (hoặc tiêu tốn) phải có khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Dealing with construction permit (Cấp giấy phép xây dựng): được đánh giá dựa vào thời gian, chi phí và các thủ tục cần thiết để có được giấy phép xây dựng Employing workers (Tuyển dụng và sa thải lao động): được đánh giá dựa vào công ước của Tổ chức Lao Động quốc tế (International Labour Organization – ILO), công ước ILO bao gồm các điều khoản về việc sử dụng và sa thải lao động. Tiêu chí Employing workers được đánh giá theo độ cứng nhắc của các chỉ số việc làm (mức lương, thời gian hợp đồng, số ngày làm việc cuối tuần, số ngày (giờ) làm việc ban đêm, số ngày nghỉ được trả lương, số ngày thông báo trước khi sa thải lao động…) và chi phí dự phòng cho lao động (bao gồm chi phí thôi việc, chi phí bảo hiểm, chi phí phạt cho việc sa thải lao động thừa…) Registering property (Đăng ký tài sản/ bất động sản): được đánh giá dựa vào thời gian, chí phí và các thủ tục cần thiết để xác định quyền sở hữu đối với tài sản (đối với cả bên mua và bên bán, cho thuê, chuyển nhượng) Getting credit (Vay vốn tín dụng): được đánh giá dựa vào độ sâu của chỉ số thông tin tín dụng (được đánh giá với điểm số từ 0-6 dựa vào phạm vi, chất lượng, và khả năng tiếp cận của các thông tin tín dụng cho cả các nhà vay vốn tín dụng công và cá nhân) và sức mạnh của chỉ số quyền pháp lý (được đánh giá với điểm số từ 0-10, dựa vào việc đảm bảo lợi ích của việc đồng sở hữu tài sản không di chuyển) Protecting investors (Bảo vệ nhà đầu tư): được đánh giá từ 0-10, dựa vào 3 tiêu chí là minh bạch của các giao dịch liên quan (mức độ của chỉ số liên quan), trách nhiệm để xử lý tự động (mức độ của chỉ số trách nhiệm giám đốc) và khả năng các cổ đông kiện các nhà lãnh đạo và giám đốc về hành vi sai trái (chỉ số dễ dàng cho việc phù hợp với các cổ đông) Paying taxes (Thanh toán thuế) : được đánh giá dựa vào mức thuế suất, số loại thuế phải chịu và thời gian cần thiết (tính bằng giờ/năm) để chuẩn bị, lên tài liệu và thực hiện thanh toán thuế Trading across border (Thương mại quốc tế): đánh giá dựa vào thời gian cần thiết, chi phí cần thiết và các văn bản, tài liệu cần thiết cho việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Enforcing contracts (Thực thi hợp đồng): được đánh giá dựa vào thời gian, chi phí và các thủ tục cần thiết để thực hiện hợp đồng Closing a business (Giải thể doanh nghiệp): được đánh giá dựa vào thời gian, chi phí cần thiết để giải thể một doanh nghiệp và tỷ lệ thu hồi sau khi giải thể doanh nghiệp đó. 1.4.Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư quốc tế của một số quốc gia: 1.4.1.Singapore: 1.4.1.1. Lý do chọn Singapore để nghiên cứu:Nền kinh tế, môi trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu Thế Giới: Singapore luôn nằm trong tốp đầu những nước có môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trên thế giới, theo đánh giá xếp hạng của tạp chí FORBES tháng 08 năm 2010, Singapore đang đứng ở vị trí thứ 5 Rank  Name  GDP Growth (%)  GDP/Capita ($)  Trade Bal
Luận văn liên quan