Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đềcó vai trò quan trọng
trong quản lý vĩmô nhưng nó cũng rất phức tạp, liên quan đến việc giải quyết mối
quan hệgiữa các cấp quản lý trong việc tạo lập, phân phối, sửdụng quỹNSNN.
Phân cấp quản lý NSNN có mục đích là chuyển giao trách nhiệm vềquản lý
NSNN cho chính quyền cấp dưới nhằm đưa chính quyền vềgần với dân, phải tạo ra
những dịch vụcông cộng thuận tiện cho dân chúng với những chi phí thấp nhất và
mang lại cho người dân cơhội tham gia vào quá trình ra quyết sách, đồng thời nâng
cao tính tựchủ, tựchịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương hoạt động độc lập hơn trong khảnăng của mình. Một hệ
thống phân cấp được thiết kếtốt sẽmang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh tăng
trưởng và ổn định kinh tế, ngược lại việc phân cấp được tiết kếkhông tốt, hoặc giám
sát kém, lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền cấp dưới sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ.
Công cuộc đổi mới đất nước, sựphát triển nền kinh tếthịtrường định hướng
xã hội chủnghĩa và xu hướng mởcửa, hội nhập quốc tếtạo ra những tiền đềvà đòi
hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa
phương nhằm phát huy mạnh mẽtính năng động, sáng tạo, tăng quyền tựchủ, tựchịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm
vụphát triển kinh tế– xã hội trên địa bàn.Trong thực tếnhững năm vừa qua, nước ta
đã thực hiện tương đối tốt việc phân cấp quản lý NSNN, nhờ đó đã đóng góp phần ổn
định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nội lực phục vụcông cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, cơchếphân cấp hiện hành đã
bộc lộmột sốtồn tại, hạn chếnhưthẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước còn
chồng chéo, một sốnguồn thu, nhiệm vụchi phân cấp còn chưa hợp lý, cơchế
thưởng, cơchếxác định sốbổsung cho ngân sách cấp dưới chưa tạo ra động lực
mạnh mẽthúc đẩy các cấp chính quyền địa phương thực sựlàm chủngân sách của
mình.
99 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường 6
1.2 Phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.2 Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN 9
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN 10
1.2.3.1 Tổ chức hành chính nhà nước 10
1.2.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước 10
1.2.3.3 Tính hiệu quả của phân cấp 11
1.2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương 11
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 12
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Pháp 12
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Liên Bang Đức 18
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 23
Kết luận chương 1 29
Chương2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU
30
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.1Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 31
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
2.2.1 Trước khi có Luật NSNN( năm 1991-1996) 33
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 33
2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 35
2.2.2 Sau khi có Luật NSNN (từ năm 1997 đến nay) 37
2.2.2.1 Giai đoạn 1997-2003 37
2.2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 37
2.2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 42
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay 45
2.2.2.2.1 Cơ sở pháp lý 45
2.2.2.2.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 50
2.2.3 Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong phân cấp quản lý
NSNN ở Tỉnh BRVT
54
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được trong phân cấp quản lý NSNN 54
2
2.2.3.2 Những tồn tại trong phân cấp quản lý NSNN 55
Kết luận chương 2 57
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
58
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
giai đoạn 2006-2010
58
3.2 Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 59
3.3 Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 61
3.3.1 Những kiến nghị với Trung ương 61
3.3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 61
3.3.1.2 Thay đổi lại phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản
thu và số bổ sung từ NSTW cho NSĐP
68
3.3.1.3 Về dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính 70
3.3.2 Những kiện nghị đối với Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu 71
3.3.2.1 Phương hướng phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân
chia nguồn thu giữa các cấp NS trong thời gian tới ở tỉnh BR-VT
71
3.3.2.2 Về tổ chức hành chính 72
3.3.2.3 Về phân cấp quản lý kinh tế 73
3.3.2.4 Kiện toàn tổ chức và nâng cao vai trò của HĐND 73
Kết luận chương 3 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 1992-1996. ..................................................................................(tr 35)
2. Biểu đồ 2.1 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 36)
3. Biểu đồ 2.2 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 37)
4. Bảng 2.2 Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách ở NSĐP Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1997-2003.............................................................................(tr 43)
5. Biểu đồ 2.3 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 44)
6. Biểu đồ 2.4 kết quả chi NSĐP.................................................................... (tr 45)
7. Bảng 2.3 Kết quả thu,chi và cân đối ngân sách các cấp ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 2004-2006 ............................................................................(tr 50)
8. Biểu đồ 2.5 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 51)
9. Biểu đồ 2.6 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 52)
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngân sách nhà nước : NSNN
Ngân sách trung ương : NSTW
Ngân sách địa phương : NSĐP
Hội đồng nhân dân : HĐND
Ủy ban nhân dân : UBND
Tổng sản phẩm quốc nội : GDP
Sản xuất kinh doanh : SXKD
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : DN.ĐTNN
Doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước : DNCP
Tư bản chủ nghĩa : TBCN
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : Tỉnh BRVT
LỜI MỞ ĐẦU
5
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề có vai trò quan trọng
trong quản lý vĩ mô nhưng nó cũng rất phức tạp, liên quan đến việc giải quyết mối
quan hệ giữa các cấp quản lý trong việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN có mục đích là chuyển giao trách nhiệm về quản lý
NSNN cho chính quyền cấp dưới nhằm đưa chính quyền về gần với dân, phải tạo ra
những dịch vụ công cộng thuận tiện cho dân chúng với những chi phí thấp nhất và
mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết sách, đồng thời nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình. Một hệ
thống phân cấp được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh tăng
trưởng và ổn định kinh tế, ngược lại việc phân cấp được tiết kế không tốt, hoặc giám
sát kém, lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền cấp dưới sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ.
Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi
hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa
phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.Trong thực tế những năm vừa qua, nước ta
đã thực hiện tương đối tốt việc phân cấp quản lý NSNN, nhờ đó đã đóng góp phần ổn
định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nội lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, cơ chế phân cấp hiện hành đã
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước còn
chồng chéo, một số nguồn thu, nhiệm vụ chi phân cấp còn chưa hợp lý, cơ chế
thưởng, cơ chế xác định số bổ sung cho ngân sách cấp dưới chưa tạo ra động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương thực sự làm chủ ngân sách của
mình.
Phân cấp quản lý NSNN không có mô hình chung cho tất cả các nước để áp
dụng. Vì vậy, để phân cấp quản lý NSNN ở nước ta có hiệu quả, khắc phục những
6
yếu kém trong thời gian vừa qua, tập trung nguồn lực, tạo điều kiện để Nhà nước
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia
cũng như từng địa phương thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn
thiện phân cấp quản lý NSNN.
Xuất phát từ lý do khách quan trên, đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được lựa chọn nhằm mục đích đưa ra một
số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý
NSNN trong thời gian tới.
Về phạm vi, đề tài chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, giải quyết về phân
cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách, không
nghiên cứu phân cấp quản lý về tài sản, tài nguyên, tổ chức bộ máy, cán bộ, công
chức..v.v.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ngân
sách nhà nước, đối chiếu với thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong thời gian qua nhằm xác
định một số vấn đề còn bất hợp lý, đề xuất biện pháp khả thi nhằm từng bước hoàn
thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Việt Nam và tại Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân cấp quản lý NSNN.
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nuớc ở Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước:
1.1.1 Khái niệm và bản chất NSNN.
1.1.1.1 Khái niệm NSNN.
Doanh nghiệp, Hộ gia đình và Chính phủ là ba chủ thể chính cấu thành nên nền
kinh tế - xã hội. Mỗi chủ thể đều có hoạt động thu, chi đặc trưng riêng. Tài chính
doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình gắn chặt và phục vụ trước hết cho hoạt động
của doanh nghiệp và hộ gia đình nên chúng được xem là khâu tài chính không tập
trung, trong hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng đóng vai trò cơ sở. Hoạt
động thu, chi của Chính phủ có tác động đến các hoạt động của kinh tế vĩ mô thông
qua thuế và các khoản chi tiêu công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chúng được
xem là khâu tài chính tập trung gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ vừa hoạt động như một quan toà để xét xử
tranh chấp trong xã hội, như một cảnh sát để duy trì an ninh xã hội theo pháp luật,
như một doanh nhân để gia tăng công sản hay như một chủ gia đình khi chăm lo các
vấn đề xã hội. Do đó hoạt động tài chính của Nhà nước thật đa dạng, phạm vi hoạt
động rộng lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Bộ phận quan trọng của tài chính Nhà nước là NSNN. Trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính của xã hội, NSNN huy động và sử dụng một bộ phận
thu nhập của xã hội để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trên thực tế, nhìn bề
ngoài hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các
khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Các
khoản thu, chi này được liệt kê, tập hợp trong một bảng dự toán thu, chi tài chính
được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất
bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính được tạo ra chủ yếu trong
8
khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Các khoản chi chủ yếu của ngân sách mang
tính chất cấp phát được hướng vào đầu tư và tiêu dùng trong xã hội. Các khoản thu,
chi của NSNN luôn gắn liền với việc sử dụng quyền lực chính trị của Nhà nước bằng
sự thể chế hoá của luật pháp và gắn với nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện
chức năng của Nhà nước.
Vì vậy, NSNN theo khái niệm của Luật NSNN hiện hành thì “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.” (điều 1 luật NSNN)
Từ khái niệm này, chúng ta có thể xem xét NSNN ở 3 phương diện: (1) Xét về
nội dung vật chất: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được sử
dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước. (2) Xét về cơ chế quản lý: NSNN là
một bảng dự toán thu, chi tài chính chủ yếu của một quốc gia trong một thời kỳ,
thường là một năm. Nhà nước đưa ra danh mục các khoản thu mà Chính phủ chỉ
được phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc
hội phê chuẩn.(3) Xét về mặt pháp lý: NSNN là một bộ luật tài chính, bởi lẽ nó được
xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan và được cơ quan lập
pháp của Nhà nước quyết định và có giá trị trong năm ngân sách, là một đạo luật cơ
bản ngắn hạn mang tính chất áp đặt và buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan
phải tuân thủ.
1.1.1.2 Bản chất của NSNN:
Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội
gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN. Trong quá trình đó xuất hiện
hàng loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể
trong xã hội và chúng được thể hiện ở phần thu ,chi của NSNN. Hệ thống các quan
9
hệ tài chính này tạo nên bản chất kinh tế của NSNN, thể hiện dưới những hình thức
cụ thể sau:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình
hình thành thu của NSNN dưới hình thức là thuế. Trong quá trình sử dụng quỹ
NSNN, nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo, cho vay ưu đãi…vv cho các doanh nghiệp, chi
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế phát triển. Thông qua quan hệ kinh tế, nhà nước kiểm tra được hoạt
động của các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính, sự nghiệp phát sinh
trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập, thể hiện bằng việc NSNN cấp kinh
phí đảm cho hoạt động bộ máy hành chính của Nhà nước theo dự toán được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Ngoài các đơn vị hành chính thì các đơn vị sự nghiệp thông
qua hoạt động của mình còn có nguồn thu dưới hình thức phí, thu dịch vụ và thu
khác. Nguồn thu này một phần dùng để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt
động, một phần làm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, thể hiện thông qua quan
hệ phân phối lại giữa NSNN với dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính
với nhà nước thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí..vv.., đồng thời một bộ phận
dân cư nhận từ NSNN các khoản chi trợ cấp xã hội hoặc được hưởng từ các phúc lợi
xã hội công cộng từ nguồn NSNN đầu tư.
- Quan hệ giữa NSNN với thị trường tài chính. Xuất phát từ chính sách tài
chính, tiền tệ, yêu cầu về vốn, Nhà nước có thể tham gia thị trường tài chính bằng
việc phát hành các loại chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu..vv) nhằm huy động vốn
trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối NSNN hoặc Nhà nước tham gia góp vốn cổ
phần, cho các doanh nghiệp vay dưới hình thức mua lại các chứng khoán của các
doanh nghiệp phát hành. Quan hệ này sẽ phát triển đa dạng, phong phú khi thị trường
10
vốn phát triển. Xét về bản chất, việc huy động vốn của Nhà nước là một hình thức
động viên các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội có hoàn trả.
Tóm lại, khi xem xét bản chất của NSNN chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
+ NSNN là một bảng dự toán tài chính của Nhà nước, được thực hiện trong một
thời kỳ (thường là 1 năm) có 3 đặc trưng cơ bản là : tính dự toán, tính cân đối và tính
thời hạn.
+ Mức độ tập trung các nguồn tài chính vào NSNN tuỳ thuộc tiềm lực kinh tế
quốc dân, nhiệm vụ phải thực hiện, định hướng quản lý và chính sách tích tụ, tập
trung vốn của Nhà nước.
+ NSNN là phạm trù kinh tế khách quan nhưng được sử dụng theo ý định chủ
quan của Nhà nước trong từng thời kỳ, phải đặt trong mối quan hệ lợi ích của các chủ
thể tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính mà từ đó hình thành nên
NSNN.
+ Bản chất của NSNN do bản chất kinh tế, chính trị của các chủ thể tài chính và sự
tương tác giữa các chủ thể tài chính quy định. Trong các chế độ chính trị khác nhau, các
chủ thể tài chính mang bản chất khác nhau biểu hiện ở cơ sở kinh tế, nguồn lực tài
chính, phương thức phân phối và sử dụng cũng như cách thức thực hiện lợi ích kinh tế
do việc sử dụng các nguồn lực tài chính đem lại.
Như vậy, Bản chất NSNN trong nền kinh tế thị trường là hệ thống những muối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
của Nhà nước.
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Hệ thống NSNN là tổng thể cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ
với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế-chính trị, bởi pháp chế
và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước.
11
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức phù
hợp với hệ thống hành chính, có hai hình thức tổ chức hệ thống hành chính, đó là:
- Những nước có hệ thống hành chính liên bang thì hệ thống ngân sách gồm 3
cấp gồm:
+ Ngân sách Liên bang.
+ Ngân sách bang.
+ Ngân sách địa phương.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang là tính độc lập
tương đối của các cấp ngân sách, ngân sách cấp dưới không thể hiện vào ngân sách
cấp trên và ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới. Mỗi cấp chính
quyền nhà nước tự lập, xét duyệt và chấp hành ngân sách của mình. Muốn biết tổng
số thu, chi của Nhà nước phải cộng ngân sách của tất cả các cấp, từ Trung ương đến
Địa phương.
- Những nước có hệ thống hành chính theo thể chế phi Liên bang thì hệ thống
ngân sách gồm 2 cấp là: NSTW và NSĐP. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách
phi Liên bang là ngân sách cấp dưới là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách
cấp trên; Quốc hội quyết định ngân sách trong đó có NSĐP.
Tuy nhiên dù là hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang hay Phi liên bang thì
vai trò chủ yếu đều thuộc về NSTW, Chính phủ thâu tóm các nguồn thu quan trọng
và đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu nhất.
1.2, Phân cấp quản lý NSNN
1.2.1, Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm
của các cấp chính quyền trong quản lý điều hành ngân sách. Nói cách khác, phân cấp
quản lý NSNN chính là việc giải quyết mối quan hệ về tài chính giữa các cấp chính
quyền trong quyết định tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
12
Phân cấp quản lý NSNN thực chất là việc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu sau đây:
- Quan hệ về mặt chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán NSNN).
- Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân giao nhiệm vụ chi và
nguồn thu cũng như trong cân đối NSNN của các cấp chính quyền nhà nước.
- Quan hệ về chu trình NSNN, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận
động của NSNN, từ khâu lập NSNN đến chấp hành và quyết toán NSNN.
Về mặt lý thuyết, trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 quan điểm về phân cấp
quản lý ngân sách :
- Quan điểm thứ nhất, theo quan điểm này thì NSNN được coi là duy nhất và
thống nhất, Nhà nước chỉ có một ngân sách do chính quyền Nhà nước trung ương
quản lý và quyết định sử dụng, không có ngân sách địa phương. Trong một số trường
hợp nhất định, Nhà nước trung ương có thể ủy quyền cho các cấp chính quyền địa
phương thực hiện một số nhiệm vụ.
- Quan điểm thứ hai cho rằng ngoài ngân sách trung ương do Nhà nước trung
ương quản lý và quyết định sử dụng, các cấp chính quyền địa phương có ngân sách
của riêng của mình và độc lập trong hệ thống NSNN.
- Quan điểm thứ ba thừa nhận có ngân sách các cấp chính quyền địa phương nhưng
ngân sách các cấp này tồn tại không độc lập: Ngân sách địa phương tuy được hưởng một số
nguồn thu, đảm nhận một số nhiệm vụ chi nhưng NSNN vẫn do Trung ương quyết định.
Địa phương chỉ quyết định ngân sách của mình sau khi trung ương đã quyết định NSNN
(trong đó có ngân sách địa phương) và giao ngân sách cho địa phương.
Trong ba quan điểm trên, việc phân cấp quản lý NSNN theo quan điểm thứ nhất
sẽ tạo điều kiện tập trung được toàn bộ các nguồn lực vào tay Nhà nước trung ương,
cũng như đảm bảo tính thống nhất, bình đẳng giữa các địa phương và có điều kiện
khắc phục tình trạng cục bộ ở địa phương.
13
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của việc phân cấp theo quan điểm này là không
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc quản lý, khai thác
nguồn thu. Không khuyến khích địa phương chăm lo, khai thác nguồn thu nên nguồn
lực toàn xã hội tăng chậm, tính tiết kiệm, hiệu quả ít được quan tâm; đồng thời tạo ra
tính thụ động, ỷ lại của địa phương đối với trung ương.
Phân cấp th