Đề tài Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội

Con người là vốn quý nhất của xã hội. Con người sáng tạo ra xã hội, làm cho xã hội phát triển đến những đỉnh cao của nền văn minh, sựphồn vinh. Trong quá trình đó, con người cũng tựhoàn thiện mình, trởthành con người có trí tuệcao và cách sống văn minh. Nguồn lực con người là nhân tốquyết định đối với sựphát triển của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng là mục tiêu của sựphát triển đó. ỞViệt Nam, khi các nguồn lực tài chính và vật chất khác còn hạn hẹp thì nguồn lực con người là nguồn lực quý báu nhất đểphát triển đất nước. Nói đến nguồn lực con người chính là đềcập đến sức mạnh trí tuệvà trình độcủa họ. Song trí tuệvà trình độcủa con người không phải tựnhiên mà có, nó là kết quảcủa sựgiáo dục, đào tạo và tựrèn luyện lâu dài. Vì vậy, có thểnói GD - ĐT là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệcao, có tay nghềthành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng ở m ức cao nhất những yêu cầu của xã hội. Trong đó GDPT chính là nền tảng cơbản đểphát triển KT - XH đất nước. Gần 20 năm đổi mới và hoạt động, hệthống GDPT ởThành phốHà Nội đã có nhiều bước phát triển vượt bậc cảvềquy mô cũng nhưnội dung, hình thức và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong thời gian qua hệthống GDPT ở Thành phốHà Nội cũng gặp một sốkhó khăn nhất định trong việc thực hiện các nhiệm vụmà Đảng, Nhà nước cũng nhưThành phốgiao phó. Do đó để đảm bảo cho hệthống GDPT phát triển công bằng thì công tác quản lý NSNN dành cho sựnghiệp GDPT ởThành phốHà Nội là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khắc phục những khó khăn và tồn tại trong giai đoạn hiện nay.

pdf68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 1 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội.” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 2 - MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 6 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .................................................... 9 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 9 1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước ........................................ 9 1.1.2 Giáo dục và giáo dục phổ thông ................................................................. 10 1.1.3 Vai trò của giáo dục phổ thông trong phát triển kinh tế - xã hội .............. 11 1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ................... 13 1.2.1 Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ... 13 1.2.2 Các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ......................... 14 1.2.2.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước .............................................................. 14 1.2.2.2 Nguồn thu để lại...................................................................................... 15 1.2.2.3 Nguồn vốn đóng góp của nhân dân ......................................................... 15 1.2.2.4 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA .......................................... 15 1.2.2.5 Các nguồn vốn đầu tư khác ..................................................................... 15 1.2.3 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông .................... 15 1.2.3.1 Chi thường xuyên .................................................................................... 16 1.2.3.2 Chi đầu tư xây dựng cơ bản .................................................................... 16 1.2.3.3 Chi chương trình mục tiêu ...................................................................... 16 1.3 Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ........ 17 1.3.1 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước ............................................. 17 1.3.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước ................................................ 17 1.3.2.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ................................................................................................ 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 3 - 1.3.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ............................................................................................................... 21 1.3.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ... 23 1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng ........................................................................ 24 CHƯƠNG II –THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................................................... 27 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội .............. 27 2.2 Thực trạng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ............................. 27 2.2.1 Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ................................................................................................................. 28 2.2.2 Chất lượng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội .............................. 29 2.2.3 Đội ngũ giáo viên phổ thông ở Thành phố Hà Nội .................................. 32 2.3 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ............................. 33 2.3.1 Đầu tư ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 33 2.3.1.1 Nguồn ngân sách nhà nước .................................................................... 35 2.3.1.2 Nguồn ngoài ngân sách .......................................................................... 40 2.3.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ............................................. 41 2.3.2.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước ....................... 41 2.3.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước ........................................... 44 2.3.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước ........................................................ 46 2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước .............. 47 2.4.1 Thành tựu .................................................................................................. 47 2.4.2 Nguyên nhân tồn tại ................................................................................... 48 CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 50 3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông ........ 50 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 4 - 3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước ................... 50 3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Thành phố Hà Nội .................... 52 3.2 Giải pháp ................................................................................................... 56 3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý .................................................................. 56 3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ........................... 57 3.2.2.1 Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ............................................................................................................... 57 3.2.2.2 Công tác phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông .............................................................................................................. 59 3.2.3 Đổi mới, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ............ 60 3.2.4 Hoàn thiện, đổi mới công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội ................................................ 62 3.2.5 Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......... 63 3.2.6 Một số giải pháp khác ................................................................................ 64 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 67 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 5 - BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GD - ĐT: Giáo dục – Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông HĐND: Hội đồng nhân dân KT - XH: Kinh tế - xã hội NSNN: Ngân sách nhà nước THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 6 - DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Hệ thống GDPT ở Việt Nam 11 Bảng 1.2 – Quy trình soạn lập dự toán chi NSNN theo khuôn khổ MTEF 19 Bảng 1.3 – Điều chỉnh dự toán chi NSNN theo khuôn khổ MTEF 19 Bảng 2.1 – Quy mô GDPT Hà Nội qua các năm 28 Bảng 2.2 – Chất lượng GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội 29 Bảng 2.3 – Tỷ lệ học sinh/lớp, học sinh/giáo viên của GDPT ở Hà Nội 31 Bảng 2.4 – Số lượng giáo viên GDPT ở Thành phố Hà Nội 32 Bảng 2.5 – Tỷ lệ giáo viên/lớp của GDPT ở Hà Nội 33 Bảng 2.6 – Chi thường xuyên cho GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội 36 Bảng 2.7 – Định mức phân bổ chi thường xuyên cho GDPT ở Hà Nội 36 Bảng 2.8 – Chi đầu tư xây dựng cơ bản GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội 37 Bảng 2.9 – Tỷ trọng phân bổ chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội 37 Bảng 2.10 – Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia cho sự nghiệp GD - ĐT 38 Bảng 2.11 – Dự toán chi chương trình mục tiêu cho sự nghiệp GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội 38 Bảng 2.12 – Tổng hợp kinh phí NSNN cho sự nghiệp GD - ĐT Hà Nội 39 Bảng 2.13 – Nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho GDPT ở Hà Nội 41 Bảng 2.14 – Chi tiêu cơ sở cho sự nghiệp GDPT theo từng loại qua các năm 43 Bảng 2.15 – Mô hình quản lý ngân sách GDPT của Thành phố Hà Nội 45 Bảng 3.1 – Mục tiêu phát triển GDPT theo từng bậc học 50 Bảng 3.2 – Mục tiêu kế hoạch phát triển GDPT Hà Nội 2008 52 Bảng 3.3 – Các ưu tiên, chiến lược và hoạt động của GDPT ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2007 – 2010 54 Bảng 3.4 – Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn MTEF 59 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 7 - LỜI MỞ ĐẦU Con người là vốn quý nhất của xã hội. Con người sáng tạo ra xã hội, làm cho xã hội phát triển đến những đỉnh cao của nền văn minh, sự phồn vinh. Trong quá trình đó, con người cũng tự hoàn thiện mình, trở thành con người có trí tuệ cao và cách sống văn minh. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng là mục tiêu của sự phát triển đó. Ở Việt Nam, khi các nguồn lực tài chính và vật chất khác còn hạn hẹp thì nguồn lực con người là nguồn lực quý báu nhất để phát triển đất nước. Nói đến nguồn lực con người chính là đề cập đến sức mạnh trí tuệ và trình độ của họ. Song trí tuệ và trình độ của con người không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự giáo dục, đào tạo và tự rèn luyện lâu dài. Vì vậy, có thể nói GD - ĐT là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng ở mức cao nhất những yêu cầu của xã hội. Trong đó GDPT chính là nền tảng cơ bản để phát triển KT - XH đất nước. Gần 20 năm đổi mới và hoạt động, hệ thống GDPT ở Thành phố Hà Nội đã có nhiều bước phát triển vượt bậc cả về quy mô cũng như nội dung, hình thức và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong thời gian qua hệ thống GDPT ở Thành phố Hà Nội cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước cũng như Thành phố giao phó. Do đó để đảm bảo cho hệ thống GDPT phát triển công bằng thì công tác quản lý NSNN dành cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khắc phục những khó khăn và tồn tại trong giai đoạn hiện nay. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 8 - Với sự nhận thức về tầm quan trọng cũng như những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội, trong thời gian thực tập tại Phòng Quản lý ngân sách – Sở Tài chính Hà Nội, em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội”. Với mục đích là nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về những vấn đề cơ bản của sự nghiệp GDPT, vai trò cũng như tầm quan trọng của GDPT đối với sự phát triển KT - XH đất nước, vấn đề chi NSNN cho sự nghiệp GDPT để từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện đổi mới công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội. Đối tượng mà đề tài cần nghiên cứu đó là quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội. Đề tài trình bày gồm ba chương: Chương I – Những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN cho GDPT. Chương II – Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội Chương III – Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi NSNN cho GDPT ở Thành phố Hà Nội. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 9 - CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước NSNN là một phạm trù kinh tế lịch sử, luôn gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của nhà nước. Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”1 NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, là bảng cân đối thu chi bằng tiền của nhà nước, là quỹ tiền tệ tập trung, và là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN được hình thành từ: • Mọi khoản thuế, phí, lệ phí • Các khoản thu từ mọi hoạt động kinh tế của nhà nước. • Các khoản đóng góp tình nguyện của các cá nhân và tổ chức. • Các khoản vay của Chính phủ. • Các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1 Luật Ngân sách nhà nước 2002 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 10 - Chi NSNN nhằm duy trì và phát triển cuộc sống cộng đồng trong xã hội. Các khoản chi NSNN bao gồm: • Chi để duy trì bộ máy nhà nước. • Chi cho đầu tư phát triển. • Chi cho các mục tiêu văn hóa, xã hội. • Chi cho quốc phòng. • Chi trả nợ nước ngoài • Dự phòng 1.1.2 Giáo dục và giáo dục phổ thông Giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực như tri thức, kỹ năng… và phẩm chất như niềm tin, đạo đức, thái độ… ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và có giá trị tích cực đối với xã hội. Giáo dục là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người. Nhằm đáp ứng những mục tiêu, quan điểm về giáo dục của Chính phủ trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi một quốc gia đều có một hệ thống giáo dục quốc dân riêng. Ở nước ta để đáp ứng yêu cầu về GD - ĐT trong thời kỳ đổi mới đất nước, hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo Luật giáo dục năm 1998 quy định tại điều 6 như sau: • Giáo dục mầm non: nhà trẻ, mẫu giáo. • Giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. • Giáo dục nghề nghiệp: trung học chuyên nghiệp, chuyên nghiệp dạy nghề. • Giáo dục đại học: cao đẳng, đại học. • Giáo dục sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 11 - Như vậy GDPT là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. GDPT giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, trang bị các kỹ năng cơ bản nhất về khoa học, văn hóa, nghệ thuật… và tri thức, phát triển năng lực cá nhân, để có thể tiếp tục học lên những bậc học cao hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống GDPT ở Việt Nam được chia làm 3 cấp như sau: Bảng 1.1 – Hệ thống GDPT ở Việt Nam Cấp học Đặc điểm Mục tiêu Tiểu học Thời gian học: 5 năm, từ lớp 1 – 5, ở độ tuổi từ 6 – 11 Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, cùng các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS. THCS Thời gian học: 4 năm, từ lớp 6 – 9, ở độ tuổi từ 11 – 15 Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học tiếp lên THPT. THPT Thời gian học: 3 năm, từ lớp 10 – 12, ở độ tuổi từ 15 – 18 Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện trình độ phổ thông, hướng nghiệp để tiếp tục học lên trình độ cao hơn, hoặc đi vào cuộc sống lao động. Nguồn: Bộ GD - ĐT 1.1.3 Vai trò của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục nói chung và GDPT nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển KT - XH. Tại các quốc gia trên thế giới, sự nghiệp giáo dục luôn luôn được đặt lên hàng đầu, quốc gia nào có nền giáo dục phát triển thì quốc gia đó sẽ có nguồn nhân lực lao động dồi dào và có chất lượng cao. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 12 - Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, vì vậy để phát triển KT - XH thì phải phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là phát triển sự nghiệp GDPT. GDPT khi đó sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đây chính là chìa khóa thành công để mở cánh cửa bước vào tương lai, từ đó nâng cao khả năng hội nhập với khu vực và trên toàn thế giới. Vai trò của GDPT đối với sự phát triển KT - XH: • GDPT giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. • GDPT không những cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc tìm, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài để phát triển khoa học công nghệ. • GDPT không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển KT - XH. • GDPT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ của một dân tộc. GDPT chuyển giao các giá trị văn hóa, các nguyên tắc ứng xử, các chuẩn mực của xã hội và của con người cho các thế hệ sau. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ: “GDPT là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cường quốc phòng”.2 2 Nghị quyết của Bộ Chính trị Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 13 - 1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 1.2.1 Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT là một khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng là một khoản chi mang tính tích lũy và là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp GDPT được thể hiện qua một số nội dung sau: • Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT là một khoản chi quan trọng của chi NSNN cho GD - ĐT, có tính chất định hướng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống giáo dục. • Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích sự đóng góp xây dựng, sửa chữa trường lớp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội và tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đảm bảo ổn định đời sống giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. • Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT hàng năm đã góp phần định hướng sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường lớp, khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Phát triển GDPT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố quan trọng để phát triển xã hội bền vững và là yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, chi NSNN cho sự nghiệp GDPT chính là hoạt động đầu tư cho tương lai có hiệu quả nhất trong xã hội. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - 14 - 1.2.2 Các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phổ thông Quá trình giáo dục là một quá trình sản xuất đặc biệt để tạo ra những sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Trong đó bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tri thức… được kết hợp hiệu quả để tạo ra những sản phẩm sống có trí lực, thể lực, góp phần phát triển KT - XH. Do đó nguồn lực tài chính đầu tư c
Luận văn liên quan