Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam. Được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Sự ra đời của Habubank hòa trong xu thế chung của tiến trình đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đây là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các cổ đông khác bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch.
Ngày 30 tháng 12 năm 1988, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định 139 – NH/QD ban hành “ Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội”. Ngày 31- 12- 1988, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6719/QĐ- UB cho phép ngân hàng phát triển nhà Hà Nội có tên gọi Habubank (viết tắt HBB) được hoạt động từ ngày 2- 1- 1989.
Ngày 6- 6- 1992, theo quyết định số 00020/Ngân hàng- GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng nhà Hà Nội được mang tên “ ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội” với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Sự thay đổi này là việc thực hiện pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do Chủ tịch nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24- 5- 1990. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành quyết định số 104/QĐ- NH5 xác định nội dung hoạt động của Habubank.
Thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 28- 3- 1995, Đại hội Cổ đông lần thứ IV đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Đây là dấu mốc của sự ổn định và bước sang giai đoạn phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Từ chỗ là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ trong lĩnh vực nhà trên địa bàn Hà Nội, đến nay nghiệp vụ của ngân hàng đã được mở rộng và hết sức đa dạng. Điều lệ của ngân hàng đã xác định “ Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội hoạt động đa năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng thương mại, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nhà đất, vật tư xây dựng, các chương trình phát triển nhà chỉnh trang đô thị, các dịch vụ thương mại về nhà, đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng cần thiết khác”.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại HABUBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I - 3 -
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK - 3 -
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - 3 -
1.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC - 5 -
1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG - 11 -
PHẦN II - 18 -
CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ - 18 -
2.1 Vốn và nguồn vốn - 18 -
2.2 Phương pháp lập dự án - 20 -
2.3 Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư - 21 -
2.4 Công tác thẩm định dự án - 21 -
2.4.1 Mục tiêu của công tác thẩm định: - 22 -
2.4.2 Nội dung thẩm định: - 22 -
2.4.3 Phương pháp thẩm định: - 25 -
2.4.4 Quy trình thẩm định: - 26 -
2.5 Hoạt động chuyển giao công nghệ - 27 -
2.6 Hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài: - 28 -
2.7 Công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực: - 28 -
2.9 Hoạt động đầu tư chứng khoán - 30 -
2.10 Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư: - 31 -
PHẦN III - 33 -
GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HABUBANK - 33 -
3.1 Định hướng của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội - 33 -
3.3.1 Mục tiêu chiến lược - 33 -
3.3.2 Nhiệm vụ trong giai đoạn 2006 – 2010: - 33 -
3.3.3 Khó khăn và thuânl lợi: - 35 -
3.2 Giải pháp, kiến nghị - 36 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 38 -
Danh mục các từ viết tắt:
HĐQT : Hội đồng quản trị
NH : Ngân hàng
TMCP : Thương mại cổ phần
TT : Thông tin
KH : Khách hàng
TĐ : Thẩm định
GD : Giao dịch
BĐ : Bảo đảm
HSTD : Hồ sơ tín dụng
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
UB : Ủy ban
DVNH : Dịch vụ ngân hàng
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam. Được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Sự ra đời của Habubank hòa trong xu thế chung của tiến trình đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đây là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các cổ đông khác bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch.
Ngày 30 tháng 12 năm 1988, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định 139 – NH/QD ban hành “ Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội”. Ngày 31- 12- 1988, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6719/QĐ- UB cho phép ngân hàng phát triển nhà Hà Nội có tên gọi Habubank (viết tắt HBB) được hoạt động từ ngày 2- 1- 1989.
Ngày 6- 6- 1992, theo quyết định số 00020/Ngân hàng- GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng nhà Hà Nội được mang tên “ ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội” với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Sự thay đổi này là việc thực hiện pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do Chủ tịch nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24- 5- 1990. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành quyết định số 104/QĐ- NH5 xác định nội dung hoạt động của Habubank.
Thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 28- 3- 1995, Đại hội Cổ đông lần thứ IV đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Đây là dấu mốc của sự ổn định và bước sang giai đoạn phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Từ chỗ là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ trong lĩnh vực nhà trên địa bàn Hà Nội, đến nay nghiệp vụ của ngân hàng đã được mở rộng và hết sức đa dạng. Điều lệ của ngân hàng đã xác định “ Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội hoạt động đa năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng thương mại, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nhà đất, vật tư xây dựng, các chương trình phát triển nhà chỉnh trang đô thị, các dịch vụ thương mại về nhà, đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng cần thiết khác”.
Tới nay, qua hơn 19 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
1.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
Sơ đồ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC
Đại hội cổ đông:
Là thành viên góp vốn cổ phần, là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng với các chức năng chủ yếu:
Quyết đinh phương hướng, nhiệm vụ của năm tài chính mới, thông qua các báo cáo của Hội đông quản trị và Ban kiểm soát.
Quyết định tăng vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần, phát hành trái phiếu.
Bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Hội đồng Quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của ngân hàng giữa hai kỳ Đại hội cổ đông của ngân hàng. Hiện nay, Hội đồng quản trị có 5 thành viên:
Ông Nguyễn Văn Bảng - Chủ tịch
Ông Nguyễn Tuấn Minh - Uỷ viên
Ông Nguyễn Đường Tuấn - Uỷ viên
Bà Dương Thu Hà - Uỷ viên
Ông Đỗ Trọng Thắng - Uỷ viên
Chức năng chủ yếu của Hội đồng quản trị là:
Thực hiện chức năng quản trị, giám sát thường niên đối với toàn bộ ngân hàng.
Xây dựng và thực hiện giám sát các kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị.
Theo dõi, kiểm tra và cùng với Ban điều hành tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm về tín dụng, về cơ cấu tổ chức và các vấn đề đột xuất trong hoạt động kinh doanh, quản trị tài sản tài chính của ngân hàng.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng. Chức năng của Ban kiểm soát:
Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo, bản quyết toán năm tài chính và kiến nghị khắc phục những sai phạm.
Báo cáo trước Đại hội đồng sự kiện tài chính bất thường.
Báo cáo định kỳ tình hình kiểm soát cho Hội đồng quản trị.
Ban điều hành:
Ban điều hành gồm 1 tổng giám đốc và 6 phó tổng giám đốc:
Bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc
Tham gia Habubank từ năm 1995, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2002, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng.
Ông Đỗ Trọng Thắng - Phó Tổng giám đốc
Với nhiều kinh nghiệm chuyên viên kinh tế và quản lý tài chính doanh nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc, phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Tổng giám đốc
Bắt đầu công tác tại Habubank từ năm 1989; từ ngày 2/6/2003, được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Tổng giám đốc, phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ.
Bà Lê Thu Hương - Phó Tổng giám đốc
Thạc sỹ quan hệ đối ngoại, cử nhân kinh tế, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Nguyễn Dự Hương - Phó Tổng giám đốc
Cử nhân kinh tế, phụ trách mảng Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Tổng giám đốc
Cử nhân kinh tế, phụ trách mảng Nguồn vốn - Ngoại hối - Ngân quỹ.
Ông Nguyễn Tuấn Minh - Phó Tổng giám đốc
Cử nhân Quan hệ quốc tế và Cử nhân luật Phụ trách mảng Pháp chế - Tuân thủ - Đầu tư
Chức năng của Ban điều hành:
Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
Được tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc cán bộ nhân viên ngân hàng theo quy chế.
Trình HĐQT các báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng có chức năng:
Phát triển và củng cố quan hệ tín dụng giữa ngân hàng TMCP nhà Hà Nội với các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước dựa trên quy định của Nhà nước, quy chế tín dụng của ngành ngân hàng.
Xác lập kinh doanh tín dụng tháng, quý, năm: tổ chức thẩm định các dự án xin vay, thế chấp, bảo lãnh, kiến nghị mức cho vay bảo lãnh theo quy chế.
Theo dõi quản lý chặtc chẽ các món vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi. Có biện pháp xử lý và thực hiện xử lý thích hợp với các món vay qúa hạn hoặc nợ khó đòi.
Lưu trữ hồ sơ liên quan đến các món vay, thống kê báo cáo tình hình khách vay của ngân hàng nhà theo yêu cầu quản lý của HĐQT, Tổng giám đốc và ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao.
Phòng kế toán:
Tổ chức thực hiện việc hạch toán trong Habubank phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Nhà nước.
Tiếp nhận chứng từ, ghi chép, hạch toán chính xác trung thực, kịp thời các khoản thu, chi, giao dịch tài chính của Hội sở chính và các đơn vị trực thuộc.
Thu nhận, giao trả tiền gửi, tiền tiết kiệm, lãi vay, tiền cho vay… của khách hàng.
Thanh toán tiền lương và các khoản thưởng cho cán bộ, công nhân viên, thành viên HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát.
Lưu trữ, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối toàn bộ hồ sơ tài sản, chứng từ kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến tài chính, kế toán của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao.
Phòng giao dịch:
Hiện nay Habubank có 24 chi nhánh, phòng giao dịch với chức năng chủ yếu sau:
Thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng: nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi, nhận chuyển tiền cho khách hàng, cho vay, thu nợ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối.
Phát triển khách hàng thông qua tiếp thị, giới thiệu hoạt động của ngân hàng nhà Hà Nội với các tổ chức cá nhân trong dân cư. Củng cố và xây dựng mối quan hệ mới giữa ngân hàng nhà với các khách hàng truyền thống với các đồng nghiệp tạo lập môi trường tin cậy hỗ trợ lẫn nhau.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao.
Phòng quan hệ quốc tế và đầu tư:
Phòng này trực thuộc phòng tín dụng với các chức năng chủ yếu là:
Phát triển và củng cố quan hệ đối ngoại giữa ngân hàng TMCP nhà Hà Nội với các ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước để mở rộng thị trường thanh toán, thực hiện nhiệm vụ quảng cáo và tiếp thị của ngân hàng.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh vàng bạc ngoại tệ theo các quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức việc xây dựng, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư, liên doanh, cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ cho các dự án qua ngân hàng. Cân đối nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao.
Phòng hành chính tổ chức:
Chức năng chủ yếu của phòng hành chính tổ chức là:
Làm đầu mối giao dịch, tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin quản lý và thông tin quan hệ giữa Ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan khác.
Phụ trách các công việc về hành chính tổ chức của công tác cán bộ, công tác cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công văn đi đến, hồ sơ Đại hội đồng Cổ đông, biên bản nghị quyết của HĐQT, ban kiểm soát và các tư liệu khác phản ánh hoạt động của Ngân hàng.
Tổng hợp tình hình mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện đi lại tại Hội sở chính và các cơ sở trực thuộc ngân hàng, trực tiếp quản lý nhân sự và điều hành việc sử dụng ô tô phục vụ lãnh đạo và công việc của Hội sở chính.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao.
1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
Có thể nói, là một ngân hàng TMCP, Habubank đã hoàn thành một cách xuất xắc các chỉ tiêu quan trọng của một doanh nghiệp cổ phần như: Lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ cổ tức…Đây là thành quả của cả quá trình hoạt động, phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên cũng như của HĐQT, Ban điều hành. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong những năm vừa qua.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2006
2005
2004
2003
2002
Tổng thu từ HĐKD
986.246
488.911
311.440
194.020
112.931
Tổng chi phí HĐKD
701.174
371.031
238.562
161.672
90.689
Thu nhập HĐ thuần
279.072
117.880
72.878
32.348
22.242
Dự phòng nợ khó đòi
31.025
14.783
12.412
3.217
1.108
Tỷ lệ nợ quá hạn
0.95%
1.10%
1.41%
0.82%
0.84%
LN trước thuế
248.047
103.097
60.466
29.131
22.454
Lợi nhuận sau thuế
185.193
75.190
45.657
19.816
15.269
Cổ tức
32%
25%
15%
14%
11%
Tổng tài sản
11.685.318
5.524.791
3.728.305
2.686.147
1.685.389
Tổng dư nợ
5.983.267
3.330.218
2.362.641
1.596.105
999.225
Tổng tài sản nợ
9.928.937
5.133.327
3.474.578
2.535.179
1.586.663
Vốn điều lệ
1.000.000
300.000
200.000
120.000
80.000
Tổng vốn cổ đông
1.756.381
391.464
235.547
150.986
98.726
(Báo cáo thường niên 2006, Habubank)
a. Về tổng tài sản:
Bảng 2: Tổng tài sản qua các giai đoạn
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2006
2005
2004
2003
2002
Tổng TS
11.685.318
5.524.791
3.728.305
2.686.147
1.685.389
Năm
1997
1996
1995
1994
1993
Tổng TS
148.000
115.000
93.000
48.000
21.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, Habubank)
Bảng trên cho thấy giai đoạn 2002- 2007, tổng tài sản của Habubank tăng với tốc độ cao và đạt giá trị lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn trước 1992- 1997. Đến giữa 2007, tổng tài sản của Habubank đã đạt 18.399 tỷ đồng, tăng 57,4% so với cuối năm 2006. Việc huy động và nâng cao tổng tài sản là cơ sở để Habubank đầu tư vốn cho hoạt động xây dựng và mở rộng các nhánh, đầu tư nâng cao trang thiết bị và tăng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về hoạt động cho vay,
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu chính của ngân hàng từ trước tới nay cũng như trong thời gian tới. Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều Habubank luôn hướng tới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro; ban hành định hướng cho vay, hoàn thiện các quy trình, quy chế, các quy định nội bộ để thống nhất phương thức quản lý tín dụng trong toàn hệ thống; hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có chính sách cho vay phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý kịp thời. Về công tác điều hành thực tế, HĐQT cũng như ban điều hành đều rất coi trọng công tác tín dụng. Từ chỗ khách hàng ban đầu chủ yếu là tư nhân thì nay, đối tượng khách hàng đã trở nên rất đa dạng, bao gồm tất cả các thành phần trong nền kinh tế quốc dân cũng như các khách hàng và đối tác nước ngoài. Lĩnh vực cho vay và phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng, phong phú và đem lại nhiều lựa chọn cho các khách hàng. Habubank không ngừng đưa ra các sản phẩm mới và thiết thực, thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Vừa tăng cường công tác quản lý, áp dụng chính sách cho vay phù hợp, tuân thủ đúng quy định của Nhà nước Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quản lý rủi ro, vừa đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng chuyên nghiệp, nhạy bén ở mọi thời điểm là những yếu tố giúp Habubank luôn chủ động trong mọi tình huống và các biến động của thị trường tài chính.
Kết quả hoạt động cho vay có thể xem xét thông qua các số liệu, bảng biểu sau:
Biểu 1: Tổng dư nợ qua các năm
(đơn vị tỷ đồng)
Qua biểu đồ 1 có thể thấy đó, tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng khá nhanh cả về giá trị lẫn tỷ lệ.Năm 2006, tổng dư nợ vượt so với năm 2005 là 82,7% . 6 tháng đầu năm 2007 tăng so với cùng thời điểm năm 2006 là hơn 65%.
Không chỉ tăng trưởng về mặt lượng, tình hình dư nợ của Habubank cũng có những sự điều chỉnh ngày càng tốt hơn. Trong tổng dư nợ thì dư nợ của các công ty cổ phần, công ty TNHH luôn chiếm từ 60 đến 70% .Vì đây là đối tượng khách hàng truyền thống lâu nay của ngân hàng nên cần duy trì. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Habubank ngày càng chú trọng đến các khách hàng vừa và nhỏ với hình thức cho vay tiêu dùng và các loại hình cho vay khác ngày càng phong phú. Đây là đối tượng cần được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của Habubank. Dư nợ cho vay tiêu dùng của Habubank đạt trên dưới 25% và có xu hướng ngày càng tăng trong tỷ trọng dư nợ của ngân hàng. Bảng sau có thể cho ta thấy rõ hơn xu hướng cho vay theo đối tượng khách hành đã phân tích ở trên của Habubank.
Bảng 3: Cơ cấu tín dung theo đối tượng khách hàng.
Đơn vị: %
Đối tượng Năm
2003
2004
2005
2006
DNNN, CT CP, CT TNHH
74
75
68
69.15
Hộ gia đình
15
23
29
26.45
DN có vốn ĐT nước ngoài
11
2
3
1.41
(Nguồn: báo cáo thường niên, Habubank)
Về cơ cấu cho vay theo thời hạn, Habubank chú trọng các dự án đầu tư trung dài hạn có tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch của chính phủ…nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng. Trong giai đoạn 2003- 2006 có thể thấy tín dụng ngắn hạn vẫn là chủ yếu và tỷ lệ giữ ở mức khá ổn định. Tỷ lệ này được đánh giá là khá phù hợp, vừa đảm bảo cho ngân hàng có được nguồn thu nhập vừa giữ được chỉ số an toàn cao.
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay vốn
(Đơn vị: %)
Năm
2003
2004
2005
2006
Trung bình
Ngắn hạn
70,3
66,3
69
70,39
68,9975
Trung, dài hạn
29,7
33,7
31
29,61
31,0025
(Nguồn: Báo cáo thường niên, Habubank)
Biểu 5: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề
(Đơn vị: %)
Năm
2003
2004
2005
2006
Trung bình
Thương mại
72
73
65,94
63,51
68,6125
Nông, lâmnghiệp
4
0,23
0,98
0,21
1,355
Sản xuất và chế biến
4
9,08
3,8
3,18
5,015
Xây dựng
6
9,92
8,68
6,17
7,6925
Khác
14
7,77
20,6
26,93
17,325
(Nguồn: Báo cáo thường niên, Habubank)
c. Về hoạt động bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, mức tăng qua các năm luôn lớn hơn 70% doanh số của năm trước( năm 2004: 76%, năm 2005: 154%, năm 2006: 72,28%). Đến cuối năm 2006, doan số từ hoạt động bảo lãnh đã gần đạt tới con số 1000 tỷ đồng,