Hoạt động kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh thế
giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính toàn cầu, nhất là khu vực đồng
euro. Một số nước đã phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của năm. Thị trường tiêu
thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ
mô có cải thiện vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nhưng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn
kho còn cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012 và đầu năm
2013 nhiều. Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 6
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỂ NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Mục lục
1. Tổng quan tình hình kinh tế tài chính Việt Nam ............................................................. 1
2. Khủng hoảng tài chính 2008 và những tác động đến Việt Nam ...................................... 5
2.1. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính thế giới ............................................................ 5
2.1.1. Các yếu tố kinh tế ................................................................................................ 5
2.1.2. Yếu tố pháp lý ..................................................................................................... 7
2.2. Những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán Việt Nam ......................................................................................... 9
2.2.1. Những tác động đến hệ thống ngân hàng ............................................................ 9
2.2.2. Những tác động đến thị trường chứng khoán ................................................... 11
2.3. Giải pháp cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 14
2.3.1. Đối với hệ thống ngân hàng .............................................................................. 14
2.3.2. Đối với thị trường chứng khoán ........................................................................ 16
3. Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng trong thời điểm hiện nay................................. 17
3.1. Về phía người tiêu dùng .......................................................................................... 17
3.2. Về phía doanh nghiệp .............................................................................................. 17
3.3. Về phía ngân hàng ................................................................................................... 18
2.4. Về phía quản lý Nhà nước ....................................................................................... 18
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
1. Tổng quan tình hình kinh tế tài chính Việt Nam
Hoạt động kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh thế
giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính toàn cầu, nhất là khu vực đồng
euro. Một số nước đã phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của năm. Thị trường tiêu
thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ
mô có cải thiện vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nhưng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn
kho còn cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012 và đầu năm
2013 nhiều. Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết...
Tổng quan 6 tháng đầu năm
Tăng trưởng kinh tế chung: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm tăng
4,9%, nhưng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%) so với cùng
kỳ năm 2012. Phân theo 3 khu vực, tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,07%, thấp hơn mức tăng 2,81% của cùng kỳ năm 2012, con số tương tự của khu vực
công nghiệp và xây dựng là 5,19% và 5,15%; khu vực dịch vụ là 5,92% và 4,99%. Có được
tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm nay ở mức 4,9% chủ yếu do khu vực dịch vụ tăng cao
và sản xuất công nghiệp bước đầu phục hồi.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-6-2013 ước tính đạt 324,4
nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán năm, trong đó, thu nội địa là 217,2 nghìn tỷ đồng, bằng
39,8%; thu từ dầu thô 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 50,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động
xuất, nhập khẩu 54,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7%.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-6-2013 ước tính đạt 409,1
nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 74,3 nghìn tỷ đồng,
bằng 42,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 72 nghìn tỷ đồng, bằng 42,3%); chi phát
triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
(bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 287,1 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6%; chi trả
nợ và viện trợ 47,8 nghìn tỷ đồng, bằng 45,5%.
Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân
hàng thương ạm i đã giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tính đến cuối tháng
6, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8% - 4% so với cuối năm 2012 và gấp hai lần mức
tăng cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, khơi thông dòng vốn bước đầu phát huy tác dụng. Huy động vốn của
Nhóm 6 Trang 1
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
các ngân hàng thương ạm i cũng tăng khá, tính đến ngày 20-5-2013 mức huy động tăng
5,8% so với thời điểm cuối năm 2012.
Các ngành sản xuất, kinh doanh đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ còn chậm
Sản xuất công nghiệp đã bắt đầu có chuyển biến khi hàng tồn kho giảm dần. So với
cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đã tăng dần qua từng tháng, trong
quý II-2013 tăng 6%, đạt mức khá cao so với mức tăng 4,5% trong quý I. Thể hiện rõ nét
nhất ở nhóm ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, tăng từ mức 4,6% ở quý I lên 6,9%
trong quý II. Trong các ngành công nghiệp, sản xuất của một số ngành đạt chỉ số sản xuất
tăng cao trong 6 tháng qua là: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết
bị) tăng 14,6%; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14,7%; đồ uống tăng 9,6%; hóa chất và
sản phẩm hóa chất tăng 11,5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,3%. Một số
ngành có mức sản xuất tăng khá là: trang phục, sản xuất và phân phối điện, sản phẩm từ
khoáng phi kim loại. Nhưng, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm so với
cùng kỳ năm trước là: dệt, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ cao-su và plastic,
khai thác dầu thô và khí tự nhiên, thuốc, hóa dược và dược liệu...
Đáng chú ý, một số ngành đã có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: dệt tăng
5,4%; sản xuất da tăng 4,5%; chế biến thực phẩm tăng 3,1%; giấy và sản phẩm từ giấy
giảm 0,3%; xe có động cơ giảm 5,1%; sản phẩm thuốc lá giảm 41,1%.
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng qua có nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng chậm.
Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 349.218,59 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2010), tăng
2,39% so cùng kỳ năm trước; trong đó nông nghiệp đạt 254.868,19 tỷ đồng, tăng 2,2%,
lâm nghiệp đạt 11.032,2 tỷ đồng, tăng 5,68 % và thủy sản đạt 83.318,2 tỷ đồng, tăng 2,53%.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cả 3 lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đều có tốc độ tăng tương
đối ổn định, không có lĩnh vực nào bị giảm sút.
Sản xuất vụ đông xuân đạt kết quả khá. Sản lượng các cây trồng chính tăng nhẹ so
với vụ đông xuân năm 2012: Sản lượng lúa đạt hơn 20,26 triệu tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ
năm trước, sản lượng ngô đạt 2.513,4 nghìn tấn, tăng 4,6%. Các cây trồng khác cũng đều
tăng khá.
Trong 6 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới đạt 66.100 ha, tăng 17,6% so cùng
kỳ năm trước.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản
xuất ngành đạt 83.318 tỷ đồng, tăng 2,5%. Sản lượng thủy sản đạt 2.737 nghìn tấn, tăng
Nhóm 6 Trang 2
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
1,5%, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1.425 nghìn tấn, giảm nhẹ so cùng kỳ. Nét mới về
nuôi trồng thủy sản 6 tháng qua là mô hình nuôi thủy sản trên biển phát triển khá hơn so
với vùng nuôi nội địa, đạt 150 nghìn tấn thủy sản các loại, tăng 2,6% so cùng kỳ, với đối
tượng nuôi đa dạng, như: cá bớp, cá song, cá mú, cá hồng, cá chim, ốc hương, tu hài, ngọc
trai, rong sụn...
Sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.312 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong
đó sản lượng khai thác ở biển đạt 1.226 nghìn tấn, tăng 3,8%.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp 6 tháng qua vẫn còn một số hạn chế. Tốc độ tăng
trưởng toàn ngành đạt thấp hơn cùng kỳ 3 năm gần đây. Sản xuất và tiêu thụ nông lâm thủy
sản chưa đạt mục tiêu ổn định và hiệu quả. Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về giống, thức
ăn, dịch bệnh, thị trường, giá cả nên các đàn gia súc, gia cầm đều giảm. Đàn trâu, bò của
cả nước giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi thấp. Tính đến ngày 15-
6-2013, cả nước có 2,6 triệu con trâu, giảm 2,54%; 5,1 triệu con bò, giảm 3,16%; đàn lợn
có khoảng 26,5 triệu con, giảm 0,52%; đàn gia cầm có 304,5 triệu con, giảm 2,01%.
Thương mại, dịch vụ, thị trường, giá cả. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.275.414 tỷ đồng, tăng 11,9% so
với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,8%. Trong tổng mức hàng hóa bán
lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kinh doanh thương nghiệp chiếm 77%, tăng 11,3%;
khách sạn nhà hàng chiếm 12%, tăng 14,5%; dịch vụ 10,2%, tăng 15,4% và du lịch tăng
5%.
Xuất, nhập khẩu vẫn tăng trưởng khá. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu cả nước đạt 126,763 tỷ USD, tăng 16,4% so cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất
khẩu đạt 62,053 tỷ USD, tăng 16,1%, trong đó khu vực FDI đạt 41,14 tỷ USD, tăng 24,7%,
khu vực kinh tế trong nước đạt 20,913 tỷ USD, tăng 2,2%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 63,456
tỷ USD, tăng 17,4%, trong đó khu vực FDI đạt 35,726 tỷ USD, tăng 27,8%, khu vực kinh
tế trong nước đạt 27,730 tỷ USD, tăng 6,3% so cùng kỳ năm 2012. Như vậy, 6 tháng đầu
năm, cả nước nhập siêu 1,403 tỷ USD, bằng 2,26% kim ngạch xuất khẩu 6 tháng. Nhập
siêu tăng trong mấy tháng trở lại đây là dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế bởi các doanh
nghiệp bắt đầu nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Đánh giá tổng thể, hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta trong nửa đầu năm 2013
đã đạt quy mô cao hơn, nhập siêu được kiểm soát. Trong 2 khu vực kinh tế, thì khu vực
Nhóm 6 Trang 3
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
FDI vẫn có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao hơn khu vực kinh
tế trong nước.
Về các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng đạt kim ngạch cao trong 6 tháng gồm có:
điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, điện tử, phụ tùng và linh kiện giày dép, gỗ và sản
phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác… Một số mặt hàng có giá trị xuất
khẩu giảm so cùng kỳ gồm: gạo, cà phê, cao-su, sắn và sản phẩm sắn.
Về mặt hàng nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2013, một số mặt hàng có kim ngạch
nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2012 là: điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết
bị, dụng cụ phụ tùng, vải, sắt thép, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, giày, dép, thức ăn
gia súc, chất dẻo... Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm
trước là: xăng dầu, hóa chất, gỗ và sản phẩm gỗ, cao-su.
Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm 2013 theo giá hiện
hành ước tính ạđ t 448,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 29,6%
GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 166,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn và
tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 168,2 nghìn tỷ đồng, chiếm
37,5% và tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 114,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm 25,5% và tăng 3,9%.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành thực hiện sáu tháng đầu năm 2013
Nghìn tỷ Cơ cấu So với cùng kỳ
đồng (%) năm trước (%)
TỔNG SỐ 448,6 100,0 105,9
Khu vực Nhà nước 166,1 37,0 103,5
Khu vực ngoài Nhà nước 168,2 37,5 109,9
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 114,3 25,5 103,9
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khởi sắc. Tính chung trong 6 tháng, tổng vốn đầu
tư cấp mới và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong
đó có 554 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỷ USD, tăng 3,7% và 217
lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm vốn đầu tư là 4,66 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ
năm 2012.
Nhóm 6 Trang 4
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,992
tỷ USD, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Xin-ga-po đứng vị trí thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,41 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu
tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
1,015 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư.
Về hoạt động phát triển doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký mới đã bắt đầu tăng
trong 6 tháng đầu năm 2013, ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, một
số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã bắt đầu quay trở lại sản xuất (khoảng 9.300 doanh
nghiệp).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2013 tăng 2,4% so với tháng 12-2012 và tăng
6,69% so với cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số giá vàng tháng 6-2013 giảm 4,11% so với tháng 5, giảm 15,1% so với tháng
12-2012, giảm 7,83% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô-la Mỹ tháng 6-2013 tăng
0,06% so với tháng 5, tăng 0,84% so với tháng 12-2012, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm
2012.
2. Khủng hoảng tài chính 2008 và những tác động đến Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến hết sức phức tạp với sức công
phá nặng nề, là nổi ám ảnh đối với nền kinh tế của nhiều nước. Việc ngăn chặn sự tàn phá
khủng khiếp của cơn bão Tsunami tài chính này không còn nằm trong phạm vi khả năng
của một quốc gia mà trở thành trách nhiệm và sự nỗ lực chung của tất cả các nước, trước
hết là các nước có nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, tùy theo đặc thù của
nền kinh tế như mức độ hội nhập và trình độ phát triển mà có thể có những giải pháp riêng.
Trong đó, các giải pháp liên quan đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán
(TTCK) – vốn là tâm điểm của cuộc khủng hoảng là rất quan trọng.
2.1. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính thế giới
2.1.1. Các yếu tố kinh tế
Nguyên nhân xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới là đề tài đang được tranh
cãi và mổ xẻ. Một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng khủng hoảng hiện nay là
các ngân hàng thương ạm i (NHTM) và các tổ chức tài chính Mỹ thông qua hoạt động cho
vay dưới tiêu chuẩn và nghiệp vụ chứng khoán hoá mà nhiều chuyên gia gọi là “Cỗ máy
đầu tư cấu trúc” (Structured Investment Vehicle – SIV). Đây có thể được xem là mô hình
Nhóm 6 Trang 5
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
chứng khoán hoá bất động sản kiểu Mỹ được hình thành từ những năm 1980. Phương thức
kinh doanh của các SIV là huy động vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành thương phiếu
(commercial paper) với lãi suất thấp để đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo
bằng tài sản (asset-backed securities), đa số trường hợp là bất động sản với lãi suất cao.
Mô hình và diễn biến của hoạt động chứng khoán hoá bất động sản có thể khái quát như
sau:
Vào đầu năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(Fed) đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, dẫn đến việc các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi
suất cho vay tiền mua bất động sản. Còn nhớ, vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của
Fed là trên 6%/năm nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm để kích thích TTCK
và hoạt động đầu tư nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ
còn 1%/năm. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ lại có chính sách khuyến khích và
tạo điều kiện cho dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn
được thực hiện thông qua hai công ty tài chính (CTTC) được bảo trợ bởi chính phủ là
Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng
cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM cho người nghèo mà không cần chứng
minh thu nhập còn gọi là cho vay dưới chuẩn (subprime), biến chúng thành các loại chứng
từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS), rồi
bán lại cho các nhà đầu tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớn như Bear
Stearns và Merrill Lynch. Khi đã chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động sản, hay
nói cách khác là đã hình thành một sự liên thông mật thiết với TTCK thì thị trường bất
động sản (TTBĐS) không còn là sân chơi duy nhất của các NHTM hoặc các công ty chuyên
cho vay thế chấp bất động sản nữa mà đã có ựs tham gia tích cực của các nhà đầu tư và đầu
cơ trên TTCK vốn có khả năng tài chính rất dồi dào. Về bản chất, MBS là một công cụ
phái sinh từ bất động sản nên việc phát hành, giao dịch và bảo hiểm MBS hết sức thông
thoáng và Chính phủ Mỹ dường như không thể kiểm soát nổi. Do có thể bán lại phần lớn
các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo
hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Vòng xoáy của thị
trường đã đi quá xa, đặc biệt là “bong bóng” bất động sản bắt đầu “xì hơi” thì điều gì phải
đến đã đến…Theo Giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo) và Phó Giáo sư Trần
Lê Anh (Đại học Lasell, Boston) thì, tính chất của công cụ đầu tư phái sinh MBS có thể
mô tả đơn giản như sau: Một công ty tài chính (Fannie Mae hay Lehman Brothers chẳng
Nhóm 6 Trang 6
Tiểu luận thị trường tài chính GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết
hạn), bỏ tiền ra mua lại các khoản cho vay thế chấp từ các NHTM, tập trung chúng thành
từng loại khác nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư. Ví dụ, Fannie Mae
mua 1.000 khoản vay thế chấp với các đặc điểm giống nhau với giá gốc là 200.000 USD
cho mỗi khoản vay. Khi tập trung lại thì tổng trị giá các khoản vay này sẽ là 200.000.000
USD. Fannie Mae có thể biến khoản này thành 100.000 MBS, trị giá 2.000 USD một phần
và bán lại cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư mua 10 MBS thì sẽ trả 20.000 USD. Sau khi
mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến
hằng tháng từ các người vay tiền (thông qua một công ty dịch vụ trung gian) trong một
khoản thời gian nhất định nào đó. Sau khi đáo hạn, thì tổng số tiền mà nhà đầu tư nhận
được sẽ là trên 20.000 USD (tiền vốn gốc bỏ ra đầu tư cộng với tiền lãi hằng năm). Các
MBS dựa trên các khoản vay có tính chất rủi ro cao hơn thì tất nhiên sẽ đem lại lời nhiều
hơn cho các nhà đầu tư. Vì có sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công
ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho
các nhà đầu tư MBS. Các sản phẩm bảo hiểm này được gọi là credit default swap (CDS),
với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền
mua nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường. Sự việc này
đã tạo nên một loạt chân rết mới, kéo thêm các thành phần khác tham gia cuộc chơi, bởi vì
bán bảo hiểm loại này trong lúc thị trường bất động sản đang phất lên và ít người vỡ nợ thì
rất có lời.
Như vậy, nhìn vào thực tế thì các NHTM đã huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài
hạn vào một lĩnh vực khá nhạy cảm là bất động sản, mặc dù để đảm bảo khả năng thu hồi
nợ họ đã bán các khoản cho vay này cho các tổ chức tài chính và đãể đ lại cho nền kinh tế,
thị trường tài chính rủi ro rất lớn. Đó là rủi ro vỡ nợ khi giá của các tài sản dài hạn là bất
động sản xuống thấp hơn giá trị của các khoản nợ ngắn hạn và rủi ro thanh khoản do việc
đi vay ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn. Rủi ro này sẽ tăng lên gấp bội trong điều kiện
thiếu sự kiểm soát và giám sát của Chính phủ.
2.1.2. Yếu tố pháp lý
Chính vì huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm chạy theo lợi nhuận và
bỏ qua các yếu t