Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Sau gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, tỉnh Quảng Nam đến nay đã có những bước phát triển căn bản trên tất cả các mặt về đời sống, kinh tế - xã hội, v.v. Từ năm 2000 đến năm 2005: Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,4%. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng 4,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% (năm 2000) tăng lên 34% (năm 2005); dịch vụ từ 33% tăng lên 35%. Toàn tỉnh có 05 khu và 18 cụm công nghiệp đang thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài. [10, tr 22]. Tuy nhiên, so với tiềm năng về vốn, tài nguyên, nhân lực thì kết quả đạt được còn chưa tương xứng. Có nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan; nhưng nguyên nhân chủ yếu và nổi cộm hàng đầu là cơ cấu kinh tế của tỉnh còn lạc hậu, nhiều điều bất hợp lý cả về nhận thức và thực tiễn. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam chủ trương xác định, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế. Phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ” [10, tr 42]. Đồng thời xác định về cơ cấu kinh tế chung trong giai đoạn 2006 - 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 [10, tr 44 ]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phù hợp với nền kinh tế của tỉnh là một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, luôn đòi hỏi phải có những nhận thức toàn diện, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cùng với những giải pháp đồng bộ, liên quan đến mọi ngành, mọi cấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nông thôn; chuyển hướng mạnh sang đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, nhà xưởng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ tốt là chiến lược chủ đạo trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Để phát huy được tất cả các nguồn lực cho sự phát triển cần phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ. Trong đó phải chú trọng đặc biệt tới giải pháp về vốn, mà trước hết là khu vực ngân hàng cần có những giải pháp về vốn tín dụng thích hợp, dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá chuyển đổi từ cơ cấu “nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ” sang cơ cấu “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” nhằm khai thông, tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội tại và nguồn lực nước ngoài thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT của tỉnh. Thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã cung ứng vốn đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với tiềm năng và yêu cầu đặt ra trong quá trình CDCCKT của điạ phương. Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: " Giải phỏp mở rộng tớn dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn " làm luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

doc99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuậnvăn.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan