Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế, là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân.
Là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cho nên lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Do yêu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích lũy được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay. Nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là các ngân hàng cho vay nặng lãi.
58 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lịch sử ra đời và
phát triển của Ngân Hàng Thương Mại
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế, là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân.
Là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cho nên lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Do yêu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích lũy được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay. Nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là các ngân hàng cho vay nặng lãi.
Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trãi qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng lên, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán… Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu ngân hàng hiện đại, như Banco Di Barcelone thành lập năm 1401 và Banco Di Vlencia thành lập năm 1409 ở Tây Ban Nha, Banco Di Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq (Italia).
Loại hình ngân hàng hiện đại thật sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc thành lập những ngân hàng: ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, ngân hàng Anh quốc năm 1649.
II. Khái niệm, chức năng, vai trò và các loại hình
của NHTM
1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại.
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc Hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa NHTM như sau: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoặt động ngân hàng và các hoặt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2. Chức năng
2.1. Chức năng trung gian tài chính
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM. NHTM nhận tiền gửi và cho vay, chính là để thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư.
Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách mua các công cụ tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ thông qua thị trường tài chính. Nhưng thị trường tài chính đôi khi không đem lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếm thông tin; chi phí tìm kiếm thông tin lớn; chất lượng thông tin không cao; chi phí giao dịch lớn; phải có sự trùng khớp giữa người thừa vốn, người thiếu vốn, số lượng, thời hạn,… Chính vì thế NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiết kiệm và cung cấp vốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú, chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực. NHTM đã thật sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
2.2. Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM. Chức năng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTW, đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ một lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành qua hệ thống NHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng được tính theo công thức:
D = m.MB
Trong đó: D: khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng
MB: khối lượng cơ sở
M=1/rd: hệ số nhân tiền
rd: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
NHTW có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Do đó, đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra.
2.3. Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán
Thông qua chức năng làm trung gian tài chính, NHTM làm tăng tiền trong lưu thông và cung cấp cho những người đầu tư những chứng khoán có tính lỏng cao hơn và có rủi ro thấp hơn, do đó sẽ an toàn hơn khi nhà đầu tư nắm giữ những chứng khoán sơ cấp do doanh nghiệp hay công ty phát hành.
Các NHTM còn cung cấp một danh mục các phương tiện thanh toán rất đa dạng và phong phú: séc chuyển tiền, séc chuyển khoản, tín dụng,… sự xuất hiện của các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch thương mại, mua bán hàng hóa an toàn, nhanh chóng, chi phí thấp.
3. Vai trò
3.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốn sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện để sản xuất kinh doanh… Mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân,… luôn luôn lớn hơn vốn tự có. Do đó cần phải tìm đến nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt khác, lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích lũy của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác,… NHTM là tổ chức đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoặt động tín dụng. NHTM trở thành chủ thể chính, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng của các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3.2. NHTM là cầu nối doanh nghiệp và thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật công cộng, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi thỏa mãn trên phương diện thời gian, địa điểm. Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế, mà cần phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Do đó để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp đến ngân hàng xin vay vốn để thảo mãn nhu cầu đầu tư của mình thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
3.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thật sự là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông. Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vài trò điều tiết gián tiếp vĩ mô. Cùng với các cơ quan khác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế.
Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như: giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn qua hệ thống NHTM, nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức, nhà nước thông qua NHTW thực hiện chính sách tiền tệ như: tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền, từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc.
Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM thường đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được nhà nước sử dụng.
3.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế-xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cấp thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài. NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với vận động của nền tài chính quốc tế.
NHTM ra đời và ngày càng phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển và nền kinh tế càng phát triển càng cần đến hoạt động của NHTM. Với vai trò quan trọng của mình NHTM trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
4. Các loại hình của NHTM
4.1. Căn cứ theo hình thức sở hữu ngân hàng thương mại
Có 4 loại:
Ngân hàng sở hữu tư nhân.
Ngân hàng cổ phần.
Ngân hàng sở hữu nhà nước.
Ngân hàng liên doanh.
4.2. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại
Có 4 loại:
Ngân hàng sở hữu công ty.
Công ty sở hữu ngân hàng.
Ngân hàng đơn nhất.
Ngân hàng có chi nhánh.
4.3. Căn cứ theo tính chất hoạt động ngân hàng thương mại
Có 4 loại:
Ngân hàng hoạt động chuyên doanh.
Ngân hàng hoạt động đa năng.
Ngân hàng hoạt động bán buôn.
Ngân hàng hoạt động bán lẻ.
III. Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại
1. Khái niệm:
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hửu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập.
Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động này lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2. Các loại vốn của Ngân hàng Thương mại
2.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn liên doanh… Vốn chủ sở hữu là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của ngân hàng thương mại. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại là: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại liên doanh…
Vốn chủ sở hữu gồm các thành phần:
Vốn chủ sở hữu cơ bản: vốn điều lệ và vốn pháp định.
Vốn chủ sở hữu bổ sung.
Các quỹ:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Quỹ dự trữ đặc biệt
Các quỹ khác
2.2 Vốn huy động:
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút. Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng. Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động gồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá.
2.3. Vốn đi vay
Vốn đi vay là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Vay từ Ngân hàng Trung ương là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của Ngân hàng Thương mại. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các Ngân hàng Thương mại chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước. Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng nào có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp họ phải thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đựoc bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư. Khả năng vay mượn còn được phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
2.4 Vốn khác
Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm:
Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt các dịch vụ của khách hàng đặc biẹt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán. Nguồn vốn này thường có chi phí rất thấp. Tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của khách hàng.
Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C. Những ngân hàng này là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lưong chưa trả,…
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán, gồm: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi… Các khoản tiền mặt tạm thời được trích khỏi tài khoản này để nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên được gọi là tiền nhàn rỗi.
3. Hoặt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của NHTM là hoạt động mà trong đó các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhau đảm bảo sự vận hành bình thường hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định phát luật. Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác nhau như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản Nợ. Do đó, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tà sản Nợ.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng của ngân hàng thương mại. Do vậy, đây cũng là điểm khác nhau giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chính vì đặc thù này, NHTM thường được gọi là tổn chức nhận tiền gửi (depository institutions), trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi là tổ chức không nhận tiền gửi (non-depository institutions). Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. Ngoài ra NHTM còn huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá.
3.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán.
3.1.1. Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng :
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này được mở cho các tài khoản khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi Nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi Có vào tài khoản.
Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thnah toán ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào, (2) do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Do vậy, đôi khi số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán. Những lúc nhàn rỗi tạm thời số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, do đó, ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, do tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường ngân hàng trả lãi suất thấp, hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. Do không được hưởng lãi cao, nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán