Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thương mại, Du lịch

Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong công lao đóng góp của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn Việt Nam có sự đóng góp của đội ngũ công nhân, Công đoàn Ngành Thương mại và Du lịch. Trong quá trình đổi mới đất nước, Công đoàn Ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết công nhân, viên chức, lao động của toàn Ngành vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bản của mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nội dung và phương pháp hoạt động Công đoàn cần có sự đổi mới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua. Trong đó có định hướng phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế cũng như chiến lược phát triển Thương mại và Du lịch; theo đó, hoạt động Thương mại, Du lịch, Dịch vụ sẽ là những lĩnh vực có nhiều lợi thế mà các đối tượng trong và ngoài nước tập trung khai thác. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đang diễn ra mạnh mẽ, phù hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và lực lượng lao động. Trong đó, hoạt động Thương mại, Du lịch, Dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối lớn và trong tương lai khu vực này sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước các doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ ngày càng lớn. Quá trình này sẽ làm tăng tỷ trọng và số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

doc108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14681 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thương mại, Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đề tài Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong công lao đóng góp của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn Việt Nam có sự đóng góp của đội ngũ công nhân, Công đoàn Ngành Thương mại và Du lịch. Trong quá trình đổi mới đất nước, Công đoàn Ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết công nhân, viên chức, lao động của toàn Ngành vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bản của mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nội dung và phương pháp hoạt động Công đoàn cần có sự đổi mới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua. Trong đó có định hướng phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế cũng như chiến lược phát triển Thương mại và Du lịch; theo đó, hoạt động Thương mại, Du lịch, Dịch vụ sẽ là những lĩnh vực có nhiều lợi thế mà các đối tượng trong và ngoài nước tập trung khai thác. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đang diễn ra mạnh mẽ, phù hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và lực lượng lao động. Trong đó, hoạt động Thương mại, Du lịch, Dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối lớn và trong tương lai khu vực này sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước các doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ ngày càng lớn. Quá trình này sẽ làm tăng tỷ trọng và số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình đổi mới, hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được đề cập, nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu thoả đáng. Trong khi đó, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng trở nên phức tạp. Vấn đề bức thiết đặt ra cho các cấp Công đoàn là phải làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động, góp phần cải thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vừa giúp cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia điều chỉnh mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này. Do đó, cán bộ công đoàn còn lúng túng khi nội bộ doanh nghiệp phát sinh các mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu các “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch” là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xây dựng tổ chức Công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đặc biệt tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp Công đoàn quan tâm. Thời gian qua, công tác này đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên do đây là một vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu đó, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” của Ban Tổ chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, xuất bản năm 1997; đề tài “Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần” do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001. Các công trình khoa học này đã giới thiệu khái quát những nội dung hoạt động của Công đoàn cơ sở, những kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát triển Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giới thiệu một số văn bản nhằm cung cấp tài liệu cho cán bộ công đoàn các cấp tham khảo khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, cho đến nay; chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch ở Việt Nam; đồng thời, đề ra những giải pháp cho hoạt động của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập và sự phát triển các thành phần kinh tế của đất nước. 3. Mục tiêu của đề tài - Nêu rõ và đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong các lĩnh vực Thương mại, Du lịch. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cho phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là: - Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Công đoàn ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam về phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở. - Thực tiễn phong trào công nhân, Công đoàn Ngành Thương mại và Du lịch Việt nam. - Nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch. + Phạm vi đề tài đề cập là hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch trên phạm vi cả nước, trong thời gian từ 1998 đến 2004. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp cụ thể sau đây: - Điều tra xã hội học; - Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu; - Tổng hợp, phân tích, xử lý các thông tin, số liệu; - Phương pháp phân tích, so sánh; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thống kê. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương: Chương I. Một số vấn đề lý luận về hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương II. Thực trạng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch ở Việt Nam, giai đoạn 1998 - 2004. Chương III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch. Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch” là một đề tài mới và phức tạp. Mặc dù thời gian nghiên cứu ngắn lại rất thiếu thực tiến như đã trình bày ở trên nhưng Ban chủ nhiệm đề tài đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho công trình này. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được, sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả của lãnh đạo Liên đoàn Lao động Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; tỉnh Đồng Nai, Công đoàn Ngành Thương mại, Thương mại Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một số Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch trên phạm vi toàn quốc. Ban chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã tham gia nghiên cứu, đóng góp cho đề tài. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Công đoàn. 1.1. Quan điểm của C. Mác và V.I. Lênin về Công đoàn. Để xây dựng học thuyết của mình, C. Mác đã dày công nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của phong trào công nhân, công đoàn thế giới cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Mác đã nêu: "Công đoàn giữ vai trò trường học - loại trường học đặc biệt"1 Trường học tranh đấu giai cấp. Kế tục và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin đã làm rõ nhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào công đoàn. Theo Lênin: "Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không bình thường; là trường học liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi; trường học quản lý kinh tế"2. "Công đoàn nói chung và trường học chủ nghĩa cộng sản nói riêng là trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồi dần dần quản lý nông nghiệp) cho tất cả những người lao động"3. "Nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn là bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động theo nghĩa trực tiếp nhất và chính xác nhất của danh từ đó"4. "Công đoàn là cái khâu nối liền Đảng và hàng triệu quần chúng lao động"5. Về vị trí của công đoàn, Lênin cũng chỉ rõ: "Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền Nhà nước, công đoàn tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng "6. (1). Lê Nin toàn tập 42 trang 367 (2). Lê Nin toàn tập 44 trang 423 (3). Lê Nin toàn tập 44 trang 427 (4). Lê Nin toàn tập 44 trang 296 (5). Lê Nin toàn tập 42 trang 250 (6). Lê Nin toàn tập 42 trang 250 "Công đoàn gần gũi sản xuất hơn cả và công đoàn là sự tập hợp tất yếu của công nhân để làm cho việc quản lý toàn bộ nền kinh tế trong nước tuần tự chuyển trước hết sang tay giai cấp công nhân và sau sang tay toàn thể những người lao động" 7. Ngày nay, tư tưởng và những luận điểm cơ bản về Công đoàn của Mác và Lênin vẫn mang ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn. Trong điều kiện mới, Công đoàn có thể sử dụng nhiều phương pháp và hình thức hoạt động; trong đó phương pháp tham gia quản lý (bao hàm cả đấu tranh) là rất quan trọng. Tuy nhiên giáo dục, thuyết phục tức là vận động vẫn là phương pháp công tác cơ bản của Công đoàn. Muốn thế thì Công đoàn phải liên hệ với quần chúng, đi sâu vào quần chúng như Lênin nói: "Liên hệ với quần chúng là điều quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọi hoạt động Công đoàn thành công. Cán bộ Công đoàn phải sống lâu vào đời sống công nhân, biết tường tận đời sống công nhân, xác định một cách chắc chắn tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩa thật sự của họ" 8 và "Chủ nghĩa quan liêu là một điều hết sức nhục nhã" 9 đối với Công đoàn. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo các luận điểm của Mác và Lênin về Công đoàn vào thực tiễn Việt Nam để xác định đối tượng, xây dựng tổ chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động công đoàn và đào tạo cán bộ công đoàn. Trong cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" xuất bản năm 1925, Người đã chỉ rõ "Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai"10. Một thời gian sau, trong tác phẩm "Đường cách mệnh", xuất bản năm 1927, Người đã nêu tính chất, nhiệm vụ của tổ chức Công hội nay là Công đoàn và nhấn mạnh "Tổ chức công hội trước là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thê'giới"11. (7). Lê Nin toàn tập 38 trang 346 (8). Lê Nin toàn tập 42 trang 421 (9). Lê Nin toàn tập 44 trang 427 (10). Lê Nin toàn tập 51 trang 153 (11). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 - NXB Sự thật 1980 trang 163 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Công đoàn Việt Nam là "Công đoàn phải thực sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tê' và văn hóa của giai cấp công nhân "12. Do đó, Công đoàn phải vận động quần chúng tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối. Về nhiệm vụ của Công đoàn, Người nêu tóm tắt: "Nhiệm vụ của công nhân và Công đoàn hiện nay là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn thế Công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra"13 . Từ nhiệm vụ chung đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho Công đoàn. Đó là: Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng: Công đoàn phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng vì là Đảng của giai cấp công nhân "Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được”14. Do đó, mọi đường lối, chính sách của Đảng phải được công nhân quán triệt và thực hiện, thông qua tổ chức Công đoàn. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng. Về lề lối làm việc của Công đoàn, Người căn dặn các cấp Công đoàn cần đổi mới cách thức làm sao cho mọi hoạt động của Công đoàn đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Người chỉ rõ: "Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra. Cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù. Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn"15. Công đoàn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Hồ Chí Minh căn dặn Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân, người lao động có quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi người trong xí nghiệp trong sản xuất và đời sống. (12). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 100 (13). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 72, 75 (14). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 29 (15). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 150 Người khuyên cán bộ Công đoàn phải cùng công nhân đồng cam cộng khổ, hòa mình với công nhân thành một khối và phải gương mẫu. Cán bộ Công đoàn trước hết phải phấn đấu thành người xã hội chủ nghĩa. Bác nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Công nhân phải thành người xã hội chủ nghĩa"16. Cán bộ công đoàn cần tích cực để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, Người nói: "Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông. Muốn làm tròn nhiệm vụ của mình thì cán bộ công đoàn phải cố gắng học tập vươn lên để không ngừng tiến bộ. Có học tập mới hiểu biết được khoa học, có hiểu biết được khoa học mới tổ chức được phong trào"17. Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ Công đoàn phải đoàn kết. Người nói "Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí. Phải kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí. Phải kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống Công đoàn… "18. Cán bộ công đoàn phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho công nhân trẻ về mọi mặt để trở thành những người có giác ngộ giai cấp, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao. Người nói: "Công nhân trẻ tốt lắm. Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên. Nhưng chúng ta phải tôn trọng họ, tin vào họ, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất, đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng và cách mạng của giai cấp công nhân. Bồi dưỡng văn hóa, khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò làm chủ tập thể... làm cho họ vừa vừa , đó là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" ... Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước đã ban hành các chính sách, luật pháp có liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn; tiêu biểu là Luật lao động, Luật Công đoàn. Trong đó xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị với tư cách là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, đại diện cho công nhân, lao động. Đặc biệt, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức, hoạt động Công đoàn vẫn được Đảng tiếp tục quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả. (16). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 75 (17). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 150 (18). Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 288 Từ những luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công đoàn, Đảng ta và các nhà lãnh đạo Công đoàn Việt Nam đã xác định vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, với tinh thần kế thừa phát triển, sáng tạo và khoa học. 2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội VI của Đảng (tháng 12 - 1986) đã chủ trương đổi mới đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Tiếp tục phát triển đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc tế dân sinh” và “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài” và “Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước”. Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã rút ra bài học kinh nghiệm từ thành công và hạn chế của 15 năm đổi mới, Đảng ta một lần nữa khẳng định “Chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Cũng từ chủ trương này, các thành phần kinh tế ở nước ta được xác định bao gồm: + Kinh tế nhà nước: giữ vai trò quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, vì vậy doanh nghiệp nhà nước phải giữ vững được vị trí then chốt; đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. + Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt để liên kết rộng rãi người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. + Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển. + Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm; được Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; có thể liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. + Kinh tế tư bản nhà nước phát triển đa dạng dưới các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước để mang lại lợi ích thiệt thực cho các bên đầu tư kinh doanh. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện phát triển thuận lợi; hướng phát triển vào lĩnh vực xuất khẩu và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế để thu hút công nghệ hiện đại và tạo thêm nhiều việc làm. Với những định hướng phát triển nền kinh tế nước ta theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc từ nhiệm kỳ VI đến nay, nhiều mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đã được hình thành và phát triển; góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được sau 20 năm đổi mới. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “... các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”, đồng thời cũng xác định: “thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp.