Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khan đan xen. Ngành BCVT & CNTT là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho phát triển; nhưng đó cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơ hội và thách thức tới việc tham gia WTO.
Vai trò của BCVT & CNTT trong hội nhập được thể hiện rõ nét qua quá trình đàm phán kiên trì, gay go và phức tạp để tham gia hội nhập WTO. Nhìn nhận một cách khách quan, việc mở rộng thị trường viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ máy tính phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước. Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn lực còn hạn chế, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất mảng thị trường tiềm năng là không nhỏ. Do vậy chính phủ luôn cân nhắc và có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời, đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và thực tiễn.
Nằm trong số các công ty tham gia vào ngành BCVT, Bưu chính Viettel luôn sáng tạo không ngừng, luôn có những đột phá, tạo nên những cú hích cho sự tăng trưởng vượt bậc, cũng như những thay đổi mang tính cách mạng của thị trường viễn thông, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Bưu chính Viettel vẫn còn là một doanh nghiệp trẻ, song luôn có những quyết định táo bạo đầy đột phá. Công ty sẵn sàng đương đầu và vượt thách thức tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh. Điểm nổi bật trong thành công của Viettel không phải là những con số ấn tượng về phát triển thuê bao, tăng doanh thu. mà phải nói đến tính chiến lược và sáng tạo không ngừng trong các quyết định kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ trong việc táo bạo mở rộng thêm các loại hình kinh doanh và thị trường kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ đó xóa độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng, em đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường hoạt động kinh doanh tại đây. Nhận thấy đây là doanh nghiệp trẻ tham gia vào thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hiện nay, Viettel đã có những thành công và hạn chế nhất định. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp “ với mục đích thấy được những thành công cũng như những phần yếu kém mà công ty đã có được trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp với hy vọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hạn chế của mình và có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu bài viết được chia thành ba phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng
- Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
71 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khan đan xen. Ngành BCVT & CNTT là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho phát triển; nhưng đó cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơ hội và thách thức tới việc tham gia WTO.
Vai trò của BCVT & CNTT trong hội nhập được thể hiện rõ nét qua quá trình đàm phán kiên trì, gay go và phức tạp để tham gia hội nhập WTO. Nhìn nhận một cách khách quan, việc mở rộng thị trường viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ máy tính phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước. Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn lực còn hạn chế, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất mảng thị trường tiềm năng là không nhỏ. Do vậy chính phủ luôn cân nhắc và có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời, đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và thực tiễn.
Nằm trong số các công ty tham gia vào ngành BCVT, Bưu chính Viettel luôn sáng tạo không ngừng, luôn có những đột phá, tạo nên những cú hích cho sự tăng trưởng vượt bậc, cũng như những thay đổi mang tính cách mạng của thị trường viễn thông, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Bưu chính Viettel vẫn còn là một doanh nghiệp trẻ, song luôn có những quyết định táo bạo đầy đột phá. Công ty sẵn sàng đương đầu và vượt thách thức tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh. Điểm nổi bật trong thành công của Viettel không phải là những con số ấn tượng về phát triển thuê bao, tăng doanh thu... mà phải nói đến tính chiến lược và sáng tạo không ngừng trong các quyết định kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ trong việc táo bạo mở rộng thêm các loại hình kinh doanh và thị trường kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ đó xóa độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng, em đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường hoạt động kinh doanh tại đây. Nhận thấy đây là doanh nghiệp trẻ tham gia vào thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hiện nay, Viettel đã có những thành công và hạn chế nhất định. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp “ với mục đích thấy được những thành công cũng như những phần yếu kém mà công ty đã có được trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp với hy vọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hạn chế của mình và có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu bài viết được chia thành ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Do trình độ lý luận và thực tế của em còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và ban lãnh đạo Công ty Bưu chính Viettel, đặc biệt là Cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lụa để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
CPN: Chuyển phát nhanh
PHB: Phát hành báo
VT: Viễn thông
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
TSCĐ: Tài sản cố định
BCVT: bưu chính viễn thông
CNTT: Công nghệ thông tin
đ: đồng
ng: người
ĐH: Đại học
CĐ- TC: Cao đẳng- trung cấp.
LĐ: Lao động
CP: chi phí
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Khái niệm, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp là một hạt nhân kinh tế, là một hệ thống sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn phục vụ sản xuất tức là: sáng tạo của cải vật chất và dịch vụ
+ Giai đoạn hoạt động tiêu thụ tức là: phân phối các hàng hóa dịch vụ cho các thành phần có nhu cầu trong xã hội
Để đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh người ta đưa ra các khái niệm sau:
Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Khái niệm về phân tích:
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai gần cần phải đạt được
Khái niệm hiệu quả:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng và năng lực quản lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất.
Theo quan điểm mục đích cuối cùng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Hiệu số này phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.
Theo quan điểm riêng lẻ từng yếu tố thì hiệu quả thể hiện khả năng, trình độ sử dụng của các yếu tố đó.
Vậy phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là: quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng, hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Vị trí, chức năng
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối trọng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp. Vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay ... với doanh nghiệp nữa hay không?
Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có nhiệm vụ sau:
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức... đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên cơ sở một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài quá trình đánh giá trên, phân tích cần xem xét, đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước ban hành và luật kinh doanh Quốc tế.
Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở là cơ sở định hướng nghiên cứu sâu sắc hơn các bước sau, nhằm là rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Sự biển động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nên nguyên nhân gây nên biến động của nhân tố đó.
Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai, để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án kinh doanh có còn thích hợp hay không? Nếu không phù hợp phải điều chỉnh cho kịp thời.
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét, dự báo,dự toán có thể đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thông thường để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (gọi là H), ta so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được của đầu ra thì:
Hiệu quả tuyệt đối:H=K-C
Hiệu quả tương đối: H= K/C
Trong đó K: là kết quả đầu ra
C: là chi phí đầu vào
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả tương đối phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một vốn bỏ ra thu được kết quả cao hơn, tức là xuất hiện giá trị gia tăng ( điều kiện: H>1 )
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì H>1, H càng lớn hơn thì càng chứng tỏ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả.
Như vậy hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của quá trình kinh doanh. Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nhà kinh doanh cần biết với số vốn nhất định bỏ ra xem việc gì đem lại số lãi bằng tiền lớn nhất trong thời gian ngắn nhất thì việc đó xem là hiệu quả kinh doanh cao. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân tích kỹ yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
* Phân tích kết quả đầu ra –K:
Để phân tích kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh, ta thường phân tích các chỉ tiêu chính như sau: Tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận,...
Việc phân tích kết quả đầu ra có nhiệm vụ sau: Giúp cho doanh nghiệp thu thập được các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán và các phòng ban nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp.
+ Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu, tìm ra các nguyên nhân sinh ra các biến động các chỉ tiêu kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh.
+ Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất - kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý doanh nghiệp.
* Phân tích các yếu tố đầu vào –C
Thường phân tích các chỉ tiêu chính như: lao động, vốn, chi phí,...
Nhiệm vụ của việc phân tích các yếu tố đầu vào:
+ Thu thập được các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh từ các bộ phận liên quan.
+ Phân tích biến động của các yếu tố đầu vào, so sánh với các năm trước, với cùng kì của năm trước, tìm ra mối liên hệ trong quan hệ ấy với các chỉ tiêu của kết quả đầu ra theo thời gian và theo kế hoạch được giao. Xác định các nguyên nhân tích cực và tiêu cực đến các chỉ tiêu yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh. Đây cũng là quá trình sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị về việc sử dụng các yếu tố đầu vào và các dự báo trong tương lai đối với doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp phân tích
Có rất nhiều phương pháp được dùng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh. Song các phương pháp cơ bản hay được sử dụng là:
Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Người ta có thể dùng các kỹ thuật so sánh như:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ thực tế với kỳ gốc của các chỉ tiêu, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tùy theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể, có thể lựa chọn chỉ tiêu phân tích thích hợp
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chỉ tiêu kinh tế:
+ Nhóm chỉ tiêu sinh lợi như: Suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn, suất sinh lời của lao động.
- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã bỏ ra tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
- Suất sinh lời của lao động:
Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp:
x100%
Tỷ số này cho biết: trong tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được, lợi nhuận gộp sẽ chiếm bao nhiêu %.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế:
x100%
Tỷ số này cho biết: Lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Tỷ số này cho biết: kết quả kinh doanh thu được so với TSCĐ của doanh nghiệp sẽ có giá trị sử dụng là bao nhiêu
+ Các chỉ tiêu năng suất lao động
- Năng suất lao động theo doanh thu:
Chỉ tiêu này cho biết: doanh thu bình quân do 1 lao động làm ra.
- Năng suất lao động theo chi phí:
Chỉ tiêu này cho biết: chi phí bình quân cho 1 lao động là bao nhiêu
- Năng suất của tài sản theo doanh thu:
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
Giới thiệu khái quát chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng- Tập đoàn viễn thông quân đội.
Tên thường gọi: Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng
Trụ sở: Số 3G Lý Tự Trọng- Minh Khai- Hồng Bàng- Hải Phòng
ĐT: 0316.260.237
Giám đốc: Nguyễn Quốc Chiến
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bưu chinh Viettel - Tập đoàn Viễn thông quân đội ( Viettel ) là công ty chuyên kinh doanh vè dịch vụ viễn thông, có mạng lưới rộng khắp 64/64 tỉnh, thành phố trên cả nước và không ngừng vươn rộng ra các thị trường mới.Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Bưu chính Viettel được coi là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát lớn thứ 2 của Việt Nam.
Từ một trung tâm chịu trách nhiệm phát hành báo chí cho các đơn vị Quân đội ,đến nay Bưu chính Viettel đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa dịch vụ với mức tăng doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng.
Ngày 01/7/1997, Công ty viễn thông quân đội ( nay là Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel ) đã quyết định thành lập bộ phận phát hành báo chí, là tiền thân của Bưu chính hiện nay.Vào thời điểm đó, Bưu chính Viettel mới chỉ cung cấp dịch vụ phát hành báo tại các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc Phòng, nhân sự chỉ có 5 người, doanh thu và lợi nhuận rất ít.Không lâu sau đó, từ năm 1998 đến năm 2000, Bưu chính Viettel đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, từng bước mở rộng mạng lưới ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong đó có Hải Phòng, mở thêm dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.
Tới nay sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng phát triển nhanh chóng kinh doanh trong 3 lĩnh vực: chuyển phát nhanh, phát hành báo chí và làm đại lý dịch vụ viễn thông của Tập đoàn viễn thông Viettel. Đội ngũ cán bộ chỉ có 5 người, nay đã tăng lên trên 100 người.
Hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty luôn cân bằng thu chi, có lãi và đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2007 Bưu chinh Viettel đạt doanh thu hơn 9,1 tỷ đồng và tăng 15% so với năm 2000. Thu nhập của người lao động từ đó mà cũng tăng lên đáng kể.Nếu như năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1,7 triệu đồng/ người, thì đến năm 2008 thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/ người, tức là tăng lên 100%. Bưu chính Viettel đã vươn lên trở thàn doanh nghiệp đứng thứ 2 ( chỉ sau dịch vụ EMS của Tập đoàn VNPT ) về thị phần chuyển phát nhanh trong nước.
Năm 2008 Bưu chính Viettel coi dịch vụ chuyển phát nhanh là mũi nhọn.Đồng thời sẽ bước vào cổ phần hóa công ty này, sau đó tìm kiếm đối tác để liên doanh và ký kết các hợp đồng cung cấp các dịch vụ bưu chính chiều về. Bên cạnh đó sẽ nghiên cứu để mở các trung tâm khai thác bưu chính ở nước ngoài, trước mắt mở tại Singapo và Thái Lan. Bưu chính Viettel còn có kế hoạch tiến tới cung cấp dịch vụ bưu chính trên thị trường Campuchia cùng với các doanh nghiệp khác thuộc Viettel đang cung cấp các dịch vụ Viettel tại thị trường này.Đến năm 2009, Bưu chính đã hoàn thành xong việc cổ phần hóa công ty.
Năm 2008, Bưu chính Viettel đạt kế hoạch tăng trưởng ngoạn mục, cùng với nhiều đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ việc khoán doanh thu, khoán sản phẩm, khoán lương để kích thích người lao động, tiến tới xây dựng chính sách giá rẻ, giảm 10-15% tại các thị trường chiến lược. Chỉ tiêu toàn trình, các cam kết về chỉ tiêu thời gian và đảm bảo an toàn bưu phẩm, bưu kiện cũng được kiện toàn lại để nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các khu vực đông dân cư như trường đại học, bệnh viện để kinh doanh thiết bị đâu cuối viễn thông và các dịch vụ bưu chính. Các kiốt này đạt doanh thu rất tốt, mô hình này tiếp tục được nhân rộng.
Trong quan điểm phát triển của công ty, lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy công ty đã đưa ra những chiêu kinh doanh vừa độc đáo, vừa phù hợp với khách hàng như: chọn số điện thoại, mở các gói dịch vụ, khuyến mại cho các thuê bao cũ song song với các thuê bao mới, phát triển thêm các đầu số…, tăng tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Bưu chính Viettel luôn chu trọng tới việc đầu tư xây dựng mạng lưới, tích cực đầu tư phương tiện vận chuyển và tổ chức lại mạng lưới kinh doanh có hiệu quả hơn với phong cách làm việc “ Chuyên nghiệp – nhanh – hiệu quả “, đưa Viettel ngày càng gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Bưu chính Viettel là công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông, có mặt trên cả nước với quy mô ngày càng mở rộng và chất lượng cung cấp dịch vụ ngày càng cao.Các loại hình kinh doanh dịch vụ bưu chính chủ yếu:
Chuyển phát nhanh
Dịch vụ phát hành báo chí
Dịch vụ viễn thông 097, 098, 0167, 0168, 0169
Chuyển bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế
Trong thời gian tới Bưu chính Viettel không ngừng mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ mới như:
In ấn
Kho vận
Thương mại điện tử
Tài chính bưu điện
Đặc điểm tổ chức bộ máy công ty
Mô hình tổ chức của bộ máy công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, có đặc trưng cơ bản là duy trì hệ thống quản lý giữa giám đốc với phó giám đốc, đồng thời kết hợp được với các phòng ban chức năng hình thành nên bộ máy hoạt động được chuyên môn hóa,có sự thống nhất, đồng bộ.
Công ty Bưu chính Viettel là một thành viên của Tập đoàn viễn thông Quân đội, chịu sự quản lý của Tập đoàn. Do đó giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh lên ban lãnh đạo cấp cao hơn.
Các phó giám đốc có nhiệm vụ giám sát những công việc dưới sự quản lý của mình, báo cáo kịp thời lên giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động của công ty. Do đặc thù của công ty là công ty thuộc khối quân sự nên có Phó giám đốc chính trị sẽ là người chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự trong công ty, quá trình giáo dục các điều lệ về Đảng, chính trị theo đúng như quy định trong khối ngành Quân sự.
Bảng 01: Mô hình tổ chức quản lý công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Nằm trong Tập đoàn viễn thông Quân đội ( Viettel ), có các công ty chịu trách nhiệm công việc riêng. Do đó Công ty không có phòng kỹ thuật, vì mọi sự cố xảy ra do đường truyền sẽ do công ty truyền dẫn chịu trách nhiệm xử lý.
a) Phòng kế hoạch
Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương trình dự án phát triển theo kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạ